Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-văn-khánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-văn-khánh. Hiển thị tất cả bài đăng

19/06/2020

Người Dao tự luận bàn về sinh kế của người Dao

Nhiều vấn đề liên quan đến sinh kế của người Dao hiện nay được đưa ra bàn luận khá thú vị.

Từ lâu lâu, đã thấy tin trên Facebook của anh em người Dao về việc chuẩn bị cũng như diễn tiến của buổi tọa đàm vừa diễn ra tại Hà Nội. Trước nay, cũng đã có những luận bàn nho nhỏ, ví dụ tại một quán cà-phê nào đó trong phạm vi dăm ba người. Nhưng lần này là tại Bảo tàng Hà Nội, với qui mô mấy trăm người.

Có sự xuất hiện của cả anh Triệu Tài Vinh (đọc lại ở đây) và nhiều nhân vật liên quan khác (chẳng hạn hai bác Phan Đăng Long và Hoàng Văn Khánh đại diện cho phía Mạc tộc Việt Nam).

Người đóng góp công sức lớn là bác Bàn Tuấn Năng (con trai của bác Bàn Tiến Tân, thuộc dòng họ nhà thơ Bàn Tài Đoàn).

17/07/2017

Bộ tượng mới về 7 vị vua Mạc sau năm 1592

Bộ tượng này đã được hoàn thành năm 2012. Gồm 2 vị cuối thời kì Thăng Long - Dương Kinh, và 5 vị thời kì Cao Bằng. Đây là 7 vị chưa từng được thờ ở đâu.

5 vị vua thời kì Thăng Long - Dương Kinh thì hiện được thờ với tượng (5 vị với 5 tượng) trong Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc ở Hải Phòng.

Cộng cả 2 thời kì, là 5 vị với 7 vị, tức 12 vị vua Mạc.

15/11/2016

Lễ hội Mặt Nhọ rước sinh thực khí cỡ lớn ở Bắc Sơn (bài Bàn Tuấn Năng)

Một tâm điểm của tranh luận bây giờ: sinh thực khí (cái dương vật lớn) được rước trong lễ hội Mặt Nhọ ở Lạng Sơn gần đây có phải là bắt chước Nhật Bản, hay không ? Có thể thấy ở các entry cũ, đã đi ở đây hay ở đây.

Đại khái, trước đây, bác Bàn Tuấn Năng đã cho biết như sau (xem tư liệu bổ sung 1):

02/03/2014

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 3 (qua phóng sứ dài kì của Hoàng Anh Sướng, 2008)

Bây giờ, bắt đầu xuất hiện tên của nhà ngoại cảm. Lại trở lại với phóng sự của Hoàng Anh Sướng - một nhà báo rất được một nhà thơ là Trần Đăng Khoa khen ngợi (xem lại các comment ở entry sau).

Chỉ tạm đối sánh với 2 tư liệu trung gian đã dẫn trước (kì 12 của loạt bài này), cũng có thể thấy ra được những điểm cốt yếu.

Với riêng chi tiết ghi số di động của anh Hoàng Văn Khánh (xem trong bài), cũng đã cho thấy ngay trình của nhà báo.

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 2 (hậu duệ Hoàng Văn Khánh ở thời điểm 2002)


Tin đã đăng chính thức trên tờ Lao Động, từ năm 2002. Sau hơn 10 năm, đồng tiền Việt Nam đã mất giá rất nhiều lần (bởi vậy, số tiền vài trăm triệu thời 2002 có thể qui đổi ra tiền hàng tỉ ở thời điểm hiện tại; còn tiền tỉ ở thời điểm 2002 thì quả thực không nhỏ).

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 1 (thành Bản Phủ và hậu duệ Hoàng Văn Khánh)

Sẽ dần dần xuất hiện gương mặt của các nhà ngoại cảm, mà nổi bật nhất là Phan Thị Bích Hằng. Trong bài giới thiệu đầu tiên này (mang tính quan phương của Sở Văn hóa Điện Biên), mới thầy xuất hiện tên của một hậu duệ cụ Hoàng Công Chất.