Chuyện thu phát khí là chuyện của sư phụ và nhóm các học trò của ông. Ở đây tạm chưa để tâm đến chuyện đó.
Chúng ta trở lại chủ đề đang bàn, là : tấm bia đá hình hộp ở đằng sau lưng sư phụ.
Chúng ta trở lại chủ đề đang bàn, là : tấm bia đá hình hộp ở đằng sau lưng sư phụ.
1. Sư phụ ngồi ở tư thế ấy, trong không gian ấy, là vào tháng 6 năm 2012. Hãy chú ý đến cái mốc thời gian đó. Tư thế khoan thai rất đỗi của thầy, về mặt khí công, là tuyệt đỉnh. Còn với tấm bia ở sau lưng, tư thế được xác định trong thời gian và không gian cụ thể thì mang nghĩa như là một cái đinh, một cột mốc đánh dấu thời điểm.
2. Bây giờ, chú ý tiếp đến cái lan can đá chạy trên các bậc cầu thang ở góc trong bên trái tấm ảnh trên (Ảnh 1).
Chú ý cái lan can đá là để định vị phương hướng. Là vì, bia hộp có những 4 mặt. Phải đánh dấu mặt bia mà sư phụ đang quay cả tấm lưng vào.
2. Bây giờ, chú ý tiếp đến cái lan can đá chạy trên các bậc cầu thang ở góc trong bên trái tấm ảnh trên (Ảnh 1).
Chú ý cái lan can đá là để định vị phương hướng. Là vì, bia hộp có những 4 mặt. Phải đánh dấu mặt bia mà sư phụ đang quay cả tấm lưng vào.
3. Chú ý như vậy, thì ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng, cái mặt bia mà sư phụ đang quay lưng lại ấy chính là cái mặt bia có căng tấm pa-nô màu trắng ở ảnh dưới đây (Ảnh 2).
Ảnh 2: Nhà bia ghi ơn đức cha Lạc Long Quân (ảnh chụp vào ngày 29/3/2009)
|
Tấm pa-nô màu trắng trong Ảnh 2 được căng vào đó từ tháng 3 năm 2009. Thời điểm này sớm hơn thời điểm sư phụ và các học trò ngồi phát khí công tới cả 3 năm đấy.
4. Tấm pa-nô mầu trắng, như đã biết, có in bản nháp của bài văn bia sẽ được khắc lên tấm bia. Phía nhà đền và người dựng bia làm việc cẩn trọng và có qui trình: trước khi đem khắc thật lên mặt bia, người ta đưa bản nháp lên các tấm pa-nô để xin ý kiến rộng rãi. Đại khái như thế này:
5. Bản nháp thì rõ ràng như vậy. Còn bây giờ, thì xem lại tấm bia thực (đã có chữ khắc lên đó) ở sau lưng của sư phụ. Đây:
Vẻ như có điều gì không bình thường thì phải. Nhìn bằng mắt thường với cái ảnh hiện tại hơi khó. Nếu tôi đưa ảnh tôi chụp hồi năm 2012 lên thì sẽ rất rõ nét. Tạm thời xem lại một cái ảnh đã công bố, đây (xem mặt cạnh):
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Đền Hùng trong chuyên án quốc gia của Trần Hùng (hậu duệ vua Hùng thứ 09), tính đến hết ngày 6/6/2013
- Thần tích liên quan đến đại gia đình Hùng Vương (bài Trịnh Khắc Mạnh - Nguyễn Hữu Mùi)
- Viên đá góc đền Hùng - 5 : Phát và thu khí để điều chỉnh khí cho toàn bộ đền Hùng
- Viên đá góc đền Hùng - 4 : Bản nháp bài văn bia đã qua khâu trưng cầu ý kiến quốc dân
- Cây Kim Giao của hai ông tân trưởng ban, ở rất gần với viên đá
- Cây Kim Giao của ông Thánh Ba ở khu vực Đền Hùng
- Viên đá góc đền Hùng - 3 : Thứ lạ ở ngay trước mặt, hơn cả đá mang bùa, là đây !
- Viên đá góc đền Hùng - 2 : Không thấy cái lạ khác ở ngay trước mắt mới là lạ
- Viên đá góc đền Hùng - 1 : Không thấm gì với những thứ lạ khác cũng đang ở đó
- Đền Mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ đang bị rác độc bao vây
- Tín ngưỡng thờ các vua Hùng từ góc nhìn khảo cổ học (Trịnh Sinh, 2012)
- Hùng Vương với ý thức dân tộc (Nguyễn Đăng Thục, 1971)
- Quốc tổ Hùng Vương (Ngô Đức Thịnh, 2011)
- Quốc tổ và Quốc lễ 2013
- Đền Hùng và tục thờ vua Hùng từ góc nhìn văn hóa sử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.