Tháng 10 năm 2018.
"Bao giờ cho đến tháng Mười". Bây giờ thì là đúng tháng Mười.
"Bao giờ cho đến tháng Mười". Bây giờ thì là đúng tháng Mười.
Cụ "Đỗ" ra đi vào tháng "Mười", đúng ngày 1 tháng 10. Trùng ngẫu nhiên vào Quốc khánh Trung Hoa (xem lại ở đây).
"Tháng 10" có ý nghĩa nhiều mặt, như thật mà lại cứ như không, như ngẫu nhiên mà lại như sắp đặt sẵn. Bởi nếu là "tháng 5" của năm "2015", tức 3 năm trước, thì còn chưa có ý tưởng rõ ràng (xem lại ở đây).
"Tháng 10" có ý nghĩa nhiều mặt, như thật mà lại cứ như không, như ngẫu nhiên mà lại như sắp đặt sẵn. Bởi nếu là "tháng 5" của năm "2015", tức 3 năm trước, thì còn chưa có ý tưởng rõ ràng (xem lại ở đây).
Lại nhớ đến ngày xưa, hai cụ Đỗ Mười và Lê Đức Anh cùng ra đối ứng cụ Giang Trạch Dân. Bên ta phải đủ 2 cụ, thì mới tương xứng 1 cụ bên kia. Vì bên kia đã nhất thể hóa "2 trong 1".
"2 trong 1" từ hồi đó. Đã trải qua các triều đại Giang, Hồ, Tập. Ông Giang là Tổng Bí thư từ năm 1989 đến năm 2002, và là Chủ tịch nước từ năm 1993 đến 2003.
Rồi thì Đại Việt. Cho đến thời điểm hiện tại, về cơ bản vẫn là học tập và làm theo.
Xem lại ảnh cũ.
Các tin sẽ đưa cập nhật vào phần bổ sung.
---
Ảnh cũ
---
(GDVN) - Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Thị An: “Bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước”.
Tại kỳ họp Trung ương 8 khóa XII, 100% ủy viên Trung ương đã thống nhất giới thiệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Đây là thông tin mang đến niềm vui lớn cho đông đảo nhân dân cả nước, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả ở thời điểm hiện tại và trong xu thế phát triển thời gian tới.
Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa 13) nêu quan điểm: “100% ủy viên Trung ương nhất trí giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước thực sự là đúng với ý Đảng lòng dân, hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại và xu thế phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Qua đây thì chúng ta cũng thấy rằng đây là một việc rất lớn, quan trọng của đất nước nhưng đều được thống nhất cao, chứng tỏ các đồng chí đã dành nhiều thời gian tâm sức để nghiên cứu và trao đổi kỹ trước khi bỏ phiếu”.
Phó Giáo sư Bùi Thị An bày tỏ, mặc dù Quốc hội chưa chính thức bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước, nhưng suốt những ngày qua niềm vui đã lan truyền tới cử tri cả nước ở khắp các tỉnh, thành.
“Không riêng gì tôi mà cử tri cả nước, đặc biệt là các đồng chí cán bộ lão thành đã trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước đều đánh giá rất cao vai trò, sự nỗ lực của đồng chí Nguyễn Phú Trọng ở vị trí Tổng Bí thư.
Trên cương vị này, đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo, đưa ra nhiều quyết sách quan trọng chấn chỉnh lại tư tưởng đạo đức cán bộ, từng bước xử lý dứt điểm sai phạm của cán bộ đảng viên, từ đó tiếp tục giữ vững niềm tin của nhân dân”, bà An chia sẻ.
Theo Phó Giáo sư Bùi Thị An, bà cũng như cử tri cả nước đều mong chờ sau khi Quốc hội bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách làm Chủ tịch nước, những vấn đề còn tồn tại trong công tác cán bộ và phòng chống tham nhũng sẽ tiếp tục được giải quyết rốt ráo, có thêm nhiều thành tựu quan trọng.
Bà An phân tích: “Bác Hồ đã dạy ‘Cán bộ là cái gốc của mọi công việc’. Chọn cán bộ phải có tâm, có tầm, đúng với sở trường ở từng vị trí. Bên cạnh đó, khi sử dụng cán bộ phải có giám sát. Chúng ta đều thấy trong thời gian gần đây Trung ương Đảng kiên quyết xử lý cán bộ không có vùng cấm, rất nhiều cán bộ còn đương chức từ Ủy viên Bộ Chính trị cho tới Bí thư tỉnh ủy đều bị xử lý. Có cả những đồng chí là lãnh đạo cấp sở ngành ở địa phương bị khai trừ Đảng, cho dù đấy là con lãnh đạo tỉnh.
Những hành động kiên quyết như vậy cho thấy Đảng thực sự quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, đưa đất nước đi lên trong tình hình mới. Nhưng muốn đổi mới, muốn lãnh đạo được quần chúng thì chính trong nội bộ Đảng phải thật sự giải quyết được các vấn đề tồn tại, không bao che dung túng cho cái sai, mà phải kiên quyết sửa đổi, kiên quyết xử lý những sai phạm.
Thực tế thời gian qua không phải một, hai mà có nhiều cán bộ vướng phải thông tin không rõ ràng về quy trình bổ nhiệm, rồi vấn đề bằng cấp cũng còn tồn tại… đó là những vấn đề cần phải được giải quyết có tính hệ thống, những vụ việc nào dư luận xã hội đã lên tiếng càng cần nhanh chóng xử lý rốt ráo.
Vấn đề thứ hai là chống tham nhũng, cho dù chưa thật sự đáp ứng được mong mỏi của nhân dân, nhưng với chỉ đạo rất rõ ràng của Tổng Bí thư là chống tham nhũng không có vùng cấm thì đã có rất nhiều vụ việc sai phạm ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp có vốn nhà nước… đều bị đưa ra ánh sáng, mà chúng ta vẫn gọi đó là các đại án.
Đây là những điểm rất mới trong công tác xử lý sai phạm của cán bộ, những vấn đề mà trước kia dường như mới chỉ làm được phần ngọn. Thậm chí trước đây có tình trạng cứ nghỉ hưu là coi như hạ cánh an toàn, nhưng nay thì có những đồng chí đã nghỉ hưu nhiều năm nay phát hiện ra cũng phải chịu kỷ luật – bị khai trừ đảng, thậm chí đối diện với khả năng chịu trách nhiệm hình sự về những sai phạm xảy ra trong phạm vi đồng chí ấy quản lý”.
Tại cuộc họp báo thông tin về kết quả Hội nghị Trung ương 8 chiều 6/10, ông Lê Quang Vĩnh – Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, 100% ủy viên Trung ương tham dự hội nghị thống nhất giới thiệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Ông Lê Quang Vĩnh cho biết, trong lịch sử, Bác Hồ đã có hàng chục năm là Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch nước nên chúng ta cũng đã có kinh nghiệm, truyền thống, do vậy vấn đề này không có gì đáng ngại.
Bên cạnh đó, 4 văn phòng gồm Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội đều có quy chế phối hợp rất chặt chẽ để đảm bảo công việc của các đồng chí lãnh đạo.
Bên cạnh đó, 4 văn phòng gồm Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội đều có quy chế phối hợp rất chặt chẽ để đảm bảo công việc của các đồng chí lãnh đạo.
Việc đồng chí Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ thuận lợi hơn trong việc tổ chức công việc của Đảng và Nhà nước. Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước cũng là việc tự nhiên, hợp ý Đảng lòng dân.
Ngọc Quang
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post191589.gd
Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018
Cuối cùng cũng chả biết mô tê mà lần
Trích một đoạn trên báo Thanh Niên điện tử ngày 7.10: "Trao đổi với cử tri về vấn đề này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn sự ủng hộ của cử tri, song cũng nói rằng, đây là việc liên quan tới cá nhân nên không tiện nói. Tuy nhiên, ông cho biết, trước đây, thời Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Đảng, nhưng sau đó thì bị cách ra.
“Còn việc T.Ư thống nhất giới thiệu Tổng bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước thì không phải vì nhất thể hóa mà đây là tình huống. Vừa rồi không may đồng chí Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch nước mất đi đột ngột, mặc dù việc mắc bệnh hiểm nghèo đã được biết hàng năm trước nhưng đồng chí không qua khỏi. Bây giờ khuyết chức danh này thì phải có người làm ngay”, Tổng bí thư cho biết.
“Bộ Chính trị, T.Ư chuẩn bị nhiều phương án. Qua quá trình thảo luận dân chủ, trách nhiệm thì T.Ư thống nhất cao giới thiệu Tổng bí thư làm Chủ tịch nước. Không biết ra Quốc hội bầu có được không nhưng đây là ý kiến thống nhất của T.Ư”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, Tổng bí thư lưu ý, việc Tổng bí thư được giới thiệu làm Chủ tịch nước thì không nói kiêm vì đây là 2 cơ chế, 2 cơ quan khác nhau. Bên cạnh đó, cũng không nên nói đây là việc “nhất thể hóa” vì không phải nhất thể hóa mà chỉ là việc “bầu ông này làm 2 việc”. (hết trích)
Nhời bàn:
1. Cụ tổng nhắc chuyện hồi xưa cụ Hồ vừa là chủ tịch đảng, vừa là chủ tịch nước, để nói rằng kiêm chức là chuyện bình thường. Nhưng xin nhớ rằng chủ tịch đảng của cụ Hồ chỉ mang tính tượng trưng, một thứ chức vụ biểu tượng thôi, chứ quyền lực trong đảng hồi ấy vẫn là tổng bí thư (sau không gọi là tổng bí thư mà là bí thư thứ nhất). Mà xin nói thật, ngay cả chức chủ tịch nước của cụ cũng chỉ như một dạng Vietnam Idol, chả quyền hành gì.
2. Ông Quang dù mất đột ngột nhưng đã trọng bệnh trước đó cả năm, đã biết là rất dễ chết, thế nhưng cả bộ máy không hề có sự chuẩn bị trước, để rồi cuống quít cả lên, phải nói là cái tập thể lãnh đạo xứ này rất kém, chỉ "giỏi" nước đến chân mới nhảy.
3. Ông Trọng bảo "bây giờ khuyết chức danh này thì phải có người làm ngay", thế nên theo tôi, bà Ngọc Thịnh, nếu còn chút sĩ diện thì nên từ chức ngay. mà dẹp chức phó chủ tịch nước đi được rồi.
4. Cụ nói "không biết quốc hội bầu có được không nhưng đây là ý kiến trung ương", cụ nói câu này là giả dối, không thật lòng bởi cụ thừa biết chả quốc hội nào dám phản đối. Nói với cử tri mà còn giả dối thì chán lắm.
Nguyễn Thông
6.
TBT Nguyễn Phú Trọng nói về việc được giới thiệu ứng cử Chủ tịch nước: "Không phải vì nhất thể hóa, đây là tình huống"
Hoàng Đan |
"Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là hai cơ chế, hai cơ quan khác nhau, kiêm vai nào chính, vai nào phụ thì không chuẩn. Cũng không nên nói nhất thể hoá, có phải nhất thể hoá đâu" - Tổng Bí thư phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.
Sáng 8/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 1 - Hà Nội đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, nhiều cử tri bày tỏ sự đồng tình về việc vừa qua, BCH Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Cử tri Lê Đức Hạnh (phường Kim Mã, Ba Đình), bày tỏ sự tin tưởng trước sự lựa chọn sáng suốt của BCH Trung ương Đảng khi giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
"BCH Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư là người có đủ đức, tài và đúng người, đúng việc, xứng đáng vào vị trí cực kỳ quan trọng, xứng tầm Quốc gia, quốc tế. Nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ và kính mong Tổng Bí thư tiếp nhận trọng trách cao cả này để phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng, Nhân dân được lâu hơn, nhiều hơn", ông Hạnh nêu ý kiến.
Cử tri Ngô Văn Thành (phường Điện Biên, quận Ba Đình) cho hay, qua theo dõi Hội nghị Trung ương 8 vừa qua, dư luận rất đồng tình với việc BCH Trung ương thống nhất 100% giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Ông nói, cá nhân mình nhất trí cao với đề xuất, giới thiệu của Hội nghị Trung ương 8.
Cử tri quận Ba Đình Trần Văn Ngọc, nói ông nhất trí với việc Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước. "Đây là lòng dân, ý Đảng nên mong Quốc hội đồng thuận" - cử tri Ngọc nhấn mạnh.
Nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng, việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước không phải giờ mà cách đây 20 năm Đảng ta đã đặt ra.
Nhưng đến nay, với điều kiện khách quan, đòi hỏi thực tiễn, việc này phù hợp với quá trình cải cách thể chế, có lợi cho Đảng, cho đất nước, cho quá trình đối ngoại và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo ông Chung, trong quá trình thảo luận, chỉ có một vấn đề các Uỷ viên Trung ương tâm tư là với việc đồng thời làm Chủ tịch nước, cá nhân Tổng Bí thư sẽ gánh vác trọng trách nặng nề, vất vả hơn.
"Nhưng chúng tôi tin với sự tín nhiệm cao, với sức khỏe, trí tuệ của Tổng Bí thư thì Quốc hội sẽ đồng thuận, bởi đây là vấn đề được thống nhất cao trong Đảng và thuận lòng dân", ông nhấn mạnh.
"Không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống"
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, ý kiến các cử tri rất sắc sảo, cụ thể, ngắn gọn, đúng vấn đề chương trình kỳ họp 6 Quốc hội khóa 14 và ông xin tiếp thu tất cả.
Về vấn đề đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, theo Tổng Bí thư, tiếp xúc cử tri kỳ nào cũng nhận được sự quan tâm.
"Một mặt các bác biểu dương vừa qua có nhiều cố gắng, đạt kết quả tích cực, cụ thể, được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với công cuộc phòng chống tham nhũng, với lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng cũng nêu vẫn còn có hạn chế, khuyết điểm, mong muốn, đề xuất", Tổng Bí thư nói.
Đối với Luật PCTN, Tổng Bí thư cho biết, Quốc hội đã thảo luận lần thứ 3 và trình ra Quốc hội xem xét, thông qua. Cơ bản vấn đề nêu trong dự án Luật đã được thảo luận nhiều và thống nhất. Có 2 vấn đề là kê khai tài sản, kiểm soát và xử lý tài sản.
Về kê khai tài sản, công khai, kiểm soát tài sản, theo Tổng Bí thư đây là vấn đề khó thật, vì "thiên biến vạn hoá, nhiều biến tướng, kê khai thế nào rất khó kiểm soát".
Ngoài ra, việc này còn liên qua đến Luật khác về quyền cá nhân, quyền công dân về bí mật tài sản…
Về ý kiến các vụ án tham nhũng có xử lý chậm không? Theo người đứng đầu của Đảng, vừa qua đã khắc phục rất nhiều, cụ thể, trước kia có vụ án bao nhiêu năm còn để "chìm xuồng", nhưng 5 năm nay, đưa vụ nào ra làm đến nơi đến chốn, công khai hết.
"Nhưng các bác thông cảm, quy trình xem xét rất phức tạp qua các khâu, các bước đưa ra phải có chứng cứ, có sức thuyết phục. Vừa qua nhiều vụ vượt yêu cầu về thời gian như vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh - xử sớm hơn", Tổng Bí thư nói
Ông nêu, kiểm tra đến mức khởi tố thì công an vào điều tra, điều tra theo Luật hình sự. Đối chiếu điều nào thì mức án đến đâu, điều tra đến truy tố mới đưa ra xét xử được, có trường hợp bắt tạm giam trước, cấm trốn đi nước ngoài, cấm được huỷ hoại, phân tán tài sản…
Việc xử cũng không phải một lần là xong, có khi xử vài năm, vì có tội này liên quan ông này, tội khác liên quan ông khác.
"Nói vậy để thấy quy tình rất phức tạp, nhưng vừa qua về cơ bản là tốt, đúng yêu cầu. Các bác bảo chưa nghiêm nhưng phải căn cứ vào quy định, đến mức nào thì xử hành chính, mức nào hình sự…
Phải cho mọi người tâm phục khẩu phục, rất nghiêm khắc nhưng rất nhân văn, ta xử không phải cốt thật nặng mới là nghiêm, mà để răn đe, ngăn ngừa, không xảy ra mới là tốt. Chống cũng để xây, mục đích của ta nhằm xây cho tốt để đỡ phải chống", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Người đứng đầu Đảng nêu rõ, Hội nghị Trung ương vừa qua đã xử lý 2 ông Trần Văn Minh và Nguyễn Bắc Son. Với ông Minh hiện đang điều tra về hình sự.
Với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, theo Tổng Bí thư, ông này có mười mấy năm đi bộ đội chiến đấu ở mặt trận phía Bắc phía Nam nên cũng phải xem xét nhiều mặt.
"Vừa rồi cách chức Uỷ viên Trung ương các bác bảo nhẹ, nhưng đây mới kỷ luật về Đảng, còn kỷ luật hành chính phải tương xứng với kỷ luật Đảng, rồi đến mức hình sự cũng phải đưa ra hình sự xem.
Như vụ Đinh La Thăng kỷ luật cho về làm Phó ban Kinh tế, các bác bảo nhẹ, nhưng khi đó mới là kỷ luật hành chính, rồi cũng xử lý hình sự, giờ 30 năm tù là nặng hay nhẹ?", Tổng Bí thư đặt vấn đề.
Nói tới việc Tổng Bí thư được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: "Liên quan cá nhân tôi thì nói cũng khó nói, nhưng trước đã có thời Bác Hồ vừa là Chủ tịch nước vừa là Chủ tịch Đảng.
Đến bây giờ, không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống. Không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi rất đột ngột, dù bệnh hiểm nghèo, chữa hàng năm nay nhưng không khỏi, giờ khuyết chức danh này phải có người làm ngay", Tổng Bí thư chia sẻ.
Ông thông tin thêm, Bộ Chính trị, Trung ương thảo luận nhiều phương án, qua quá trình thảo luận rất dân chủ, rất trách nhiệm, Trung ương thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Đây mới là ý kiến Trung ương, còn chờ Quốc hội bầu hay không.
"Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là hai cơ chế, hai cơ quan khác nhau, kiêm vai nào chính, vai nào phụ thì không chuẩn. Cũng không nên nói nhất thể hoá, có phải nhất thể hoá đâu", Tổng Bí thư lưu ý.
Ông gửi lời trân trọng cảm ơn các cử tri. "Cá nhân tôi xin trân trọng cảm ơn và sẽ tùy thuộc vào kết quả Quốc hội bầu, lúc bấy giờ có gì sẽ hứa sau".
http://soha.vn/chu-tich-ha-noi-van-de-tong-bi-thu-giu-chuc-chu-tich-nuoc-duoc-dat-ra-cach-day-20-nam-2018100811014157.htm
5.
Tổng bí thư làm Chủ tịch nước: Không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống
08/10/2018 12:01 GMT+7
- Tổng bí thư khẳng định, việc TƯ giới thiệu Tổng bí thư để QH bầu làm Chủ tịch nước không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống.
Sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, Hà Nội.
Sự lựa chọn sáng suốt của BCH TƯ
“Tôi và cử tri cả nước rất phấn khởi trước thành công của hội nghị TƯ 8. Đây là hội nghị lịch sử thể hiện sự tin tưởng của toàn Đảng, toàn dân trước sự lựa chọn sáng suốt của BCH TƯ khi tiến cử Tổng bí thư để QH bầu làm Chủ tịch nước. BCH TƯ đã giới thiệu Tổng bí thư là người có đủ đức tài, xứng đáng vào vị trí cực kỳ quan trọng, xứng tầm quốc gia và quốc tế”, cử tri Lê Đức Hạnh, phường Kim Mã, Ba Đình nói.
Theo ông, nhân dân tuyệt đối tin tưởng, đồng tình ủng hộ và kính mong Tổng bí thư tiếp nhận trọng trách cao cả này để phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng và nhân dân được lâu hơn, nhiều hơn.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình. Ảnh: Bình Minh |
Cử tri Ngô Văn Thành, phường Điện Biên cho biết, dư luận rất đồng tình với việc BCH TƯ giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để QH bầu Chủ tịch nước.
Ông cũng tâm đắc với dự thảo về Quy định nêu gương. Từ quy định này, nhân dân tham gia giám sát nhằm xây dựng Đảng, chính quyền thật sự trong sạch.
Với tư cách một uỷ viên TƯ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ về việc 100% uỷ viên TƯ nhất trí giới thiệu Tổng bí thư để QH bầu Chủ tịch nước.
Theo ông Chung, việc Tổng bí thư của một đảng ra ứng cử chức danh Chủ tịch nước không phải giờ mới đặt ra mà đã có từ lâu.
Đến nay, với điều kiện khách quan, từ thực tiễn đòi hỏi, việc này phù hợp với cải cách thể chế, có lợi cho Đảng, đất nước, cho quá trình đối ngoại và vị thế của chúng ta trên trường quốc tế.
"Trong quá trình thảo luận, chỉ có một điều các uỷ viên TƯ tâm tư là với việc này, cá nhân Tổng bí thư sẽ gánh vác trọng trách nặng nề hơn. Nhưng chúng tôi tin với sự tín nhiệm cao, với trí tuệ của Tổng bí thư thì QH sẽ đồng thuận, bởi đây là việc thống nhất cao trong Đảng và thuận lòng dân”, Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh.
Khuyết chức danh Chủ tịch nước thì phải có người làm ngay
Tổng bí thư cảm ơn các cử tri đồng tình việc TƯ giới thiệu Tổng bí thư để QH bầu làm Chủ tịch nước.
"Liên quan cá nhân tôi thì nói cũng khó nói, nhưng trước đã có thời Bác Hồ vừa là Chủ tịch nước vừa là Chủ tịch Đảng. Đến bây giờ, không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống, không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi rất đột ngột, dù bệnh hiểm nghèo, chữa hàng năm nay nhưng không khỏi, giờ khuyết chức danh này thì phải có người làm ngay", Tổng bí thư chia sẻ.
Ông cũng thông tin thêm, Bộ Chính trị, TƯ thảo luận nhiều phương án nhưng qua quá trình thảo luận rất dân chủ, rất trách nhiệm, TƯ đã thống nhất cao giới thiệu Tổng bí thư để QH bầu Chủ tịch nước. Đây mới là ý kiến TƯ còn chờ QH bầu hay không.
"Chúng ta không nên nói Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là 2 cơ chế, 2 cơ quan khác nhau, kiêm vai nào chính, vai nào phụ thì không chuẩn. Cũng không nên nói nhất thể hoá, có phải nhất thể hoá đâu", Tổng bí thư lưu ý.
Ông trân trọng cảm ơn các cử tri và "tuỳ thuộc vào kết quả QH bầu rồi lúc ấy hứa hẹn sau".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng giải thích lý do BCH TƯ phải ban hành Quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ viên Ban Bí thư, uỷ viên BCH TƯ.
Theo Tổng bí thư, nêu gương thì tất cả cán bộ, đảng viên đều phải làm nhưng trước hết, các lãnh đạo cao nhất phải có trách nhiệm, chứ không phải vì vừa qua có một số lãnh đạo cấp cao hư hỏng nên phải có quy định.
Việc TƯ ban hành quy định lần này chứ không phải chỉ là Bộ Chính trị cho thấy vị trí của việc nêu gương lớn hơn nhiều, thẩm quyền cao hơn nhiều, tính chất cũng quan trọng hơn nhiều.
Tổng bí thư nhấn mạnh, quy định phải rất chặt chẽ là tất cả cán bộ, nhưng trước hết cán bộ cấp cao phải nêu gương.
Ông cũng lưu ý, không phải tất cả TƯ hay Bộ Chính trị hư hỏng hết, nếu hiểu như vậy thì rất nguy hiểm vì sẽ mất lòng tin. Vì vậy, TƯ cân nhắc từng câu chữ, nhấn mạnh vào trách nhiệm của các lãnh đạo cấp cao phải gương mẫu làm trước.
"Rất mừng là khi thảo luận TƯ thống nhất cao, có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta quy định nói thẳng trách nhiệm của các uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ viên Ban bí thư, uỷ viên TƯ gương mẫu", Tổng bí thư nói.
Bốn lý do để Tổng bí thư làm Chủ tịch nước
Việc thực hiện Tổng bí thư làm Chủ tịch nước vào thời điểm này sẽ tạo cơ hội, tạo tiền đề cho hiện tại và cả tương lai.
Tổng bí thư làm Chủ tịch nước: Không đặt vấn đề sáp nhập 2 Văn phòng
Vấn đề sáp nhập 2 Văn phòng không nên được đặt ra, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng TƯ Đảng vẫn riêng biệt.
Chủ động từ chức khi không còn uy tín: Muộn còn hơn không
Khi một cán bộ cao cấp của Đảng chủ động từ chức vì thấy mình không còn xứng đáng, đó là cách thể hiện có tính nêu gương nhất của cán bộ chủ chốt.
Trung ương giới thiệu Tổng bí thư để bầu làm Chủ tịch nước
Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.
‘Giới thiệu Tổng bí thư để bầu làm Chủ tịch nước là phương án tốt nhất’
Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người hội đủ điều kiện, uy tín để đảm nhận hai nhiệm vụ quan trọng cùng lúc.
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-lam-chu-tich-nuoc-khong-phai-vi-nhat-the-hoa-day-la-tinh-huong-481920.html
4.
Các khóa sau, Trung ương có giới thiệu Tổng bí thư làm Chủ tịch nước?
06/10/2018 20:06 GMT+7
- Tại họp báo thông tin kết quả hội nghị TƯ 8 chiều nay, báo chí đặt câu hỏi về việc các nhiệm kỳ sau, TƯ có tiếp tục giới thiệu Tổng bí thư làm Chủ tịch nước hay không.
Phó chánh Văn phòng TƯ Đảng Lê Quang Vĩnh cho rằng cần nhìn rộng ra thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền các nước luôn là người đứng đầu chính phủ hoặc là nguyên thủ quốc gia hoặc giữ cả hai chức vụ.
Phó chánh Văn phòng TƯ Đảng Lê Quang Vĩnh |
"Đây là tập quán chính trị và thông lệ thế giới. Việc Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước cũng là việc tự nhiên, hợp ý Đảng, lòng dân, được nhân dân hoan nghênh", ông Vĩnh nói và cho rằng việc này không có gì lạ và càng không phải học tập ai.
Theo ông Vĩnh, các nhiệm kỳ tới như thế nào là do BCH TƯ, QH quyết định việc Tổng bí thư có đồng thời là Chủ tịch nước hay không.
Tổng bí thư làm Trưởng tiểu ban Nhân sự Đại hội 13
Liên quan đến công tác chuẩn bị cho Đại hội 13, ông Bùi Trường Giang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cho biết, hội nghị TƯ đã quyết định thành lập 5 tiểu ban.
Cụ thể, Tiểu ban Văn kiện do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Kinh tế xã hội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu; Tiểu ban Điều lệ Đảng do Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính đứng đầu; Tiểu ban Nhân sự do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội do Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đứng đầu.
Ông Bùi Trường Giang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ |
Ông Giang cũng cho hay, sau khi xem xét, thảo luận các tờ trình, đề án và các báo cáo của Bộ Chính trị, BCH TƯ Đảng đã quyết nghị 6 nội dung quan trọng:
1. Thông qua nội dung cơ bản Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh, ban hành chính thức và tổ chức thực hiện Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Thông qua Kết luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để ban hành chính thức Kết luận; chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 6, QH khóa 14.
3. BCH TƯ Đảng đã thống nhất giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để QH bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, QH khoá 14.
4. BCH TƯ Đảng đã xem xét, quyết định việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ viên Ban Bí thư, uỷ viên BCH TƯ Đảng; xem xét, quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ 13 của Đảng; bầu bổ sung 2 uỷ viên UB Kiểm tra TƯ khoá 12.
5. BCH TƯ đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bắc Son, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng TT&TT bằng hình thức: Cách chức ủy viên Trung ương Đảng khoá 11 và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2011-2016; Quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Văn Minh, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ, nguyên Phó bí thư Thành uỷ, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.
6. BCH TƯ đã xem xét, thảo luận Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau hội nghị TƯ 7 đến hội nghị TƯ 8 khoá 12; Báo cáo công tác tài chính Đảng năm 2017 và một số vấn đề quan trọng khác.
Tổng bí thư làm Chủ tịch nước: Không đặt vấn đề sáp nhập 2 Văn phòng
Vấn đề sáp nhập 2 Văn phòng không nên được đặt ra, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng TƯ Đảng vẫn riêng biệt.
‘Giới thiệu Tổng bí thư để bầu làm Chủ tịch nước là phương án tốt nhất’
Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người hội đủ điều kiện, uy tín để đảm nhận hai nhiệm vụ quan trọng cùng lúc.
Lấy phiếu tín nhiệm ủy viên Bộ Chính trị vào tháng 12
Hội nghị BCH TƯ lần 9 diễn ra vào tháng 12 sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban bí thư, ủy viên TƯ.
Ủy viên Bộ Chính trị chủ động từ chức khi không đủ uy tín
Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên BCH TƯ chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín.
Thu Hằng
3.
ĐÔNG LA
Vừa rồi, khi được tin Trung ương nhất trí đề cử TBT Nguyễn Phú Trọng giữ thêm chức Chủ tịch nước, những kẻ “bình loạn” (tức chuyên bình cho đất nước loạn) lại đồng thanh gào lên là ông tham quyền, làm như ông vừa được thăng chức vậy. Hiến pháp hiến định thể chế Việt Nam do Đảng lãnh đạo toàn diện, tức chức Tổng Bí thư là “to” nhất rồi. Trước đây trên thế giới, Mỹ, Tây Âu và Toà thánh Va-ti-căng thường không tôn trọng thể chế Việt Nam nên họ thường không coi trọng chức Tổng Bí thư Đảng bằng chức Chủ tịch nước. Nhưng với sự phát triển và địa vị Việt Nam ngày càng quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới, cả Mỹ, Tây Âu và Va-ti-căng đều đã mời đích danh TBT Nguyễn Phú Trọng sang thăm họ, nghĩa là họ đã tôn trọng thể chế Việt Nam, coi chức TBT là vị trí cao nhất. Vì vậy không còn điều gì để một người có chức to nhất rồi tham thêm chức. Nếu một người muốn có quyền chỉ để có danh và lợi thì không ai lại dại “ôm rơm rặm bụng”, ôm thêm một chức nhỏ hơn, vì chỉ cần chức TBT “chỉ tay năm ngón” thì đã dư cho họ rồi. Nhưng thực tế cho thấy, TBT Nguyễn Phú Trọng không thuộc dạng người muốn có quyền để có danh và lợi, để vinh thân phì gia, một người làm quan cả họ được nhờ; ông cũng không phải loại lãnh đạo “lý thuyết suông”, “chỉ tay năm ngón”, bảo thủ “khốt-ta bít” như bọn xấu xuyên tạc; chính ông chứ không phải ai khác đã biến Đảng một thời gian dài ra nghị quyết xong là “ngồi chơi xơi nước” thành một Đảng hành động, thực hiện đúng và tốt trọng trách “lãnh đạo” mà Hiến pháp hiến định, cụ thể và sống động nhất là công cuộc chống “giặc nội xâm” tham ô, tham nhũng đang diễn ra. Một thời người ta có chức đồng nghĩa với việc là có quyền và làm ra tiền, nếu có sai trái gây ra hậu hoạ là trách nhiệm chung, nên những người như Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng (Bộ Công thương), Nguyễn Bắc Son (Bộ TT&TT, Trần Văn Minh (Đà Nẵng), Nguyễn Hữu Tín (TPHCM), v.v… sẽ không bao giờ ngờ có ngày mình bị truy tố, bị kỷ luật và có thể bị tù tội cả.
Điều đó thật buồn cho những kẻ lợi dụng chức quyền để trục lợi dẫn đến sự phá hoại và phạm pháp nhưng lại thật mừng cho đất nước. Bởi người dân lo sợ nhất là điều sống trong một đất nước mà luật pháp không công minh và nghiêm minh, các giá trị bị lộn tùng phèo, trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Vậy ai có lương tri là phải ủng hộ TBT Nguyễn Phú Trọng, người đang lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng đó, nếu ông có “ôm rơm rặm bụng” thêm chức Chủ tịch nước nữa để sứ mệnh của ông được thực hiện được tốt hơn, sao lại chống lại? Xã hội VN còn rất nhiều tệ nạn, yếu kém và phi lý, rất cần sự ủng hộ và tạo điều kiện cho ông, những người như ông, làm tốt hơn nữa trọng trách của mình.
Nhiều kẻ “bình loạn” bới bèo ra bọ trưng ra câu của TBT Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?” để cho ông giờ tham quyền Chủ tịch nước mà nuốt lời.
Cần phải hiểu khi bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Tổng bí thư đã nói rằng: “Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND ở một số nơi. Nhưng thực tế nhân dân là người làm chủ, ở đâu có nhà nước ở đó phải có giám sát của nhân dân. Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông? Ở Trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương HĐND giám sát hoạt động của chính quyền địa phương. Do vậy, cần thực hiện theo đúng nguyên tắc cơ bản ở đâu có chính quyền ở đó phải có giám sát, và quan trọng là làm sao cho giám sát phải có thực quyền”.
Như vậy, TBT Nguyễn Phú Trọng phê phán việc bỏ tổ chức HĐND ở một số địa phương đã vi phạm nguyên lý “nhân dân làm chủ”, làm mất quyền giám sát của dân, chứ ông không phê phán chuyện “bí thư kiêm chủ tịch”. Ông cũng cho cử tri biết việc “bí thư kiêm chủ tịch” là “vấn đề đã được Trung ương bàn nhiều lần”, để thực hiện điều đó đạt hiệu quả tốt, trách sự độc quyền, lạm quyền mà ông nói một cách dân giã là “to quá”, cần phải có sự giám sát của dân, tức không thể bỏ được HĐND ở các địa phương.
Theo tôi, việc chia ghế trong bộ máy chính quyền của nước ta khiến cho nó quá cồng kềnh mà sự lãnh đạo lại không được tập trung, còn chia bè, chia nhóm gây mất đoàn kết, vừa ngốn nhiều quỹ lương mà hiệu quả làm việc lại kém. Vì vậy, không chỉ việc TBT Nguyễn Phú Trọng kiêm chức Chủ tịch nước là một việc tốt mà việc gộp chức, thu gọn cả bộ máy công quyền của thể chế VN cũng là việc làm tối cần thiết và cấp bách. Tất nhiên, như ý của chính TBT Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri, muốn vậy cần phải tăng cường cơ chế giám sát, làm sao có thực quyền giám sát.
TPHCM
6-10-2018
ĐÔNG LA
http://donglasg.blogspot.com/2018/10/ong-la-ve-chuyen-tbt-nguyen-phu-trong.html
2.
Vì sao Lào, Trung Quốc kiên quyết thực thi Tổng bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước?
Hải Võ |
Học giả Trung Quốc cho rằng, cơ chế "tam vị nhất thể" mà nước này đang áp dụng là tối ưu để thực thi "đảng lãnh đạo tất cả".
Lộ trình hình thành thể chế "3 trong 1" ở Trung Quốc
Cơ chế "tam vị nhất thể" chỉ Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc.
Trong quá trình Trung Quốc cải cách mở cửa từ cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, nhu cầu đối ngoại gia tăng nhanh chóng, tần suất tiếp đón khách quốc tế của các lãnh đạo Trung Quốc cũng dày hơn.
Sau khi ông Dương Thượng Côn kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch nước vào tháng 3/1993, ông Giang Trạch Dân khi đó là Tổng bí thư ĐCSTQ kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Trung Quốc, từ đây mô hình lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước giữ vai trò nguyên thủ quốc gia bắt đầu được chế độ hóa.
Sau khi ông Hồ Cẩm Đào kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3/2013, Tổng bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch Quân ủy trung ương Tập Cận Bình cũng được bầu kế nhiệm để trở thành nguyên thủ nước này theo đúng cơ chế "tam vị nhất thể".
Cơ chế này cho phép nhà lãnh đạo có tư cách pháp nhân đại diện cho đất nước, tiến hành các hoạt động ngoại giao nguyên thủ, thăm viếng quốc tế và tham gia các hội nghị quốc tế...
Bình luận vào tháng 3 năm nay, hãng Tân Hoa Xã gọi thể chế "tam vị nhất thể" - tức lãnh đạo đảng, nhà nước, và quân đội Trung Quốc đồng nhất - là một kinh nghiệm thành công trong quản trị quốc gia, mà nước này từng bước tìm tòi trong quá trình trường kỳ nắm quyền thực tiễn của ĐCSTQ.
"Thực tiễn đã chứng minh rõ ràng, việc duy trì đồng bộ các chức vụ Tổng bí thư của đảng, Chủ tịch Quân ủy trung ương của đảng, Chủ tịch Quân ủy trung ương nhà nước, Chủ tịch nước, là thiết chế phù hợp với tình hình [Trung Quốc], bảo đảm đảng và nhà nước quản trị lâu bền; là cơ chế bảo đảm lãnh đạo của ĐCSTQ, nước CHND Trung Hoa, và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đạt được 'tam vị nhất thể'" - Tân Hoa Xã viết.
Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), Trung Quốc có hơn mười năm khuyết Chủ tịch nước do Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ bị thanh trừng.
Phải đến năm 1982 hiến pháp Trung Quốc được sửa đổi dưới sự giám sát của Đặng Tiểu Bình đã khôi phục chế độ Chủ tịch nước, nhưng xóa bỏ hai quyền lực được quy định với chức vụ này trong bản hiến pháp 1954, là "quyền triệu tập hội nghị quốc vụ tối cao" và "quyền thống soái lực lượng vũ trang" - từ đây đưa Chủ tịch Trung Quốc thành chức vụ hoàn toàn mang tính tượng trưng.
Phải đến năm 1993, khi trường hợp "tam vị nhất thể" của ông Giang Trạch Dân xuất hiện, thì vai trò Chủ tịch Trung Quốc mới không còn chỉ là nguyên thủ trên danh nghĩa, mà cho phép vận dụng tổng thể quyền lực của 3 chức vụ, đồng nghĩa với Trung Quốc trên thực tế có một nguyên thủ "thực quyền" - tác giả Lý Quế Hoa, từ Học viện chủ nghĩa Marx, Đại học Nhân dân Trung Quốc, phân tích trên tờ Nhân dân Nhật báo.
Học giả Trung Quốc: "Tam vị nhất thể" là thiết chế lãnh đạo tối ưu để đảng Cộng sản lãnh đạo tất cả
Giữa tháng 3/2018, tạp chí Cầu Thị - cơ quan của Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ - đăng bài xã luận của ông Trương Quốc Tộ, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu văn hóa quyền lực mềm Trung Quốc, nói về những mặt vượt trội của thể chế "3 trong 1".
Theo ông Trương, ưu thế của thể chế này là nó có lợi để thực thi "đảng lãnh đạo tất cả".
"Tổng bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy có lợi cho việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của đảng đối với 'đảng-chính phủ-quân đội-nhân dân' và [theo vùng miền] 'đông-tây-nam-bắc-trung tâm', có lợi cho giữ vững và bảo vệ uy quyền của trung ương đảng, có lợi cho phát huy ưu thế trong cơ chế lãnh đạo tập trung thống nhất của trung ương đảng," học giả người Trung Quốc viết.
Ông Trương đánh giá, một trong nhiều kinh nghiệm quý báu mà Trung Quốc thu được từ công cuộc cải cách mở cửa chính là "không dao động, giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện của ĐCSTQ, nhằm bảo đảm phương hướng chính xác, ý chí thống nhất, tinh lực tập trung, quyết sách hiệu quả, quán triệt thông suốt".
"Muốn giữ vững sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSTQ thì nhất thiết phải thực hiện được chế độ bảo đảm cho 'tam vị nhất thể'," ông nhận định. "Việc nhiệm kỳ của 'tam vị' (3 chức vụ) có thể thống nhất, cùng tiến cùng lui, sẽ bảo đảm sự lãnh đạo của đảng bao phủ toàn bộ thời gian và tất cả lĩnh vực trong một nhiệm kỳ."
Thể chế được giới tinh anh chính trị và xã hội đồng thuận
Tác giả Cường Thế Công, từ Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), trong cuốn Thời đại Khai phóng - xuất bản năm 2009 - đề cập đến "hiến pháp bất thành văn" và mối liên quan trong sự hình thành của cơ chế "tam vị nhất thể".
Theo ông Cường, những quy chuẩn bất thành văn - hay có thể gọi là "thông lệ hiến pháp" cần phải được nhận thức chung bởi tầng lớp chính trị tinh anh, cũng như hình thành được sức ràng buộc về văn hóa truyền thống và chính trị truyền thống trong quần chúng nhân dân.
Ông chỉ ra, cơ chế "tam vị nhất thể" ở Trung Quốc đã được tầng lớp tinh anh chính trị cấp cao tiếp nhận và trở thành một "thông lệ hiến pháp" phù hợp với trật tự của hiến pháp Trung Quốc, và do đó sức ràng buộc của nó không hề kém so với một hiến pháp thành văn.
Nhờ có thông lệ ràng buộc này - ông Cường Thế Công nêu - mà ông Hồ Cẩm Đào sau khi được bầu làm Tổng bí thư ĐCSTQ năm 2002 thì tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Trung Quốc tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2003, và đến năm 2004 giữ tiếp chức vụ Chủ tịch Quân ủy.
Ông Giang Trạch Dân trong diễn văn kết thúc chức vụ Chủ tịch Quân ủy trung ương tháng 9/2004, lần đầu tiên nêu rõ tính thông lệ hiến pháp của thể chế lãnh đạo "3 trong 1", từ đó đẩy mạnh tính ràng buộc của thông lệ này.
"Thể chế lãnh đạo và hình thức lãnh đạo 'tam vị nhất thể' các chức vụ Tổng bí thư của đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy đối với một đảng lớn, một nước lớn như chúng ta mà nói, thì không chỉ là bắt buộc, mà còn là biện pháp thỏa đáng nhất," ông Giang nói.
Trong một xã luận vào tháng 2 năm nay, tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ - cũng khẳng định thể chế lãnh đạo "3 trong 1" là có lợi và đáng áp dụng.
"Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý," tờ báo viết.
"Thi hành thể chế lãnh đạo đảng và nhà nước 'tam vị nhất thể' có lợi cho bảo vệ uy quyền của trung ương đảng và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của đảng; có lợi cho tăng cường và cải thiện vai trò lãnh đạo của đảng đối với quốc gia và xã hội; có lợi cho bảo đảm điều phối các cơ quan chính quyền nhà nước và vận hành hiệu quả các thể chế quốc gia; có lợi cho tổ chức và thúc đẩy các hạng mục nhà nước; và là ưu thế chế độ cũng như ưu thế chính trị của quốc gia Xã hội chủ nghĩa."
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, không chỉ Trung Quốc mà một số nước khác cũng đã thực hiện việc nhất thể hóa giữa đảng và nhà nước ở những mức độ khác nhau.
Ví dụ ở Lào, người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước là một. Người giữ hai cương vị này hiện nay tại Lào là ông Bounnhang Vorachith.
Hoặc ở Cuba, mức độ nhất thể hóa còn cao hơn nữa - người đứng đầu Đảng, người đứng đầu Nhà nước và đứng đầu Chính phủ Cuba chỉ là một. Trong nhiều năm, Fidel Castro đồng thời là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba. Sau đó, người kế nhiệm ông là Raul Castro cũng giữ đồng thời các chức vụ trên cho đến tháng 4/2018.
1.
Hoàng Đan |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Hội nghị TƯ 8 giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6.
Chiều 3/10, Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, trong ngày làm việc thứ 2 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bàn về công tác nhân sự.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV.
Cũng tại phiên họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung hai Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII là ông Võ Thái Nguyên và ông Trần Đức Thắng.
Trước đó, vào buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội
Ông có học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng), Cử nhân Ngữ văn.
Ông là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII. Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X, XI, XII.
Trong quá trình công tác ông từng đảm nhận các chức vụ như: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Chủ tịch Quốc hội; Tổng Bí thư Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/gioi-thieu-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-de-quoc-hoi-bau-giu-chuc-chu-tich-nuoc-20181003174137702rf20181004191352916.htm
.
8.
Trả lờiXóa“Đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa đất nước vượt lên tầm cao mới”
NGỌC QUANG
06:37 08/10/18
(GDVN) - Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Thị An: “Bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước”.
Tại kỳ họp Trung ương 8 khóa XII, 100% ủy viên Trung ương đã thống nhất giới thiệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Đây là thông tin mang đến niềm vui lớn cho đông đảo nhân dân cả nước, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả ở thời điểm hiện tại và trong xu thế phát triển thời gian tới.
Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa 13) nêu quan điểm: “100% ủy viên Trung ương nhất trí giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước thực sự là đúng với ý Đảng lòng dân, hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại và xu thế phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Qua đây thì chúng ta cũng thấy rằng đây là một việc rất lớn, quan trọng của đất nước nhưng đều được thống nhất cao, chứng tỏ các đồng chí đã dành nhiều thời gian tâm sức để nghiên cứu và trao đổi kỹ trước khi bỏ phiếu”.