Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

11/05/2019

Nói lại mà nghe (6) : sự cẩu thả và lười nhác của cán bộ chuyên môn Khu Di tích Bác Hồ

5 năm đã trôi qua. Bởi vậy, học và làm theo phong cách nhà báo C.B, sẽ là ở mục Nói lại mà nghe - đã có từ tháng 5 năm 2015 trên Giao Blog.

Nói lại mà nghe ở đây, là về một bài viết chính thức của Khu Di tích Bác Hồ đăng trên trang chủ của cơ quan này vào năm 2014, luận về bút danh Trần Dân Tiên. Bài viết đó đã được đưa về Giao Blog lưu từ năm ấy, tức là cũng đã 5 năm trước (xem lại ở đây).

Khu Di tích Bác Hồ là tên viết tắt. Còn tên đầy đủ là Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Đây là nơi mà ông Nguyễn Văn Đoàn vốn là thủ trưởng cơ quan - tức Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Theo thông tin của nhà báo Quốc Phong (đã đăng ở đây, tháng 5/2017), ông Đoàn vốn là lính cận vệ của Bác Hồ. Ông Đoàn là phu quân của bà Nguyễn Thị Tình - bà có một thời gian là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Bản chụp màn hình năm 2014
Tư liệu của năm 2004, được nhà báo Quốc Phong đưa lên mạng từ năm 2017

1. Bài viết của Khu Di tích Bác Hồ chính thức lên mạng ngày 20/5/2014. Cùng năm đó, khi đưa về Giao Blog lưu (vào ngày 23/10/2014) thì mới có hơn 500 lượt xem. Đến đầu tháng 5/2019, vào lại, thì số lượt xem đã hơn 6000 (đã ghi cụ thể ở đây).

2. Ngay khi đưa về Giao Blog lưu, vào tháng 10/2014, chúng tôi đã ghi chú nhanh rằng:

"Bài viết không có chút gì mới hay độc đáo cả. Hầu như là luộc lại một số thông tin đã cũ. Mà ngay câu đầu tiên đã sai."

Câu đầu tiên của bài đó như sau:
"Cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc, sau đó là tại Paris (Pháp) và đến năm 1955 mới được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại Hà Nội, sau đó được tái bản nhiều lần."

Sai đã quá rõ. Lẽ ra không cần phân tích gì thêm. 

Nhưng nếu chưa hiểu, thì cần nói nhanh thế này: Cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch không bao giờ được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc cả !

Sau 5 năm, một cái mở đầu sai rõ ràng như vậy, vẫn được giữ nguyên trên trang nhà của Khu di tích Bác Hồ (tính đến ngày 12/5/2019).

3. Đọc tiếp xuống khổ thứ hai của bài viết đó, thì vẫn tiếp tục sai.

Cái sai ở khổ thứ hai thể hiện một sự cẩu thả và lười nhác của người chịu trách nhiệm viết bài đó.

Tức là cái khổ sau:

"Trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (8) năm 1990, trong bài viết “Bài thơ chữ Hán đầu tiên của Hồ Chí Minh”, tác giả Phác Can, có một ghi chú về cuốn sách của Trần Dân Tiên như sau: “Ngoài các bản tiếng Việt, cuốn sách này ở Việt Nam hiện còn có bản dịch Trung văn, mang tiêu đề Hán là Hồ Chí Minh truyện (Tiểu sử Hồ Chí Minh) ghi tên tác giả bằng chữ tiếng Việt là Trần Dân Tiên, ghi tên người dịch bằng chữ Hán là Trương Niệm Thức, Bát nguyệt xuất bản xã ấn hành tại Thượng Hải, do công ty hữu hạn ấn loát Gia Hoa in lần thứ nhất vào tháng 6/1949 dưới thời Tưởng Giới Thạch.”"

4. Phân tích thì sẽ dài dòng, nhưng có thể nói rõ thêm như sau.

(1). Chú thích của học giả Phan Văn Các (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) được viết và in năm 1990, và được chính Giao Blog điểm tin đầu tiên. 

Xem đánh dấu theo thứ tự ở dưới thì rõ (điểm tin của chúng tôi là vào tháng 9 năm 2013, còn bài viết của Khu Di tích Bác Hồ là tháng 5 năm 2014):

"


























"

(2). Bài điểm tin của chúng tôi lên mạng vào 11/9/2013 (xem cụ thể ở đây). Ảnh chụp màn hình đi kèm mẩu đã lên mạng lúc đó như sau:

Bản chụp màn hình năm 2013

(3). Phải nói rõ rằng, với toàn bài viết (bao gồm chú thích đó) của học giả Phan Văn Các, chúng tôi đã xem trực tiếp bản trên giấy, đọc nó từ hồi đầu thập niên 1990, khi còn là sinh viên của Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Nghiên cứu về thơ văn của Hồ Chủ tịch là một mảng công việc quan trọng của học giả Phan Văn Các - ông là thầy giáo phụ trách một môn ở trong chương trình học của chúng tôi ngày trước. Bởi vậy, chúng tôi đã đọc những bài viết ở thời đó của ông.

Những số Tạp chí Hán Nôm của thập niên 1990 (từ 1990 đến hết 1999), chúng tôi đều có đủ (mua hồi cố từ các nguồn, mua trực tiếp, được gửi tặng,...). Nên trong tủ sách của gia đình ở Hà Nội, chắc chắn là có số 1 năm 1990 (số có bài của học giả Phan Văn Các).

(4). Ở thời điểm điểm tin bài viết đó (vào năm 2013), chúng tôi tạm sử dụng bản trên mạng, mà là bản chính thức của webiste Viện Nghiên cứu Hán Nôm nên độ tin cậy có thể được đảm bảo.

Nhắc lại: lúc đó, tôi tạm dùng bản của mạng, mà chưa sử dụng bản in trên giấy. Chúng tôi đã biết rất rõ là có bản viết trên giấy như vậy, và chỉ tạm thời sử dụng bản của mạng mà thôi. Cũng có nghĩa là, khi điểm tin, tôi đã biết trước bản trên giấy (rồi đi tra vào trang của Viện Nghiên cứu Hán Nôm để tìm), mà không phải là tìm vu vơ trên mạng.

(5). Khi chép toàn văn bài của học giả Phan Văn Các về Giao Blog lúc đó, tôi có viết như sau:

"
Trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (8) năm 1990, có một ghi chú rõ ràng như sau về cuốn sách của Trần Dân Tiên (bản tiếng Việt hoàn thành năm 1948, và bản dịch tiếng Trung Quốc đã xuất bản ở Thượng Hải năm 1949).


"Trần Tân Diên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb Văn học (in lần thứ sáu) H. 1969 , trang 90-92

Ngoài các bản tiếng Việt, cuốn sách này ở Việt Nam hiện còn có bản dịch Trung văn, mang tiêu đề Hán là Hồ Chí Minh truyện (Tiểu sử Hồ Chí Minh) ghi tên tác giả bằng chữ tiếng Việt là Trần Dân Tiên, ghi tên người dịch bằng chữ Hán là Trương Niệm Thức, do Bát nguyệt xuất bản xã ấn hành tại Thượng Hải, do công ty hữu hạn ấn loát Gia Hoa in lần thứ nhất vào tháng 6 – 1949 dưới thời Tưởng Giới Thạch. So với bản tiếng Việt, bản Trương Niệm Thức có nhiều đoạn “dôi”, chắc hẳn người dịch đã căn cứ vào một bản nguyên văn khác với các bản tiếng Việt đã biết."

Quả thực là có những đoạn dôi ra, đúng như nhận định của học giả Phan Văn Các. Dần dần, trên blog này, chúng ta sẽ thử ngó qua những chỗ dôi ra ấy, xem như thế nào.


---

Toàn văn bài viết của học giả Phan Văn Các




PHAN VĂN CÁC

Giới ngữ văn học Việt Nam với công việc phiên dịch, giới thiệu Ngục trung nhật ký năm 1960 đã tỏ ra nhạy bén, hết sức trọng thị tập thơ ngay khi văn bản này vừa được phát hiện. Tiếp đó là công việc nghiên cứu, bình luận phân tích, giảng dạy. Giới sử học, nhất là chuyên ngành lịch sử Đảng cũng đã tìm đến văn bản ấy như là một sử liệu quý giá.
Tuy nhiên cho đến nay văn bản NGỤC TRUNG NHẬT KÝ vẫn chưa đựng nhiều thông tin quan trọng và kỳ thú về nhiều mặt đang chờ đợi người nghiên cứu tiếp tục khám phá và khai thác.
Trước hết, bởi tác giả tập thơ đã xác định tính chất của văn bản là một cuốn nhật ký – một cuốn nhật ký viết bằng thơ - hơn thế, chính tác giả đã tự tay làm những công việc có tính chất biên tập như viết đề từ, đánh số thứ tự, ghi chú ngày tháng sáng tác ở một số bài thơ, trình bày và vẽ bìa, nên về một phương diện nào đó có thể coi đây là một chương trong cuốn biên niên sử Hồ Chí Minh: biên niên “tự truyện” về giai đoạn bị giam trong nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, giai đoạn gian nan khổ ải bậc nhất trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về giai đoạn này, từ trước tới nay chỉ có một sự miêu tả khái quát trong hơn hai trang ở cuốn sách của Trần Dân Tiên (1).
"


(6). Người viết bài của Khu Di tích Bác Hồ có thể đã tham khảo chính bài điểm tin trên Giao Blog. Đặc biệt là truy cập vào đường link dẫn đến bài đó (mà Giao Blog đã đặt ngầm trong tiêu đề của bài). Nên người đó viết:

"
Trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (8) năm 1990, trong bài viết “Bài thơ chữ Hán đầu tiên của Hồ Chí Minh”, tác giả Phác Can, có một ghi chú về cuốn sách của Trần Dân Tiên như sau: “Ngoài các bản tiếng Việt, cuốn sách này ở Việt Nam hiện còn có bản dịch Trung văn, mang tiêu đề Hán là Hồ Chí Minh truyện (Tiểu sử Hồ Chí Minh) ghi tên tác giả bằng chữ tiếng Việt là Trần Dân Tiên, ghi tên người dịch bằng chữ Hán là Trương Niệm Thức, Bát nguyệt xuất bản xã ấn hành tại Thượng Hải, do công ty hữu hạn ấn loát Gia Hoa in lần thứ nhất vào tháng 6/1949 dưới thời Tưởng Giới Thạch.”
"


(7). Vì cẩu thả và lười nhác, nên đã truy cập rồi viết sai thành:
- tác giả Phác Can,
- bài viết là "Bài thơ chữ Hán đầu tiên của Hồ Chí Minh".

Có thể kiểm tra lại dễ dàng, vì đường link mà Giao Blog đã đặt, bấm vào một cái thì ra màn hình như sau:
"
NGỤC TRUNG NHẬT KÝ NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HỌC



"

Đúng là có chạy ra:
- tác giả Phác Can,
- bài viết là "Bài thơ chữ Hán đầu tiên của Hồ Chí Minh".

Rồi chép luôn, và viết thành:
"Trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (8) năm 1990, trong bài viết “Bài thơ chữ Hán đầu tiên của Hồ Chí Minh”, tác giả Phác Can, có một ghi chú về cuốn sách của Trần Dân Tiên như sau: "


5. Tóm lại, không phải của Phác Can, và không phải bài "Bài thơ chữ Hán đầu tiên của Hồ Chí Minh".

Thật ra, bút danh Phác Can cũng chính là tác giả đích thực Phan Văn Các. Trong cùng số tạp chí ấy, ông viết một bài bằng tên thật và một bài bằng bút danh. Nhưng ở bài viết bằng bút danh thì ông không có ghi chú gì về Trần Dân Tiên cả.

Chưa cần kiểm tra bản in trên giấy, chỉ cần kiểm tra bằng tư liệu mạng (theo chính đường link mà Giao Blog đã chỉ dẫn năm 2013) thì cũng đã biết được sự thực.

Sự cẩu thả và lười nhác còn có thể thấy rõ hơn nữa, nếu phân tích thêm. Ở đây, chỉ tạm dừng ở hai câu mở đầu của bài viết đó mà thôi.

Không thể nói được gì với sự cẩu thả và lười nhác như vậy.



Entry này viết từ từ, bắt đầu từ 11/5, và kết thúc vào chiều ngày 12/5/2019.

Giao Blog




---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

















































Hồ sơ năm 1933 của trùm mật thám Pháp về Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ, Hồ Tùng Mậu
Năm 1931, Louis thì khen Nguyễn Yêu Nước, còn Phan Khôi thì khen Louis : dám vứt An Nam, dùng Việt Nam
Tựa như Nguyễn Ái Quốc thời 1930 còn có tên là Nguyễn Hải Quốc
Ai là người đầu tiên tìm ra bức thư xin nhập học năm 1911 : Vũ Ngự Chiêu đưa ra niên đại 1983


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.