Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn kĩ-nghệ-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kĩ-nghệ-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

15/07/2014

Đường sắt trên cao : trông người mà ngẫm đến ta

Ta ở đây là tuyến Cát Linh - Hà Nội như đã đi ở một entry trước.

Bây giờ, đúng là đang trông người, để mà ngẫm đến ta. Hay là cùng một lúc, cũng là, ngẫm người mà trông lại ta. Hôm trước, trong ý tưởng trông người, thì là trông qua ảnh chụp của người khác (đó là hồi tháng 2 năm nay, xem lại ở đây).


Bây giờ, đang là trung tuần của tháng 7, tôi đang trông người trực diện. Mục kích sở thị. Lúc này, tôi đang ở trên tuyến đường sắt trên cao, loại một đường ray.

14/07/2014

Đường sắt trên cao: đến quý II năm 2015, tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ khai trương ?

"Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông xây dựng 13,05km đường sắt trên cao với 12 nhà ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông); đường sắt đôi, khổ 1435mm; tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h; thời gian tàu chạy từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/h, tương đương với 1.020.000 người/ngày".

21/02/2014

Làng Nhồi ở xứ Thanh và nghề chạm khắc đá : Đang đối diện nguy cơ bị lãng quên, do sự lấn lướt của hàng Trung Quốc (2013)

Công trình đá của người dân làng Nhồi hiện đang thấy ở khắp mọi nơi. Trong lịch sử, cái tên Nhồi gắn liền với những địa danh như núi Yên Hoạch (cũng là An Hoạch), chùa Hinh Sơn, địa phương Quảng Nạp,...

Thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Hoa đã biết tiếng đến chất lượng của đá làng Nhồi và bàn tay khéo của người thợ làng đó. 

Thời Pháp thuộc, nghề đá làng Nhồi phát triển cao độ.

Núi Nhồi (núi Yên Hoạch) và thợ làm đá làng Nhồi cùng khách hàng đến từ Huế năm 1936

17/12/2013

Bây giờ mới biết đến anh Quân thôi miên

Nhân bác Lý vừa đi entry mới, tôi mới có dịp liếc qua trang web của anh Quân. Trước thấy, nhưng không bao giờ đọc, nhưng đại khái biết có một chàng là Nguyễn Mạnh Quân chuyên nói về thôi miên các thứ.

Bác Lý có viết về khóa học khủng của anh Quân như sau:

"Tôi xin quảng cáo giúp thầy: Khóa học dạy thôi miên của Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân đang tuyển sinh tại Trung tâm nghiên cứu phát triển Tâm- Thể- Trí với giá học phí là 299 triệu đồng/ khóa học 16 ngày (tin thật đấy, tôi không bịa, tôi chỉ thắc mắc sao thầy không lấy chẵn 300 triệu cho tôi ké một triệu)"

thac-si-nguyen-manh-quan

18/02/2013

Đặng Huyền Thông : Người thợ gốm trứ danh của Đại Việt ở cuối thời Mạc

Lời dẫn: Đầu năm, gặp ngay cổ vật thời Mạc được chế tác bởi đại sư Đặng Mậu Nghiệp (tức Đặng Huyền Thông), lại đi kèm cả tên vợ của ông, cùng nhiều anh em của ông, có lẽ là một điềm may mắn.

Nhân đó, đọc thêm để bổ sung bằng một bài viết dưới đây của nhóm Thomas - Bùi Kim Đỉnh (lấy về từ trang Cổ vật Huế).

Thật ra, đọc kĩ, thấy khá nhiều điểm đáng ngờ về mặt tư liệu của bài này. Câu đầu tiên của bài đưa sai thông tin. Thông tin đúng như sau: tên thật của nghệ nhân gốm Chu Đậu này là Đặng Mậu Nghiệp, và tên tự là Huyền Thông, nên cũng được gọi là Đặng Huyền Thông.

Hãy chú ý đến chữ Huyền Thông. Để mấy hôm nữa, sẽ viết chơi một bài về chữ Huyền Thông này.

02/02/2013

Rượu Mao Lùng là kết hợp giữa "San Lùng" với "Mao Đài"

Rượu Shan Lùng được xem là rượu thổ truyền thống của đồng bào người Dao đỏ ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Báo chí cũng đã nói về nó ở đâu đó. Shan Lùng chính là "tam long" (ba con rồng), nhắc đến truyền thuyết có ba con rồng hút rượu thổ của người Dao lên trên trời cho các vị Bồ Tát.

Đơn giản hơn, và hiện thực, thì Shan Lùng là tên của bản Shan Lùng. Từ tên bản thành ra tên của rượu. Chẳng khác gì những cái tên như Rượu làng Vân, Rượu Mẫu Sơn cũng đã nổi danh.