Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/09/2015

Một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của quân đội cách mạng : Mai Trung Lâm

Đó là 34 chiến sĩ thuộc Đội Tuyên truyền Giải phóng quân (1944).

Thế nào đó, rồi cuối cùng, tìm ra cái kết của câu chuyện thời đầu Đổi Mới về Mai Trung Lâm - một nhân vật nổi tiếng trước đây của Khu tự trị Việt Bắc.

Ông nổi tiếng ở nhiều điểm.

Mình thì quan tâm nhất ở điểm: ông được xem là một người Tày ra sức bảo vệ bản sắc Tày của mình. Nhiều khi tới mức quyết liệt.

Bây giờ, thì đã biết, ông vốn họ Ma, tên Kiên Kiện. 

Mà quan trọng, thì tổ tiên của ông không phải người Tày. Họ là người Kinh hóa Thổ.

---

THAM KHẢO

2. Ghi chép của bác Hoa Hồng:

"
KÝ SỰ THÁNG SÁU
hoahong52 | 28/06/2014 20:55

KÝ SỰ THÁNG SÁU
1 - BA BÀ CHÁU BA SỰ KIỆN
2 - NGƯỢC CAO BẰNG

(...)


Trong 34 chiến sỹ năm xưa có ông Mai Trung Lâm tên thật là Ma Kiên Kiện ông nguyên là Chính Ủy Công An Nhân Dân Vũ Trang Khu Tự Trị. Sau khi giải giải tán CANDVT KTT ông được chuyển về Bộ Tư Lệnh Biên Phòng. Khi về hưu và trước khi mất vào ngày 14/4/2000 ông là Chủ Tịch Lâm thời đầu tiên của cơ quan hội CCB Tỉnh Bắc Thái, nay là tỉnh Thái Nguyên. Con trai cả của ông là Ma I Từ  Hải   Đại Tá bộ đội biên phòng Trưởng Phòng Quân Khu Một.
   Chúng tôi ăn cơm trưa với món thịt lợn rừng và cá bống khe rồi về Thái Nguyên để đi thăm gia đình ông Ma Trung Lâm và Ma Từ Hải.
   Theo con đường tắt từ Thị Trấn Sơn Dương về Thái nguyên chúng tôi đi tiếp 80km thì về đến Thành Phố Thái Nguyên.

   Vơ chồng Ma i Từ Hải đón  đoàn chúng tôi và dẫn qua nhà vợ chồng anh chị Kim Hải ngắm những dò phong lan tươi đẹp rồi tất cả cùng đến  nhà anh ở số 9 ngõ  186 phố Chùa  Hang Thị Trấn Đồng Hỷ.
alt
Ngôi nhà của bác MAI TRUNG LÂM do chính bác xây cách đây 40 năm
Tối hôm đó vợ chồng anh chiêu đãi chúng tôi ở  nhà hàng Làng Quán nằm khuất sâu trong con ngõ nhưng có một phong cách hoàn toàn mới lạ với những món thit lợn rừng ngon chưa từng thấy. Lạ nhất là món tiết nấu ngải cứu rất hấp dẫn.
"



1. Một bài cũ trên tờ báo của quân đội


QĐND - Thứ ba, 15/04/2008 | 10:4 GMT+7
Theo sách "60 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (hỏi và đáp)" - Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia -2004: Danh sách 34 chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân dự lễ thành lập(ngày 22-12-1944). Đó là các đồng chí: 
1.Trần Văn Kỳ (bí danh Hoàng Sâm), dân tộc Kinh, quê Lệ Sơn, Tuyên Hóa, Quảng Bình-Đội trưởng.
2.Dương Mạc Thạch (bí danh Xích Thắng), dân tộc Tày, quê Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng-Chính trị viên.
3.Ngô Quốc Bình (bí danh Hoàng Văn Thái), dân tộc Kinh, quê An Khang, Tiền Hải, Thái Bình-tình báo và kế hoạch tác chiến.
4.Lâm Cẩm Như (bí danh Lâm Kính), dân tộc Kinh, quê Đông Khê, Thạch An, Cao Bằng-Công tác chính trị.
5.Lộc Văn Lùng (bí danh Văn Tiên), dân tộc Tày, quê Mai Pha, Cao Lộc, Lạng Sơn-quản lý.
6.Hoàng Thịnh (bí danh Quyền), dân tộc Tày, quê Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên.
7.Nguyễn Văn Càng (bí danh Thu Sơn) ,dân tộc Tày, quê Hồng Việt, Hòa An, Cao Bằng.
8.Đàm Quốc Chủng (bí danh Quốc Chủng), dân tộc Tày, quê Bình Long, Hòa An, Cao Bằng.
9.Hoàng Văn Nình (bí danh Thái Sơn) dân tộc Nùng, quê Thượng Ân, Ngân Sơn, Bắc Kạn.
10.Hà Hương Long, dân tộc Tày, quê Nam Tuấn, Hòa An , Cao Bằng.
11.Đức Cường (tức Cơ), dân tộc Tày, quê Đề Thám, Hòa An, Cao Bằng.
12.Bế Văn Sắt (bí danh Hồng Quân Mậu), dân tộc Tày, quê Bình Long, Hòa An, Cao Bằng.
13.Đinh Trung Lương (bí danh Trung Lương), dân tộc Tày, quê Lê Lợi, Thạch An, Cao Bằng.
14.Tô Vũ Dâu (bí danh Thịnh Nguyên), dân tộc Tày, quê Vĩnh Quang, Hòa An, Cao Bằng.
15.Đồng chí Luận, dân tộc Kinh, quê Quảng Bình.
16.Bế Bằng (bí danh Kim Anh), dân tộc Tày, quê Hồng Việt, Hòa An, Cao Bằng.
17.Nông Phúc Thơ, dân tộc Nùng, quê Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên.
18.Nông Văn Kiểm (bí danh Liên), dân tộc Tày, quê Tam Kinh, Nguyên Bình, Cao Bằng.
19.Ma Văn Phiêu (bí danh Bắc Hợp(Đường)), dân tộc Tày, quê Nguyên Bình, Cao Bằng.
20.Chu Văn Đế (bí danh Nam) ,dân tộc Tày, quê Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng.
21.Bế Văn Vạn (bí danh Vạn), dân tộc Tày, quê Vân Tùng, Ngân Sơn, Bắc Kạn.
22.Nông Văn Bê (bí danh Thâm), dân tộc Nùng, quê Hoàng Tung, Hòa An, Cao Bằng.
23.Hồng Cô, dân tộc Mông, quê Lũng Giẻ, Nguyên Bình, Cao Bằng.
24.Nguyễn Văn Phán (bí danh Kế Hoạch), dân tộc Tày, quê Hồng Việt, Hòa An, Cao Bằng.
25.Đặng Dần Quý (bí danh Quí), dân tộc Dao, quê Tam Kinh, Nguyên Bình, Cao Bằng.
26.Tô Văn Cắm (bí danh Tô Tiến Lực), dân tộc Tày, quê Tam Kinh, Nguyên Bình, Cao Bằng.
27.Hoàng Văn Lương (bí danh Kinh Phát), dân tộc Nùng, quê Đức Vân, Ngân Sơn, Bắc Kạn.
28.Hoàng Văn Nhủng (bí danh Xuân Trường), dân tộc Tày, quê Sóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.
29.Trương Đắc (bí danh Đồng),dân tộc Tày,quê Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng.
30.Dương Đại Long, dân tộc Nùng, quê Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng.
31.La Thanh, dân tộc Nùng, quê Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng.
32.Ngọc Trình, dân tộc Nùng, quê Bình Long, Hòa An, Cao Bằng.
33.Nông Văn Ích, dân tộc Nùng, quê Hà Quảng, Cao Bằng.
34.Thế Hậu, dân tộc Nùng, quê Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/khoa-hoc-nghe-thuat-quan-su/danh-sach-34-chien-si-doi-viet-nam-tuyen-truyen-giai-phong-quan-du-le-thanh-lapngay-22-12-1944/29753.html

3 nhận xét:

  1. Trong 34 chiến sĩ đầu tiên không có ông Mai Trung Lâm, đến sau này ông mới tham gia

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ là như vậy bác Kim Kiều Hà à. Cụ Ma Kiên Kiện chắc là tham gia sau. Bản thân danh sách chính thức ở trên cũng không thấy tên cụ.

      Xóa
  2. theo sách: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam ; Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân; Năm xuất bản: 2003, có đoạn viết chứng tỏ sau hai trận Phai Khắt, Nà Ngần mới bổ sung thêm một số thành viên mới, trong đó có ông Mai Trung Lâm.
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=29259.20;wap2

    "Sau hai chiến thắng đầu giòn giã. Ban chỉ huy Đội quvết định dừng lại chấn chỉnh, củng cố lực lượng và huấn luyện thêm. Ban chỉ huy viết thư báo cáo với lãnh tụ Hồ Chí Minh và Liên tỉnh ủy về những thắng lợi đầu tiên và đề nghị Liên tỉnh ủy chỉ thị cho các châu tiếp tục lựa chọn những đồng chí hăng hái, dũng cảm để bổ sung phát triển Đội. Lúc này, trong các đội du kích và tự vệ các châu vùng Cao - Bắc - Lạng đang dấy lên mạnh mẽ phong trào xin "đi giải phóng". Việc chọn những người tình nguyện được tiến hành kỹ càng. Ai cũng hiểu rằng được vào Đội là một vinh dự lớn và cũng là điểu may mắn. Chỉ sau một tuần, việc bổ sung đã hoàn thành và Đội đã phát triển thành một đại đội gồm 4 trung đội. Đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đại đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Ban công tác chính trị đại đội cũng được thành lập gồm có các đồng chí Dương Mạc Thạch, Hoàng Văn Thái, Lâm cẩm Như và các chính trị viên trung đội do đồng chí Lâm Cẩm Như phụ trách. Đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách công tác tham mưu tình báo và chuẩn bị kế hoạch chiến đấu. Ban quản lý Đại đội được thành lập do đồng chí Văn Tiên (Lộc Văn Lùng) phụ trách. Ban chỉ huy 4 trung đội cũng hình thành.
    Trung đội 2:
    Đàm Quốc Chủng: Trung đội trưởng,
    Nam Long: Chính trị viên (lúc ban đầu),
    Mai Trung Lâm: Chính trị viên (lúc sau này).
    Bế Sơn Cương: Trung đội phó..."

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.