Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/08/2014

Lời bình của Liam cho một cuốn sách nền tảng của Trần Ngọc Thêm về văn hóa Việt Nam

Lời bình này đã xuất hiện trên blog của Liam từ mấy năm trước, bằng tiếng Anh. Sau đó, đã được học giả Hà Hữu Nga dịch sang tiếng Việt.


Cần ghi chú rằng, cuốn sách này, tôi sưu tầm khá đầy đủ. Bắt đầu từ bản in dạng gần như roneo bởi Đại học Ngoại ngữ Hà Nội trước đây (hình như in nội bộ, là những tập mỏng), đến những bản sau này. Phần nhiều là được cho tặng từ bạn làm ở nhà sách. Tuy vậy, cho đến hiện tại, tôi chưa từng sử dụng hay trích dẫn từ đó.

Liam thật ra đọc sách rất lỗ mỗ, thậm chí là nhiều khi có thể nói là "bá vơ". Đánh giá về sách của Trần Ngọc Thêm, mà bảo là sách ấy mãi năm 2004 mới in, thì thôi, coi như mới đọc bìa với vài trang ví dụ.

Thứ nữa, mấy thứ liên quan đến lịch sử tộc người này, đều không phải là chuyên môn, của cả Liam và Trần Ngọc Thêm. Một ông là sử văn bản viết, một ông vốn là ngữ học tiếng Việt. Thôi, cũng tạm chưa xem là lạ đi, lúc khác sẽ nói tiếp.




Dưới đây là hai bản chép nguyên xi bài của Liam (dịch tiếng Việt và nguyên tiếng Anh).



---


1. Bản dịch tiếng Việt


Thứ Năm, ngày 18 tháng 10 năm 2012






Le Minh Khai*

Người dịch: Hà Hữu Nga

Lời người dịch: Trên trang mạng leminhkhai.wordpress.com có một số bài viết ngắn đề cập đến các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn hóa Việt Nam; đề cập đến các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa hàng đầu của Việt Nam. Chúng tôi cố gắng dịch và chuyển tải đến những ai liên quan - quan tâm, và mong rằng các vị sẽ có các trao đổi giúp làm rõ vấn đề mà tác giả Le Minh Khai đặt ra, nhằm thúc đẩy học thuật phát triển.


Tôi đã đọc cuốn Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam (TPHCM: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004) của Trần Ngọc Thêm, trong đó có một mục nói về ba giai đoạn hình thành các dân tộc Việt Nam như sau:  

1) Vào thời đại đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước), có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ vùng Tây Tạng thiên di về phía Đông Nam, tới vùng nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Melanésien bản địa (thuộc đại chủng Úc), dẫn đến kết quả là sự hình thành chủng Indonésien (còn gọi là cổ Mã Lai) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp...Từ đây lan tỏa ra, người Indonésiens cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại. Đó là một vùng rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang Assam của Ấn Độ, phía đông tới vùng quần đảo Phillipines và phía Nam tới các hải đảo Indonesia [Nguyễn Đình Khoa 1976. Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam (dẫn liệu nhân chủng học). HN: NXB KHXH, tr. 160].

2) Từ cuối thời đại đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng gần 5000 năm về trước), tại khu vực mà hiện nay là Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương (từ phía Nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng Hà), trên cơ sở sự chuyển biến từ loại hình Indonésien bản địa dưới tác động của việc tiếp xúc thường xuyên với đại chủng Mongoloid từ phía Bắc, đã hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (Austro-asiatique).

3) Thời kỳ sau đó chủng Nam Á được chia tách thành một loạt các chủng tộc mà trong cổ thư Việt Nam và Trung Hoa được gọi bằng danh từ “Bách Việt”. Tuy “một trăm” (bách) chỉ là một cách nói biểu trưng, nhưng đó thực sự là một cộng đồng cư dân hùng hậu, bao gồm nhiều tộc người Việt như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt [Nguyễn Đình Khoa, sách đã dẫn, tr. 171].

Thảo luận

Trước hết, ngôn ngữ chủng tộc mà ông sử dụng ở đây là rất có vấn đề, nhưng tôi sẽ gác vấn đề đó lại để xem xét các vấn đề khác.

1) Người Indonesians và người Malays là các bộ phận của những nhóm người lớn hơn được gọi là Austronesians – Nam Đảo. Các học giả vẫn tranh cãi về nguồn gốc của nhóm người này. Nhiều học giả lâu nay vẫn cho rằng người Nam Đảo có nguồn gốc từ nam Trung Quốc, sau đó di cư đến Đài Loan rồi tiếp tục đi về phương nam đến Philippines trước khi tản mát khắp vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Những người khác thì lại cho rằng người Nam Đảo xuất hiện đầu tiên tại Đông Nam Á. Nhưng dù sao thì, KHÔNG AI trong số những học giả tôi được biết, cho rằng “người Mongoloids  từ Tây Tạng” có bất cứ mối liên quan nào với người Nam Đảo. 

Trần Ngọc Thêm lấy đâu ra ý tưởng này? Ông dẫn một công trình xuất bản năm 1976 của Nguyễn Đình Khoa. Tri thức học thuật về nguồn gốc và ngôn ngữ học nhân loại luôn luôn thay đổi. Hơn nữa tri thức học thuật Việt Nam thập niên 1970 tuyệt đối không phải là đỉnh cao. Vậy thì tại sao trên đời này lại còn một học giả vào năm 2004 vẫn dựa vào một công trình của Việt Nam từ năm 1976 để viết về chủ đề này?.

2) “Austro-Asiatic” – Nam Á là một thuật ngữ thông dụng để chỉ một nhóm các ngôn ngữ hiện nay vẫn đang được sử dụng từ Ấn Độ đến Việt Nam, mà KHÔNG PHẢI là nam Trung Quốc và các vùng thuộc bắc bán đảo Đông Dương. Hơn nữa theo tôi được biết thì không học giả nào lại cho rằng các ngôn ngữ này và những người nói các ngôn ngữ ấy lại xuất hiện ở khu vực nam Trung Quốc và bắc Đông Dương.

Có một số học giả nghiên cứu về di truyền học và cố gắng kết nối những người nói các ngôn ngữ Nam Á với nhau. Tuy nhiên các học giả này nói về một khu vực trải từ Ấn Độ đến Việt Nam, chứ KHÔNG PHẢI là nam Trung Quốc và các vùng bắc bán đảo Đông Dương. Về vấn đề này, có thể xem sơ đồ mô tả sự triển khai của người nói các ngôn ngữ Nam Á từ Ấn Độ đến Đông Nam Á trong bài viết gần đây: [Nguồn: Vikrant Kumar, et. al., Asian and Non-Asian Origins of Mon-Khmer- and Mundari-Speaking Austro-Asiatic Populations of India, published in American Journal of Human Biology 18 (2006): 467].

3) Môn-Khmer, Tày-Thái, và Mèo-Dao là các thuật ngữ để chỉ các ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác nhau. Các ngôn ngữ Môn-Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á, Tày-Thái thuộc ngữ hệ Tai, còn Mèo-Dao thuộc ngữ hệ H’Mông-Miến. Không một nhà ngôn ngữ học phương Tây nào lại cho rằng các ngữ hệ riêng biệt này đã phát triển từ ngữ hệ “Nam Á” (hoặc từ người Nam Á) trong 5000 năm qua (hoặc từ bất từ một nhóm riêng lẻ nào trong vòng 5000 năm qua).

Các ý tưởng của Trần Ngọc Thêm trong công trình trên cho thấy ông hoàn toàn không chạm được đến tri thức học thuật về chủ đề này. Giờ đây đã là thế kỷ 21. Việt Nam đã “mở cửa ra thế giới” từ năm 1986. Không có bất cứ lý do gì để công bố bất cứ một cái gì như thế này. Cho đến bây giờ mà vẫn còn có học giả đặt vấn đề nghiên cứu và công bố với các ý tưởng như thế này thì  rõ ràng hình ảnh về học giới Việt Nam thật là kinh hoàng. Tại sao lại có tình cảnh đó? Đơn giản là vào Google gõ “Austronesian origins” (Nguồn gốc người Nam Đảo) thì sẽ thấy ngay rằng người Mongoloids Tây Tạng không liên quan gì đến vấn đề đang được thảo luận. Không đọc được tiếng Anh à? Thế thì hãy học đi.

Vậy thì theo tôi rất dễ hiểu tại sao Trần Ngọc Thêm lại viết như vậy. Đó chính là chủ nghĩa dân tộc. Ông ấy muốn chứng minh rằng các dân tộc Việt Nam có cùng một nguồn gốc và đã được hình thành qua một quá trình lịch sử chung. Để làm được điều đó ông cần phải lờ đi tri thức học thuật của các nhà ngôn ngữ phương Tây từ nửa thế kỷ qua.

Mục đích của học thuật là giúp cho người đọc mở mang tri thức để ngày càng trở nên hiểu biết. Ngược lại, bất kỳ ai đọc và tin vào những điều Trần Ngọc Thêm viết trong công trình trên đều sẽ trở nên ngu dốt đi.
______________________________

Ghi chú: Lê Minh Khải 黎明愷 tên thật là Liam Christopher Kelley, Phó Giáo sư, Khoa Lịch sử, Đại học Hawaii at Manoa, Hoa Kỳ.


Nguồn: Trần Ngọc Thêm and the Dire Condition of Vietnamese Scholarshiphttp://leminhkhai.files.wordpress.com/26Feb.11/




http://kattigara-echo.blogspot.kr/2012/10/tran-ngoc-them-va-ieu-kien-te-hai-cua.html





2. Nguyên gốc tiếng Anh


26feb11
http://leminhkhai.wordpress.com/2011/02/26/tr%E1%BA%A7n-ng%E1%BB%8Dc-them-and-the-dire-condition-of-vietnamese-scholarship/
I was reading Trần Ngọc Thêm’s Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam (TPHCM: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004). He has a section where he talks about the three stages in which he says the nationalities of Vietnam (các dân tộc Việt Nam) were formed. This what he says:
1) About 10,000 years ago, some Mongoloids from Tibet migrated into the Indochinese Peninsula where they mixed with “Melanésiens” to create “Indonésiens,” also known as “ancient Malays” (cổ Mã Lai). These Indonésiens then migrated out into the rest of Southeast Asia, which stretched from the Yangzi River in the north, to the Indonesian islands in the south, and from the Philippines in the East, to Assam in India in the west.
2) About 5,000 years ago, the Indonésiens living in the area of what is today southern China and the northern parts of the Indochinese peninsula, came into contact with Mongoloids from the north and formed a new group – the “Austro-asiatique” or “chủng Nam Á.”
3) Later these people broke up into groups which ancient Chinese texts refer to as the “Hundred Yue/Việt” (Bách Việt). Each group had its own language, and came to be known by names such as the following: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, and Mèo-Dao.
Discussion
First of all, the racial language which he uses here is very problematic, but I’ll put that aside and look at some other issues.
1) Indonesians and Malays are part of a larger group of peoples known as Austronesians. Scholars debate about where they originated. Many have long argued that the Austronesians originated in southeastern China and then migrated to Taiwan and then south to the Philippines before dispersing throughout Southeast Asia and into the Pacific. Others have argued for the emergence of Austronesians first in Southeast Asia. Either way, as far as I know, NO ONE argues that “Mongoloids from Tibet” have anything to do with the Austronesians.
Where did Trần Ngọc Thêm get this idea? He cites a 1976 work by Nguyễn Đình Khoa. Scholarship on human origins and linguistics changes constantly. What is more, Vietnamese scholarship in the 1970s was definitely not cutting edge. So why on earth would a scholar in 2004 rely on a Vietnamese work from 1976 on this topic?
2) “Austro-Asiatic” is a term which is most commonly used to refer to a group of languages which are today spoken from India to Vietnam, NOT southern China and the northern parts of the Indochinese peninsula. Further, no scholar that I am aware of argues that these languages and their speakers emerged in the area of southern China and northern Indochina either.
There are some scholars who examine genetics and try to connect the speakers of Austro-Asiatic languages. Here again, these people talk about the area stretching from India to Vietnam, NOT southern China and the northern parts of the Indochinese peninsula. For instance, this image below depicts the proposed spread of Austro-Asiatic speakers from India to Southeast Asia, and comes from a recent article in which some scholars examined genetic evidence.

[Source: Vikrant Kumar, et. al., “Asian and Non-Asian Origins of Mon-Khmer- and Mundari-Speaking Austro-Asiatic Populations of India,” American Journal of Human Biology 18 (2006): 467.]
3) Môn-Khmer, Tày-Thái, and Mèo-Dao are terms which refer to languages in different language families. Mon-Khmer languages are Austro-Asiatic languages, Tày-Thái are Tai languages, and Mèo-Dao are from the Hmong-Mien (a.k.a. Miao-Yao) language family. There is no linguist in the West who would argue that these separate language families developed from “Astro-Asiatic” (or from Austro-Asiatic people) in the past 5,000 years (or from any single group in the last 5,000 years).
Trần Ngọc Thêm’s ideas here demonstrate that he is completely out of touch with the scholarship on this topic. It’s the 21st century. Vietnam has been “open to the world” since 1986. There is no excuse for being this ignorant about a topic like this. There is also no excuse for publishing anything like this. That scholars can come up with ideas like these and get them published is a clear sign that the world of scholarship in Vietnam is in terrible shape. Why is this the case? Simply searching Google for “Austronesian origins” will make it clear right away that Mongoloids from Tibet are not part of the discussion. Can’t read English? Learn it.
That said, I think it is easy to see why Trần Ngọc Thêm wrote what he did. It’s nationalism. He wants to show that the nationalities of Vietnam (các dân tộc Việt Nam) come from the same source and were formed through a shared historical process. To do this requires that he ignore the scholarship of Western linguists from the past half century.
The purpose of scholarship is to enable readers to become more intelligent. Anyone who reads and believes what Trần Ngọc Thêm’s wrote here will, to the contrary, become more ignorant.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.