Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/07/2013

Tanikawa Shuntaro và bài thơ lừng danh : "Tất cả đều là L..."

Theo bạn, tấm ảnh nói gì, hay cho ta liên tưởng đến nội dung gì ?
1. Thơ Tanikawa trong tiếng Việt

Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn
(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)



Thơ của Shuntaro vẫn được tiếp tục yêu mến ở Nhật có lẽ chính bởi chất dung dị/hiền lành rất riêng này. Phải chăng cái chất đơn sơ/ít phức tạp/hiền lành như trong thơ ông cần thiết là đích hướng đến, là miền quê đã bị lãng quên nay cần tìm về của một xã hội hiện đại nhiều phen mấp mé ở bên bờ vực sâu thăm thẳm của sự khó hiểu/tối nghĩa/hũ nút/rối rắm đến cực độ, cả trong tư duy học thuật/nghệ thuật và trong lối sống thường nhật. Nhìn tổng thể, phải chăng có thể nói rằng, để tạo được độ dung dị như trong tiếng thơ của Shuntaro, nàng thơ Nhật Bản đã phải trải bao phen trầm mình, ngụp lặn thể nghiệm một cách thục mạng ở nhiều khúc quanh của các trường phái: lãng mạn, tượng trưng, duy mĩ, lí tưởng, modern/modernism.... với tinh thần:
                                    tiến đến việc xây bằng việc đập phá
                                    tiến đến việc đập phá chính bằng việc xây
                                                                        (trích bài “Con đập phá”)
(nguyên tác hai câu thơ trong tiếng Nhật là của Tanikawa, người viết lời giới thiệu là Ái Vân Quôc)

Cháo L đây ! Xem thêm bên blog Hưng Yên quê mẹ

29/07/2013

Suy nghĩ đầu tuần của Hà Nội Mới : Bà Tưng bay lên cùng thần Hạn

Góc nhìn báo chí về sự kiện thần Hạn (Bùi Hoàng Tám của Dân trí)

Lời dẫn: Trên mảng blog của mạng Dân trí vừa lên bài của bác Bùi Hoàng Tám về sự kiện. Đây là góc nhìn của nhà báo, lại không phải đề tài phạm húy, nên thẳng thắn và nhanh gọn, đến mức tường thuật như một vụ án hình sự vậy.

Nhưng lối nghĩ của ông nhà báo này xem ra rất có vấn đề, vừa lạc hậu, mà lại vừa xưng lên với vẻ mặt dạy đời thế này: "Ví như người đi mua hàng, chúng tôi không quan tâm bà nhập nguồn hàng của ai, từ đâu vì đó là việc của người bán hàng. Điều mà những người bỏ tiền ra mua hàng cần là hàng hóa phải đảm bảo tiêu chuẩn, không sai sót, độc hại…". Hay: "Thưa bà, độc giả chúng tôi cũng không cần biết bà làm đúng nguyên tắc hay không đúng nguyên tắc vì đó là công việc chuyên môn của bà. Điều chúng tôi cần là một sản phẩm đúng".

28/07/2013

Trường ca, hay vè dân gian, của Trần Đăng Khoa qua nhận định của Lại Nguyên Ân (1975)

Quên hẳn một bài về văn hóa thịt chó trên tạp chí Xưa và Nay (8-2012)

Mục lục tạp chí Xưa và Nay số 409 (8-2012)

27/07/2013

Chủ biên Chu Xuân Diên vừa lên tiếng, nhưng chưa hết thắc mắc, chẳng hạn: "1992" ?

Nhóm soạn giả Chu Xuân Diên (cuốn Văn học Dân gian Bạc Liêu) cần lên tiếng



Trang có ghi chú xuất xứ người kể trong Văn học Dân gian Bạc Liêu

26/07/2013

VOV là Trần Đăng Khoa, hay Trần Đăng Khoa hóa thành VOV, như thần Hạn rồi ?

25/07/2013

Trần Đăng Khoa không thông cảm với cách giải thích, vì là từ điển

Lời dẫn: Nghe câu trả lời không thông cảm của Trần Đăng Khoa, rõ là cười một cái rồi, là vì, bác đúng là thi sĩ. Bác bảo từ điển thì phải chính xác, ý là tuyệt đối ! Xin thưa là, chính xác tuyệt đối chỉ là lí tưởng không bao giờ đạt tới, tức là giấc mơ, của bất cứ cuốn từ điển nào trên thế gian này. Ở nước ta, người ta cứ sợ phạm húy, chứ các từ điển, chẳng hạn chỉ tiếng Việt và gần gũi với nó, đem ra mổ xẻ thì tất cả sẽ bị bác Khoa chụp cho cái mũ "lởm khởm" hết thôi.

Lời thưa lại của chủ biên Nguyễn Thị Huế tới Trần Đăng Khoa

Lời dẫn: Tôi vừa đưa một entry mới trong đó đề nghị phía các nhà soạn sách lên tiếng. Thì ngay bây giờ, đã thấy bài của chủ biên Nguyễn Thị Huế xuất hiện trên website của Viện Văn học.

Từ đây trở xuống là nguyên văn lấy về từ đó.

Lên tiếng của Trần Đăng Khoa và dư luận

Lời dẫn: Chú ý đầu tiên là, bài lên tiếng của nhà thơ Trần Đăng Khoa đăng trước nhất trên website của Đài tiếng nói Việt Nam - một cơ quan công mà ông đang làm quan, nhưng là mảng blog cá nhân của trang này. Tức là dạng tựa như bán công bán tư.

24/07/2013

Xem nhanh cuốn sách mà Trần Đăng Khoa vừa lên tiếng

1. Ở đoạn kết trong bài viết vừa lên mạng của mình, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết về cuốn sách như sau: "Thực ra, những chuyện cẩu thả như thế này trong các công trình được gọi là khoa học, cứ dựng lên để vét tiền dân vẫn diễn ra như cơm bữa, chán đến mức chẳng còn muốn nói nữa. Nhưng ở đây nó lại liên quan đến một tác phẩm của tôi, một tác phẩm đã in đi in lại nhiều lần và nhiều người cũng đã biết nên tôi buộc lòng phải lên tiếng, kẻo rồi có bạn đọc lại hiểu lầm, lại tưởng là lão Khoa đã đạo văn, mà đạo văn từ khi mới nứt mắt.
Một công trình khoa học, một cuốn sách công cụ đòi hỏi sự chính xác và tính khoa học rất cao mà ngay từ những trang đầu đã lởm khởm và cẩu thả đến như thế thì liệu công trình ấy có tin cậy được không?".

2. Vì chưa có thời gian để xem kĩ hơn, nên chỉ nêu mấy điểm về cuốn sách đó. Tạm thời chỉ là đưa mấy cái ảnh, chụp từ cuốn đang ở trên giá sách của tôi.

Tất cả đều là ảnh chụp bằng điện thoại di động.

(1). Bìa sách: