Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/05/2013

Cống hiến lớn nhất của ông Thánh Ba

Tin chính thức đã xác nhận Thánh Ba thực sự rớt đài trong cuộc đấu vào Bộ Chính trị lần này. Hẳn có người đã mỉa mai ông ấy là dại, ra chơi vơi cảnh cơm niêu nước lọ ở Ba Đình làm chi, bây giờ ngay cả việc trở lại sân nhà Đà Nẵng cũng bị cụt mất, ở lại chỉ để ngắm hồ Trúc Bạch và vãn cảnh chùa Trần Quốc thôi. 

11/05/2013

Nữ doanh nhân Bổi Lạng ở Tứ Kỳ - 2 (Nguyễn Quí Đức và Tăng Bá Hoành)

Về Tứ Kỳ ngày hôm nay, ra ăn bún ở ngoài chợ, cũng thấy người ta còn kể chuyện bà Bổi Lạng. Một hạng nữ nhân giỏi giang, vua biết mặt chúa biết tên, danh vang cả xứ Đông xứ Tây lúc đương thời.

Nữ doanh nhân Bổi Lạng ở Tứ Kỳ - 1 (nhà Chúa và những thỏi vàng tự sinh)


Thứ nhất cô Đỏ Thanh Hoa

Thứ nhì Bổi Lạng, thứ ba Thạch Sùng




Từ đây trở xuống là bài lấy về từ báo Hải Dương ( 27/01/2010 15:10:57 PM).

---

Lăng (ảnh trên) và bia ghi công đức bà Bổi Lạng (ảnh dưới) ở xã Bình Lãng (Tứ Kỳ). Ảnh: TTG

10/05/2013

Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc - 2 (Mục lục kỷ yếu)

Sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc in 500 cuốn, khổ 16 - 24 cm, gồm 713 trang. In xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2013.

Quang cảnh Hội thảo "Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc" (21/9/2012)

09/05/2013

Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc - 1 (Kỷ yếu vừa ra lò)

Sách vừa ra. Tôi vừa nhận được vào chiều tối ngày hôm nay (09/5/2013).

Sách dày 713 trang (chưa kể mấy trang mục lục và lót bìa sau). 

Tạm đưa cái bìa sách lên trước, và trở lại các vấn đề nội dung của sách sau.

Mới đọc lượt một lượt, thấy sách bị in chạy trang hay mất chữ ở một vài chỗ.




---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc - 1 (Kỷ yếu vừa ra lò)

Tìm một ông Tây tên là Gia Kê (có bằng tiến sĩ luật, nhà ở Hà Nội)

Đang ở xứ Thanh. Nên lại phải đi tìm một ông Tây bí ẩn có tên là Gia Kê. Vì mấy bộ sách lớn về Thanh Hóa được biên soạn rồi in khắc gỗ thời đầu thế kỉ XX lại chính là do cái ông Gia Kê này đề nghị. 

Tục thờ thần ở Thanh Hóa (bài Lê Văn Tạo)

Lời dẫn: Tưởng cùng lắm là đến ngày 4 tháng 5 thì rút quân ra khỏi xứ Thanh được. Rút cục, đến nay vẫn nằm lại.

Đọc lướt lại bài của Lê Văn Tạo nhân lúc mắc kẹt giữa các "gái Thanh".

Viết "gái Thanh" mà lại nghĩ đến Bà Ngô ở Hà Nội. Họa may có ông Doãn Kế Thiện hiểu kẻ hậu học đang nghĩ gì. Lằng nhằng lại nhớ đến cái biển hiệu của công ty ông bạn trong phố Doãn Kế Thiện.

03/05/2013

Nên trở lại phương án tên nước là NAM VIỆT chăng ?


Chuyện đặt tên nước bây giờ thật ra đang loay hoay. Mà loay hoay chính là ở chỗ đang đi tìm tính chất cho nước, tức là tính-từ hay cụm-tính-từ cho cái tên đã có từ lâu là VIỆT NAM (bà con Nam Bộ ngày trước quen dùng là tĩnh-từ, mà không phải là tính-từ).

Chùa Sùng Khánh ở Vĩnh Phúc và nhà Mạc

Lời dẫn: Bài lấy về từ trang của Trung tâm Thông tin - Xúc tiến Du lịch Vĩnh Phúc. Chữ viết tắt XTDL ở cuối bài là chỉ trung tâm này.


Bài có rất nhiều lỗi (lỗi đến từ các bài viết học thuật của các vị khác). Tạm lưu ở đây trước ngày chúng tôi chuẩn bị trở lại vùng Ngã Ba Hạc.

02/05/2013

Nhân dân không đặt tên nước, và tên nước đã có trước ngày 2-9-1945

Sáng nay, trên Vietnamnet, thấy có bài "Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm" của ông Nguyễn Đăng Dung. Tác giả được giới thiệu là thành viên Ban Biên tập dự thảo Hiến pháp sửa đổi. 

Thông suốt toàn bài là ý tưởng muốn đổi tên nước hiện tại. Theo ông Dung, thành tố "Xã hội Chủ nghĩa" vướng phải những vấn đề thuộc tiền đề lí luận, rằng: "Với tên nước hiện tại - Cộng hòa XHCN Việt Nam - tiền tố “Cộng hòa” đã phản ánh đúng chính thể mà nhân dân đã lựa chọn. Tuy nhiên, với yếu tố XHCN trong tên nước thì có nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng Cương lĩnh của Đảng ta xác định xã hội XHCN là một mô hình nước ta đang hướng tới, các đặc trưng của nó đang tiếp tục được nghiên cứu, làm sáng rõ hơn. Xây dựng xã hội XHCN là một tiến trình lịch sử lâu dài mà ở ta các văn kiện mới thể hiện ở mức “định hướng XHCN”. Gắn một nội dung chưa phải là hiện thực vào tên gọi quốc gia, quả thật đáng suy nghĩ.".