Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/08/2014

Cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (2)

Viết dần dần từ 29/7/2014

Đi vào nội dung cụ thể của cuốn sách, thì tạm thời, ở đây, đưa 2 chỗ trong đó liên quan đến trước tác của Trần Dân Tiên.

Trong 2 trích đoạn này, các nhân chứng hoạt động tại Thái Lan thời điểm đó cho chúng ta biết: họ đã dịch từ bản gốc tiếng Pháp (do Trần Dân Tiên viết) sang tiếng Thái Lan. Và đặc biệt, dịch luôn cả sang tiếng Việt ! Tức là, tựa như, nếu tin vào đây, thì bản tiếng Pháp có trước nhất, các bản khác chỉ là dịch từ đó mà ra. Người trực tiếp dịch còn cho biết là ông nhận từ chính tay cụ Hồ một bản tiếng Pháp đã được đánh máy !


Tư liệu này đã được nhóm soạn giả Nguyễn Văn Khoan công bố từ 6 năm trước. Đến nay, chưa nhận được bất cứ ý kiến phản hồi nào (tán thành hay không tán thành) của giới chuyên môn. Bạn đọc phổ thông thì hình như không biết. Trước cuốn này, vào năm 2005, bác Nguyễn Văn Khoan là đồng tác giả của cuốn Bác Hồ ở Xiêm (1928-1929).

Từ kết quả bước đầu trong đối chiếu tư liệu (từ các nguồn sẽ nói từ từ), tôi cũng thấy rằng, quả đúng như công bố của nhóm Nguyễn Văn Khoan, đã có một bản tiếng Pháp được đánh máy như vậy. Đồng thời, có luôn một câu hỏi chung được đặt ra: vậy, trước khi có bản tiếng Pháp, đã từng có một bản tiếng Việt hay chưa ? Hay là từ trong khởi thủy, đã vốn là tiếng Pháp rồi ?

Xem bìa một của cuốn này ở entry trước
Đi vào cụ thể, thì thế này.

1. Trích đoạn thứ nhất, thuật lại cuộc gặp gỡ vào năm 1998 giữa Hồng Dung và dịch giả Hoàng Nguyên. Hoàng Nguyên cho biết chính ông đã dịch sách của Trần Dân Tiên từ nguyên bản tiếng Pháp sang tiếng Việt và tiếng Thái, vào khoảng đầu năm 1948, tại Thái Lan. Đến tháng 8 năm đó, Hoàng Nguyên chuyển sang Miến Điện, nên nếu quả thực là chính ông đã dịch sách của Trần Dân Tiên, thì công việc dịch thuật ấy được tiến hành trong vài tháng nửa đầu năm 1948.

Còn Hồng Dung hay Nguyễn Hồng Dung, thì rất có thể là những bút danh của Nguyễn Văn Khoan.

Hoàng Nguyên sinh năm 1924, vậy lúc sang Thái mới khoảng 24 - 25 tuổi. Còn Nguyễn Văn Khoan, thì theo bác Thiên Lý cho biết, sinh năm 1929 (tôi thì cứ mường tượng là bác Khoan trẻ độ hai chục tuổi nữa cơ, nào ngờ, nay cũng đã quá bát tuần rồi !).


Bấm con trỏ vào ảnh để xem kích thước lớn hơn


2. Trích đoạn thứ hai, cũng nói về việc dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Thái và tiếng Việt. Nhưng không thấy tên Hoàng Nguyên trong nhóm dịch thuật, mà chỉ thấy ghi các vị sau: Nguyễn Chương, Nguyễn Song Tùng, Trần Mai, Trần Thanh. Mà cũng ghi là "tổ chức" thôi, nên chưa biết là ai là người dịch chính.

Cũng không thấy nhắc đến Hoàng Văn Hoan. Còn trong hồi kí của mình, Hoàng Văn Hoan chỉ nói chung chung là tổ chức dịch sang tiếng Thái (mà không cho biết bản gốc là tiếng gì, và ai dịch ra tiếng Thái).




Nhìn chung, thông tin từ Thái Lan qua công bố của nhóm Nguyễn Văn Khoan từ 6 năm trước, tuy có một vài điểm chưa rõ, nhưng có giá trị tham khảo quan trọng. 

Ta tạm dừng ở mức tư liệu chính qui đã công bố như vậy đã. Những thứ khác, thì cứ phải từ từ.

---
Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)




5 nhận xét:

  1. Bác Giao ghi chú: "(về dịch giả Hoàng Nguyên, theo ghi chép năm 1998 của Hồng Dung - rất có thể chính là bác Nguyễn Văn Khoan, vẻ như bác học theo cách ghi bút danh của các ông cụ)"

    Người đọc ngắt câu không kỹ có thể hiểu nhầm ra: "dịch giả" Hoàng Nguyên - rất có thể là bác Nguyễn Văn Khoan".

    Bác Nguyễn Văn Khoan, sinh 11/11/1929, Đại tá, tiến sỹ Sử học, cũng thuộc hàng các ông cụ rồi bác ạ. Một trong các bút danh của bác là Thủy Trường (chắc chắn), còn Hồng Dung thì 99%, vì trong một bút tích viết tay của bác mà tôi có, ghi địa chỉ nhận thư từ liên lạc của bác, và người nhận là Hồng Dung, báo X..., (nói để bác Giao yên tâm).

    Tuy vậy viết "Hồng Dung - rất có thể chính là bác Nguyễn Văn Khoan" là có sự cẩn trọng cần thiết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí với bác Lý. Quả là viết ghi chú như vậy chưa được rõ nghĩa, có thể gây hiểu nhầm, nên tôi sẽ chỉnh lại.

      Bây giờ, lưu lại đoạn tôi đã viết (để sau mới biết là tôi đã viết thế nào, rồi bác Lý góp ý, rồi tôi chữa lại ra sao):

      "1. Trích đoạn thứ nhất (về dịch giả Hoàng Nguyên, theo ghi chép năm 1998 của Hồng Dung - rất có thể chính là bác Nguyễn Văn Khoan, vẻ như bác học theo cách ghi bút danh của các ông cụ):
      "

      Cảm tạ bác Lý thêm về chi tiết "Hồng Dung" nhé. Vậy thì yên tâm rồi. Có thể bác Nguyễn Văn Khoan đã có cả bản lưu âm thanh hay video về dịch giả Hoàng Nguyên.

      Nhưng thật ra, bác Lý cần hỏi lại bác Khoan giúp là: vậy, có thật ông Hoàng Nguyên đã dịch không ? Vì ở một chỗ khác thì không thấy ghi tên Hoàng Nguyên. Hay Hoàng Nguyên cũng là một bút danh.

      Chưa thấy ở tư liệu nào xuất hiện tên Hoàng Nguyên cả. Hiện chỉ có bác Khoan mới rõ được.

      Xóa
  2. Chào anh, anh có thể đặt giúp link đến trang chủ của web Đại học Thái Nguyên trong mục KÍNH VẠN HOA được không?
    Tên : Đại học Thái Nguyên
    Liên kết: http://tnu.edu.vn

    Cảm ơn anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ok ! Mình cũng hay ghé Đại học Thái Nguyên cũng như Trung tâm Học liệu của Đại học khi có dịp. Sẽ đặt luôn theo mong muốn của bạn.

      Xóa
  3. Mình rất thích blog của bạn, cho mình đặt 1 link tại đây nhé, thank bạn (thiet ke nha dep)

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.