Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trương-vĩnh-kí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trương-vĩnh-kí. Hiển thị tất cả bài đăng

25/04/2025

Thiền sư Tính Định (1842-1901) người khai mở sơn môn Xiển Pháp (Hà Nội) - một cuốn sách sắp ra lò

Về thiền sư Tính Định, có thể đọc nhanh trên Giao Blog, ở đây hay ở đây.

1. Đại khái, thiền sư là người cùng thời với các vị Trương Vĩnh Ký (1838-1898) và Huỳnh Tịnh Của (1830-1908).

Thiền sư là người ở lớp sau Tôn Thọ Trường (1825-1877) một chút, và ở trước Kiều Oánh Mậu (1853-1912) một chút.

Chúng tôi đã đặt thiền sư vào bối cảnh lịch sử Việt Nam lúc đó, với các nhân vật như trên, để thấy được công lao "Nôm hóa" kinh Phật chữ Hàn của thiền sư. Từ dùng của chính thiền sư là "diễn âm", tức "diễn âm Kinh Phật", diễn từ chữ Hán sang chữ Nôm.

Thiền sư và những trí thức miền Bắc ở cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 mới dừng lại ở giai đoạn "Nôm hóa". Giai đoạn "quốc ngữ hóa" của miền Bắc muộn hơn miền Nam khoảng nữa thế kỉ, mãi đến lớp của Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha mới thực hiện được.

2. Về chùa Xiển Pháp - nay đã biến thành sân vận động Hàng Đẫy - và các tấm bia đá còn sót lại trong phòng ngủ nhà dân trên phố Cát Linh (Hà Nội), thì đọc lại ở đây.

3. Có một hội thảo về thiền sư Tính Định vào đầu năm năm 2022.

11/01/2017

Nhân vật Trương Vĩnh Ký, các góc nhìn khác nhau

Đã có một vài entry ngắn liên quan đến cụ Trương Vĩnh Ký, ví dụ ở đây, hay ở đây.

Sẽ viết một bài học thuật về chuyến du lãng Hà Nội (để lại một du kí bằng cả quốc ngữ và Pháp văn), và năng lực Nhật ngữ của cụ. 

08/01/2017

Trương Vĩnh Ký từng để vua Hùng lao đầu xuống giếng mà chết

Sự kiện sách về Trương Vĩnh Ký xuất bản gần đây đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Trong phạm vi chuyên môn, với tôi, Trương Vĩnh Ký luôn là một tác giả xuất sắc thời cuối thế kỉ 19. Cuốn sử Việt Nam bằng chữ quốc ngữ in đầu tiên (không phải dạng viết tay) là của Trương Vĩnh Ký.