Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/06/2013

Góc nhìn khác : Viên đá mang bùa là kết tinh trí tuệ đỉnh cao của dân tộc Việt từ nguồn mạch Bách Việt

tac pham
Kết luận dưới đây được đưa ra bởi nhà nghiên cứu có nhiều thành tựu như trong ảnh
1. Hiện nay, hình như viên đá mang bùa ở đền Hùng đã được đưa ra ngoài rồi.

2. Có một kết luận như sau về viên đá ấy (trích nguyên văn toàn kết luận), đánh giá rất cao giá trị của nó như là kết tinh trí tuệ đỉnh cao của dân tộc Việt từ nguồn mạch Bách Việt:


clip_image010
Chữ bách mang hình ảnh chữ Việt cổ hình chiếc rìu.


"Kết Luận
Đây là một tảng ngọc bùa.
Mặt trước khối ngọc diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh ở đại vũ trụ và Con Người ở tiểu vũ trụ  của Vũ Trụ giáo, Dịch nòng nọc vòng tròn-que  ứng với cốt lõi văn hóa Việt dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng. Hiển nhiên ứng với truyền thuyết Tổ Hùng.
Mặt sau diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh với Cõi Giữa nhân gian mang tính chủ. Hiển nhiên ứng với Hùng Vương thế gian, lịch sử.
Bùa diễn tả trọn vẹn thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, có ý muốn để cho bùa có tất cả sức mạnh của lực vũ trụ, có hiệu lực cả ở Tam Thế vũ trụ và ba cõi thế gian về cả hai diện nòng nọc, âm dương, ác và thiện.
Với hai từ ‘Bách giải’ bùa này có trăm khuôn mặt, dùng trong mọi mặt của cuộc sống. Bùa dùng gỉải trừ mọi thứ tà, ác, trấn giữ đền miếu nhà cửa, cầu an sinh, an lạc, may mắn, phồn thịnh, phú quí giầu sang, hạnh phúc….
Câu hỏi được nêu ra là bùa này phát gốc từ đâu?
Ta biết bùa chú được dùng nhiều trong Đạo giáo liên hệ mật thiết với Dịch. Đạo giáo được cho là một thứ tín ngưỡng cổ của Bách Việt.
Như thế bùa ở đền Hùng có thể có hai nguồn cội chính:
Thứ nhất, bùa này có thể làm theo Đạo giáo Bách Việt.
Bùa sao chép lại từ một bùa nguyên thủy của cổ Việt làm theo khuôn mẫu của Đạo giáo. Nên biết bùa chú chính thống thường được truyền từ đời này qua đời nọ trong giới đạo sĩ, pháp sư, thầy cúng. Vì thế bùa gốc Bách Việt như thấy ở đây còn giữ được những nét nòng nọc, âm dương đề huề (chim và rắn), còn giữ theo dạng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que của Dịch nguyên thủy nòng nọc vòng tròn-que, thứ Dịch còn thấy trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn và ăn khớp với truyền thuyết và cổ sử Việt.
Trong khi bùa Tiêu Tai Miễn Họa Phù mặc dù cũng phát gốc từ Đạo giáo nhưng đã dương hóa nên đã mang tính chất dương ngự trị (có nhiều đường nét thẳng, góc cạnh, không thấy rõ người rắn…) của Hán Tộc, vốn là dân du mục, võ biền.
Thứ hai là bùa ở đền Tổ Hùng có thể lấy từ bùa chú của Phật giáo mật tông.
Dựa theo các dòng chữ Phạn gồm cả câu chú Án Ma Ni Bát Mê Hồng, cách diễn tả theo mandala của Phật giáo mật tông Tây Tạng và dựa theo sự tương đồng với loại bùa Tiêu Tai Miễn Họa Phù thấy trong giáo phái Ma Sơn của Đạo giáo ở Trung Quốc thì đây là một loại bùa hỗn hợp  của Phật giáo mật tông và Đạo giáo.
Chữ Bách viết theo dạng chữ Việt Rìu cổ và lại có hình rắn uốn khú gợi ý tới Lạc Việt trong Bách Việt.
Tóm lược lại, khối đá ngọc này, mặt trước, qua hình vẽ dạng bùa, diễn tả triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh và Con Người của Vũ Trụ giáo, Việt Dịch nòng nọc vòng tròn-que dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng. Với chữ Bách mang hình bóng chữ Việt Rìu đầu rắn cho thấy rõ đây là cốt lõi của văn hóa Việt, Lạc Việt trong Bách Việt. Mặt sau diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh với cõi giữa nhân gian mang  tính chủ."
3. Ai làm ra được tảng ngọc bùa chắc vô cùng xúc động khi đọc kết luận như trên. Có khi là rưng rưng nước mắt mà rằng : "Ôi tri kỉ, chỉ ông mới hiểu ta !".

4. Người tri kỉ ấy chính là bác sĩ Nguyễn Xuân Quang - một nhà nghiên cứu Việt Nam hiện cư trú ở nước ngoài, chuyên món cổ vật (tiêu biểu là trống đồng). Các nghiên cứu của bác sĩ Quang ở tầm triết thuyết rất cao, rất khó với người thường, ở Việt Nam, có chăng chỉ cụ Kim Định (đã quá cố) hay ông Hà Văn Thùy may chăng mới hiểu được.

Liên quan đến viên đá mang bùa, bác sĩ Quang viết bài 1bài 2 để khẳng định ý nghĩa vô giá của nó giúp chúng ta tri nhận về uyên nguyên Bách Việt: chữ viết tối cổ, hệ thống triết học,...

---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:

-  Đền Hùng trong chuyên án quốc gia của Trần Hùng (hậu duệ vua Hùng thứ 09), tính đến hết ngày 6/6/2013

Thần tích liên quan đến đại gia đình Hùng Vương (bài Trịnh Khắc Mạnh - Nguyễn Hữu Mùi)

Viên đá góc đền Hùng - 5 : Phát và thu khí để điều chỉnh khí cho toàn bộ đền Hùng
Viên đá góc đền Hùng - 4 : Bản nháp bài văn bia đã qua khâu trưng cầu ý kiến quốc dân

Cây Kim Giao của hai ông tân trưởng ban, ở rất gần với viên đá
Cây Kim Giao của ông Thánh Ba ở khu vực Đền Hùng

Viên đá góc đền Hùng - 3 :  Thứ lạ ở ngay trước mặt, hơn cả đá mang bùa, là đây !
Viên đá góc đền Hùng - 2 : Không thấy cái lạ khác ở ngay trước mắt mới là lạ
Viên đá góc đền Hùng - 1 : Không thấm gì với những thứ lạ khác cũng đang ở đó

Đền Mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ đang bị rác độc bao vây

Tín ngưỡng thờ các vua Hùng từ góc nhìn khảo cổ học (Trịnh Sinh, 2012)
Hùng Vương với ý thức dân tộc (Nguyễn Đăng Thục, 1971)


Quốc tổ Hùng Vương (Ngô Đức Thịnh, 2011)

Quốc tổ và Quốc lễ 2013

Đền Hùng và tục thờ vua Hùng từ góc nhìn văn hóa sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.