Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Tỉnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Tỉnh. Hiển thị tất cả bài đăng

28/04/2016

BÁO ĐỘNG ĐỎ về Vũng Áng, có từ năm 2015

Báo động đó đã được đưa về mục đầu tiên, tức mục 0, của sưu tập đầu tiên về Vũng Áng 2016, ở đây.

Báo động đó đã có từ tháng 10 năm 2015. Không phải mãi tới tháng 4 năm 2016, tức nửa năm sau.

Nửa năm. Không phải là nửa tháng hay một tháng.

23/04/2016

Cảng Vũng Áng của Hà Tĩnh, tức "Vĩnh An cảng 永安港", thông tin cập nhật



Sau khoảng 2 năm, Vũng Áng lại trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Câu chuyện Vũng Ánh đã nói đến, vào tháng 5 năm 2014, ở đây, và ở đây

Đại khái đã tóm lược:

"Vũng Áng - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vũng Ánh ở Hà Tĩnh, được viết tên bằng tiếng Trung Quốc là "Vĩnh An cảng 永安港". Đã sôi động hồi tháng 5 năm 2014."


Dưới là thông tin cập nhật vào tháng 4 năm 2016.

02/12/2014

Tình trạng hôn nhân nội tộc của tộc người Chứt mang họ Hồ, ở Hà Tĩnh

Tình trạng chung của nhiều tộc người trước năm 1945, ở vùng Đông Á. Một số dân tộc được xem là tiến bộ nhất ở Đông Á cũng vốn là hôn nhân nội tộc.

22/08/2014

Danh sĩ xứ Nghệ thời Lê Mạc và những tấm sắc phong bằng lụa 400 năm

Gần đây, trong số tư liệu về Nguyễn Văn Giai (quan lớn của Lê Trịnh), tưởng như ngẫu nhiên, tôi lại bất ngờ tìm được một vài thứ khá quí để hiểu thêm về nhà Mạc thời kì Cao Bằng. Nhiều khi ăn may ! Cái đó, viết cẩn thận sau vậy.

Những tư liệu tương tự của phía Mạc lúc đó, vốn không ít, nhưng sau này, lúc chiếm được Cao Bằng, Lê Trịnh cho đốt và phá bằng sạch. Ông tổ của Nguyễn Du chạy từ Cao Bằng về Hà Tĩnh cũng không mang được gì, hay là phải tự đốt bỏ hết, và lên ngàn mà giả thành người rừng.

20/05/2014

rời Vũng Áng về Hải Nam, rồi tỏa đi các tỉnh : hơn 3500 công nhân Trung Quốc đã lên bờ (ngày 20/5/2014)

Một thời gian trước, tôi đã từng đón một đoàn khách đi từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến Hà Nội. Họ phải đi xe ô-tô từ Hải Nam vào đất liền thuộc hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, rồi từ đó, đi vào Việt Nam (qua Lạng Sơn, xuôi xuống Hà Nội). Lúc về, thì đi theo đường cũ.


Dòng chữ trên băng rôn màu đỏ: "Hoan nghênh công nhân viên Trung Quốc làm việc tại Việt Nam đã trở về nhà an toàn" (cập cảng Hải Khẩu ở Hải Nam, 20/5/2014)

Ngày hôm nay, 20/5/2014, hơn 3500 công nhân Trung Quốc đã cập bến Hài Nam. Họ đã lên tàu từ Vũng Áng (Hà Tĩnh, Việt Nam), vào ngày 19/5. Sau khoảng 20 tiếng đồng hồ thì tới Hải Nam.

Từ Hải Nam, họ lại sẽ đi tiếp về các tỉnh trong nội địa Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam,...).

19/05/2014

Ngày 19/5, có khoảng 4 ngàn công nhân Trung Quốc rời cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh về nước (tin và ảnh của phóng viên Tân Hoa xã)

Cảng Vũng Áng - thuộc địa bàn của huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh - được biết đến với tên gọi quốc tế là Vung Ang Port. Người Trung Quốc thì dịch ra thành một cái tên vừa quen vừa lạ, là cảng Vĩnh An (Vĩnh An cảng 永安港).

Theo tin của mạng Tân Hoa (xem toàn văn ở dưới), vào ngày 18/5/2014, đoàn công tác liên bộ của Trung Quốc do Trợ lí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Kiến Siêu dẫn đầu đã tới Hà Tĩnh, đi thăm hiện trường tại khu công nghiệp Vũng Áng, thăm hỏi công nhân.


Đoàn công tác của Trung Quốc thị sát cảng Vũng Áng, 18/5/2014
(ảnh của phóng viên Tân Hoa xã)



Trước đó, đoàn đã tới làm việc cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (hội đàm với Phó Chủ tịch Đặng Quốc Khánh). Hai bên đã thống nhất phương án đưa công nhân Trung Quốc về nước.

Đoàn cũng đã đến thị sát cảng Vũng Áng, bàn việc với những người quản lí cảng.

Theo kế hoạch, ngày 19/5/2014, sẽ có khoảng 4000 công nhân Trung Quốc lên tàu về nước từ cảng Vũng Áng.

17/05/2014

Để tham khảo : Thiệt hại của các công ty, cơ quan Nhật Bản do bị đập phá các năm 2010 và 2012, không được Trung Quốc đền bù nghiêm túc

Trung Quốc và Đài Loan đều cùng đưa ra yêu cầu phía Việt Nam phải đền bù cho những thiệt hại mà khối doanh nghiệp của hai nước này đã hứng chịu do bị đập phá thời gian vừa qua (ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh,...). 

Trung Quốc vẫn chỉ coi Đài Loan là một tỉnh của mình, tức tỉnh Đài Loan, chứ không công nhận là quốc gia ngang cấp, nên mọi phát ngôn chính thức của Trung Quốc vẫn tỏ vẻ khinh miệt. Chẳng hạn, nếu gọi ai đó là Bộ trưởng của Bộ gì đó thuộc Đài Loan thì Trung Quốc đều "dìm hàng" bằng cách cho luôn vào trong ngoặc kép (như "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao", "Thứ trưởng Bộ Ngoại giao",...).

Phía Nhật Bản, tựa như mách nước cho Việt Nam, đã đưa một vài nét chính về việc Trung Quốc chầy bửavô trách nhiệm trong đền bù cho Nhật Bản do cũng đập phá tương tự vào năm 2010 và 2012. Nguyên nhân các vụ đập phá kinh hoàng đó cũng bắt đầu từ tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Đập phá ở Bình Dương (5/2014)
Rất đau lòng là chúng ta cũng chỉ luẩn quẩn hệt như những chàng AQ bên làng Mùi mà thôi. Không hơn gì. Đáng hổ thẹn.

Nhưng trót ra rồi. Thì đành thế thôi. Phải đền bù là đáng rồi.

Tuy vậy, Nhật Bản tỏ ra bất bình (xem bài báo dưới đây, của tờ Sankei), ở chỗ: Trung Quốc đã vô trách nhiệm và chầy bửa với các thiệt hại lớn hơn nhiều lần do dân chúng Trung Quốc gây ra vào năm 2010 và 2012, thì bây giờ, cũng chính là Trung Quốc ấy lại lên mặt, cao giọng hùng ngôn liên tục, suốt mấy ngày qua, đòi Việt Nam đền bù.

25/12/2013

Chị Liễu rất muốn được yêu

Dân gian Việt vốn kiêng cái tên Liễu. Không may đặt nhầm tên con như vậy, sau này, người ta phải cải đi, hay đọc chệch. Sợ để nguyên thì nhất định sẽ bị phạt, không sớm thì muộn, giữa lúc cực thịnh mới chứng, hoặc khi cực bĩ mới tỏ.

Đại-gia-Hà-Tĩnh, Nguyễn-Thị-liễu, Đàm-Vĩnh-Hưng, Lý-Nhã-Kỳ, đại-gia-phố-núi, 137-tỷ, siêu-xe, đám-cưới
Bà Liễu đọ dáng kiêu sa với Lý Nhã Kỳ tại một bữa tiệc