Tạp chí quốc tế mà có thể in nhiều thứ tiếng, tác giả sở trường nhất (hay gần nhất) với tiếng nào thì sẽ viết bằng tiếng đó. Bởi vậy, một số tạp chí sẽ có nhiều thứ tiếng khác nhau.
Tại sao phải làm thể ? Trả lời: để tạo được môi trường học thuật không thiên vị. Không quá trọng bất cứ ngôn ngữ nào, tức là không có ngôn ngữ nào là chính và ngôn ngữ nào là phụ. Dĩ nhiên, như một kết quả của diễn tiến lịch sử thế giới cận đại, có một số ngôn ngữ được sử dụng nhiều (Anh, Pháp, Trung,...).
Phải làm gì mới có tạp chí như vậy ? Đầu tiên là tư tưởng "đi vào thế giới hiện đại bằng tinh thần dân tộc học", tức mọi tộc người nói bất cứ ngôn ngữ nào đều được bình quyền trong thế giới. Bình quyền về ngôn ngữ, tức là được bình quyền về tri thức. Thứ hai, là phải có một bộ biên tập đủ mạnh, đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian.
Đó là quan điểm làm tạp chí và làm sách của một người thầy của tôi - Nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo, thầy Suenari Michio (1938 - ). Ban biên tập của tạp chí học thuật của học hội ở Nhật Bản hoạt động theo hình thức luân phiên, tức là trách nhiệm của một nhóm trong một thời gian ngắn. Ông thầy đã là biên tập chính (tạm gọi như tổng biên tập) của một số lần, tức của một vài số tạp chí.
Ông đã nêu quan điểm này từ thập niên 1970, kiên trì thực hiện từ đó đến nay. Có nhiều ấn phẩm của ông và nhóm ông, trong đó có tôi, là duy trì quan điểm học thuật này.
Sẽ giới thiệu dần các tạp chí và ấn phẩm theo tư tưởng học thuật như trên.
Hôm nay, mở đầu bằng một stt của Fb Nguyễn Tuấn Cường - đương kim Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, về một tạp chí ở Hàn Quốc.
Các thông tin sẽ được dán bổ sung dần lên ở dưới.
("đi vào thế giới hiện đại bằng tinh thần dân tộc học" là tên một cuốn sách của một ông thầy khác của tôi, là thầy Ota)
Tháng 8 năm 2021,
Giao Blog
---
Ngày 9/9/2021
Nguyen Tuan Cuong đã thêm một ảnh mới vào album: Thông tin học thuật - Academic Information — với Phạm Hoàng Giang và Vuonghuongh Vuong.
https://www.facebook.com/sinonom.2012/posts/10159597489544936
..
..
Đó là một ý tưởng hay về sự bình đẳng của các thứ tiếng!
Trả lờiXóaThiết nghĩ, Mỹ, Nga,Trung Hoa nên theo tinh thần của Đài Loan và Hàn Quốc!
Mặt khác, các học giả Việt cũng nên dịch bài của mình ra các thứ tiếng Anh, Nga, Hán để đăng vào các tạp chí kia, trong khi chờ họ có thể in bằng tiếng Việt!