Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-thông-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-thông-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

19/02/2014

Ý tưởng biến cầu Long Biên (tức cầu Paul Doumer trước đây) thành bảo tàng treo trên sông Hồng

Ý tưởng đó của Kiến trúc sư Nguyễn Nga - một Việt kiều Pháp hiện sinh sống tại Hà Nội - đã có từ nhiều năm trước. Tôi trực tiếp nghe từ khoảng giữa năm 2009. Sau đó, đã trực tiếp giúp chị ở một phần việc trong năm 2010 (Festival Cầu Long Biên 2010 “Cầu rồng kể chuyện nghìn năm” ). 

Bẵng cái, đã 4 năm trôi qua. Từ đó, Festival cầu Long Biên chưa được tổ chức mới (đến nay, mới có hai lần, vào năm 2009 và năm 2010).

Đại khái ý tưởng của chị Nguyễn Nga như sau (trích tư liệu cá nhân, bản quyền thuộc Nguyễn Nga):

22/01/2014

Dừng lại ở đền Mẫu Liễu ngay trước cửa khẩu quốc tế Lào Cai (dòng Nậm Thi và Hà Khẩu)


Mỗi lần đứng ngắm cửa Hà Khẩu từ đền Mẫu Liễu này, dù là hè hay là đông, tôi đều thấy một cánh chim bay từ bờ Nậm Thi bên này sang bên kia hoặc ngược lại. Không rõ giống chim gì, và chưa từng chớp được hình của nó. 

Mùa hè thì thường có người bán tào phớ dạo đi loanh quanh khu vực đền cửa khẩu. Bây giờ, không thấy anh, cũng đâm ra nhớ, bởi đó là một trong những người có thâm niên ở đây mà tôi thường gặp đầu tiên mỗi khi đến.

Đền Mẫu Liễu ở đây, theo tư liệu của phía Sở Văn hóa Lào Cai (gọi tắt) cộng với tư liệu điều tra của tôi, thì đã có từ thế kỉ 19. Vài năm trước, đền được công nhận là di tích cấp quốc gia.


Tạm thời, tôi chưa đưa ảnh của mình, mà tạm xem ở đây

21/01/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Xem lại chùm ảnh cũ nhân lúc dừng lại ở nhà ga xe lửa Mông Tự (Vân Nam)

Mông Tự là tên một huyện ở tỉnh Vân Nam, nằm trên đường biên chung với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Hai bên đi qua lại nhau bằng cửa Hà Khẩu. Tuyến đường sắt Hà Nội - Côn Minh chạy qua đó từ thời Pháp thuộc.

Chúng tôi đi Mông Tự lần này theo chỉ dẫn của tư liệu cũ. Tới chỗ vừa in dấu bàn chân của các lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên, lại cũng có in dấu bàn tay của các lãnh tự Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Nhất Linh đã từng viết khá chi tiết về Mông Tự trong Giòng sông Thanh Thủy

Nhưng không phải để tìm những dấu bàn chân và dấu bàn tay ấy. Mà là tìm bước chân của một nữ thần Việt đã xuất ngoại dẫn lối cho các nhà cách mạng giải phóng dân tộc. Bà đã đi tiên phong, sớm hơn lúc Nguyễn Ái Quốc hay Vũ Hồng Khanh đến đó hoạt động tới cả nhiều chục năm.