Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn huy-đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn huy-đức. Hiển thị tất cả bài đăng

02/01/2015

Thử theo dõi một tin đồn : ông Nguyễn Bá Thanh

Tin đồn về tình hình sức khỏe của ông, mấy hôm nay, "nở rộ" trên không gian mạng. Mình cứ chỉ xem là tin đồn. Mà là tin đồn, thì đúng là tin được đồn, nên không rõ thực hư ra sao.

Sáng nay, vừa vào ngó Fb, thì cũng thấy loan trên Fb của bác Nhà văn - Đại tá công an Thái Kế Toại (người mới đây viết về vụ Nhân văn Giai phẩm, xem lại ở đây). Đại khái bác Toại loan như sau:

02/11/2014

Một câu chuyện quen kể của bác Dương Phú Hiệp, được Nguyễn Văn Minh rồi Huy Đức chép

Câu chuyện này, bản thân tôi đã nghe không dưới 3 lần trực tiếp từ bác Dương Phú Hiệp (thành viên nhóm nghiên cứu của cụ Trường Chinh trước Đổi Mới). Lần đầu tiên là năm 2000, lúc ấy chúng tôi mời bác Hiệp tới nói chuyện với đoàn thanh niên. Chủ đề là Đổi Mới

27/09/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)

Những gì Huy Đức trình bày trong chương này không có gì mới. Ở entry đầu tiên của loạt bài sưu tầm này, đã nhắc đến các cụ Trần Nhâm và Dương Phú Hiệp. Cụ Hiệp khi là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nhật Bản, với tư cách là một thành viên trong nhóm nghiên cứu của cố Tổng Bí thư Trường Chinh thì vào mùa thu năm 1996 đã được Đại học Quốc gia Tokyo mời đến giảng bài về Đổi Mới trong một học kì.

11/10/2013

Không vội tin lời kể không có bằng chứng của thư kí (viết thêm từ phát hiện của bác Trần Hùng)

Vừa có một phát hiện thú vị của bác Trần Hùng liên quan đến việc Đại tướng được giao nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch hồi giữa thập niên 1980. Phát hiện tuy nhẹ nhàng, nhưng rất trúng.

Cụ thể là, đã có sự khác nhau một trời một vực giữa: một bên là lời kể chay của người thư kí của Đại tướng - ông Đại tá Nguyễn Văn Huyên, và một bên là tư liệu hai năm rõ mười mà bác Trần Hùng trình ra.

Sự kiện chưa cách xa chúng ta mấy, mới chỉ từ năm 1984 thôi, chứ đâu phải là 1944 hay 1934 (1924, vân vân).

24/02/2013

Bên thắng cuộc : Một cuốn trên kệ sách đọc giải trí tranh thủ

Tính không nói gì đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, bởi với tôi, sách ấy không đáng phải mất thì giờ để mà đọc một cách nghiêm túc. 

Hôm qua, trong lúc trà dư tửu hậu những ngày còn chưa nguôi không khí Tết, một bác bạn hỏi ý kiến. Tôi bảo: ở nhà, tôi hay để sách đọc giải trí trong thời gian ở trong toa-lét (có riêng một kệ sách thập cẩm, chỉ với tay lên là lấy được, thi thoảng thay đổi cho khác vị). Hình như, nhiều người cũng có thói quen đơn giản ấy thì phải. Mà bây giờ, ấn bản giấy nhiều khi được thay thế bằng ai-pát, ai-pết, hay pa-sô-công.

Tôi có đọc Bên Thắng Cuộc một cách tranh thủ trong những lúc như thế. 

---

Những entry liên quan đã đi trên blog này: 
Chứng Minh Nhân Dân hay Thẻ Căn Cước có ghi tên bố mẹ - 1