Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/10/2013

Trần Dân Tiên đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948 (liên quan đến anh Văn)

Ở trong bản tiếng Việt xuất bản chính thức lần đầu năm 1955 của cuốn sách do Trần Dân Tiên viết, tác giả - tức Trần Dân Tiên - tự ghi là hoàn thành bản thảo (thoát cảo để chuyển nhà xuất bản) vào "Mùa xuân năm 1948". Ghi như vậy, ta chỉ biết đại khái là "mùa xuân", nhưng quả thực, không rõ là tháng mấy của năm 1948.

1. Rất tiếc là, khác với bản tiếng Việt năm 1955, bản tiếng Trung đã in tháng 6 năm 1949 ở Trung Quốc lại không cho biết thời gian hoàn thành bản thảo. Tức là không có ghi chú "Mùa xuân năm 1948". Thậm chí, Trương Niệm Thức dù rất quen biết, rất thân tình, cũng không được ghi thêm bất cứ gì, dĩ nhiên một lời tựa của người dịch cũng không.

Chúng ta chỉ biết bản in tiếng Trung là vào tháng 6 năm 1949.

Để dịch ra tiếng Trung rồi lại trao đổi với tác giả tiếng Việt và cuối cùng xuất bản được vào thời điểm đó, thì bản thảo tiếng Việt của Trần Dân Tiên phải đến tay Trương Niệm Thức ít nhất cả năm trước, tức áng chừng: muộn nhất cũng phải là tháng 6 năm 1948.

2. Đồng thời, bản tiếng Việt cũng được gửi sang Thái Lan để dịch và xuất bản ở bên đó. Theo Hoàng Văn Hoan, bản tiếng Thái cũng ra mắt bạn đọc Thái vào năm 1949.

Theo suy luận tương tự bản tiếng Trung, thì bản thảo tiếng Việt đã được gửi sang Thái từ năm 1948.


- Khi Trần Dân Tiên viết bản thảo đầu tiên của cuốn sách, Võ Nguyên Giáp chưa được phong Đại tướng, nên Trần Dân Tiên chỉ ghi là  "Võ Nguyên Giáp". Cụ thể ghi như sau.

"


Dọc đường đến Thái Nguyên, cách Hà Nội sáu mươi cây số, Việt Minh còn phải đánh nhau với Nhật. Ở Thái Nguyên đánh nhau kịch liệt trong hai ngày. Chính đồng chí Võ Nguyên Giáp với sự giúp đỡ của một người Mĩ đã phụ trách giải phóng thành phố này


((Sau khi Thái Nguyên đã giải phóng, Cụ Hồ mới tiếp tục lên đường về Hà Nội))".

Bản tiếng Trung năm 1948 thì chỉ là "Võ Nguyên Giáp" vì nguyên bản tiếng Việt chắc đúng thế. 

Còn bản tiếng Việt in năm 1955 thì là "đồng chí Võ Nguyên Giáp".

Không có chữ "Đại tướng", hay "Đồng chí Đại tướng" (như cách ghi trong tang lễ năm 2013 vừa rồi), đi kèm trước tên riêng.

- Từ đó, thuần duy lí, suy ra: bản thảo tiếng Việt đã hoàn thành trước ngày 20/1/1948 (tức là ngày anh Văn được phong cấp Đại tướng tại ATK Định Hóa).

4. Như vậy, tạm thời hiểu rằng, bản thảo tiếng Việt cuốn sách của Trần Dân Tiên đã hoàn thành trước tháng 1 năm 1948. Tức là, nó đã được viết trong các năm 1947 và 1946 (hoặc chỉ là trong năm 1947; mà cũng có thể là từ 1945 đến hết năm 1947).

Đọc nội dung cuốn sách của Trần Dân Tiên, chúng ta sẽ thấy những sự kiện cuối cùng trong cuốn sách là khoảng tháng 8 năm 1947.

---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Trần Dân Tiên đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948 (liên quan đến anh Văn)


Tối hậu thư viết chung của anh Văn và Thomas gửi đại diện quân đội Nhật ở Thái Nguyên (hạ tuần tháng 8/1945)

Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ


-  Xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên về nhân vật Trần Dân Tiên 

Họa sĩ vẽ chân dung Hồ Chủ tịch năm 1949 và sau đó (bìa sách xuất bản ở nước ngoài)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.