Xem rõ ở dưới
"Giữa Phùng Chí Kiên" và "đầu Đức Xuân", trên thực tế, là những cách nói mà người ở thị xã Bắc Kạn đang sử dụng.
1. Tôi đã bắt đầu du lãng ở mạn Bắc Kạn, với những địa danh như Ngân Sơn, Na Rì, Yến Lạc, Bạch Thông, Chợ Đồn, vân vân, từ những năm 1996-97-98-99-2000. Bỏ bẵng một thời gian, khoảng gần chục năm không đi lại, thì khoảng từ 2008-2009 đến giờ, năm nào ít nhất cũng một lần ghé chơi.
Bởi vậy, những cái tên như "Phùng Chí Kiên" hay "Đức Xuân", "Sông Cầu",... ở khu vực đó, quả thực, với tôi, từ lâu đã không hề xa lạ.
Đây, một cái báo cáo đã nạp cơ quan cấp trên, viết hồi năm 1999 (chụp bằng di động, trích đoạn thôi; một tập dày viết tay và đóng bìa mềm; bản gốc tôi giữ, còn mấy bản photo nữa thì đang được lưu ở đâu đó):
Hồi viết cái báo cáo này, nhởn chơi cả ở khu vực nhà bác Nông Đức Mạnh (lúc con đường dẫn về nhà bác còn đang thi công, và bác vẫn còn bên Quốc hội). Lúc ấy, đi tới đó vì lòng hiếu kì của tuổi trẻ. Mà cũng vì tiện đường (bấy giờ dùng xe u-oát chuyên đi đường rừng; còn đi riêng thì là dùng toàn min-khờ màu đỏ chót, chưa cần đội bảo hiểm như sau này).
1. Tôi đã bắt đầu du lãng ở mạn Bắc Kạn, với những địa danh như Ngân Sơn, Na Rì, Yến Lạc, Bạch Thông, Chợ Đồn, vân vân, từ những năm 1996-97-98-99-2000. Bỏ bẵng một thời gian, khoảng gần chục năm không đi lại, thì khoảng từ 2008-2009 đến giờ, năm nào ít nhất cũng một lần ghé chơi.
Bởi vậy, những cái tên như "Phùng Chí Kiên" hay "Đức Xuân", "Sông Cầu",... ở khu vực đó, quả thực, với tôi, từ lâu đã không hề xa lạ.
Đây, một cái báo cáo đã nạp cơ quan cấp trên, viết hồi năm 1999 (chụp bằng di động, trích đoạn thôi; một tập dày viết tay và đóng bìa mềm; bản gốc tôi giữ, còn mấy bản photo nữa thì đang được lưu ở đâu đó):
Hồi viết cái báo cáo này, nhởn chơi cả ở khu vực nhà bác Nông Đức Mạnh (lúc con đường dẫn về nhà bác còn đang thi công, và bác vẫn còn bên Quốc hội). Lúc ấy, đi tới đó vì lòng hiếu kì của tuổi trẻ. Mà cũng vì tiện đường (bấy giờ dùng xe u-oát chuyên đi đường rừng; còn đi riêng thì là dùng toàn min-khờ màu đỏ chót, chưa cần đội bảo hiểm như sau này).
2. Đầu tiên, để cho dễ mường tượng, tiện cho từ nay về sau, chúng ta nên một lần nhìn địa bàn quảng vực mà các đồng chí Phùng Chí Kiên và Đức Xuân đã hoạt động ngày xưa (những năm 1938-1942). Cũng là địa bàn khi ấy của anh Văn (lúc đó, là hàng đệ của anh Kiên):
Tôi sử dụng bản đồ rất cũ (cái này đã được in từ hồi giữa thập niên 1990). Chắc nhiều người đã dùng, và cũng lưu tập bản đồ Việt Nam mong mỏng nhưng nổi tiếng ấy.
3. Từ cái nhìn rộng như vậy, rồi thì ta thu hẹp giác độ, để xem địa bàn của thị xã Bắc Cạn ngày hôm nay.
Đại khái bản đồ của Gu-gồ Việt Nam mới dừng ở mức sau:
Rõ là: hai phường nằm sát nhau. Anh Phùng Chí Kiên đang nằm sát anh Đức Xuân.
Địa lí thực tế, tức theo mắt trần, thì là như vậy.
Sau đây, ta sẽ đi xem địa lí bằng mắt của các nhà ngoại cảm, tựa như mắt thánh, để thấy: đúng là anh Kiên đang nằm sát anh Đức Xuân. Đi tìm đầu anh Kiên, thì thấy luôn đầu anh Đức Xuân, quả là thánh thật !
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Đồng chí Phùng Chí Kiên, bây giờ, đúng nằm ở bên cạnh đồng chí Đức Xuân
- Vạn sự khởi đầu bằng việc tiếp chuyện tướng Phùng Chí Kiên, tại Mai Dịch, ngày 19/03/2008
- Vạn sự khởi đầu bằng việc tiếp chuyện tướng Phùng Chí Kiên, tại Mai Dịch, ngày 19/03/2008
- TRƯỜNG VONG trong Lí Thuyết Dây của Vật lí học hiện đại
- "Phùng Chí Kiên còn đây" (đền thờ liệt sĩ huyện Diễn Châu, và bài văn của Võ Văn Trực)
- Nhờ lời đảm bảo của người đại điện Việt Nam Giải phóng quân, đã biết đồng chí Đức Xuân ở đâu ra
- Tư liệu về chiếc răng của Viện Pháp y cũng chính là ảnh... của phía các nhà nghiên cứu ngoại cảm !
- Triển hộ vệ đưa tư liệu cũ của cuộc tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008
- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%
- May quá, vừa có thêm tư liệu trực tuyến để đối chứng với tư liệu về cuộc tìm kiếm ở Bắc Kạn năm 2008
- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó
- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và tư liệu về Phùng Chí Kiên
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
ai la chu bai viet nay giup chau 1 chut, chau dang can Hinh anh v tu lieu ve thi x bac kan gap lam
Trả lờiXóa