Hôm nay, ngày 12/5/2019 (nhằm ngày 8 tháng 4 âm lịch), là ngày Phật đản. Các nơi đang tổ chức lễ Phật đản. Ví dụ như ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh, đọc nhanh ở đây), ở chùa Tam Chúc (thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam),...
Tin từ các nơi.
Bổ sung thì dán ở dưới.
---
Ra mắt tác phẩm hội họa "Đạo pháp và dân tộc"
Thượng toạ Thích Thanh Quyết công bố ra mắt bức tranh sơn ta "Đạo pháp và dân tộc".
VTV.vn - Bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có chiều cao 2m, ngang 4,2m được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu là sơn ta cùng nhiều chất liệu quý.
Tối 10/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam đã diễn ra nghi thức trang trọng, thiêng liêng của Đại lễ mừng Phật Đản năm 2019 với sự tham gia của hàng trăm tăng ni phật tử. Một phần đặc biệt của buổi lễ là phần công bố bức tranh "Đạo pháp và dân tộc".
Bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có chiều cao 2m, ngang 4,2m được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu là sơn ta cùng nhiều chất liệu quý. Bức tranh có bố cục trọng tâm là bánh xe chuyển pháp luân nói lên sự vận động của quy luật nhân quả, sinh diệt, một bên là Đức Phật Thích ca Mâu Ni biểu trưng cho "đạo pháp", một bên là Chủ tịch Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh thần dân tộc.
Bức tranh “Đạo pháp và dân tộc” có chiều cao 2 m, chiều ngang 4,2 m.
Bức tranh dựa trên sáng kiến của Nhà đầu tư Hà Huy Thanh, được nữ hoạ sĩ Ngô Hải Yến cùng nhóm hoạ sĩ tài năng và tâm huyết thực hiện trong thời gian ngắn kỷ lục để đón chào dịp lễ Phật Đản cũng như kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sắp tới.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết và ông Hà Huy Thanh nói về bức tranh "Đạo pháp và dân tộc".
Sau khi công bố tại Đại lễ Kính mừng phật đản và triển lãm tại Học viện Phật giáo Việt Nam, bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" cùng 38 tác phẩm hội hoạ về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được đưa về Nhà hát lớn Hà Nội triển lãm vào ngày 18/5 tới đây.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết lên tiếng bức tranh 'Đạo pháp và dân tộc' gây tranh cãi
13/05/2019 18:31 GMT+7
Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho rằng, bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" có nhiều ý nghĩa.
Dư luận đang bình phẩm gay gắt về bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" được ông Hà Huy Thanh trao tặng cho Học viện Phật Giáo Việt Nam ngày 10/5/2019, tại Sóc Sơn. “Đạo pháp và dân tộc” là tác phẩm được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh.
Nhiều người cho rằng, màu sắc và cách sắp xếp, bố cục bức tranh không hợp lý với một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là Chủ tịch Hồ Chí Minh và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.
Thượng toạ Thích Thanh Quyến bên cạnh người tặng bức tranh - ông Hà Huy Thanh. |
Là người đưa ra sáng kiến và trực tiếp tặng lại cho Học viện Phật giáo Việt Nam, ông Hà Huy Thanh cho hay: "Tôi không có quan điểm gì, đây là tác phẩm nghệ thuật, mọi người có quyền bình về nó".
Thượng toạ Thích Thanh Quyết chia sẻ với VietNamNet, đây là bức tranh có ý nghĩa. "Năm nay ngày sinh của Đức Phật và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại trùng nhau, ngày 19/5. Hiếm có ngày nào như vậy, chính vì thế khi nhận được ý tưởng của Hà Huy Thanh tôi rất ủng hộ. Còn việc nhiều người nói màu sắc nham nhở tôi nghĩ chưa đúng, bản chất bức tranh là đẹp. Vì là tranh sơn mài, càng mài càng bóng, mọi người chỉ nhìn bức tranh qua ảnh chụp nên việc màu sắc không như thực tế là điều không tránh khỏi. Thêm vào đó, các hoạ sĩ vẫn đang hoàn thiện, chưa xong nên chưa thể chê xấu đẹp".
Bức tranh có chiều cao 2m, chiều ngang 4,2m, tổng diện tích 8,4m2, được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và vàng thật 100%, đã được 6 hoạ sĩ miệt mài thực hiện ngày đêm suốt một tháng qua. Thượng tọa Thích Thanh Quyết chính là người đã đặt những nét vẽ đầu tiên để “khai bút” cho quá trình thực hiện tranh.
Sau khi công bố tại Đại lễ Kính mừng phật đản và triển lãm tại Học viện phật giáo Việt Nam, bức tranh sẽ cùng 19 bức tranh về Bác Hồ của nền hội hoạ Đông Dương - kháng chiến lần đầu được công bố và 19 bức tranh vẽ Bác Hồ của các hoạ sĩ đương đại sẽ được đưa về Nhà hát Lớn Hà Nội triển lãm vào ngày 18/5/2019.
Tình Lê
https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-san-khau/thuong-toa-thich-thanh-quyet-len-tieng-buc-tranh-dao-phap-va-dan-toc-gay-tranh-cai-531271.html
---
BỔ SUNG
4.
TPO - Trong khuôn khổ chương trình chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2019 tại chùa Ba Vàng, bà Phạm Thị Yến bất ngờ xuất hiện dẫn đầu đoàn diễu hành CLB Cúc Vàng của mình dạo quanh thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) trước sự bỡ ngỡ của người dân.
3.
13/05/2019 16:10
Bà Phạm Thị Yến đã tham dự buổi lễ diễu hành của phật tử chùa Ba Vàng mừng lễ Phật đản tại TP. Uông Bí ngày 12/5.
Liên quan đến hình ảnh bà Phạm Thị Yến, nữ phật tử chùa Ba Vàng được cho là tham dự Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc Vesak 2019 ngày 12/5 gây xôn xao dư luận, chiều 13/5, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí xác nhận, ngày hôm qua (12/5), bà Phạm Thị Yến có về tham dự buổi lễ diễu hành của phật tử chùa Ba Vàng mừng lễ Phật đản tại TP. Uông Bí. Tuy nhiên, bà Yến không lưu trú tại chùa.
"Hiện vẫn chưa xác định được bà Yến ở và tạm trú ở đâu. Việc bà Yến tham dự lễ diễu hành của phật tử là bình thường và đó là quyền công dân của mỗi người", ông Hà thông tin thêm.
Trước đó, ngày 12/5, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh bà Phạm Thị Yến trong trang phục màu đỏ, cầm cờ và cho rằng, bà Yến tham gia Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2019 diễn ra tại chùa Tam Chúc, Hà Nam. Hình ảnh bà Yến dẫn đầu đoàn diễu hành cũng như biểu diễn trên sân khấu khiến dư luận xôn xao, thắc mắc vì sao một phật tử có nhiều tai tiếng lại vẫn được chọn tham dự, biểu diễn tại Đại lễ này.
Tuy nhiên, thông tin này sai sự thật vì hình ảnh bà Yến không phải được chụp tại Đại lễ Vesak mà chỉ là sự kiện hướng về Đại lễ Phật đản được tổ chức tại TP. Uông Bí (Quảng Ninh).
Như Báo Giao thông đã đưa tin, bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc Vàng - Tu tập lục hòa (chùa Ba Vàng) từng gây xôn xao dư luận về những buổi thuyết giảng thỉnh oan gia trái chủ và những phát ngôn về tiền kiếp, trong đó có nói về cái chết của nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên.
Sau lùm xùm "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng gây bức xúc trong dư luận, bà Phạm Thị Yến, đã bị chính quyền TP Uông Bí (Quảng Ninh) xử phạt hành chính 5 triệu đồng và không cho phép tạm trú tại chùa Ba Vàng.
http://www.baogiaothong.vn/ba-pham-thi-yen-dieu-hanh-mung-le-phat-dan-tai-quang-ninh-d420699.html
2.
13/05/2019 11:30
Lãnh đạo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh cho biết, bà Phạm Thị Yến không nằm trong danh sách dự Đại lễ Vesak.
Liên quan đến hình ảnh bà Phạm Thị Yến, nữ phật tử chùa Ba Vàng từng gây xôn xao dư luận xuất hiện tại Đại lễ Phật đản Vesak ở chùa Tam Chúc (Hà Nam) ngày 12/5, sáng 13/5, trao đổi với PV Báo Giao thông, Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cho biết, bà Yến không có trong danh sách 30 người thuộc Đoàn Giáo hội Phật giáo tỉnh tham dự Đại lễ Phật đản.
Có thể bà Yến đến Đại lễ Phật đản với tư cách đi tự do như hàng vạn người đi dự lễ khác. 30 người thuộc Đoàn Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đều nằm trong Ban trị sự của Giáo hội và được cử theo tiêu chuẩn rõ ràng.
Theo Đại đức Thích Đạo Hiển, nếu bà Yến xuất hiện trong hội trường thì cần phải hỏi từ phía Ban tổ chức vì để vào được hội trường dự Đại lễ phải có vé mời.
Trước đó, ngày 12/5, hình ảnh bà Phạm Thị Yến trong trang phục màu đỏ rực rỡ cầm cờ xuất hiện tươi tỉnh trong đoàn lễ tại chùa Tam Chúc - nơi diễn ra Đại lễ Phật đản đã khiến dư luận xôn xao vì một phật tử có nhiều tai tiếng lại vẫn được chọn tham dự Đại lễ này.
Như Báo Giao thông đã đưa tin, bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc Vàng - Tu tập lục hòa (chùa Ba Vàng) từng gây xôn xao dư luận về những buổi thuyết giảng thỉnh oan gia trái chủ và những phát ngôn về tiền kiếp, trong đó có nói về cái chết của nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên.
Sau lùm xùm "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng gây bức xúc trong dư luận, bà Phạm Thị Yến, đã bị chính quyền TP Uông Bí (Quảng Ninh) xử phạt hành chính 5 triệu đồng và không cho phép tạm trú tại chùa Ba Vàng.
Tuy nhiên, sau một thời gian "mất tích", vào ngày 7/5, bà Phạm Thị Yến đã xuất hiện trong một video được trực tiếp trên mạng xã hội với tài khoản Facebook để thuyết giảng cho các Phật tử với thời lượng hơn 1 tiếng đồng hồ. Tại đây, bà Yến nói nhiều nội dung khác nhau, trong đó, có việc bà từng tu trong "thất" tại chùa Ba Vàng như thế nào.
Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin bà Phạm Thị Yến tiếp tục thuyết giảng trên mạng, Sở đã giao Thanh tra tiến hành xác minh làm rõ.
http://www.baogiaothong.vn/vi-sao-ba-pham-thi-yen-co-mat-tai-dai-le-vesak-o-ha-nam-d420680.html?fbclid=IwAR3D8sIgWpCBC5GvswxvvxwN3xeBlwPSoNMWgavDqOBSxn0pYUzX8U-XlYk
1. Bà Yến của chùa Ba Vàng tái xuất (tin ngày 12/5/2019)
"
Bà Phạm Thị Yến tái xuất đăng đàn thuyết giảng: Trụ trì chùa Ba Vàng nói gì?
Sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh khẳng định buổi thuyết giảng trên mạng xã hội gần đây của bà Phạm Thị Yến không phải thực hiện từ chùa Ba Vàng.
Ngày 12/5, lãnh đạo UBND TP Uông Bí cho biết trước thông tin về việc bà Phạm Thị Yến lại tiếp tục đăng đàn thuyết giảng tối 7/5 trên fanpage có địa chỉ "CLB Cúc Vàng - Tu Tập Lục Hoà" với chủ đề trạch pháp thường kỳ, UBND TP Uông Bí đã cử đoàn liên ngành làm việc với chùa Ba Vàng và sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh.
Tại buổi làm việc, đoàn liên ngành không phát hiện bà Phạm Thị Yến có mặt tại chùa Ba Vàng. Sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh cũng khẳng định buổi thuyết giảng online của "cô Yến" (bà Phạm Thị Yến) không phải thực hiện từ chùa Ba Vàng.
"Chúng tôi đã làm biên bản, trong đó yêu cầu sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh cam kết chịu mọi trách nhiệm nếu để bà Yến thuyết giảng trái phép tại chùa Ba Vàng", một lãnh đạo UBND TP Uông Bí khẳng định.
Trao đổi với báo chí, đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ninh cho biết đã nắm được sự việc và đang phối hợp với các ban ngành có liên quan cùng tìm hiểu, xác minh. Sở cũng đang có văn bản gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) để có hướng xử lý.
Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, cho biết: "Tại chùa Ba Vàng, thầy Thích Trúc Thái Minh vẫn đang là trụ trì chùa. Trước đó, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có thông báo hình thức xử lý, kỷ luật thầy Minh. Riêng về bà Yến, đây là một công dân bình thường, không liên quan đến chức sắc tôn giáo. Bà Yến chịu sự quản lý của chính quyền".
Trước đó, liên quan đến hoạt động thỉnh vong, cúng "oan gia trái chủ" tại chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) gây xôn xao dư luận, theo UBND TP Uông Bí, ngày 22 và 23/3, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với Ban trị và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đề nghị làm rõ thông tin, nội dung báo chí phản ánh liên quan đến hoạt động của chùa Ba Vàng; nhắc nhở chấn chỉnh Trụ trì chùa Ba Vàng - sư thầy Thích Trúc Thái Minh - tuân thủ pháp luật nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo và thực hiện hiến chương, nội quy của Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau đó kết luận Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, đã vi phạm hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm tổn thương đến thanh danh giáo hội, đến tăng đoàn.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyết định cách tất cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với Đại đức Thích Trúc Thái Minh. Đồng thời, Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải sám hối đại tăng. Giao cho Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm thầy giáo giới cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh theo Luật Phật.
Đối với công dân Phạm Thị Yến (trú tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long), chính quyền cấp phường và TP Uông Bí đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì vi phạm quy định về nếp sống văn hóa với mức phạt 5 triệu đồng. Ngoài ra, Công an TP Uông Bí đã có thông báo yêu cầu bà Yến không được hành nghề mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng.
Tuy nhiên, sau đó, khi lực lượng chức năng tống quyết định xử phạt hành chính đối với bà Phạm Thị Yến về vi phạm nếp sống văn minh nhưng bà Yến không có nhà.
Bà Phạm Thị Yến đã thuyết giảng cho rất nhiều Phật tử về tiểu sử của mình trong các đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội. Đồng thời, bà này cũng chia sẻ rất nhiều các nội dung khác nhau, trong đó có việc bà từng tu trong "thất" tại chùa Ba Vàng như thế nào.
Ngay sau đó, các clip này được cộng đồng mạng quan tâm, chia sẻ. Nhiều người tỏ ra bất bình trước động thái này và cho rằng bà Phạm Thị Yến đang cố tình thách thức dư luận vì việc bà Yến "trục vong" tại chùa Ba Vàng trước đó chưa kịp lắng xuống.
Các cơ quan liên quan ở tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục vào cuộc để xử lý về việc bà Phạm Thị Yến - người từng được "đặc quyền" thuyết giảng về nhân quả, hiện tượng vong nhập, báo oán, thỉnh oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng, TP Uông Bí, Quảng Ninh) lại xuất hiện thuyết giảng cho các Phật tử và quay clip đưa lên mạng xã hội.
Được biết, bà Phạm Thị Yến (SN 1970, quê ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; hiện trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã bất ngờ xuất hiện và có buổi thuyết giảng trong buổi ra mắt các đạo tràng mới của CLB Cúc vàng - Tu tập Lục Hòa vào ngày 12/4 vừa qua.
"
https://vtc.vn/ba-pham-thi-yen-tai-xuat-dang-dan-thuyet-giang-tru-tri-chua-ba-vang-noi-gi-d474486.html
..
1. Bà Yến của chùa Ba Vàng tái xuất (tin ngày 12/5/2019)
Trả lờiXóa"
Bà Phạm Thị Yến tái xuất đăng đàn thuyết giảng: Trụ trì chùa Ba Vàng nói gì?
Chủ nhật, 12/05/2019 17:52 PM GMT+7
Sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh khẳng định buổi thuyết giảng trên mạng xã hội gần đây của bà Phạm Thị Yến không phải thực hiện từ chùa Ba Vàng.