Lời dẫn: Bài vừa lên của bác Thiên Lý, được viết từ trải nghiệm của cá nhân và tư liệu gốc mới được công bố. Tiêu đề nguyên gốc, cũng như toàn văn thì mời xem ở dưới.
---
Lại về việc “thủ cấp” Liệt sỹ Phùng Chí Kiên
Xin phép được đăng tải lại từ blog Giao, lá thư của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lãnh đạo Đảng và quân đội về việc đi tìm “thủ cấp” Liệt sỹ Phùng Chí Kiên, ngày 23/12/2008, cách đây 5 năm.
Có hai đoạn đáng lưu ý và xúc động:
“Nghĩ đến vong linh người anh, người đồng chí đã hy sinh cho Tổ Quốc, nhân dân, tôi đã viết thư gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quân đội. Trong các nội dung đề nghị có việc tổ chức đi tìm đầu của đồng chi Phùng Chí Kiên. Đó cũng là nhiệm vụ công tác chính sách của Quân đội, nhưng Cục Chính sách Bộ Quốc phòng không cử người đi thực hiện”.
“Để trọn vẹn nghĩa tình với đồng chí Phùng Chí Kiên, tôi đề nghị:
- Sớm hợp táng phần còn lại của “Thủ cấp” Liệt sỹ Phùng Chí Kiên, (dẫu là gói đất màu đen) hiện quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia, về với ngôi mộ đồng chí tại nghĩa trang Mai Dịch.
- Hoặc tạo điều kiện để họ tộc của Liệt sỹ đưa “gói đất” về quê mai táng, như đơn đề nghị của đại diện gia đình họ tộc…”
Như vậy có thể hiểu thêm mấy vấn đề:
1. Trước khi họ tộc tướng Kiên, các đồng đội, tỉnh Bắc Cạn và nhà ngoại cảm vào cuộc thì Đại tướng đã từng đề nghị Đảng, Quân đội tổ chức đi tìm “đầu” của Liệt sỹ Phùng Chí Kiên, hơn thế, đây phải là nhiệm vụ công tác chính sách của Quân đội.
Nhưng như Đại tướng đã nói rõ: Cục Chính sách Bộ Quốc phòng đã không cử người đi thực hiện.
Mà cái Cục này thì, mở mồm ra một cái thì câu đầu tiên, bao giờ cũng là “uống nước nhớ nguồn…”
Lưu ý rằng, đó là trường hợp Tướng Phùng Chí Kiên, một trong những người lãnh đạo quân đội đầu tiên, người mà đích thân Đại tướng Tổng Tư lệnh gọi bằng “người anh, người đồng chí”, là người mà Pháp treo giá “thủ cấp” cho kẻ nào diệt được, với giá chỉ sau mỗi Nguyễn Ái Quốc. “Nguồn” nước của QĐNDVN là đó chứ đâu phải tìm ở xa.
Tướng Kiên đã vậy, thì còn biết bao nhiêu trường hợp tìm mộ khác, Cục Chính sách Bộ Quốc phòng đã không cử người đi thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện.
Bản thân tôi, có ông bác ruột hy sinh trong chiến dịch Hòa Bình(10 tháng 12 năm 1951 đến 25 tháng 2 năm 1952). Bác tôi hy sinh khi chưa tới 30 tuổi, là “ trung đội bậc trưởng” một đơn vị pháo binh.
Tôi đã rà theo diễn biến của chiến dịch Hòa Bình, đã đi tìm tại các Nghĩa trang Liệt sỹ rải rác trong tỉnh Hòa Bình, thu thập thông tin ở Sở, Phòng LĐTBXH, Phòng Chính sách của tỉnh đội, huyện đội, nói chung là được tiếp đón lịch sự, tôi trân trọng cảm ơn các đồng chí. Nhưng cái tôi cần nhất là thông tin thì hoàn toàn không có.
Vậy có biết bao nhiêu gia đình, giống như gia đình tướng Kiên, hoặc như bản thân tôi, thậm chí không thể có được các điều kiện như vậy, không còn biết trông cậy vào đâu. Tỷ lệ ấy là bao nhiêu phần trăm?
Và khi không còn biết trông cậy vào đâu nữa, thì nhà “ngoại cảm” là cái mà gia đình thân nhân liệt sỹ buộc phải hướng tới.
Cũng xin nhắc thêm, hiện nay hết thời ngoại cảm thì đến thời AND lên ngôi, báo chí, quan chức, lốc liếc đua nhau rằng tất cả thân nhân gia đình liệt sỹ cứ phải thử AND hài cốt thì mới chắc ăn.
Thế nhưng việc thử AND (tốn khá nhiều tiền) chỉ là khâu cuối, còn việc tìm ra cái có chứa AND (hài cốt) để thử mới là việc gian nan, rồi trước đó lại phải tìm ra hài cốt ấy nằm ở tỉnh nào, dưới tỉnh là đến huyện, nếu đã được quy tập ở một nghĩa trang nào đó đã may mắn, nếu có tên tuổi chính xác thì còn may mắn nữa. Nhưng, đa phần lại là những trường hợp không có thông tin như trường hợp bác tôi, và thường là còn khó hơn, vì bác tôi đã được khoanh vùng tại tỉnh Hòa Bình.
Thật là “đáy bể mò kim”.
Thật là “đáy bể mò kim”.
Chứ còn nếu trông cậy được vào các Cục kiếc của Bộ Quốc phòng, (cơ quan được Chính phủ đã phê duyệt Đề án quy tập hài cốt liệt sĩ) , mà họ làm được và làm tốt công việc này từ đầu, thì tôi nói thật, ngoại cảm giả (và xịn) chỉ có nước húp cháo, đơn giản vì các anh linh liệt sỹ đâu có còn khúc mắc gì mà nhập nhiếc với vong viếc.
2. Cách đây 5 năm, Đại tướng đã đề nghị hợp táng phần còn lại của “Thủ cấp” Liệt sỹ Phùng Chí Kiên, (dẫu là gói đất màu đen) với ngôi mộ đồng chí tại nghĩa trang Mai Dịch, tại sao đến bây giờ người ta vẫn chưa làm điều đó?
Ở đây viết rất rõ ràng, “phần còn lại của “Thủ cấp” Liệt sỹ Phùng Chí Kiên, (dẫu là gói đất màu đen)”.
Việc hợp táng phần “dẫu là gói đất màu đen” vào phần mộ là hợp lý và hợp đạo đức. Bởi vì, như ở entry trước đã nói (như một gợi ý) rằng trường hợp Quan Vũ thời Tam quốc, người ta tạc một thân bằng gỗ trầm để ghép vào phần đầu rồi hợp táng. Tương tự như phong tục ma chay của ta, thậm chí khi không tìm được xác, người ta vẫn dùng hình nhân (gỗ hoặc đất) để thay thế, kèm theo đó là phải “chiêu hồn nạp táng”.
Thế nhưng tại sao mấy anh “nhân danh khoa học” lại khư khư căn cứ kết quả giám định của Viện Pháp y quân đội, rằng “đây không phải hài cốt của tướng Kiên” để không cho gia đình họ tộc thực hiện hợp táng.
Mấy chữ “đây không phải hài cốt của tướng Kiên” là tôi nói ý, chứ còn đọc nguyên văn cái kết luận của Viện Pháp y quân đội, thì phải gọi thẳng đấy là cái kết luận mất con mẹ nó dạy.
Vả lại, mới đây, ngày 1/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, chính Thượng tướng Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết:
“Hiện Chính phủ đã giao cho 3 trung tâm làm vấn đề giám định ADN, trong đó có Viện Pháp y quân đội. Giám định hay không là do các gia đình.
Tôi xin nhắc lại là có tiến hành giám định hay không là do các gia đình”.
Như vậy ta hiểu, bất luận dùng phương pháp nào, sau khi lấy được hài cốt liệt sỹ về, không phải tất cả các hài cốt đều phải/được đem đi giám định ADN, mà tùy thuộc thân nhân liệt sỹ chưa tin tưởng thì yêu cầu giám định, tin tưởng rồi thì thôi.
Vậy thì cứ tạm cho rằng họ tộc, các đồng đội, tỉnh Bắc Cạn và nhà ngoại cảm đã tìm hài cốt Liệt sỹ Phùng Chí Kiên bằng phương pháp không “chính thống” (hoặc gọi là “tà thống” cho hợp với quan điểm nhốn nháo hiện nay về ngoại cảm) đi chăng nữa, một khi gia đình đã không yêu cầu giám định, hoặc đã yêu cầu nhưng không chấp nhận kết quả ấy, thì vì cớ gì các “đồng chí” lại vẫn cứ khăng khăng “tạm giam” cái phần “hài cốt ấy”, đến bây giờ đã được 5 năm?
Các “đồng chí” rất vô lý và cực kỳ vô đạo đức, các "đồng chí" ạ!
ĐCB ( cóc thèm dịch) vào mặt các “đồng chí”!.
( )
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Nhờ lời đảm bảo của người đại điện Việt Nam Giải phóng quân, đã biết đồng chí Đức Xuân ở đâu ra
- Tư liệu về chiếc răng của Viện Pháp y cũng chính là ảnh... của phía các nhà nghiên cứu ngoại cảm !
- Triển hộ vệ đưa tư liệu cũ của cuộc tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008
- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%
- May quá, vừa có thêm tư liệu trực tuyến để đối chứng với tư liệu về cuộc tìm kiếm ở Bắc Kạn năm 2008
- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó
- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và tư liệu về Phùng Chí Kiên
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
(- Viện Pháp y Quân đội (2007): Giám định chính xác hài cốt các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân (hi sinh năm 1932)
- Khoa học thường thức : Từ 2011 đẩy mạnh việc giám định gen trong việc xác định hài cốt liệt sĩ
- Một trường hợp thành công (Nguyễn Văn Lư, năm 2011)
- Khoa học thường thức : Cần có từ 5 triệu (mới lên 8 triệu) và ít nhất 4 tiếng để xác định gen)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.