Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/02/2016

Phát hiện của thế kỉ 21 đã được Albert Einstein dự đoán 100 năm trước : sóng hấp dẫn, hay sóng trọng lực

Phát hiện tầm cỡ, đáng giải Nobel.






Tin từ các nơi.

---

1.

Phát hiện sóng hấp dẫn, thành tựu làm thay đổi khoa học


11/02/2016 23:07 GMT+7
TTO - Ngày 11-2, các nhà khoa học quốc tế khẳng định đã phát hiện thấy sóng hấp dẫn do thiên tài vật lý Albert Einstein tiên đoán một thế kỷ trước đây.
​Phát hiện sóng hấp dẫn, thành tựu làm thay đổi khoa học
Ông Roni Gross, giám đốc Thư viện Albert Einstein thuộc ĐH Hebrew ở Israel giới thiệu các tài liệu của Einstein về sóng hấp dẫn do ông tiên đoán 100 năm trước - Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp trên mạng Internet từ Washington DC (Mỹ), các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ California (CIT), Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và tổ chức khoa học LIGO Scientific Collaboration cho biết đã phát hiện ra sóng hấp dẫn vào ngày 12-8-2015.
Sóng hấp dẫn này xuất phát từ hai lỗ đen va chạm vào nhau. Hai lỗ đen này có khối lượng lớn gấp 30 lần mặt trời, nằm ở vị trí cách trái đất khoảng 1,3 tỷ năm ánh sáng. Các nhà khoa học bắt được sóng hấp dẫn nhờ hai thiết bị dò laser khổng lồ ở Mỹ, một tại Louisiana và một ở Washington.
Nghe tiếng hai lỗ đen đụng nhau
Sóng hấp dẫn là các gợn sóng trong không - thời gian, lan tỏa trong vũ trụ với tốc độ ánh sáng, được nhà bác học Einstein tiên đoán 100 năm trước. Các nhà thiên văn học đã khổ công “săn lùng” sóng hấp dẫn trong nhiều thập kỷ qua. Bởi sóng hấp dẫn là vấn đề cuối cùng của thuyết tương đối rộng chưa được kiểm chứng.
Hai thiết bị laser có tên Đài quan sát sóng hấp dẫn giao thoa kế laser (LIGO) có khả năng đo được những dao dộng cực nhỏ từ sóng hấp dẫn. Sau khi phát hiện tín hiệu sóng hấp dẫn, các nhà khoa học đã chuyển đổi chúng thành sóng radio. Nhờ đó, họ nghe được tiếng hai lỗ đen va chạm vào nhau và nhập lại làm một.
“Chúng tôi thực sự nghe tiếng chúng đụng vào nhau trong đêm - nhà vật lý MIT Matthew Evans mô tả - Chúng tôi nhận được tín hiệu bắn tới trái đất, chúng tôi đưa nó vào loa và nghe thấy tiếng hai lỗ đen đụng nhau”.
AFP dẫn lời nhà khoa học MIT David Shoemaker, người đứng đầu dự án LIGO, cho biết sau nhiều tuần lễ thu được tín hiệu sóng hấp dẫn, nhóm nghiên cứu mới đủ tự tin khẳng định đó chính là sóng hấp dẫn. Và họ thực hiện hàng loạt cuộc kiểm tra để xác định khám phá này.
Các nhà khoa học cho biết việc phát hiện sóng hấp dẫn sẽ mở cánh cửa mới để quan sát vũ trụ và tìm hiểu về các vật thể bí ẩn như lỗ đen và sao neutron. Thông qua nghiên cứu sóng hấp dẫn, các nhà khoa học cũng sẽ có thể thấu hiểu được bản chất của vũ trụ thời kỳ mới khai sinh sau Vụ nổ lớn (Big Bang).
Cánh cửa quan sát vũ trụ
Tất cả những gì chúng ta biết về vũ trụ hiện nay đến từ các sóng điện từ như sóng radio, ánh sáng, hồng ngoại, tia X và tia gramma. Tuy nhiên các sóng này khi di chuyển trong vũ trụ chịu nhiều tác động, do đó chỉ tiết lộ cho con người một phần bức tranh vũ trụ.
Ngược lại, sóng hấp dẫn không vấp phải bất cứ cản trở nào, do đó mang theo nguồn thông tin phong phú. Ví dụ, lỗ đen không phát ra ánh sáng hay sóng radio vì có lực hấp dẫn quá lớn. Nhưng các nhà khoa học giờ có thể nghiên cứu lỗ đen qua sóng hấp dẫn.
Như vậy, việc phát hiện ra sóng hấp dẫn trên thực tế cũng đã khẳng định sự tồn tại của lỗ đen, vật thể bí ẩn nhất trong vũ trụ. Lỗ đen được hình thành sau khi những ngôi sao khổng lồ nổ tung. Ở trung tâm các thiên hà luôn tồn tại những lỗ đen siêu khổng lồ với trọng lượng lớn gấp mặt trời hàng triệu, thậm chí hàng tỷ lần.
Giới khoa học quốc tế tỏ ra vô cùng hào hứng với phát hiện mang tính cột mốc này. “Phát hiện này mở ra cửa sổ mới để quan sát vũ trụ” - Reuters dẫn lời chuyên gia Abhay Ashtekar, giám đốc Viện Lực hấp dẫn và vũ trụ thuộc ĐH Penn State (Mỹ).
Nhà vật lý Saul Teukolsky của ĐH Cornell đánh giá phát hiện sóng hấp dẫn là một trong những khám phá khoa học vĩ đại nhất trong vòng 50 năm qua. Giới chuyên gia dự báo nhiều khả năng phát hiện sóng hấp dẫn sẽ sớm giành giải Nobel Vật lý trong năm nay.
HIẾU TRUNG
http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160211/phat-hien-song-hap-dan-thanh-tuu-lam-thay-doi-khoa-hoc/1050601.html



2.



初観測 米チーム成功 一般相対性理論裏付け 宇宙の謎に光





 物理学者のアインシュタインが100年前に予言した「重力波」を探索している米マサチューセッツ工科大など米国を中心とした国際研究チーム「LIGO(ライゴ)」は12日未明、宇宙からやってきた重力波を初めて直接観測することに成功したと発表した。重力波の存在を予言したアインシュタインの一般相対性理論の正しさを改めて裏付けると共に、宇宙誕生のなぞや、光や電波では観測できない天体現象の解明に期待がかかる。
     重力波は、ブラックホールなど質量の非常に大きな物体が動く際、周りの時空(時間と空間)がゆがみ、そのゆがみが波のように伝わる現象だ。アインシュタインが1915〜16年に発表した一般相対性理論に基づき予言した。この理論は、宇宙の膨張やブラックホールの存在を示す数多くの観測などから正しさが確かめられてきたが、重力波による時空のゆがみは極めて小さいため、観測に成功した例はこれまでなかった。
     LIGOの重力波検出装置は、1辺4キロの管をL字形に配置。直角に交わる部分から2方向にレーザー光を同時に放ち、4キロ先の鏡によって戻ってきた光を重ね合わせる仕組みだ。重力波によって時空がゆがみ、光源と鏡との間の距離がわずかに変化するのを、重ね合わせたレーザー光のずれなどから検出する。
     LIGOは昨年9月から今年1月まで実施した観測のデータを詳しく分析。昨年9月に二つのブラックホールが合体した際に出た重力波を観測したとしている。
     LIGOチームは、米マサチューセッツ工科大と米カリフォルニア工科大を中心に15カ国の大学に所属する1000人以上の研究者が参加。2002〜10年の観測では成功しなかったが、検出器の性能を向上させ、15年に観測を再開した。【河内敏康】

     ■解説

    ノーベル賞級の成果

     一般相対性理論の予言から100年もの長きにわたって直接観測されなかった重力波は、「アインシュタインからの最後の宿題」とも呼ばれ、観測一番乗りを目指して世界の物理学者が挑戦を続けてきた。今回のLIGOチームの観測が確実なら、物理学の歴史に新たな一ページを書き加えるノーベル賞級の成果と言える。
     宇宙の膨張やブラックホールの存在など、想像を超えた現象を数多く予言してきた一般相対性理論では、質量を持つ物体の周りに生じる「時空(時間と空間)のゆがみ」こそが万有引力(重力)の源だと考える。さらに重い物体が動くと、そのゆがみが変動し波のように伝わる。これが重力波の正体だ。
     その存在は間接的には証明されていたが、直接検出するのは極めて困難な試みだった。例えば、遠くの重い星同士が互いの周りを回ることで生じる重力波は、地球と太陽との距離(約1億5000万キロ)がわずか水素原子1個分変化する程度の効果しかもたらさない。今回、LIGOは感度を向上させる改造を行い、検出に成功した。
     重力波の観測は、誕生したばかりの宇宙の解明や、光や電波では見えない新たな現象の発見につながる。日本でも、今年から岐阜県の鉱山跡の地下トンネルで重力波の検出を目指す装置「KAGRA(かぐら)」が本格始動する。
     重力波の出元を突き止めるには複数の場所で観測する必要があるため、今後の貢献が期待される。【河内敏康】

     ■ことば

    重力波

     質量を持った物体が動いたとき、周囲の時空(時間と空間)にゆがみが生じ、そのゆがみが光速でさざ波のように宇宙空間に伝わる現象。物理学者アインシュタインが1915〜16年に完成させた「一般相対性理論」でその存在を予言した。宇宙の誕生直後に放出されたほか、重い天体同士が互いの周りを回る連星や、ブラックホールの合体などでも生じると考えられている。米国の「LIGO」のほか、欧州でも「VIRGO(バーゴ)」という検出装置が稼働中。日本でも東京大宇宙線研究所などが大型低温重力波望遠鏡「KAGRA(かぐら)」(岐阜県飛騨市)を建設し、昨年ノーベル物理学賞を受賞した梶田隆章・同所長らが検出を目指している。
    http://mainichi.jp/articles/20160212/ddm/001/040/134000c



    3.


    「重力波を初観測」米中心の国際研究チーム 発表


    2月12日 7時14分

    アメリカを中心とした国際研究チームは、11日、宇宙空間にできた「ゆがみ」が波となって伝わる現象、いわゆる「重力波」を初めて直接観測することに成功したと発表しました。重力波の観測は、ノーベル賞に値する成果とも言われ、日本の専門家も「天文学の飛躍的な発展につながる」と述べて高く評価しています。
    アメリカにある「LIGO重力波観測所」の国際研究チームは、現地時間の11日午前首都ワシントンで会見し、アインシュタインがちょうど100年前に「一般相対性理論」の中で提唱した現象である「重力波」を初めて直接観測することに成功したと発表しました。
    重力波は、ブラックホールなどの天体によって生み出された宇宙空間の「ゆがみ」が波となって伝わる現象で、研究チームによりますと、2つのブラックホールが合体するときに出た重力波を去年9月に観測したということです。2つのブラックホールは、質量がそれぞれ太陽の29倍と36倍と極めて大きく、観測された重力波は13億年前に出たものだと説明しています。重力波はこれまで直接観測されたことがなく、アメリカだけでなく日本やヨーロッパなど世界の科学者が観測を目指していました。
    観測に成功した「LIGO重力波観測所」は、アメリカの西部ワシントン州と南部ルイジアナ州の2か所に施設があり、研究チームを率いるカリフォルニア工科大学のデビッド・ライツィー教授は会見の冒頭で「重力波を観測したぞ!」と叫び、喜びを表していました。
    重力波の観測はノーベル賞に値する成果とも言われ、今後は世界各国の科学者による観測データの検証が進められることになります。

    アインシュタインの「最後の宿題」

    アインシュタインが発表した「一般相対性理論」は宇宙の数多くの現象を言い当て、現在の物理学の土台となっていますが、そのなかで唯一、直接観測されていなかったのが100年前に予言した「重力波」です。このため、アインシュタインの「最後の宿題」といわれていました。
    「一般相対性理論」では、すべての質量がある物体はその質量に応じて空間をゆがめ、そこを流れる時間の早さも変わるとされています。「重力波」は、その物体が動いた際に空間のゆがみが波となり、光の速さで周囲に伝わるもので、何にも遮られることはないと予言しています。
    1993年には、アメリカの2人の物理学者がお互いの周りを回っている2つの星の軌道の分析から重力波の存在を間接的に証明したとして、ノーベル物理学賞を受賞しています。
    しかし、予言された空間のゆがみは極めて小さいため、これまで理論の発表から100年間、重力波を直接観測した例はなく、世界の研究機関がしのぎを削っていました。

    歴史に残る発表

    NASA=アメリカ航空宇宙局などによりますと、重力波は、半世紀前から観測が試みられていて、どの国の研究チームが実際の観測に成功するのか注目が集まっていました。このため、数日前にLIGO重力波観測所の研究チームが「最新の成果を報告する」と発表すると、世界各国で憶測の記事が出て、ワシントンの会場には多くのメディアが詰めかけました。そして、研究チームを率いるカリフォルニア工科大学のデビッド・ライツィー教授が会見の冒頭で、「重力波を観測したぞ!」と述べると、メディア関係者からも大きな拍手が起きました。
    会見では、観測された重力波の波の形が紹介され、ライツィー教授によりますと、2つの施設でそれぞれ観測された波の形が驚くほどそっくりだったということで、「最初に見たときは驚いた。ほかの現象を見ているということはないのかなど、あらゆる可能性をつぶした」と説明しました。
    また、ライツィー教授のあとに会見した別の研究者は、この波の形を基に重力波を音で表してみたことを明らかにし、初めて紹介された何かがはじけるような短い音に、会場の関心が集まっていました。

    日本の専門家も発表見守る

    重力波の観測を目指して日本が建設を進めている観測装置、「KAGRA」の研究プロジェクトで、観測データの分析を担当する大阪市立大学の神田展行教授は、研究室のメンバーとともに大阪・住吉区の大学の会議室に集まり、国際研究チームの発表をインターネット中継で見守りました。時折メモを取りながら耳を傾け、発表が終わるとメンバーから拍手が沸きました。
    神田教授は、「論文を読み込んで検証する必要はあるが、発表を聞いたかぎりではものすごい快挙で驚いている。アインシュタインが存在を予言した『重力波』を世界で初めて捉えたこと自体すごいが、その重力波がブラックホールから出たとみられる点にもびっくりしている。光を発しないブラックホールは重力波を捉える以外、観測する方法はないとされてきたが、今回の成果はブラックホールの存在を裏付ける証拠を観測したことになる」と話していました。
    そのうえで、「今回の発表で、日本の観測装置、『KAGRA』でも重力波を観測できるはずだと勇気づけられた。今後、日本を含む世界各地で観測体制を整え、今回の研究成果を検証していくことが、物理学や天文学の発展のために重要だ」と話していました。

    「天文学の新時代が幕を開けた」

    素粒子物理学を研究している東京大学数物連携宇宙研究機構の村山斉機構長は「大変興奮しています。天文学の新時代が幕を開けました」と述べてその成果を高く評価しました。
    村山教授は、出張先の首都ワシントンでNHKの取材にメールで応じ、「アインシュタインは時空が震えることを予言していましたが、それが確認されました。小さな『さざ波』をとらえた技術的に見ても、とんでもない離れわざです」と述べました。そのうえで、「これで、ブラックホールを重力波を使って『聞く』ことができるようになります。『KAGRA』という重力波の観測施設を作っている日本の仲間たちにとってもすばらしいニュースです。これから驚くべき発見が次々とあることを期待します」とコメントしています。

    LIGO重力波観測所とは

    「LIGO重力波観測所」はアメリカのカリフォルニア工科大学とマサチューセッツ工科大学が中心となって建設した観測施設で、実験には、世界15か国の1000人以上の科学者が参加しています。
    長さ4キロメートルの2本の長大なパイプをL字型に組み合わせ、そのパイプの中を真空に保っている施設で、アメリカの西部ワシントン州と南部ルイジアナ州の2か所に同じ施設が2つあります。2つの施設では、パイプの中でレーザー光線を照射していて、その光線が往復する時間に僅かな変化があると、それが重力波による変化である可能性が高いとされ、同じ変化を2か所の施設で同時に観測して互いに検証することで重力波かどうかを判定できるということです。
    LIGOでの重力波の観測は2002年から始まりましたが、2010年までの8年間一度も重力波を観測できず、いったん運用を終えています。その後、観測の能力を10倍に上げるための改修工事がおよそ5年かけて行われ、「アドバンストLIGO」より高度になったLIGOとして去年9月から再び観測を始めていました。
    重力波の観測施設はほかにもあり、ヨーロッパの研究機関がイタリアに建設し2007年から運用を始めた「VIRGO」のほか、日本の岐阜県飛騨市には「KAGRA」という施設があります。

    NASA「待ちに待った一歩」

    アメリカを中心とした国際研究チームが、アインシュタインが提唱した「重力波」を初めて直接観測したと発表したことについて、NASA=アメリカ航空宇宙局も11日プレスリリースを出し「宇宙物理に新たな分野を切りひらく待ちに待った第一歩だ」と述べています。
    NASAのプレスリリースは11日ホームページに掲載され、はじめに首都ワシントンで発表されたLIGO重力波観測所での観測結果を紹介し、「私たちの宇宙に関する知識のほとんどは、星々などが出す光の観測を通して形づくられてきた。重力波で研究できるということは、たとえるならば、新しい窓を通して宇宙を見ることができるということで、ほかの手法による観測を多いに補ってくれるだろう」とコメントして観測結果を高く評価しました。
    そのうえで、NASAは、LIGOが今回重力波を通して直接観測したという2つのブラックホールが合体する現象について、「X線などを通して観測を試みている。複数の手法による観測ができれば、この現象をより深く理解できることにつながる」と述べていて、ヨーロッパ宇宙機関などと共同で探査に取り組んでいくとしています。
    4.

    Nghe thấy sóng hấp dẫn!

    Nguyễn Đình Đăng
    (tổng hợp và dịch)
    Thật sự là chưa có phát minh vật lý nào trong hai thập niên 1994 – 2016 lại lôi cuốn tôi như sự kiện ngày hôm qua khi được tin các nhà vật lý trong tổ hợp LIGO tại Hoa Kỳ đã phát hiện thấy sóng hấp dẫn (gravitational wave) lần đầu tiên kể từ tiên đoán của Albert Enstein cách đây một thế kỷ.
    *
    Hơn một tỉ năm trước, cách trái đất hàng triệu thiên hà, có 2 hố đen quay gần nhau, như hai võ sĩ vờn nhau theo vòng tròn trên xới vật. Mỗi hố đen có đường kính chừng 150 km và nặng gấp khoảng 30 lần mặt trời. Càng tiến lại gần nhau chúng càng quay nhanh hơn. Khi khoảng cách giữa chúng chỉ còn hơn 2 – 3 trăm cây số, chúng xoáy tít với tốc độ nhanh gần bằng khoảng một nửa vận tốc ánh sáng, phun ra những luồng năng lượng hấp dẫn khủng khiếp, làm biến dạng không – thời gian quanh chúng tương tự như nước đạt tới điểm sôi. Trong vòng chưa đầy 1/5 giây, hai hố đen nhập một, sinh ra một hố đen mới, nặng gấp 62 lần mặt trời, đồng thời tỏa ra các sóng hấp dẫn có năng lượng gấp khoảng 50 lần năng lượng của tất cả các tinh tú và thiên hà trong vũ trụ cộng lại. Các hiện tượng tương tự như thế này là điều thường xảy ra trong vũ trụ, nhưng đây là lần đầu tiên con người ghi nhận được một va chạm như thế được và cũng là lần đầu tiên con người quan sát được sóng hấp dẫn.
    ligo20160211_Tn
    Hình ảnh computer mô phỏng hai hố đen quay cạnh nhau trước khi hòa nhập thành một

    Sau khi hai hố đen nhập một, sóng hấp dẫn lan ra mọi hướng tương tự như sóng nước tỏa ra khi bạn ném một hòn đá xuống ao. Lan càng xa, sóng càng yếu đi. Trong khi sóng hấp dẫn truyền trong vũ trụ như vậy thì trên Trái đất các loài khủng long sinh ra, phát triển, rồi bị diệt vong. Khoảng năm sáu chục ngàn năm trước sóng hấp dẫn lan tới dải Ngân Hà, còn trên mặt đất khi đó, một nhánh trong giống Người Khôn (Homo sapiens) rời bỏ châu Phi và dần dần thay thế giống người vượn Neanderthal ở Tây Âu, Bắc Á và Trung Đông.
    Một thế kỷ trước, một trong những đại diện thiên tài nhất của giống Người Khôn là Albert Einstein bằng thuyết tương đối rộng của mình đã tiên đoán sự tồn tại của sóng hấp dẫn. Trong suốt 100 năm tiếp theo đồng loại của ông lao vào nghiên cứu để cố hiểu ý tưởng và lý thuyết của ông với biết bao suy diễn và tìm tòi vô hiệu quả.
    einstein1_7
    Albert Einstein thè lưỡi tại sinh nhật 72 tuổi tổ chức ở CLB Đại học Princeton ngày 14.3.1951
    Hai mươi bốn năm trước, một tổ hợp máy dò (detector) khổng lồ được khởi công xây dựng tại Hoa Kỳ với tổng chi phí trên 1 tỉ USD và hơn 1000 nhà khoa học tham gia. Tổ hợp này có tên “Đài quan sát sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế tia laser” (Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory), viết tắt là LIGO.
    Livingston
    LIGO dectector tại Livingston bang Louisiana, nơi đầu tiên phát hiện sóng hấp dẫn vào ngày 14.9.2015
    Tổ hợp này gồm 2 máy dò, một đặt ở Hanford (bang Washington) tây bắc Hoa Kỳ, một ở Livingston (bang Louisiana) đông nam Hoa Kỳ, cách nhau 3002 km. Khoảng cách lớn như vậy đủ để cảm nhận biến dạng của không gian khi sóng hấp dẫn lan truyền trên Trái đất. Mỗi máy dò gồm hai thanh ghép vuông góc thành hình chữ L, mỗi thanh dài 4 km, đặt trong ống chân không tuyệt đối. Tia laser chiếu từ đầu nọ tới đầu kia được phản chiếu nhiều lần nhờ các tấm gương gắn ở hai đầu mỗi thanh. Nếu không có sóng hấp dẫn, ánh sáng sẽ đi từ đầu này tới đầu kia mỗi thanh trong khoảng thời gian bằng nhau vì hai thanh dài bằng nhau. Nếu sóng hấp dẫn truyền qua, không gian bị giãn một chút theo một chiều và co ngắn một chút theo chiều vuông góc với nó. Kết quả là hai thanh sẽ có độ dài khác nhau, và đồng hồ nguyên tử sẽ phát hiện ra sự sai khác cực nhỏ đó trong thời gian ánh sáng truyền giữa hai đầu các thanh. Độ nhạy cuả tổ hợp máy dò đạt được là 1 phần vạn đường kính của hạt proton (khoảng 1 femtometer hay 0.000 000 000 000 001 m).
    Screen Shot 2016-02-13 at 16.08.34
    Khoảng cách tính bằng giờ bay giữa Livingston (Louisiana) và Hanford (Washington) nơi đặt 2 detectors LIGO
    LIGO bắt đầu hoạt động thử vào năm 2002. Năm 2010 LIGO không phát hiện ra sóng hấp dẫn nào. Các nhà khoa học sau đó đã tinh chỉnh nâng cấp toàn bộ tổ hợp lên một tầm mới, có tên Advanced LIGO, dự tính khai trương vào ngày 18.9.2015. Tuy nhiên, vào ngày 14.9.2015, lúc 16 giờ 50 phút 45 giây (giờ Hà Nội) sóng hấp dẫn đã tiến vào trái đất, và máy dò tại Louisiana phát tín hiệu. Sau đó 7 phần nghìn giây sóng hấp dẫn có dạng giống gần y chang cũng được phát hiện tại Washington. (Nghe tín hiệu sóng hấp dẫn tại đây.)
    Screen Shot 2016-02-13 at 13.32.12
    Tín hiệu sóng hấp dẫn được phát hiện trên máy dò ngày 14.9.2015 tại Livingston (Louisiana) (trái) và Hanford (Washington) (phải)
    Ngày 11.2.2016 các nhà khoa học của dự án LIGO chính thức công bố phát hiện sóng hấp dẫn. Ngày 12.2.2016 phát hiện của họ được công bố tại tạp chí Physical Review Letters. Biên tập viên của Physical Review Letters Robert Garisto nói rằng ông đã nổi da gà khi đọc bản thảo công trình nhóm LIGO gửi tới tòa soạn.
    Việc phát hiện ra sóng hấp dẫn được ví như một người từng bị điếc, nay đột nhiên nghe được âm thanh. Phát hiện này đã mở ra một thời đại mới của thiên văn học – thời đại thiên văn học hấp dẫn (gravitational astronomy). Nó còn cho thấy vì sao Hoa Kỳ luôn đi đầu trong khoa học. Quỹ Khoa học Quốc gia cuả Hoa Kỳ đã dũng cảm chi tiền cho những dự án gần như không tưởng thế này. Tiến sĩ Rainer Weiss của Đại học Công nghệ Masashussetts, một trong ba nhà vật lý khởi xướng dự án săn lùng sóng hấp dẫn, kể rằng khi ông lần đầu tiên giải trình dự án cho các quan chức tại Quỹ Khoa học Quốc gia đề yêu cầu tài trợ, tất cả nhìn ông như nhìn một người điên.
    Tháng 3 năm 2014 một nhóm nghiên cứu khác có tên BICEP2 có đài thiên văn đặt ở Nam Cực cũng từng công bố phát hiện ra sóng hấp dẫn. Chưa đầy một năm sau các tác giả đã thừa nhận các tín hiệu họ tưởng là sóng hấp dẫn là kết quả do nhiễu từ bụi vũ trụ của giải Ngân Hà. Phát hiện của nhóm LIGO lần này đã được các nhà khoa học thẩm tra rà soát kỹ càng hàng tháng trời trước khi chính thức công bố, để loại bỏ mọi khả năng tín hiệu rởm. Kết quả cũng sẽ được kiểm nghiệm lại bằng các thí nghiệm của các nhóm độc lập ở Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ.
    *
    Leonardo da Vinci từng nói: “Khoái lạc cao quý nhất là niềm sung sướng của sự hiểu biết.” Hai thế kỷ trước triết gia vĩ đại Đức Athur Schoepenhauer đã nói rõ hơn về điều này khi bàn về thiên tài. Schopenhauer viết:
    Không có sự khác nhau nào về thứ hạng, địa vị, xuất thân lại lớn như cái vực thẳm ngăn cách hằng hà sa số những người dùng cái đầu mình chỉ để phụng sự cái bụng, hay nói cách khác, coi nó như công cụ của ý chí, với một số rất ít những người hiếm hoi có can đảm để nói: Không! Cái đầu tốt hơn thế nhiều; cái đầu của tôi chỉ hoạt động phụng sự chính nó; nó phải cố hiểu cảnh tượng kỳ diệu và đổi thay của thế giới này, để rồi tái tạo lại dưới một hình thức nào đó, bằng nghệ thuật hay văn chương, phù hợp với tính cách của tôi như một cá nhân. Những người này là những người thực sự cao quý, là giới quý tộc đích thực của thế giới.
    Trí tò mò muốn hiểu bí ẩn của vũ trụ, cái đẹp của tự nhiên là động lực cao nhất khiến con người nghiên cứu khoa học và say mê nghệ thuật. Còn Albert Einstein cũng đã từng nói:
    Cái đẹp nhất chúng ta có thể cảm nhận là sự huyền bí. Đó là nguồn của tất cả nghệ thuật và khoa học đích thực. Kẻ nào xa lạ với cảm xúc này, kẻ nào không thể chững lại để ngạc nhiên và kinh sợ, thì sống mà như chết rồi, có mắt cũng như mù.
    ______________
    Nguồn:
    [1] B. P. Abbott et al. (LIGO Scientific Collaboration and Virgo Collaboration), Observation of Gravitational Waves from a Binary Black Hole Merger, Physical Review Letters 116 (2016) 061102.
    [2] Andrian Cho, Gravitational waves, Einstein’s ripples in spacetime, spotted for first time, Science, 11.2.2016.
    [3] Davide Castelvecchi and Alexandra Witze, Einstein’s gravitational waves found at last, Nature, 11.2.2016.
    [3] Dennis Overbye, Gravitational Waves Detected, Confirming Einstein’s Theory, The New York Times, 11.2.2016.
    [4] Nicola Twilley, Gravitational Waves Exist: The Inside Story of How Scientists Finally Found Them, The New Yorker, 11.2.2016.
    _____________

    © Nguyễn Đình Đăng, 2016 – Tác giả (dịch giả) giữ bản quyền bản quyền. Bạn đọc có thể lưu giữ các bài viết (bản dịch) của Nguyễn Đình Đăng để sử dụng cho cá nhân mình, chia sẻ nguyên văn và miễn phí trên internet. Mọi hình thức sử dụng khác như in ấn, sao chép, hiệu đính lại các bài viết (bản dịch) này, dù là một phần hay toàn bộ, để phát hành trong các ấn phẩm như sách, báo chí, luận văn, giáo trình, hay nhằm mục đích thương mại (kể cả tại các trang blog, thư viện điện tử trên internet mà để đọc được hay tải xuống người đọc phải trả tiền để mở tài khoản) v.v. đều vi phạm bản quyền nếu không nhận được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả (dịch giả).

    https://nguyendinhdang.wordpress.com/2016/02/13/nghe-thay-song-hap-dan/




    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.