Nhân sự kiện một bản sao sách của TRAN DAN TIEN và một bản dịch tiếng Việt vừa được hiến tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh trước ngày quốc khánh (đọc lại ở đây), ghi lại cái nên phân biệt này.
Qua đối chiếu các tư liệu, và được bổ sung bằng nhóm tư liệu quan trọng ở Thái Lan (tạm theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Khoan trong các công bố chính thức gần đây, và một số nguồn trước đó do người khác công bố), ở thời điểm này, tôi nghĩ là nên đặt một phân định như vậy.
Cụ thể là:
(1). Có sự khác nhau giữa "Tran Dan Tien" và "Trần Dân Tiên". Thêm nữa, cũng còn có những ông Trần khác hao hao giống như vậy (cái này cần thiết phải nói một cách rất từ từ). Tuy thực chất, tất cả các ông Tran/Trần này đều chỉ là một. Một có thể là một người, mà cũng có thể là nhóm người.
Bìa của cuốn sách đã xuất bản năm 1949 tại Trung Quốc (trích một phần) |
(2). Cuốn sách xuất bản lần đầu vào năm 1949 tại Trung Quốc với tiêu đề Hồ Chí Minh truyện có tên tác giả chính xác là TRAN DAN TIEN (không có dấu).
(3). Cuốn sách xuất bản chính thức lần đầu bằng tiếng Việt vào năm 1955, và tiếp cho đến ngày hôm nay, ghi tên tác giả là Trần Dân Tiên (có dấu).
(4). Như đã phân tích ở một số entry trước, giữa hai cuốn sách, của TRAN DAN TIEN và của TRẦN DÂN TIÊN, có nhiều điểm không trùng nhau về nội dung (vấn đề đã được Phan Văn Các đặt ra từ năm 1990). Khác nhau rõ thấy nhất là: ở TRAN DAN TIEN, vai trò của người Mĩ trong Cách mạng Tháng Tám được ghi rất rõ, cụ thể, và có lẽ là theo đúng sự thực; còn ở TRẦN DÂN TIÊN, thì đã loại bỏ toàn bộ những gì liên quan với Mĩ. Mối quan hệ đó, đến sau Đổi Mới, mới được nhìn nhận lại và khởi động lại (cuộc khởi động đầu tiên là giữa Võ Đại tướng và các vị cựu OSS).
Bởi vậy, để phân biệt, chúng ta nên dùng "Tran Dan Tien" để chỉ tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc vào năm 1949, và dùng "Trần Dân Tiên" để chỉ tác phẩm tiếng Việt được in chính thức từ năm 1955 đến nay.
Từ hôm nay trở đi, blog này cũng đặt thêm một nhãn mới, là tran-dan-tien (trước đã có nhãn trần-dân-tiên).
Hiện tại, tuy không rắc rối, nhưng có thể vẫn còn chút khó hiểu với sự nên phân biệt này. Khi nào đề cập đến những ông Trần khác, thì tự nhiên sẽ sáng rõ ngay.
Tháng 8 năm 2014,
Giao Blog
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Nên phân biệt TRAN DAN TIEN với TRẦN DÂN TIÊN, và những ông TRẦN khác
- Trước quốc khánh, một bản sao sách của Trần Dân Tiên, và một bản dịch tiếng Việt, vừa được hiến tặng
- Đồi phong Tướng và ATK Định Hóa : Vị trí của Thái Nguyên trong kháng chiến
- Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám
- Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám
- Học theo Lý Thường Kiệt và Nguyễn Trãi, tự truyện của Trần Dân Tiên đáp ứng nhu cầu của đời sống và lịch sử (nhóm Trần Khuê)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.