Vừa rồi, khi báo chí tìm đến, ông đã lên tiếng, cho biết chính ông, chứ không phải ai khác, là người đã "giám định" trong thời gian một tháng đối với nguyên vật được xem là hài cốt đầu tướng Phùng Chí Kiên (sự kiện năm 2008). Tuy ông cho biết một số thông tin hữu ích (vẫn cần phải kiểm chứng), nhưng thấy nản là: Viện Pháp y Quân đội không có tư liệu của riêng và cho riêng mình, toàn sử dụng lại tư liệu của phía các nhà ngoại cảm. Dĩ nhiên có thể sử dụng để phân tích, nhưng tựa như tư liệu gọi là giám định được lưu ở Viện Pháp y là bằng 0 ư ?
Từ đây trở xuống là bài mới lên trên Khám phá. Trước khi đọc, hãy xem 3 cái clip sau (lưu ý là tiếng nói trong clip là của ông Toàn trên nền tư liệu không phải của Viện Pháp y)
---
Hài cốt liệt sĩ "hóa" răng lợn: Pháp y nói gì?
“Tôi đã mang chiếc răng (trong hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên do bà Phan Thị Bích Hằng tìm thấy - PV) về Viện Pháp y Quân đội tiếp tục nghiên cứu. Chúng tôi tìm các mẫu răng của dê, khỉ, chó, lợn... để so sánh, giám định. Kết quả cho thấy, đó là chiếc răng lợn”. Đó là ý kiến của ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội - người trực tiếp làm giám định pháp y hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên.
Vừa qua, dư luận dành sự quan tâm đặc biệt đến phóng sự của VTV trong chương trình “Trở về từ ký ức” phát sóng hôm 12/10. Phóng sự cho biết, hầu hết hài cốt liệt sĩ do các “nhà ngoại cảm” tuyên bố tìm được đều là xương động vật, đất đá… Theo kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội, tỷ lệ chính xác được kết luận "gần như bằng 0".
Chương trình cũng nhắc đến một sự kiện, bản kết quả giám định mẫu xương được cho là của đồng chí Phùng Chí Kiên (Ủy viên Trung ương Đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Tướng - PV) do nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm thấy lại là mảnh sành và răng lợn.
Sau đó, một số ý kiến ủng hộ bà Hằng đã nghi ngờ về cuộc xét nghiệm của Viện Pháp y Quân đội, trong đó hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: Tại sao khi giám định ADN hài cốt Viện Pháp y không lấy mẫu giám định từ con cháu liệt sỹ Phùng Chí Kiên để so sánh? Viện Pháp y Quân đội giám định không đầy đủ mẫu vật thu được...
PV Khampha.vn có cuộc trao đổi những vấn đề trên với người trực tiếp làm giám định pháp y hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên năm 2008 - ông Nguyễn Trọng Toàn (khi đó là Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội).
Thưa ông, vì sao các ông kiểm định thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên do nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm được ở Bắc Kạn năm 2008?
Năm 2008, Cục Chính sách (Bộ Quốc phòng) yêu cầu chúng tôi xét nghiệm mẫu vật hài cốt đang được lưu giữ tại Vệnh viện Trung ương Quân đội 108 xem có phải của liệt sỹ Phùng Chí Kiên hay không.
Trước đó có một số người (không tiện nêu tên) đến gặp tôi “vận động” rằng mẫu vật đó đúng là hài cốt ông Phùng Chí Kiên, ông cứ công nhận đi. Có người đến cho tôi xem video khai quật hài cốt Phùng Chí Kiên. Họ nói là đúng rồi, ông công nhận đi cho xong.
Nhưng tôi không nghe, bởi phương pháp giám định là phải nhìn thấy, sờ thấy chứ không thể nghe mà kết luận được.
Họ lại thuyết phục tôi đừng giám định nữa, với lý do không làm được. Tôi nói nếu muốn vậy phải vận động Cục Chính sách - nơi yêu cầu giám định. Nếu người ta rút lại yêu cầu thì tôi đồng ý...
Nhưng họ không vận động được Cục Chính sách và các ông vẫn xét nghiệm?
Sau đó, cuộc giám định vẫn diễn ra. Nơi yêu cầu tôi xét nghiệm là Cục Chính sách, còn mẫu vật do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn mang đến gửi ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Khi tôi sang Bệnh viện 108 lấy mẫu vật, thấy có đại diện của Cục Chính sách; đại diện của Ban Tổ chức Trung ương (Vụ Người có công); đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Cục Bảo vệ An ninh (Bộ Quốc phòng)... Tôi khá bất ngờ, bởi một giám định bình thường nhưng lại có rất đông người như vậy.
Sau đó làm biên bản mở niêm phong mới sinh ra chuyện không có đại diện gia đình. Nhưng vấn đề, người yêu cầu chúng tôi xét nghiệm là Cục Chính sách và mẫu vật do Bộ Chỉ huy tỉnh Bắc Kạn cung cấp. Chỉ khi vắng một trong hai đơn vị này tôi mới không làm xét nghiệm.
Sau này tìm hiểu tôi được biết, Cục Chính sách có mời gia đình nhưng không biết vì lý do gì lại vắng mặt.
Nắm đất được cho là "thủ cấp" chỉ lớn bằng nắm tay người
Những người ủng hộ bà Phan Thị Bích Hằng thắc mắc tại sao khi giám định ADN hài cốt, Viện Pháp y không lấy mẫu giám định từ con cháu liệt sỹ Phùng Chí Kiên để so sánh?
Mẫu vật xét nghiệm được để trong hộp bọc vải đỏ gồm có đất, đá, mảnh sành, răng. Khi mở mẫu vật, chúng tôi chụp ảnh cẩn thận, làm biên bản có các bên đại diện có mặt ký vào, hiện Bộ Quốc phòng đang giữ.
Theo con mắt nhìn của tôi biết ngay không phải hài cốt. Nhìn vào cái răng tôi cũng biết ngay không phải răng người. Nếu là ca giám định bình thường, tôi nói rằng không phải xương người, rồi thôi. Nhưng trường hợp này, chúng tôi phải chứng minh xương động vật là con nào, con gì để có sức thuyết phục.
Tôi đã mang chiếc răng đó về Viện Pháp y Quân đội tiếp tục nghiên cứu. Tìm các mẫu răng của dê, khỉ, chó, lợn để so sánh, kết quả cho thấy, chiếc răng đó là răng của con lợn. Do đó không làm xét nghiệm ADN. Xét nghiệm ADN chỉ dành cho người, không thể xét nghiệm ADN với xương lợn.
Những ý kiến ủng hộ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho rằng, Viện Pháp y Quân đội giám định không đầy đủ mẫu vật thu được, ông nói sao về điều này?
Mẫu mà chúng tôi xét nghiệm chính là mẫu mà Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Cạn cung cấp. Đó chính là tất cả những gì đào được trong cuộc khai quật hài cốt thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên ở Bắc Kạn.
Mẫu vật xét nghiệm được để trong hộp bọc vải đỏ gồm có đất, đá, mảnh sành, răng. Trong khi đó, mẫu vật xét nghiệm chỉ có thể là chất sống, tiêu biểu là xương và răng. Trường hợp này chỉ duy nhất có một chiếc răng là chất sống. Có thể nói, những phần có thể xét nghiệm được đã được xét nghiệm hết.
Trao đổi với chúng tôi, một vị lãnh đạo của hội Khảo Cổ học Việt Nam cho rằng, chiếc răng đó có thể lẫn trong đất, khi người ta bốc “hài cốt” lên rồi mang theo về luôn. Khả năng này có thể xảy ra không, thưa ông?
Khi được yêu cầu giám định mẫu vật, chúng tôi làm giám định mẫu vật đúng như được cung cấp. Hơn nữa, mẫu vật chỉ có chiếc răng đó có thể xét nghiệm ADN được.
Chiếc răng – thứ duy nhất có thể kiểm định ADN
Lúc làm xét nghiệm ông có thắc mắc vì sao con người có 32 cái răng nhưng mẫu vật thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên chỉ có một chiếc? Không lẽ nguyên một hàm răng nhưng chỉ còn lại một chiếc?
Tôi không quan tâm đến việc đó, mà quan tâm đến mẫu người ta mang đến. Chúng tôi đã giám định đầy đủ tất cả các mẫu vật do bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Cạn mang đến.
Theo cách tư duy thông thường, khi đào một chiếc đầu người lên, con người có 32 cái răng không thể tìm thấy một chiếc được. Còn những xương khác phải có dấu vết.
Trong sách y học cũng nói, khi người dân bình thường mang một chiếc răng hoặc một cái xương đơn độc đến giám định thì 90% xương động vật. Nếu của người, phải là số nhiều, thậm chí còn nguyên.
Một chi tiết đáng chú ý trong đoạn ghi hình cuộc khai quật hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên có 3 vật tròn màu đen được cho là “mắt”. Chi tiết này có phải dấu vết của con người?
Có lẽ câu hỏi này nên mang tới các nhà côn trùng học nhờ trả lời. Bởi lúc bị vỡ một “con mắt” thấy có chất lòng màu trắng đục chảy ra. Tôi khẳng định, mẫu vật đó không có dấu vết con người.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Mời quý vị xem đoạn clip Khai quật vật được cho là “thủ cấp” liệt sỹ Phùng Chí Kiên (Clip Khampha.vn ghi lại từ nguồn của Viện Pháp y Quân đội):
Mời quý vị xem clip Vật hình tròn được cho là con mắt nhưng khi vỡ chảy ra nước màu trắng đục (Clip Khampha.vn ghi lại từ nguồn của Viện Pháp y Quân đội):
Mời quý vị xem clip Chiếc răng tìm thấy trong cuộc khai quật được cho là hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên (Clip Khampha.vn ghi lại từ nguồn của Viện Pháp y Quân đội):
Mới có mấy ngày không vào lốc, bác Giao đã ra cả một xê ri, đọc một hơi tóe khói luôn.
Trả lờiXóaBác cứ từ từ nhả khói (... thuốc) mà đọc, đọc một hơi thì tóe khói là phải rồi !
Xóagiả định tôi là người i- tờ và chả biết ai-với-ai thì cũng thấy bác Toàn lập luận chặt chẽ phết
Trả lờiXóaphe phản biện đừng có đùa, hehe
Mới màn dạo đầu đó louis à ! Phía pháp y quân đội nhập cuộc dần dần. Tư liệu mà mình rất cần các anh ấy trình ra, vẫn bặt vô âm tín.
XóaKạo cũng mới xem hồi sáng 3 clip. Trời ạ cái thủ cấp chi bằng nắm tay, bộ tròng mắt thì có nước như sữa. Để coi đài của hội ma học có phát tiếp gì không nhưng theo lão hốt cái ổ bạc cấp cuốc da được roài.
Trả lờiXóaCứ phải bình tĩnh đợi nghe phân tích và lí giải sẽ rất thú vị sắp được trình ra của các vị ấy, bác Cạo ơi.Vụ này lằng nhằng các thứ, khó phán định theo một đường thẳng.
XóaTính chất dụ án chưa tên mức tử hình, chung thân mà thẩm phán thụ lý hồ sơ, đối chiếu tang chứng vật chứng còn kỹ hơn Viện kiểm sát. Nếu làm mần quan cầm cân thì kẹt số ghế, làm sao sếp cất nhắc cho được, Đồng chí Kạo cướp ngang thành quả, xử luôn lấy thành tích cái đã, đừng trách, đồng chí Zao phúc thẩm sau nhá. khà khà
XóaKhông biết anh Lân Cường có xem clip này không? Anh ấy cam đoan đúng là sọ ngườii với cả hàm răng đấy.
Trả lờiXóa