Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

12/11/2013

13 mảnh bát vỡ dưới mắt các nhà ma học và luật học


Trước khi xem ảnh chụp nguyên vật của 13 mảnh này, chúng ta hãy thử xem lại lời phán về chúng của các nhà ma học và luật học trong thời gian vừa qua.


1. Đầu tiên, là nhà ma học Nguyễn Phúc Giác Hải, ngay từ 30/10/2013, đã phán như sau:
"Đầu liệt sĩ Phùng Chí Kiên bị treo ở cầu, có người thợ cạo thương xót đã cất vào hòm thợ cạo đem chôn. Để đầu khỏi lúc lắc người ta lấy một bát sành cho vào hòm. Khi tìm ra thì mảnh sành đó chính là một bằng chứng chứ không phải cái sai. Ảnh hiện trường còn thấy cả hình dạng cái đầu, đôi mắt, cái miệng. Người ta đã phục chế bằng ảnh để thấy đó là đầu liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Đấy là mẫu trên cơ sở khoa học chứ không kể tâm linh".

Có nghĩa là: một chiếc bát, mà là bát sành, đã được cho vào cái hòm (của ông thợ cạo) để cho cái thủ cấp không còn lúc lắc nữa. 


2. Tiếp sau, là nhà ma học Vũ Thế Khanh, cũng đã đưa lời phán,
"Khi trộm được thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, người dân đã đặt thủ cấp vào một chiếc bát sành và mang đi chôn" (ngày 3/11/2013). 


Sau đó, chi tiết hóa thêm (6/11/2013): 
"Trước hết phải ghi nhận công lao của cô Phan Thị Bích Hằng trong việc đã ngoại cảm, tìm ra được người chôn cất thủ cấp đ/c Phùng Chí Kiên là ông Vò (có con tên là Vẹo) - một người Thợ cắt tóc ở Bắc Kạn.

Ông Vò sau khi chứng kiến đ/c Phùng Chí Kiên bị giặc Pháp bêu đầu suốt 4 ngày trên cầu, vào một đêm mưa gió, nhân lúc bọn canh gác lơi là, ông đã trộm thủ cấp của đ/c Phùng Chí Kiên kê thủ cấp bằng một chiếc bát sành, cho vào một chiếc hòm cắt tóc đem đi mai táng.

Sau khi cụ Vò mất đã dặn lại cho ông Vẹo là con trai và con dâu là Lại đã chôn thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên....

... Như vậy, những mảnh bát vỡ là vật chứng quan trọng và được coi là tín hiệu tích cực theo như lời “mách bảo” trước của Bích Hằng. Nhưng người mang mảnh bát vỡ đi giám định ADN, thì không hiểu ý đồ ở đây là gì. Đánh tráo khái niệm vật chứng thành “hài cốt” để mọi người hiểu lầm, phủ nhận công lao của Bích Hằng. ".

3. Ở trên là các nhà ma học.

Còn nhà luật học thì sao. Đầu tiên, Triển hộ vệ đã rào trước rất kĩ như sau:
"Liên quan tới vấn đề tâm linh hay nhà ngoại cảm có thể có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới góc độ luật sư, bản thân tôi cũng là người không có khả năng đó và cũng chưa có một cái gì để tin hay không tin. Có thế giới thứ ba, có người ngoài hay tinh hay không… tất cả những vấn đề đó đang được nghiên cứu. Nhưng cũng có những điều khoa học đã từng chứng minh thì mỗi con người có những đặc tính khác nhau, có những điểm từ trường khác biệt nhau và cũng có thể đồng cảm với nhau… Với tôi, trên quan điểm những việc gì là mê tín hay không mê tín nhưng ai đóng góp được những gì có ích cho xã hội thì đều tốt cả, chúng ta phải ghi nhận để tập trung vào giải quyết những vấn đề mang tính “uống nước nhớ nguồn”, trong đó có phong trào của những nhà tâm linh".

Riêng về chi tiết 13 mảnh bát vỡ này, nhà luật học đã đặt ra vấn đề "sảnh hay sứ" và niên đại sản xuất nữa (trang cá nhân):
"Việc gọi là giám định của Viện Pháp y Quân đội cũng không chuẩn xác: 13 mảnh vỡ thu được là mảnh sứ (bát sứ) chứ không phải mảnh sành như văn bản của Viện Pháp y quân đội khẳng định (Từ điển Việt Nam đã phân biệt rõ sứ và sành). Đáng lẽ phải phối hợp với cơ quan giám định chuyên môn xem những mảnh bát sứ bị vỡ đó có được sử dụng và sản xuất ở thời kỳ những năm 1941 không ? (khi liệt sĩ Phùng Chí Kiên mất). Ngược lại Viện pháp y quân đội lại kết luận đó là sành - ám chỉ như không phải là hài cốt; bằng mắt thường ai cũng biết đó là những mảnh vỡ của bát mà đoàn tìm kiếm đã chứng minh người chôn thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã sử dụng 1 chiếc bát để tránh xê dịch."

một chỗ khác:
"13 mảnh vỡ thu được là mảnh sứ (bát sứ) chứ không phải mảnh sành như văn bản của Viện Pháp y quân đội khẳng định (Từ điển Việt Nam đã phân biệt rõ sứ và sành). Đáng lẽ phải phối hợp với cơ quan giám định chuyên môn xem những mảnh bát sứ bị vỡ đó có được sử dụng và sản xuất ở thời kỳ những năm 1941 không? (khi liệt sĩ Phùng Chí Kiên mất)."


4. Chữ "để tránh xê dịch" của nhà luật học là để dịch lại ý "để khỏi lúc lắc" của nhà ma học. Hình như ranh giới giữa ma học và luật học ở chi tiết này, rất mong manh.


---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:



Nhờ lời đảm bảo của người đại điện Việt Nam Giải phóng quân, đã biết đồng chí Đức Xuân ở đâu ra


- Triển hộ vệ đưa tư liệu cũ của cuộc tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008
- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%


- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó


8 nhận xét:

  1. Còn một tháng nữa là hết năm, Sờ lốc Giao này cứ nhẩn nha làm Chủ nhang Kạo cúng không được, chắc phải điều tra viên cao cấp khác quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hề hề, các bên nhẩn nha như thế này, thì đã không có chuyện bác ơi.

      Cái chính là để bên anh Cát anh Hòa trình các thứ ra. Nên cứ phải từ từ bác Cạo ạ.

      Xóa
  2. Bác Giao đã dùng từ "ma học" rồi, hì hì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ đấy tự nhiên nó được ra đời như vậy, mà lại đúng là "khoa học về ma" (bác Kiên Cường sẽ nói là khoa học về bức xạ tàn dư). Có lẽ một số lí luận trong chuyên ngành này chỉ có ma mới hiểu được !

      Xóa
    2. Từ ấy bon facebooker chúng em mới dùng sau khi nhà ma học Khanh lên tiếng đại loại "lập mộ giả vì liệt sỹ bảo thế" bác ạ.

      Xóa
    3. Tôn trọng nhân quyền của vong liệt sĩ mà Khoằm !

      Xóa
  3. Bên khảo cổ có nghiệp vụ khôi phục mẫu vật từ các mảnh vỡ đấy, đưa 13 mảnh sành(sứ) qua nhờ khôi phục hình dạng xem nó ra cái gì bác Giao nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi thôi, lại phải đề nghị xem 13 mảnh nguyên vật ấy bây giờ đang được bảo quản ở đâu đã. Có thể đang được quàn bên Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (đúng ra là bị trả về bên đó).

      Cái này, cứ phải hỏi bên anh Cát với anh Hòa trước đã. Rồi bên khảo cổ chỗ bác Lân Cường mới vào cuộc được.

      Nhưng mà thôi Cu Sứt à, đợi entry tiếp, sẽ rõ thêm ra.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.