Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ-thuật-đá. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ-thuật-đá. Hiển thị tất cả bài đăng

23/02/2014

Đá làng Nhồi và hòn vọng phu (tờ Năng lượng Mới 2012)

Có một hòn vọng phu ở làng Nhồi (Thanh Hóa). Thật may, vẫn còn đó, sừng sững giữa trời (hay người ta chưa kịp đưa vào lò nung vôi). 

Tên chữ của làng là "Nhuệ thôn" (thôn Nhuệ).


Ảnh trong bài

21/02/2014

Làng Nhồi ở xứ Thanh và nghề chạm khắc đá : Đang đối diện nguy cơ bị lãng quên, do sự lấn lướt của hàng Trung Quốc (2013)

Công trình đá của người dân làng Nhồi hiện đang thấy ở khắp mọi nơi. Trong lịch sử, cái tên Nhồi gắn liền với những địa danh như núi Yên Hoạch (cũng là An Hoạch), chùa Hinh Sơn, địa phương Quảng Nạp,...

Thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Hoa đã biết tiếng đến chất lượng của đá làng Nhồi và bàn tay khéo của người thợ làng đó. 

Thời Pháp thuộc, nghề đá làng Nhồi phát triển cao độ.

Núi Nhồi (núi Yên Hoạch) và thợ làm đá làng Nhồi cùng khách hàng đến từ Huế năm 1936

10/03/2013

Chữ Lạc Việt cổ : Đăng lại bài cũ (phải đi tìm mảnh vỡ của entry cũ)

Lời dẫn: Entry dưới đây vốn đã đi trên blog cũ của tôi. Blog trên Yahoo ấy hiện đã vĩnh viễn bị xóa sổ. Trước khi bị xóa hoàn toàn, Yahoo cũng có một hành động đáng khen: tạo chức năng để người sử dụng có thể lấy lại toàn bộ nội dung blog. Tuy vậy, khi đã lấy được toàn bộ nội dung blog xuống máy (trong một thời gian rất nhanh, khoảng vài phút), thì hiện tại, vẫn chưa có cách gì chuyển những dữ liệu đó sang blog mới.

Đăng lại entry này từ bản mà trang vibay đã sao chép từ blog của tôi.

So với nguyên bản trên blog cũ của tôi, bản sao của vibay có làm rơi một tấm ảnh.

Nhân có việc đến chữ cổ Lạc Việt nên đăng lại.

---



Quảng Tây phát hiện chữ cổ Lạc Việt (có sớm hơn chữ Giáp Cốt)

(Giao Blog - 28/1/2012) Trước nay, giới nghiên cứu thường xem chữ Giáp Cốt (sử dụng trong bói toán, viết trên xương thú và mai rùa) là loại hình chữ tượng hình cổ nhất. Nó cách thời đại chúng ta khoảng 3 ngàn năm.

Đi các bảo tàng lịch sử khắp Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy di vật mang chữ Giáp Cốt được trưng bày. Người Hán rất đỗi tự hào về văn tự của họ, mà nguồn gốc là chữ Giáp Cốt.

Chữ Giáp Cốt thì chỉ đào được ở phía bắc Trung Quốc, không tìm thấy dấu tích ở phương nam. Nên xưa nay, người ta đều đinh ninh rằng nguồn gốc của chữ Hán là gắn với phía bắc Trung Quốc.

Nhưng nay, giới khảo cổ Trung Quốc, đã tiến xa hơn một bước: tìm được loại chữ có sớm hơn chữ Giáp Cốt, những khoảng một ngàn tuổi, tức là cách thời đại chúng ta tới cả 4 ngàn năm. Mặt mũi loại chữ này đại khái như sau: (Xem hình 2)

Hình 1: Tọa đàm lớn của các chuyên gia văn tự Trung Quốc.

Loại chữ này được tìm thấy ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), kinh đô của người Choang, cũng tức là kinh đô của người Lạc Việt trước đây.