Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn vật-lí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vật-lí. Hiển thị tất cả bài đăng

24/07/2020

Thơ và Khoa học (詩と科学) --- sách của Yukawa (1907-1981) nhà vật lí nhận giải Nobel năm 1949

Yukawa Hideki 湯川秀樹 là học giả danh tiếng của nước Nhật, ông đã nhận Nobel Vật lí năm 1949. Đây là giải Nobel đầu tiên của Nhật Bản.

Ông sinh năm 1907, mất năm 1981. Có thể tạm xem ông là người cùng thời đại với bà nữ tiến sĩ Hoàng Thị Nga của Việt Nam (người làng Đông Ngạc, Hà Nội). Bà Nga lấy bằng tiến sĩ ở Pháp năm 1935, còn Yukawa lấy bằng tiến sĩ ở Nhật Bản năm 1938. Xem bản luận văn tiến sĩ của Yukawa ở đây.

Gần đây, mãi năm 2017, người ta mới cho xuất bản một tác phẩm thú vị của Yukawa, từ các ghi chép cá nhân của ông, với tựa đề Thơ và Khoa học (nguyên bản tiếng Nhật).

Nhân blog của nhà vật lí Đàm Thanh Sơn vừa giới thiệu bản dịch tiếng Việt (từ bản gốc tiếng Nhật), nên Giao Blog đưa về đây nguyên bản và bản dịch tiếng Việt.

Bản dịch được bác Đàm giới thiệu thật ra chưa thật tốt, chưa cho thấy rõ cách nghĩ dí dỏm cũng như cách trình bày khá vui nhộn trong tiếng Nhật của Yukawa về sự gần gũi giữa thơ và khoa học. Tôi sẽ dịch lại và giới thiệu thêm về tác phẩm Thơ và Khoa học của Yukawa.

18/12/2016

Về ngoại cảm và lí thuyết dây : một phân tích của Đông La

Mục đích bài mới của bác Đông La (vừa lên hôm nay, 18/12), là để "vả" nhà báo Phạm Ngọc Dương (như ngôn ngữ của bác). Trước đó, Dương có bài về ngoại cảm và phê Đông La là "mê muội ngoại cảm", ở đây

Tuy nhiên, bài này, thú vị ở chỗ, bác Đông La bàn về lí thuyết dây của cụ Đào Vọng Đức (về lí thuyết này, blog đã giới thiệu nhanh từ lâu, ở đâyở đây, năm 2013).

28/11/2016

Thêm một nhà khoa học Việt Nam làm việc tại RIKEN

Riken là một cơ quan nghiên cứu quyền uy của Nhật Bản. Hiện ở đó, có bác Nguyễn Đình Đăng - thi thoảng blog này có đăng bài của bác.

Riken cũng gắn với sự kiện cô Obokata gian dối trong khoa học (tháng 4/2014). Vì sự gian dối của cô, cơ quan nghiên cứu cũ bị thiệt hại nặng, một người thầy đã quá ân hận mà tự sát (tháng 8/2014). Bản thân cô thì bị đuổi việc và bằng Tiến sĩ cũng bị hủy (nhận năm 2011, bị hủy tháng 10/2015).

Bây giờ, biết thêm một nhà khoa học Việt Nam nữa cũng đang làm việc tại Riken.

18/02/2016

Thiên tài Albert Einstein vốn là học sinh cá biệt (bỏ học, lười biếng)

Chữ "thiên tài" dùng ở đây là lấy nguyên từ trong câu chuyện kể qua nhiều buổi của một cụ bà Nhật Bản. 

Hồi đó, khoảng năm 2004, bà đã gần 100 tuổi, nhưng vẫn say sưa kể chuyện lúc còn đang học phổ thông mà bỏ nhà lên thành phố để xem bằng được mặt mũi thiên tài. 

Ấy là năm mà thiên tài sang Nhật lần đầu để chơi, ăn thử cá sống và húp miso !

06/10/2015

người Nhật thứ 24 nhận Nobel: Gs Kajita, và dự đoán của ông thầy từ 13 năm trước

Vừa vui với người thứ 23 (ở đây), thì liền có ngay người thứ 24.

Đến thời điểm hiện tại, đã có hai người Nhật nhận Nobel 2015. Người thứ 23 thì ở một đại học không mấy tên tuổi, còn người thứ 24 thì không ở đâu xa lạ mà chính là Đại học Tokyo.

Đây là 2 năm liên tiếp Nhật Bản giành Nobel Vật lí. Năm ngoái là mấy vị liên quan đến đèn LED (và xem thêm ở đây, ở đây, ở đây).

Giải Nobel năm nay dành cho Gs Kajita thì đã được báo trước tới 13 năm, tức vào năm 2002. Khi đó, thầy của Kajita là Gs Kobashi nhận Nobel Vật lí 2002. Kobashi đã nói khi nhận giải: sắp tới, là đến lượt các đệ tử của tôi nhận Nobel, riêng đội của tôi, nếu đi đúng hướng sẽ nhận đủ 3 Nobel.