Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-huệ-chi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-huệ-chi. Hiển thị tất cả bài đăng

14/02/2015

Một vị tướng được Hồ Chủ tịch trực tiếp phong năm 1959 vừa tới tuổi bách niên

Trong bài toàn văn (sẽ lưu ở dưới đây), có một đoạn nói về việc phong tướng năm 1959 do Hồ Chủ tịch trực tiếp kí (mà một người được nhận năm đó là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh), như sau:

"Nhân khi cuộc vui đang nồng, Đại tá Nguyễn Đăng Quang – một đảng viên – xin phép được bật mí, nói một vài điều Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh mới tâm sự với ông, cũng trong tư cách một đảng viên đàn anh. Ông cho biết Cụ Vĩnh là Ủy viên trung ương Đảng được bầu từ khóa III năm 1960; vai trò quyết định trong Đại hội ấy là Hồ Chủ tịch. Nay khóa đó còn lại 3 người thì hai người đã trở thành gần như tàn phế, chỉ duy nhất Cụ là còn minh mẫn. Ông cũng cho biết, Cụ Vĩnh được phong tướng vào năm 1959, sắc lệnh do Hồ Chủ tịch trực tiếp ký, và những người được Cụ Hồ trực tiếp phong tướng thuở đó thì nay duy nhất còn lại một mình Cụ Vĩnh. Những con số độc đắc, có một không hai."

Có lẽ cụ là vị tướng duy nhất của thời đó mà hiện còn tráng kiện. Một trăm tuổi mà vẫn minh mẫn như cụ quả là hiếm. 

11/09/2014

Triển lãm CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT vào năm 1955 tại phố Bích Câu, và tập thơ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ

Đã có một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất, từ năm 1955, tổ chức tại phố Bích Câu (Hà Nội). Triển lãm đó đã được nhắc tới từ lâu, và gần đây, cũng từng được nhắc lại nhiều. Chẳng hạn, chỉ liên quan đến riêng blog này, thì có với Phong Lê năm 2004 ở đây, bản lưu blog YH cũ của tôi năm 2011 ở đây (chỉ là lưu bài của Phong Lê), và với Nguyễn Huệ Chi năm 2011-2012 ở đây.

Cho nên, bảo rằng, lần đầu tiên có triển lãm về Cải cách ruộng đất vừa rồi (năm 2014), là chưa hẳn đúng.

04/08/2014

Nam Trân và bản dịch "Nhật ký trong tù" (bài Nguyễn Huệ Chi, năm 2011 và 2012)

Bài đi trên hai số chuyên san KHXH&NV của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, năm 2011 - 2012.

Có thể xem như là bài trả lời chung cho nhiều người (Nguyễn Văn Lưu năm 2003-2004, Mai Quốc Liên sau đó, Phong Lê gần đây,...). Tác giả không ghi rõ như vậy. Tôi chỉ tạm đoán, hi vọng không trật.

27/07/2014

Mong bác Mai Quốc Liên làm rõ hơn, lẽ nào "Nhật ký trong tù" chỉ có mấy chục bài thôi sao ?

Đọc kĩ hơn đoạn bác Mai Quốc Liên soi bác Huệ Chi trong việc dịch "Nhật ký trong tù", thì vẻ như thấy có điểm bất ổn. Cụ thể, thì bác MQL đã viết:

Mai Quốc Liên soi công việc dịch "Nhật ký trong tù" của Huệ Chi

Loạt bài gồm nhiều phần của Mai Quốc Liên đi trên Hồn Việt (do chính bác là tổng biên tập) từ vài năm trước. Đề cập đến quá nhiều vấn đề, bản thân người đọc không tự "quán xuyến" được việc đọc của mình, nên chỉ nhặt riêng phần về Nhật ký trong tù mà thôi.

Những đóng góp trong nghiên cứu và quảng bá NHẬT KÝ TRONG TÙ của học giả Nguyễn Huệ Chi

Về những đóng góp này, đã thấy Đặng Thị Hảo điểm trong bài đăng trên Văn hóa Nghệ An (tháng 5 năm 2013). 

11/11/2013

Nguyễn Hòa đặt vấn đề với Nguyễn Huệ Chi, về văn học Lý Trần - 1 (Nguyễn Hòa viết và nói)

Trên CAND (dẫn lại từ trang của Hồng Thanh Quang), mới thấy có bài Đồng hành với nhà văn. Đó là bài tựa như nói chuyện giữa Hồng Thanh Quang với Nguyễn Hòa. Trong đó, có đoạn (đoạn chữ in nghiêng là của ông Quang, còn lại là của ông Hòa):

03/09/2013

Nhà nghiên cứu văn học Lý - Trần Nguyễn Huệ Chi trở lại với văn học Lý - Trần

Hôm nay, bác Nguyễn Huệ Chi - một trong ba người khởi xướng trang mạng BVN - vừa có lời thông báo về việc bác sẽ tạm ngưng vai trò điều hành trực tiếp BVN để trở lại với nghiên cứu văn học Lý - Trần.