Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/07/2013

Lên tiếng của Trần Đăng Khoa và dư luận

Lời dẫn: Chú ý đầu tiên là, bài lên tiếng của nhà thơ Trần Đăng Khoa đăng trước nhất trên website của Đài tiếng nói Việt Nam - một cơ quan công mà ông đang làm quan, nhưng là mảng blog cá nhân của trang này. Tức là dạng tựa như bán công bán tư.



Những điều mà Trần Đăng Khoa chỉ ra về cuốn sách do nhóm bác Nguyễn Thị Huế biên soạn, có thể nhìn theo nhiều hướng khác nhau. Bản thân bác Khoa, là dân viết văn viết thơ (hầu như chưa viết tiểu luận khoa học bao giờ, dù bác đã từng trở thành đề tài luận văn khoa học ở bậc đại học). Bởi vậy, bác Khoa phát đi thông điệp có phần văng mạng theo kiểu văn sĩ, kiểu có ít xít ra nhiều, thiếu cái nhìn bình tĩnh của người làm khoa học. 

Nói thế không phải là không công nhận những điều bác Khoa chỉ ra. Tất cả đều đúng. Phía các nhà biên soạn sách cũng như những người có liên quan cần lên tiếng.

Bây giờ, ở dưới bài của bác Khoa trên VOV đã xuất hiện một ý kiến của người ghi danh "Cựu sinh viên Khoa Văn". Tiếc là người này không xưng tên họ đầy đủ, và nội dung thuật lại việc đi điều tra cũng không rõ ràng. Ý kiến của những người danh tính không rõ, hay nửa kín nửa bí mật, với tôi, chỉ đọc tham khảo ở mức thấp nhất.

Từ đây trở xuống là copy về từ VOV.
---
  • Cựu sinh viên Khoa Văn
    Tôi là 1 trong những SV đi sưu tầm VHDG ở Bạc Liêu và cũng chính tôi cùng nhóm của mình đã ghi âm lại câu chuyện "Đi đánh thần hạn" qua lời kể của một bác gái ở BL. Sau này khi chúng tôi nộp các phiếu điều tra của mình về Khoa thì thầy cô trong Khoa đã biên soạn và chỉnh lý lại cả ngàn tác phẩm VHDG sưu tầm được và giữ lại chưa đầy 50% số đó để in thành sách VHDG BL.

    Tôi nghĩ có lẽ thơ của bác Khoa đã được dân gian đọc, thích, rồi nhớ, rồi truyền từ mẹ sang con, từ bà sang cháu... Nếu trách là trách người biên soạn cuốn VHDGBL khi chỉnh lý đã không biết đó là câu chuyện được phóng tác lại từ thơ của bác Khoa (mà làm sao mà biết hết được nhỉ?)

    Còn người làm từ điển, người ta dựa vào cuốn tuyển tập đã xuất bản từ năm 2005 và đã tái bản (sao lúc đó không ai phát hiện ra là có thơ của bác Khoa trong đó nhỉ?)... thì người ta có làm gì sai mà bác quy chụp nào là đạo văn, nào là tiêu tốn tiền của nhà nước, nhân dân kinh thế.

    Theo tôi, bác Khoa nên mừng mới phải, vì thơ của bác coi như là sống vĩnh viễn với dân gian rồi.

    Mà cứ cái kiểu hùa nhau mắng mỏ dù chưa nắm trong tay được cuốn Từ điển Type và cuốn VHDGBL để xác minh thật hư thế này thì đúng là "thật kinh quá".

    Tôi là hậu sinh, mới chỉ mon men làm khoa học thôi mà thấy đoạn trường kiểu này thì chỉ muốn bỏ chạy lấy thân.
  • Huỳnh Tấn Phương
    Tôi là dân Bạc Liêu đây. Bạc Liêu làm gì có truyện dân gian "Đi đánh Thần Hạn". Ba láp rồi. Vấn đề Bạc Liêu không phải hạn hán hay lụt lội chi hết. Dân tui là đờn ca tài tử, văn hoá sông nước, miệt vườn. Hạn hán là chuyện xa lạ, đó là chuyện Ninh Thuận, Bình Thuận hay ngoài Bắc chứ bộ. Nghiên cứu nghiên kiếc thế này thì chết. Hổng lẽ viện Văn học khoa học hàn lâm mà thế này sao?
  • Ngọc Sơn
    Thần đồng thơ Trần Đăng Khoa cùng tuổi tôi, ngay từ khi còn học phổ thông tôi đã ngưỡng mộ những bài thơ rất sống động vì hoàn cảnh về quê sơ tán mới biết con trâu, cây lúa, máy bay bom đạn, đồng quê, cảnh lũ lụt hạn hán...vv. Nay vẫn xem các tác phẩm và bình luận của nhà thơ rất Khoa kiểu dí dỏm, sâu sắc và cụ thể như cuộc sống thực có, một nhà phản biện văn học khiến nhiều GS.TS phải bái phục, xấu hổ vì sự "nhập nhằng" dám múa dìu trước mắt thợ Khoa?
  • nguyễn nguyên
    Đây cũng là trường hợp tương tự như cuả nhà thơ Bàng Bá Lân với 2 câu thơ:
    " Hỡi cô tát nước bên đàng
    Sao cô lại tát trăng vàng đổ đi".(có sách viết là ' sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi')

    Khi thơ trở thành ca dao, cũng như trường ca ("Đi đánh thần hạn") trở thành thơ dân gian(phổ biến sâu rộng) thì âu cũng là một vinh dự hiếm có. Trừ trường hợp có ông/bà GS, TS nào đó "cầm nhầm" cuả ông Khoa (thành của mình) thì không kể. Bằng không, ông Khoa chỉ cần nhờ một vị nào trong giới văn học "nhắc khéo" cho bàn dân thiên hạ biết là cuả mình thì ...quá đẹp!
  • cu tý
    Hiện nay xã hội là như thế , con người khi bé trong sáng thánh thiện .Khi lớn lên có học thì lại bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của xã hội . Leo lên được ông nọ bà kia rồi thì chỉ biết ăn tiền chứ chắc gì đã làm được việc như người dân bình thường.
  • Phạm Thọ Đức
    Không biết " Công trình " của nhà khoa học này tốn bao nhiêu tiền. Nhưng " Trường ca đi đánh thần hạn " của Trần Đăng khoa tôi đã đuộc đọc từ cách đây vài chục năm, khi dất nước chưa thống nhất. Hiện tôi vẫn còn giữ tác phẩm này. Thật buồn cho các công trình " chôm, chỉa "
  • Thuý Tím
    Đọc bài này em cười lăn lóc vì hóa ra anh ĐẠO VĂN, he he.
    Có những điều khiến ta rất kinh ngạc không sao hiểu nổi. Em kể anh nghe chuyện này:
    Năm 1995 em có nhận lời viết một cuốn giáo trình kỹ thuật có tên TUỐC BIN HƠI cho một trường công nhân cơ điện. Cuốn giáo trình dày 840 trang này thực sự là công sức mà em đổ mồ hôi vắt ra. Bởi vì nếu viết một cuốn sách kỹ thuật cho hệ Đại học thì đã có các giáo trình lí thuyết rồi. Đằng này viết cho công nhân phải rất tỉ mỉ, rõ ràng. Từng bước từ cấu tạo, nguyên lý, cách kiểm tra, cách vận hành, cách bảo dưỡng, cách sửa chữa phải chuẩn, đúng, đủ để công nhân cứ thế tiến hành là bất cứ cái máy nào mang tên TUỐC BIN đều vận hành được. Viết giáo trình này em toàn phải thức đêm để dịch sách nước ngoài. Từ các đầu sách dạy công nhân kỹ thuật. Sách cũng không dễ kiếm. May mắn là chỗ em có một bác công nhân thợ Pháp lại lưu giữ được một bộ sách tiếng Nga. Em nhớ hồi đó suốt ngày lang thang khắp Hà Nội. Làm quen và lục hết sách của trường Bách khoa lên. Đọc, tổng hợp, cùng tham gia thử nghiệm cải tạo tuốc bin CE với thầy TUỆ và cộng với kiến thức kinh nghiệm do trực tiếp tham gia hướng dẫn vận hành, sửa chữa tuốc bin hơi của Ba Lan nơi em làm việc từ năm 1982 nữa. Cuối cùng em đã hoàn thành xuất sắc giáo trình này. Thày hiệu trưởng của trường công nhân kỹ thuật Vạn Điểm cảm động lắm nhưng em còn sung sướng hơn. Em nhớ tiền công viết giáo trình nhà nước trả rẻ lắm: hình như chỉ hơn 640 ngàn đồng (có GV của trường đã bảo em rằng: nếu anh viết bộ giáo trình này, anh nhất định đòi ít nhất 5 triệu! (1,2 cây vàng. Tuy nhiên em cho rằng tiền ko quan trọng. Điều sướng nhất là khi em dạy mẫu mấy khóa ở trường và cho học sinh thực hành, sửa chữa tại các nhà máy đường Quảng Ngãi, Tuy Hòa đều có kết quả rất tốt. Nhiều thế hệ công nhân đã từ giáo trình này mà trở thành thợ lành nghề.

    Điều buồn cười nhất là lần em đi bổ túc nâng cao cho công nhân ở nhà máy đường Trị An. Có hai em học sinh vừa tốt nghiệp khoa tuốc bin của cao đẳng nông lâm TP Biên Hòa. Em hỏi: Các em học giáo trình gì ở trường? Em nói: Em học giáo trình do trường em biên soạn. Hôm sau các em mang giáo trình đến cho em xem thì...kìa, choáng đến mức em lăn ra cười vì không sao hiểu nổi, chính là cuốn giáo trình do em viết. Thậm chí cả một vài lỗi chỉ em mới biết cũng vẫn nguyên...như rứa, chỉ thiếu mỗi...tên người biên soạn

    Bìa cuốn sách ghi rõ tên bản quyền giáo trình của trường. Lúc đó em chỉ nghi: Bữa nào rảnh mình qua trường trêu rằng mình sẽ kiện. Tuy nhiên em cũng tự hỏi sao một ban lãnh đạo trường nghiêm túc như thế, tự cho rằng mình văn hóa như thế. Lại có thể ăn cắp trắng trợn như thế mag ko biết ngượng.
    Thành ra đọc bài này em hiểu tâm trạng gà mất trứng của anh
  • Quang Chí
    Lão Khoa
    "Trong cái rủi có cái may"
    Cái Rủi: như Lão đã viết.
    Cái may: mới có mấy chục trang mà lão tìm ra một đống sạn. Cứ đà này, xây nhà Lão không cần phải mua cát. Các nhà khoa học trên đã và sẽ cấp đủ, thế mà không nhận ra, rõ chán cho Lão
  • Nguyễn Việt Thắng
    Một mình Lão Khoa mới tra vài chục trang đầu mà đã nhặt được vô vàn "hạt sạn ". Khi nhiều người khác tra tiếp thì không biết lòi ra bao nhiêu loại " Sạn " nữa đây.
  • Duykhaphan
    Đọc bài này của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi cũng cảm thấy tá hỏa thật. Tá hỏa vì trình độ của các vị PGS, TS của chúng ta ngày nay. Tôi tuy không làm công tác nghiên cứu văn học nhưng cũng đã tiếp xúc với trường ca Đi Đánh Thần Hạn của Nhà thơ Trần Đăng Khoa từ những năm 1970. Không hiểu sao các PGS, TS về Văn chương lại nhầm một cách tai hại như thế. Họ chưa hề được đọc Trường ca này à?
  • GS.NGND Nguyễn Lân Dũng
    Thật đáng buồn vì Viện này nằm trong VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM (!). Tôi thiết nghĩ Viện trưởng Viện Văn học phải có ý kiến trả lời cho TĐK và bạn đọc thì mới "phải đạo"!
  • Bùi Lâm Bằng
    "Thật kinh hoàng!"
    Có lẽ cái tội "sâu xa" nhất vẫn là cái tội sinh bằng cấp, phẩm hàm, tuyệt đối hóa bằng cấp, phẩm hàm. (nhất là cái việc quy định phải là TS mới được phong GS-PGS khiến cho nhiều nhà khoa học,học giả bậc thầy nhưng vì thiếu cái TS mà không được phong GS-PGS. Không lẽ các học giả bậc thầy bây giờ còn đilàm TS để cho Học trò của mình, thậm chí Học trò của học trò minh chấm luận án). Các vị dán nhiều tem, nhãn quá. Ở quê tôi, có vị TS viết còn sai chính tả, nói sai thuật ngữ, kiến thức thì lởm khởm.
    Một trường ca in trên báo VN, NXB tái bản tới 30 lần ở miền Bắc, mà các "nhà khoa học" không biết, nhưng lại biết nó được phổ biến ở các tỉnh phía Nam... Khôi hài quá.
  • Duy Bền
    Đọc mấy dòng đầu thấy ghi toàn " Đỉnh cao trí tuệ " GS -TS ,PGS - TS...đã thấy rờn rợn rồi . Xem một số thông tin đáng tin cậy về việc đạo văn trong các luận văn TS mà chào thua . Trường ca Đi Đánh Thần Hạn ,ai là người Việt Nam dù chưa xem nhưng cũng biết được nhắc tới ...CÁc vị học hàm học vị cao ngất ngưởng lại ở một VIỆN VĂN HỌC chuyên ngành mà lại lười đọc lười biết vậy sao ? Mới đó mà đã nhầm lẫn đến thế . Tác giả còn sờ sờ ra đây - người của công chúng mà họ cũng...lướt qua thì BOTAY.COM . Chia sẻ cùng LÃO KHOA .
  • Hung
    Nhà thơ Trần Đăng Khoa kết thúc bài viết rất hay. Chẳng biết là "các nhà khoa học" làm ra từ điển nghĩ gì, hãy lên tiếng để người đọc hiểu một chút nhé!

---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Lên tiếng của Trần Đăng Khoa và dư luận
Xem nhanh cuốn sách mà Trần Đăng Khoa vừa lên tiếng
Trần Đăng Khoa lên tiếng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.