Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-thư-ngũ-kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-thư-ngũ-kinh. Hiển thị tất cả bài đăng

19/03/2023

Đọc lại một bài thơ cổ : "Cây Cù mộc" (trong "Kinh Thi")

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: "Một cây cù mộc, một sân quế hòe". Câu ấy, theo cách hiểu truyền thống, thì là để tả cảnh gia đình sung túc đầm ấm của chàng Kim Trọng với Thúy Vân (em gái Thúy Kiều).

Đại khái, cù mộc được xem như nàng Thúy Vân (hoặc cả vợ chồng Kim Trọng - Thúy Vân), và quế hòe là nói về đàn con đông đúc với đủ nam đủ nữ của nàng.

Mà cũng là cảnh trong sân nhà rộng rãi của gia đình Kim Trọng - Thúy Vân: có một cây cù mộc với rất nhiều quế và hòe. Cái sân ấy, với cây cối như vậy thì hắn sẽ ấm áp về đông và mát mẻ về hè !

Dĩ nhiên, cả cây cả người đều là ước lệ. Tất cả đều là ước lệ. 

Cù mộc thì có gốc từ tận Kinh Thi - quyển sách được xem là do Khổng Tử (551-479 TCN) san định từ hồi khoảng thế kỉ 5 trước công nguyên. Kinh Thi chỉ tính bản do Khổng Tử san định đã cách Nguyễn Du (1766 - 1820) khoảng 23 thế kỉ, và cách chúng ta tới tận khoảng 25 thế kỉ !

Thời đại của Kinh Thi cách thời đại của Khổng Tử cũng đã vài thế kỉ ! Với chính Khổng Tử, những bài thờ trong Kinh Thi đã là cổ điển. Bởi vậy, với chúng ta, Kinh Thi là cổ điển của cổ điển.

14/11/2018

Vừa đi vừa đọc lại Tứ Thư : "Tư thục私淑" trong Mạnh Tử

Hôm nay, nhân có việc, bàn đến chữ Tư Thục 私淑 trong sách Mạnh Tử. Nhờ có mạng toàn cầu, mà không cần phải mở lại bản in giấy.

Chữ ấy xuất hiện trong tiết 22 của chương "Ly lâu chương cú hạ" cũng gọi tắt là "Ly lâu hạ 離婁下" của Mạnh Tử. Nguyên văn cả tiết ấy là: