Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/02/2016

Đổi Mới : thông tin tọa đàm về thời kì Đổi Mới (Hà Nội, 29/2/2016)


Thông tin ghi là hội thảo. Nhưng có lẽ tọa đàm thì đúng hơn.




Tin lấy nguyên về từ Trung tâm Văn hóa Pháp.

repicage viet  web
29 FEB / 18:00 - HANOÏ

NỀN KINH TẾ THƯƠNG MẠI, CÁC DÒNG CHẢY PHI THỊ TRƯỜNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI



Hội thảo
Nền kinh tế thương mại, các dòng chảy phi thị trường và Nhà Nước ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ Đổi mới : chiến lược thích ứng của các hộ nông thôn với những bất định của kinh tế thị trường
29/02/2016 – 18h

Hội trường

Vào cửa tự do

Dịch song song Pháp Việt

Diễn giả :

Emmanuel Pannier, nhà Nhân học, Nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp

Lâm Minh Châu, Tiến sĩ Nhân học xã hội (Đại học Cambrige), giảng viên Khoa Nhân học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội)

Chính sách Đổi Mới, ra đời cuối những năm 80, đã tạo ra một môi trường đặc trưng bởi sự cân bằng liên tục được điều tiết giữa tình trạng ổn định và bất định của kinh tế thị trường. Trong bối cảnh này, các hộ gia đình ở nông thôn triển khai các chiến lược để thích ứng với những bất bình ổn của thị trường. Để bảo đảm được cuộc sống, họ cố gắng nắm bắt những cơ hội, đôi khi rủi ro, đến từ thị trường, từ Nhà nước và từ những mối quan hệ của họ. Tính hai mặt này sẽ được trình bày và minh họa thông qua hai nghiên cứu thực địa, thực hiện tại vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Nghiên cứu đầu tiên đề cập tới các dòng chảy phi thị trường (có đi có lại, biếu tặng , trao đổi mang tính nghi lễ, giúp đỡ nhau, v.v…) để chứng tỏ vai trò và vị thế của quan hệ giữa các cá nhân trong việc điều tiết xã hôi địa phương, trong bối cảnh mà các quy luật của thị trường và của Nhà nước không đủ sức mạnh để giải quyết tranh chấp, tạo ra sự hợp tác giữa các cá nhân và xóa bỏ các nghi ngại.
Nghiên cứu thứ hai trình bày về tính đa dạng trong chiến lược kinh tế của các hộ gia đình, dựa vào các cơ hội mà thị trường đem lại nhưng tránh được áp lực « hiện đại hóa » của nhà nước.
Thông qua việc đánh giá những cái được và mất, các hộ gia đình này cố gắng dự đoán trước và phòng ngừa những bất định có thể xảy ra trên thị trường để cải thiện điều kiện sống của mình.

USEFUL INFORMATIONS

Hội trường l'Espace

29 FEB / 18:00
24 Tràng Tiền
Hoàn Kiếm
Hà Nội 

http://www.institutfrancais-vietnam.com/vi/ha-noi/chuong-trinh-ha-noi/hoi-thao/nen-kinh-te-thuong-mai/




ECONOMIE MARCHANDE, ÉCHANGES INTERPERSONNELS ET ÉTAT AU NORD DU VIETNAM

Conférence
Economie marchande, échanges interpersonnels et État au Nord du Vietnam : stratégies d’accommodements des foyers ruraux face à l’imprévisibilité
29/02/2016 – 18h00
Auditorium
Entrée libre
Traduction simultanée

Intervenants :
Emmanuel Pannier, anthropologue, chercheur post doctorant à l’Ecole française d’Extrême-Orient
Lâm Minh Châu, docteur en anthropologie sociale (Université de Cambridge) et enseignant au département d’anthropologie de l’Université des Sciences Sociales et Humaines de Hanoi

Les réformes du Đổi Mới (Rénouveau) à la fin des années 1980 ont créé un environnement marqué par un équilibre constamment renégocié entre stabilité et imprévisibilité. Dans ce contexte, les foyers ruraux déploient un ensemble de stratégies pour s’accommoder à l’imprévisibilité. Tout en saisissant les opportunités, parfois risquées, offertes par le marché, l’État et les réseaux de relations, ils cherchent à sécuriser leur situation. Cette ambivalence sera décrite et illustrée à travers deux études de cas menées dans le delta du Fleuve Rouge.
La première étude aborde la circulation non marchande de biens et de services (dons et contre-don, échanges cérémoniels, transferts ritualisés) pour montrer le rôle et la place des relations interpersonnelles dans la régulation de la société locale, dans un contexte où ni les lois du marché ni celle de l’État ne suffisent à réguler les conflits, organiser la coordination et lever les incertitudes. La deuxième étude explore la diversité des stratégies économiques des foyers, qui s’appuient sur les opportunités créées par le marché mais contournent les pressions étatiques de « modernisation ». En estimant les risques et les gains, ils tentent d’« anticiper l’imprévisibilité » pour améliorer leurs conditions de vie tout en essayant de se prémunir des incertitudes inhérentes au marché.

INFOS

Auditorium de l'Espace

29 FÉVR. / 18:00
24 Trang Tien
Hoan Kiem
Hanoi 
---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:







Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 10  (tổng quát về Đại hội VI)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987, 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)

Một bài viết của cụ Vũ Khiêu chào mừng đồng chí Gooc-ba-chốp (1986)

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5  (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004) 
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh) 


 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.