Chúng tôi dự tính đi huyện Yên Lập - nơi có đền thờ chí sĩ Ngô Quang Bích. Lên đến Yên Lập, thì danh tiếng của hai cha con chí sĩ chống Pháp là Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan được biết đến rộng rãi.
Tôi có dịp hàn huyên với một đàn anh hoạt động Đoàn từng là Bí thư huyện Yên Lập rằng, thưở nhỏ, lúc trên dưới 10 tuổi, bọn chúng tôi hay lén mang thanh kiếm cũ của cụ Ngô Quang Bích ra chơi, hồi ấy hay gọi là "chơi đồ hàng". Hàng đó, thật ra là "hàng thật" trăm phần trăm. Chúng tôi cũng chỉ dám mang ra chơi lén khi nhà không có người lớn (người lớn thường đi đâu xa xa, kịp thời gian để chúng tôi xử lí mọi thứ êm đẹp).
Về cụ Ngô Quang Bích và con trai cụ là Ngô Quang Đoan, thì trên Giao Blog, có thể đọc nhanh ở đây (tháng 12/2016) hay ở đây (tháng 7/2017).
1. Lần này, chỉ hơn một tiếng, chúng tôi đã có mặt ở Việt Trì. Nhanh ngoài sức tưởng tượng !
Tốc độ nhanh quá, lại làm bất giác nhớ những lần lò dò xe cộ ngày xưa, lên đến nơi, thì thế nào nhỉ, rồi đi gặp con trai cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu - nhà địa phương học danh tiếng Nguyễn Khắc Xương.
Bây giờ, quên hẳn đường về nhà cụ rồi, ngôi nhà có hàng rào xanh xanh đáng nhớ. Một lần chúng tôi đến đón cụ ra Đại học Hùng Vương (lúc đó trường cao đẳng đã lên đại học), gặp lại, cụ không còn nhận ra tôi ! Cụ bà hôm đó gói ghém một cái gì đó chạy qua những đoạn rào gửi nhanh cho cụ ông đã ngồi trong xe ô-tô. Bẵng cái, lần đó cũng đã tới gần 20 năm trước rồi !
Cùng đi đến các làng cười ở Phú Thọ, thì người con trai của cụ Tản Đà còn làm dân làng cười cười bò ra với nhau ! Người làng cười không kể chuyện cười thiện nghệ bằng cụ Nguyễn Khắc Xương ! Những kỉ niệm nho nhỏ ấy, với cụ Nguyễn Khắc Xương, tôi đã ghi lại được một phần bằng máy ảnh.
2. Chúng tôi bất ngờ, chỉ vài năm sau covid-19 mà Việt Trì thay đổi nhanh đến vậy. Bây giờ khu trung tâm ở Việt Trì, có cái hồ nước rộng được qui hoạch thật đẹp. Nhiều căn biệt phủ dựng lên ở hai bên hồ, làm giật mình ! Ôi, những lâu đài lớn đến nhường kia, trên vùng đất tổ (các trục đường Hùng Vương, Phù Đổng,...).
3. Bây giờ, Phú Thọ đang bước vào thời kì công nghiệp hóa mạnh mẽ. Có 9 khu công nghiệp theo qui hoạch dài hạn, mà bây giờ, ở tháng 10 năm 2023 thì đã có 4 KCN đang hoạt động.
Số công nhân trong 4 KCN (và cộng thêm một chút ở ngoài các KCN) ước tính khoảng 54.000 người. Dĩ nhiên, mới chỉ là con số chưa lớn lắm, vì số công nhân như vậy còn chưa bằng số công nhân của riêng Samsung Thái Nguyên lúc cực thịnh. Có thời Samsung Thái Nguyên đã đạt con số 61.000 người lao động (bây giờ, sau mấy năm covid-19 đã giảm đi rất nhiều).
4. Anh chị em công nhân trong các KCN ở Phú Thọ chủ yếu là lực lượng lao động tại chỗ - nhà ở gần với nơi làm việc. Do vậy, vấn đề nhà ở cho công nhân ở Phú Thọ không đặt ra bức thiết như các tỉnh đang công nghiệp hóa cao độ, như Bắc Giang hay Vĩnh Phúc.
Chúng tôi dự kiến đi thăm KCN Thụy Vân, rồi sẽ vào Yên Lập.
Tháng 10 năm 2023,
Giao Blog
---
CÁC KCN ở PHÚ THỌ
Ví trí, chức năng Ban quản lý các Khu công nghiệp
Chức năng của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ được quy định tại Điều 1 Quyết định số16/2023/QĐ-UBND ngày 28/7/2023 của UBND tỉnh Phú Thọ:
Tài liệu đính kèm: Tải vềBan Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) được thành lập theo Quyết định số 971/QĐ-TTG ngày 15/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ là cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quản lý (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp) trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghi định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và quy định khác của pháp luật có; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý khu công nghiệp; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp.
Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; sử dụng kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm; nguồn kinh phí khác theo quy định pháp luật.
Trụ sở của Ban Quản lý đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
http://bqlkcn.phutho.gov.vn/gioi-thieu/vi-tri-chuc-nang/vi-tri-chuc-nang-ban-quan-ly-cac-khu-cong-nghiep.html
Chức năng của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ được quy định tại Điều 1 Quyết định số16/2023/QĐ-UBND ngày 28/7/2023 của UBND tỉnh Phú Thọ:
Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) được thành lập theo Quyết định số 971/QĐ-TTG ngày 15/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ là cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quản lý (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp) trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghi định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và quy định khác của pháp luật có; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý khu công nghiệp; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp.
Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; sử dụng kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm; nguồn kinh phí khác theo quy định pháp luật.
Trụ sở của Ban Quản lý đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Giới thiệu Khu công nghiệp Thụy Vân
Nằm ở phía bắc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, cách Quốc lộ 2 là 1,0 km, cách đường Xuyên á 5,0km, cách ga Phủ Đức - tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai 0,5 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50 km, cách cảng sông Việt Trì 7 km, cách cửa khẩu Lào Cai 250 Km, cách cảng biển Hải Phòng 180 km.
Diện tích: 369 ha
Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê: 242/267 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 94,5 %. Hiện tại KCN Thụy Vân đã thu hút 77 dự án, trong đó 46 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký 4.960 tỷ đồng, 31 dự án FDI, vốn đầu đăng ký 220 triệu USD; các dự án tập trung vào các nhóm ngành dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử, cơ khí, bao bì nhựa.v.v. Diện tích thuê đất còn lại 11,0 ha. Dịch vụ công cộng: Khu nhà ở công nhân nhà máy xi măng Hùng Vương đã xây dựng, đáp ứng 2.500 chỗ ở. Khu nhà ở- dịch vụ và khu nhà ở công nhân đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, diện tích 20,16 ha; quy mô 6.000 chỗ ở, có quy hoạch khu vui chơi giải trí, nhà trẻ trường học, trung tâm y tế. Chuẩn bị triển khai thực hiện đầu tư khu nhà thi đấu đa năng, sân thể thao cho công nhân khu công nghiệp.
Chủ đầu tư: Công ty phát triển hạ tầng KCN
Cơ sở hạ tầng:
Giao thông: Thuận lợi, đã được đấu nối Quốc lộ 2; đường Xuyên Á, cảng sông Việt Trì, đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
Cấp điện: Cấp điện từ trạm biến áp 2x40 MAV-110/35/22KV. Đơn vị dịch vụ đầu tư xây dựng và cung cấp trực tiếp cho doanh nghiệp hệ thống đường dây 35KV, 22KV cấp điện đến chân hàng rào các nhà máy trong KCN. Đơn giá: 1.500kw/h
Cấp nước: Do công ty cấp nước Phú Thọ xây dựng đồng bộ, đến chân hàng rào dự án, đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, cung cấp trực tiếp cho doanh nghiệp. Đơn giá: 9.400đ/m3
Hệ thống thông tin liên lạc: Do đơn vị dịch vụ viễn thông xây dựng đồng bộ, hiện đại, đến chân hàng rào dự án, đáp ứng thông tin liên lạc trong và ngoài nước, cung cấp trực tiếp cho doanh nghiệp.
Xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải, công suất 5.000 m3/ngày đêm. Đã đi vào hoạt động xử lý nước thải đạt cột A-QCVN -24:/2009 - Bộ tài nguyên môi trường. Giá xử lý nước thải: 7.988đ/m3
Hải quan: 01 Cảng nội địa (ICD), thuận lợi làm thủ tục hải quan, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu, vận chuyển bốc dỡ hàng hoá, làm thủ tục Hải quan tại chỗ.
Lương tối thiểu ( vùng 2): 3.100.000 đồng/tháng
Lĩnh vực khuyến khích đầu tư: Công nghệ cao, Cơ khí lắp ráp, chế biến nông lâm sản, thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ, VLXD cao cấp, dược phẩm.
Ưu đãi đầu tư: Giá thuê đất, phí sử dụng hạ tầng ưu đãi do UBND tỉnh quy định.
Dự án thuộc danh mục công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ Miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.Các dự án có ý nghĩa lơn với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, UBND tỉnh quyết định mức hộ trợ riêng sau khi thông qua Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh.
http://bqlkcn.phutho.gov.vn/thong-tin-kcn/kcn-thuy-van/gioi-thieu-khu-cong-nghiep-thuy-van.html
---
CHÍ SĨ NGÔ QUANG BÍCH ở huyện TÂN LẬP
Đền thờ danh tướng Ngô Quang Bích - Xuân An - Yên Lập - Phú Thọ.
25 lượt xem 3 thg 9, 2023
Thứ năm, 01/02/2018 - 17:46
Phú Thọ: Cắt băng khánh thành cầu treo và dâng hương tưởng niệm Tướng quân Ngô Quang Bích
QĐND Online – Ngày 1-2, tại Khu di tích Lịch sử Văn hóa Căn cứ Tôn Sơn-Mộ Xuân (xã Xuân An, huyện Yên Lập, Phú Thọ), UBND huyện Yên Lập đã tổ chức lễ cắt băng khánh thành cầu treo và dâng hương tưởng niệm 128 năm Ngày mất Tướng quân Ngô Quang Bích (5-1-1890/5-1-2018).
Ngô Quang Bích, còn có tên là Nguyễn Quang Bích (1832-1890) tại làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (nay là làng Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Ông vốn họ Ngô, dòng dõi vua Ngô Quyền và khai quốc công thần nhà Hậu Lê - Ngô Từ - ông ngoại vua Lê Thánh Tông, nhưng do ông nội ông đổi sang họ ngoại là họ Nguyễn nên sử sách thường gọi ông là Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Quang Bích là học trò của tiến sĩ Doãn Khuê. Năm 1861, ông đỗ cử nhân và được bổ làm Giáo thụ phủ Trường Khánh, tỉnh Ninh Bình. Với tự Hàm Huy, hiệu Ngư Phong, là quan nhà Nguyễn, nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại vùng Tây Bắc của Việt Nam. Nguyễn Quang Bích là một nhà yêu nước lớn, một nhà thơ đặc sắc trong dòng văn học yêu nước chống Pháp ở thế kỷ XIX. Một vị quan thanh liêm hết lòng vì dân vì nước được nhân dân ca ngợi là Hoạt Phật (Phật sống).
Năm Ất Hợi (1875), được vua Tự Đức giao cho duyệt bộ sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Cũng trong năm này, triều đình mở doanh điền Hưng Hóa (tức tỉnh Phú Thọ ngày nay) vừa khai hoang vừa phòng vệ vùng núi rừng Tây Bắc, ông được cử làm Chánh sơn phòng sứ. Đến năm sau (1876) ông kiêm thêm chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa. Tại đây, Nguyễn Quang Bích phối hợp với Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm vừa đánh dẹp vừa lôi kéo, phân hóa các đội quân người Trung Quốc mà sử cũ gọi là "giặc khách" (tàn dư của các cuộc chống Thanh, nhưng đã biến chất). Đặc biệt, trong số người mà Nguyễn Quang Bích cảm hóa được có Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh đội quân Cờ Đen (dư đảng của Thái Bình Thiên quốc)…
Sau khi chỉ huy nghĩa quân đánh từ đồn Hưng Hóa về Gia Dụ Quan – Tam Nông – Sơn Vi – Lâm Thao về Thiên Trần – Văn Chấn, tháng 7 năm 1888, Ngô Quang Bích cùng các tướng lĩnh rút quân từ đồn Đèo Ách – Nghĩa Lộ về châu Yên Lập (nay là huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ). Sau 3 ngày đóng quân tại Quế Sơn, ông và nghĩa quân được Đốc Bài đưa về làng Mộ Xuân xây dựng căn cứ. Tại đây, ông đã nhận được sự giúp đỡ của anh em Lãnh Sành (Đinh Công Sành), Lý Sỏi (Đinh Công Sỏi) và nhân dân địa phương khi đón thợ rèn về sản xuất vũ khí, luyện tập quân sự củng cố lực lượng chuẩn bị đánh giặc.
Khi nghe tin báo có lực lượng của địch đến địa phương dò la tin tức, hai anh em Lãnh Sành, Lý Sỏi đã đưa Ngô Quang Bích và nghĩa quân vượt đèo Vàng lên núi Tôn Sơn để bảo toàn lực lượng. Dựa vào địa thế hiểm trở, lại được bao bọc bởi Khe Ngang và Khe Cháu, Ngô Quang Bích cùng Lãnh Sành, Lý Sỏi lập đại bản doanh. Đinh Công Sành được phong là Phó tướng, Đinh Công Sỏi được cử dẫn đầu một đạo quân lên án ngữ vùng trổ lao để chặn đánh quân địch bằng đường thủy.
Đến tháng 11 năm 1890, Ngô Quang Bích truyền lệnh cho khắp tướng lĩnh cùng các thứ quân gấp rút chuẩn bị vũ khí, lương thực cho cuộc tấn công vào năm sau. Trong khi cuộc kháng chiến đang có phần thuận lợi thì ngày 5 tháng 1 năm 1891 ông đột ngột chuyển bệnh nặng rồi mất tại đại bản doanh. Thi hài của ông được quân sĩ an táng tại núi Tôn Sơn. Nhân dân trong vùng vô cùng tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của vị tướng quân giàu nhân nghĩa, nên đã lập đền thờ, hương khói tướng quân Ngô Quang Bích như một vị thành hoàng làng.
Căn cứ Tôn Sơn (Khe Cháu, xã Xuân An, huyện Yên Lập) là nơi ghi dấu những hoạt động của Ngô Quang Bích - lãnh tụ của phong trào Cần Vương chống Pháp. Việc xây dựng căn cứ Tôn Sơn đã chứng minh tài thao lược của Ngô Quang Bích về dự đoán tình hình, nghệ thuật dùng binh, chiến lược vũ trang, vì vậy đã thu hút được nhiều binh tướng giỏi thuộc nhiều thành phần dân tộc ở các nơi về ủng hộ, tin yêu và che chở.
Ngày 20-1-2012, căn cứ Tôn Sơn-Mộ Xuân được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh. Khu di tích không chỉ có giá trị về mặt lịch sử giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Cần Vương dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Ngô Quang Bích mà còn là địa chỉ tâm linh đối với nhân dân trong vùng.
Tại đây, sau khi dâng hương tưởng nhớ ngày mất của tướng quân Ngô Quang Bích, UBND huyện Yên Lập đã thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành cầu treo vào khu Di tích Căn cứ Tôn Sơn-Mộ Xuân với tổng trị giá 300 triệu đồng được huy động từ các nhà hảo tâm và doanh nghiệp trên địa bàn.
Tin, ảnh: DƯƠNG SANG - THỦY KHÁNH
https://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/phu-tho-cat-bang-khanh-thanh-cau-treo-va-dang-huong-tuong-niem-tuong-quan-ngo-quang-bich-530612
..
ĐỀN THỜ TƯỚNG QUÂN NGÔ QUANG BÍCH
Qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm về nguồn do Ban Hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng BCH Đoàn trường THPT Lương Sơn tổ chức, em và một số bạn ĐV tiêu biểu đã có chuyến trải nghiệm thú vị đến Đền thờ Ngô Quang Bích tại Khe Cháu – Xuân An. Em xin có một vài chia sẻ cùng thầy cô và các bạn về khu di tích cũng như cuộc đời, sự nghiệp của tướng quân Ngô Quang Bích qua chuyến đi.
Căn cứ Tôn Sơn, Khe Cháu nằm trong một thung lũng nhỏ cách trung tâm Xuân An khoảng 2,5km, nơi đây trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là khu vực rừng núi rất hiểm trở, có nhiều con đường mòn thông với huyện Nghĩa Lộ, Yên Bái và Phù Yên, Sơn La. Xung quanh khu vực Tôn Sơn có nhiều khe suối nhỏ tạo thành dòng chảy từ đỉnh núi ra cửa Tôn nhập vào ngòi Dành ở khu vực xóm Hon.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, vùng đất Mộ Xuân nay là Xuân An, Yên Lập, Phú Thọ là nơi có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, giữ nước, giữ làng. Nhân dân trong vùng còn nhớ rất rõ những cái tên như: Đinh Văn Thịnh,, Đinh Công Sành, Đinh Công Sỏi, Đinh Văn Quyền…
Là địa danh có vị trí quan trọng về chiến lược và có những con người yêu nước nồng nàn nên Mộ Xuân đã được hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần Ngô Quang Bích – lãnh tụ nghĩa quân Cần Vương kháng Pháp chọn làm căn cứ phòng thủ để đánh trả quân thù.
Ngô Quang Bích sinh năm Nhâm Thìn(1832). Cụ quê gốc ở Thanh Hóa, lúc nhỏ tên gọi là cậu Trình, cụ học giỏi và rất ham học. Năm Nhâm Ngọ (1858) cụ thi đỗ Tú Tài năm 27 tuổi, năm 1861 cụ lại đỗ Cử Nhân, năm 1869 cụ thi đỗ Đình Nguyên Hoàng Giáp. Ngô Quang Bích là một nhà yêu nước lớn, một nhà thơ đặc sắc trong dòng văn học yêu nước chống Pháp ở thể kỷ XIX. Một vị quan thanh lện hết lòng vì dân vì nước được nhân dân ca ngợi là hoạt phật (phật sống)
Sau khi chỉ huy nghĩa quân đánh từ đồn Hưng Hóa về Gia Dụ Quan – Tam Nông – Sơn Vi – Lâm Thao về Thiên Trần – Văn Chấn. Tháng 7 năm 1888, Ngô Quang Bích cùng các tướng lĩnh rút quân từ đồn Đèo Ách – Nghĩa Lộ về châu Yên Lập đóng quân tại nhà Đốc Bài ở Quê Sơn nay là Lương Sơn – Yên Lập – Phú Thọ. Sau 3 ngày đóng quân tại Quế Sơn, ông và nghĩa quân được Đốc Bài đưa về làng Mộ Xuân xây dụng căn cứ. Khi về đến làng Mộ Xuân, ông đã nhận được sự giúp đỡ của anh em Lãnh Sành, Lý Sỏi (Đinh Công Sành, Đinh Công Sỏi). Hai anh em họ Đinh cùng với dân làn đón thợ rèn về nhà để sản xuất vũ khí cùng với quân sĩ của Ngô Quang Bích luyện tập quân sự củng cố lực lượng chuẩn bị đánh giặc.
Khi nghe tin của quân sĩ báo có lực lương của địch đến địa phương dò la tin tức, hai anh em Lãnh Sành, Lý Sỏi đã đưa Ngô Quang Bích và nghĩa quân vượt đèo Vàng lên núi Tôn Sơn để bảo toàn lực lượng. Dựa vào địa thế hiểm trở lại được bao bọc bởi khe Ngang và khe Cháu, Ngô Quang Bích cùng Lãnh Sành, Lý Sỏi lập đại bản doanh ở đây. Đinh Công Sành được phong là phó tướng, Đinh Công Sỏi được cử dẫn đầu một đạo quân lên án ngữ vùng trổ lao để chặn đánh quân địch bằng đường thủy.
Đến tháng 11 năm 1890, Ngô Quang Bích truyền lệnh cho khắp tướng lĩnh cùng các thứ quân gấp rút chuẩn bị vũ khí, lương thực cho cuộc tấn công vào năm sau. Trong khi cuộc kháng chiến đang có phần thuận lợi thì ngày 05 tháng 01 năm 1891 ông đột ngột chuyển bệnh nặng rồi mất tại đại bản doanh. Thi hài của ông được quân sĩ an táng tại núi Tôn Sơn. Nhân dân trong vùng vô cùng tiếc thương trước sự ra đị đột ngột của vị tướng quân giàu nhân nghĩa. Từ đó nhân dân vùng Mộ Xuân luôn thờ phụng, hương khói tướng quân như một vị thành hoàng làng.
Căn cứ Tôn Sơn (Khe Cháu – Xuân An – Yên Lập – Phú Thọ) là nơi ghi dấu những hoạt động của Ngô Quang Bích – lãnh tụ của phong trào Cần Vương chống Pháp. Xây dựng căn cứ Tôn Sơn đã chứng minh tài thao lược của Ngô Quang Bích về dự đoán tình hình, nghệ thuật dùng binh, chiến lược vũ trang vì vậy đã thu hút được nhiều binh tướng giỏi ở nhiều thành phần dân tộc ở các nơi về ủng hộ, tin yêu và che chở.
Ngày 20 tháng 1 năm 2012, căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh. Khu di tích không chỉ có giá trị về mặt lịch sử giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Cần Vương dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Ngô Quang Bích mà còn là địa chỉ tâm linh đối với nhân dân trong vùng.
Tiếp bước truyền thống yêu nước của những người con đất Quế Sơn, Mộ Xuân và noi gương vị tướng quân Ngô Quang Bích, ĐVTN trường THPT Lương Sơn không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động cộng đồng… để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. ĐVTN trường THPT Lương Sơn rất vinh dự và tự hào là đơn vị trong nhiều năm năm qua luôn tích cực tham gia chăm sóc, tu bổ và thăm viếng di tích Đền thờ Ngô Quang Bích – một địa chỉ giàu ý nghĩa trong giáo dục truyền thống với thế hệ trẻ hôm nay.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐVTN TRƯỜNG THPT LƯƠNG SƠN LAO ĐỘNG VỆ SINH
TẠI ĐỀN THỜ NGÔ QUANG BÍCH (KHE CHÁU, XUÂN AN, YÊN LẬP)
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.