Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/02/2013

Phan Mạc Lâm (Mạc Lâm) và Điện Biên Phủ trên không 1972 : Một sự thật bị lãng quên

Lời dẫn: Gần đây, vì có liên quan đến cuốn sách Xã hội cổ đại của Morgan và những cuốn phái sinh từ đó, người em trai ruột của Phan Mạc Lâm (người gốc họ Mạc đổi ra họ Phan) có qua nhà chơi. Như một câu chuyện bên lề, ông kể chuyện về người anh trai của mình bằng 3 số báo Quân đội Nhân dân (ông tặng lại một bộ photo).

Đây là một sự thật chúng ta chưa từng biết đến. 

Ba kì báo trên Quân đội Nhân dân có thể đọc theo các đường link ở dưới đây. Ở blog này, chỉ xin phép đăng lại kỳ cuối.

Từ đây trở xuống là bài của Quân đội Nhân dân.

---



Đại tá Phan Mạc Lâm – Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 1)

Đại tá Phan Mạc Lâm - Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 2)

Đại tá Phan Mạc Lâm – Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 3)

QĐND - Thứ Sáu, 21/12/2012, 18:48 (GMT+7)

Kỳ 3: Cùng “cất vó B-52” (Tiếp theo và hết)

QĐND - Chiều 18-12-1972, Mạc Lâm đang trực chiến tại cơ quan, bỗng có tiếng điện thoại réo vang. Người gọi là Phó tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài. Nhấc điện thoại, Mạc Lâm nói nhanh:
- Vâng. Tôi là Mạc Lâm!
- Này cậu, B-52 đến đâu rồi?
Mạc Lâm khẳng định:
- Giữa đường rồi, thưa Thủ trưởng - có cả hướng Gu-am và Thái Lan.
Phó tổng Tham mưu trưởng cười, bảo Mạc Lâm:
- Tối hôm nay, bộ đội ta bắn rơi B-52 thì Bộ sẽ thưởng cho Cục 2 một tấn lương khô và một con bò mộng nhé.
Một lát, ông nói:
- Nhưng nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước!
Đơn vị kỹ thuật của Cục Quân báo, nay là Tổng cục 2 cùng các đơn vị phòng không-không quân lúc đó vẫn bám sát B-52, tính từng giây, từng phút. Không khí chờ đợi căng thẳng, hồi hộp, mọi người im lặng theo dõi… Trước những công việc trọng đại, con người thường có những trạng thái tâm lý như thế. Lời nói của Phó tổng Tham mưu trưởng với Mạc Lâm: “Nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước” chứa đựng nỗi băn khoăn ấy!
Đại tá Phan Mạc Lâm và Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ. Ảnh tư liệu.

02/02/2013

Rượu Mao Lùng là kết hợp giữa "San Lùng" với "Mao Đài"

Rượu Shan Lùng được xem là rượu thổ truyền thống của đồng bào người Dao đỏ ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Báo chí cũng đã nói về nó ở đâu đó. Shan Lùng chính là "tam long" (ba con rồng), nhắc đến truyền thuyết có ba con rồng hút rượu thổ của người Dao lên trên trời cho các vị Bồ Tát.

Đơn giản hơn, và hiện thực, thì Shan Lùng là tên của bản Shan Lùng. Từ tên bản thành ra tên của rượu. Chẳng khác gì những cái tên như Rượu làng Vân, Rượu Mẫu Sơn cũng đã nổi danh.




Nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn góp ý cho bài trên tờ Cẩm Thành (2012)

Lời dẫn: Tôi đang đi du lãng mạn Bắc, lên Cốc Lếu, rồi lại xuống Phố Ràng. Có lẽ là chuyến cuối cùng của một năm âm lịch.

Chiều về doanh trại, nhận được đường link do một bạn gửi cho, mới biết có một bài viết của nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn (Quảng Ngãi) cho một bài viết của tôi.

Bài viết của tôi về một tấm bia ở Quảng Ngãi trong liên đới với công cuộc chinh phạt người Thượng của cha con ông Nguyễn Tấn (thời Tự Đức). Bản thảo số 1 được viết nhanh, đã gửi đăng trên tạp chí Cẩm Thành trong năm 2012. Bản thảo số 2 được hoàn thiện tiếp sau đó, đã gửi cho tạp chí chuyên ngành ở trung ương, hiện tại (đầu năm 2013) vẫn đang xếp hàng để đăng. 

Từ bản thảo số 1 (đăng trên tạp chí ở địa phương) lên bản thảo số 2 (dùng đăng trên tạp chí chuyên ngành), tôi đã gia cố nhiều, một số điểm giả định đã được làm rõ, môt số chỗ nhầm lẫn đã được cải chính. Nếu có thể, nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn hãy cho biết địa chỉ mail và số điện thoại liên hệ, tôi sẽ gửi bản thảo số 2 để ông đọc. 

Để khách quan, đầu tiên, đăng lại ở đây bài góp ý của nhà nghiên cứu Lê Vinh Bổn với sự trân trọng. Xin chân thành cảm ơn ông đã bỏ công sức đọc, góp ý. Hi vọng được liên lạc trực tiếp với ông qua các phương tiện.

Bản Shan Lùng, ngày 2/2/2013



---

30/01/2013

Người Nhật tổ chức lễ động thổ theo kiểu Việt Nam như thế nào

Có rất nhiều công ty lớn của Nhật đang tiến vào Việt Nam, trong đó, có mang ngầm ý rút dần khỏi Trung Quốc đại lục, hay giảm thiểu rủi ro nếu vẫn giữ chặt địa bàn Trung Quốc như mấy thập niên qua.

Khi vào Việt Nam, người Nhật, như bản tính truyền thống, rất nhanh chóng "nhập gia tùy tục". Chẳng hạn, để chọn đất làm nhà máy, họ sẽ nhờ đến thầy địa lí Việt Nam; để làm lễ động thổ, họ nhờ đến nhà sư hay thầy cúng bản địa.

Trong clip dưới đây, xuất hiện mấy gương mặt quen (có người đã từng làm việc cùng), dù tôi nhận các đường link chỉ hoàn toàn ngẫu nhiên. Lưu vào đây cũng chỉ là ngẫu nhiên (chọn bất kì).



26/01/2013

Chứng Minh Nhân Dân hay Thẻ Căn Cước có ghi tên bố mẹ - 1

Hôm qua, lúc chiều chiều, lại có mấy phút trà dư tửu hậu với một lão niên vốn là cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mỗi sáng, dù cả mồng một Tết, lão đều đạp xe một vòng quanh Hồ Tây. Nhà ở hiện tại thì ở khu làng Cót trước đây. Cứ đều đặn việc tập luyện siêng năng như vậy. Câu chuyện đã kể với tôi từ mấy năm trước, từ lúc tôi bắt đầu ra cửa hàng của lão sửa xe máy.

Hôm qua, lão cáu. Lục bục nói với tôi lúc đang xoay ốc 8 ở chỗ hộp xích, đại ý: lão bị mất chứng minh thư nhân dân, ra phường làm thủ tục xin cấp mới, thì được giải thích về mẫu CMTND mới. Trên mẫu mới, phải bắt buộc ghi tên mẹ và cha của lão. Lão năm nay ngót 70, cha mẹ đã qui tiên từ lâu. Chỉ nghe thấy thế, đã như thấy đứa nào xách mé dám nhắc tên cha mẹ đã khuất núi mình, lão trả hết, ra về.

Lão bảo tôi, lại đại ý: ngày trước, lúc quân mình tiếp quản Sài Gòn, thấy bên Cộng hòa dùng thẻ căn cước hay quá, thế là quân mình bắt chước, về đổi sang mẫu như trong đó. Ý lão là: thẻ căn cước ngày trước của Việt Nam Dân chủ là có ghi tên bố mẹ, còn của Việt Nam Cộng hòa thì không; vậy nên, quân mình đã bắt chước cái lối không ghi tên bố mẹ lên căn cước từ đó.

Mình bảo, đại ý: không phải lão à. Căn cước của Sài Gòn ngày trước cũng ghi hoành tráng tên cha tên mẹ đấy ạ. Có chăng là, nếu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở đầu thế kỉ 21 này không hiểu sao lại trở lại với mẫu của chính quyền Sài Gòn trước đây ?

Tư liệu hôm nay đưa lên đây, để cùng xem.

Đây là một cái:



















24/01/2013

Lưu Hiểu Ba (1993) qua bản dịch Phạm Thị Hoài (2013)

Lời dẫn: Tôi đã đọc những bài viết ngăn ngắn như dưới đây của Lưu Hiểu Ba, qua bản tiếng Trung. Hôm nay, thấy có bản dịch qua tiếng Đức của Phạm Thị Hoài trên blog của chị.

Đoạn này được trích ra từ một cuốn sách viết về Lưu Hiểu Ba của nhà văn lưu vong người Trung Quốc là Bối Linh (Bei Ling) hiện đang cư trú tại Đức. Sách đó được Bối Linh viết theo đơn đặt hàng, để hoàn thành, rồi dịch ra tiếng Đức, ở ngay sau thời điểm Lưu Hiểu Ba được nhận Nô-ben Hòa Bình.

Sách đã xuất bản bởi nhà sách nổi tiếng Riva (chuyên về sách kí sự) từ năm 2010. Khi sách vừa ra ở Đức lúc đó, tôi nhớ, báo chí các nơi đều điểm tin cả.

Bản sách mà chị Hoài sử dụng lả bản in năm 2011. Tiếc là chị Hoài không dẫn lại tiêu đề bài viết ngắn này bằng tiếng Đức, cũng như số trang của bài trong sách. Khi có thời gian rảnh, tôi sẽ đưa một bản dịch từ tiếng Trung, để thấy tư tưởng của Lưu Hiểu Ba có được truyển tài đúng sau trùng dịch (dịch hai lần) hay không.

Từ đây trở xuống là bản dịch.

--








18/01/2013

Đang chuyển nhà từ Yahoo sang bên này

Chính thức từ trưa hôm qua, 17/1/2013, hệ thống blog bên Yahoo đã ngừng hoạt động. Theo đó, blog YH của tôi cũng đã bị xóa đi.

Bây giờ, đang chuyển nhà sang bên này. Cần phải có thời gian, vì làm từ từ, và lại đang vướng việc.

Tháng 1 năm 2013,
Giao Blog



---


BỔ SUNG


1. Chép bình luận ở dưới lên (chép ngày 3/8/2021)

4 nhận xét:

  1. Em có cách này hơi vất vả tí nhưng mang được hết, cả comment sang bác ạ.

    Trả lờiXóa
  2. Vào http://my.opera.com/community/ đăng ký 1 tài khoản và làm theo mấy hình sau:

    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/1.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/2.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/3.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/4.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/5.JPG
    http://files.myopera.com/DinhPhD/files/6.JPG

    Đây là kết quả của em: http://files.myopera.com/DinhPhD/files/fddinh-blogs.html

    Trả lờiXóa
  3. Khi bác dùng đường link được tạo trong file ***-blogs.html để chèn vào trang khác thì nhớ bỏ "s" trong "https://" đi để trang web nạp được nhanh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn MB đã hướng dẫn rất tận tình, mình sẽ thử đây.

      Xóa

..