Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đài-Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đài-Loan. Hiển thị tất cả bài đăng

30/06/2016

Báo tường SGRA : Li He-Shu --- Recognition of History toward Japan in Taiwan

Tạp văn của Lí - một đàn em người Đài Loan ở Sgra.

Từ kinh nghiệm của bản thân và gia đình, Lí đưa tiêu đề Nhận thức lịch sử về Nhật Bản của người Đài Loan.

25/03/2015

Nhật Bản dưới góc nhìn của Lý Quang Diệu

Về Nhật Bản, có hai ông Lý đưa ra hai cái nhìn thú vị. Một người là Lý Đăng Huy - là công dân Đài Loan, cựu lưu học sinh Nhật Bản, cựu Tổng thống Đài Loan, người mà những năm sau này mỗi lần đến Nhật Bản đều bị chính quyền Bắc Kinh phản đối. 

Còn bây giờ, dưới đây, là của một cụ Lý khác - là Lý Quang Diệu, công dân Sing, cựu lưu học sinh Anh quốc, cựu Thủ tướng Sing, người vừa từ trần. Nhìn chung là cụ Lý phán nhiều điểm không chuẩn (hay nói rõ là sai) về nước Nhật, từ điểm nhìn dân số hay lối nghĩ của công dân. Có lẽ, do quan sát ít, và nhất là tâm lí "khiếp" người Nhật của cụ đã đưa cụ tới những phân tích thái quá.

14/06/2014

Bản đồ Tây Sa do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẽ năm 1947 : Nhìn rõ đảo Vĩnh Hưng (đảo vốn có chùa Hoàng Sa)

Chùa Hoàng Sa, tức Hoàng Sa tự, là do phía chính quyền Bảo Đại dựng trên đảo Vĩnh Hưng vào thập niên 1930 (ít nhất là đến năm 1932 thì chưa có). Chùa không sư, không đậu phụ.

Ngày hôm nay, nó trở thành miếu cô hồn, hay miếu huynh đệ. Vẫn được ngư dân hiện sinh sống trên đảo tiếp tục duy trì nhang khói vào tư rằm mồng một.

Có thể thấy đảo Vĩnh Hưng, và hai nhóm đảo Tuyên Đức - Vĩnh Lạc, trên bản đồ Tây Sa quần đảo do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch vẽ, vào năm 1947. Xem cụ thể ở dưới, và nên đối chiếu với cái của năm 2014 (cũng thấy rõ hai nhóm Tuyên Đức và Vĩnh Lạc).

Kích chuột để xem với cỡ lớn hơn

Những số 4 có ý nghĩa: 1947 (tàu Tưởng), 1974 (tàu Mao), 2014 (tàu Tập). 

14/05/2014

Các nhà thực nghiệp và thương gia Đài Loan phải bỏ chạy về nước, vì sợ bạo loạn của công nhân tỉnh Bình Dương

Đến giờ này, 10 h kém sáng 14/5/2014, chưa thấy tin của báo chí Trung Quốc đại lục. Nhưng báo chí Đài Loan thì đã xuất hiện tin về bạo loạn của công nhân tỉnh Bình Dương. Một số người Đài Loan đã bỏ chạy về nước, hoặc vội vã lánh sang Nam Vang (Cam-bốt).



Chưa rõ thực hư ra sao, nhưng bài báo dưới đây cho rằng, có tin đồn là đã có 7 cán bộ người Trung Quốc đại lục bị chết.

11/05/2014

Người Việt ở Đài Loan cũng tổ chức biểu tình phản đối bành trướng Trung Quốc, ngay trên đất Đài Bắc

Báo chí chính thống trong nước đã điểm tin bà con người Việt hôm nay, 11/5/2014, biểu tình tại Nhật Bản và Đức.

Tôi muốn bổ sung thêm tin của bà con ở Đài Loan:
Nguyên chú (tạm dịch): Có khoảng gần một trăm người Việt, ở ga Đài Bắc

Tổ chức biểu tình chống chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, ngay tại Đài Loan, có ý nghĩa lớn. 

Ý nghĩa đó tăng lên gấp bội, nếu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu,..., tức là ngay tại Trung Quốc đại lục, cũng có hoạt động tương tự của bà con người Việt.