Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/12/2016

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (sưu tầm 2016) - 10


Tiếp tục công việc sưu tầm.

Phần 1 (đánh số từ 1 đến 24) đã đi ở đây.


Phần 2 (đánh số từ 25 đến 45) đã đi ở đây.

Phần 3 (đánh số từ 46 đến 64) đã đi ở đây.

Phần 4 (đánh số từ 65 đến 85) đã đi ở đây.

Phần 5 (đánh số từ 86 đến 105) đã đi ở đây.

Phần 6 (đánh số từ 106 đến 125) đã đi ở đây.

Phần 7 (đánh số từ 126 đến 145) đã đi ở đây.

Phần 8 (đánh số từ 146 đến 165) đã đi ở đây

Phần 9 (đánh số từ 166 đến 185) đã đi ở đây.

Chức vụ nhà nước : chạy chức quyền, với phong bì lớn và va-li nhỏ (số thêm/extra)


Phần 10 (đánh số từ 186 đến 205) đi ở đây.

Vẫn theo thứ tự ngược như mọi khi.




---

205.

Tổng bí thư yêu cầu kiểm tra thông tin tài sản Thứ trưởng Kim Thoa

 - Chiều nay, Văn phòng Ban chấp hành TƯ Đảng thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về nội dung các bài báo liên quan đến bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương.
Thông báo nêu lại thông tin của hàng loạt báo đưa tin về việc kê khai tài sản của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa.
Tổng bí thư yêu cầu kiểm tra thông tin tài sản Thứ trưởng Kim Thoa
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa
Cụ thể, báo Nhân Dân số ra ngày 11/2 đăng tin "Chung quanh việc kê khai tài sản của Thứ trưởng Công thương Hồ Thị Kim Thoa"; báo Tuổi trẻ ngày 11/2 đăng bài "Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu khối tài sản trăm tỉ", số ra ngày 12/2 đăng bài: "Gia đình bà Thứ trưởng có gì ở Công ty Điện Quang?".
Báo Tiền phong trong các ngày 14, 15 và 16/2 đăng các bài: "Cần làm rõ việc thâu tóm cổ phần", "Cần kiểm soát mối quan hệ gia đình của quan chức", "Đáng lẽ Uỷ ban chứng khoán phải vào cuộc",... và nhiều báo khác đã đưa tin về nội dung này.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ủy ban Kiểm tra TƯ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức TƯ, Ban Nội chính TƯ, Ban cán sự Đảng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Thanh tra Chính phủ khẩn trương kiểm tra, thanh tra, xem xét, kết luận những nội dung mà các bài báo đã nêu và những vấn đề khác có liên quan và sớm báo cáo kết quả với Ban Bí thư.
Tổng bí thư cũng yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để sớm sửa đổi hoặc kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý.
Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thất thoát tài sản của Nhà nước, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tin-moi-tong-bi-thu-yeu-cau-kiem-tra-thong-tin-tai-san-thu-truong-kim-thoa-356820.html



204.

Tài sản của Thứ trưởng Kim Thoa: Kiểm tra sẽ ra sự thật

“Muốn biết sự thật thì phải kiểm tra. Để trả lời công luận, có mấy việc cả cơ quan chủ quản, và bản thân bà Thoa phải chứng minh, đó là nguồn gốc tài sản ấy ra sao".
Nếu chứng minh được tài sản đó chính đáng, thì phải trả lời cho dư luận biết, và cũng là để thanh minh cho bà ấy. Còn nếu có những cái không rõ nguồn gốc thì xem xét, để các cơ quan khác vào cuộc, ĐBQH Lê Thanh Vân, ủy viên Thường trực UB Tài chính Ngân sách của QH trao đổi với PV Tiền Phong.
Tài sản của Thứ trưởng Kim Thoa: Kiểm tra sẽ ra sự thật
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa
Dư luận đang quan tâm nhiều đến khối tài sản lớn của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và các thành viên trong gia đình. Cho dù khối tài sản khổng lồ của bà Thoa cũng như nhiều quan chức khác được cho là chính đáng, hợp pháp nhưng dường như vẫn “gợn” một cái gì đó, thưa ông?
Về nguyên tắc, cán bộ đảng viên có quyền làm giàu chính đáng. Có người tuy là cán bộ công chức, nhưng vợ chồng, hoặc con cái họ kinh doanh ở những lĩnh vực họ không phụ trách trực tiếp, không có khả năng tạo ra sân sau, thì đó là nguồn tài sản chính đáng của họ. Rồi có thể họ kiếm tiền bằng nghề tay trái, ngoài lĩnh vực phụ trách… Nói tóm lại, cán bộ lãnh đạo có thể kiếm tiền một cách chính đáng thì nên khuyến khích. Vì cán bộ đảng viên mà không biết làm giàu cho mình thì cũng khó lãnh đạo được quần chúng cách làm giàu.
Thế nhưng vấn đề đặt ra mà xã hội nhức nhối đó là sự lạm quyền để tác động, ảnh hưởng dưới những cách thức tinh vi. Đôi khi chỉ bằng một cú điện thoại, một thông tin cung cấp, họ đã được “lại quả” chứ chưa nói đến sự liên kết chặt chẽ, mà người ta vẫn gọi là tư bản thân hữu, tức lợi ích nhóm, cấu kết với nhau. Từ đó dẫn đến tham nhũng từ chính sách cho đến tham nhũng tài sản trực tiếp quản lý.
Vậy trong trường hợp của bà Hồ Thị Kim Thoa, cá nhân ông nhìn nhận thế nào về việc hình thành khối tài sản đó?
Trước khi trở thành thứ trưởng, bà Thoa là lãnh đạo DNNN, nhưng bản chất cũng là cán bộ công chức được cử điều hành sản xuất kinh doanh vốn của nhà nước. Ở đây câu chuyện hình thành tài sản của bà Thoa có mấy vấn đề. Một là chế độ tiền lương, thưởng đổi với DNNN quy định khác với cán bộ công chức nằm trong bộ máy nhà nước. DN mà làm ăn hiệu quả, bảng lương, thưởng của họ cũng khác. Đó là nguồn tài sản hình thành chính đáng của cá nhân bà Thoa.
Thứ hai là con đường hình thành khác về tài sản của bà Thoa, là lĩnh vực hoạt động không liên quan đến DNNN mà bà Thoa điều hành. Vấn đề đặt ra là, bà Thoa có sân sau hay không? Nếu có thì rõ ràng vi phạm quy định, còn nếu không thì đó là thu nhập chính đáng của gia đình bà ấy.
Minh bạch, công khai tài sản lãnh đạo?
Tình trạng quan chức đương chức hay đã nghỉ hưu có khối tài sản khổng lồ không phải hiếm. Dư luận thường băn khoăn, nghi ngờ về khối tài sản đó. Phải chăng ở đây có chuyện kiểm soát tài sản của quan chức còn nhiều hạn chế?
Luật pháp ở các nước minh bạch ngay từ đầu về cơ chế kiểm soát quyền lực. Chẳng hạn như Tổng thống Mỹ Donald Trump, xuất thân là một nhà kinh doanh bất động sản. Khi vận động tranh cử, thân thế của ông ấy đã được đăng tải công khai, minh bạch trên toàn nước Mỹ, thậm chí cả thế giới biết. Khối tài sản của ông ấy đã được minh bạch ngay từ khi tham gia chính trường”.
Suy cho cùng thì vấn đề nằm ở việc kiểm soát chức trách của cán bộ công chức. Cơ chế kiểm soát đó phải được thực hiện bằng tập thể, bằng công luận và sự giám sát của nhân dân. Và điều quan trọng nhất là phải chế định bằng pháp luật. Muốn làm tốt điều này cần phải dùng quyền lực để chế ngự quyền lực; dùng công luận để kiểm soát quyền lực; và sự tham gia giám sát của cả hệ thống chính trị. Muốn vậy, hệ thống luật pháp phải sửa cho thích ứng mới kiểm soát được sự lạm quyền, mà gốc rễ của nó chính là bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Nếu sai sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, bởi đưa vào một người không đủ phẩm hạnh, phẩm chất, năng lực, có thể dẫn đến bầy sâu mọt trong cơ thể Đảng, Nhà nước.
Thưa ông, hiện nay vấn đề kiểm soát quyền lực và minh bạch tài sản cá nhân được các nước thực hiện ra sao?
Luật pháp ở các nước minh bạch ngay từ đầu về cơ chế kiểm soát quyền lực. Chẳng hạn như Tổng thống Mỹ Donald Trump, xuất thân là một nhà kinh doanh bất động sản. Khi vận động tranh cử, thân thế của ông ấy đã được đăng tải công khai, minh bạch trên toàn nước Mỹ, thậm chí cả thế giới biết. Khối tài sản của ông ấy đã được minh bạch ngay từ khi tham gia chính trường.
Hệ thống giám sát của họ cũng vô cùng chặt chẽ, được chế ngự bởi các nhánh quyền lực. Chính vì thế, việc lựa chọn nhân vật chính trị ở Mỹ ít khi sai. Nói như vậy không phải quá ca ngợi nền chính trị Mỹ, nhưng rõ ràng họ có những bước tiến về mặt dân chủ và cơ chế sàng lọc của họ có hành lang pháp lý rất chặt chẽ. Còn ở ta là cả một quá trình và đang tiếp tục hoàn thiện mà quy định về kê khai tài sản chính là một bước đó.
Người thân cũng phải đặt trong “tầm ngắm”
Theo ông, chúng ta cần kê khai, giám sát tài sản của cán bộ công chức như thế nào cho đảm bảo thực chất?
Khi chúng ta làm quy trình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ thì có bước kê khai tài sản, nhưng kê khai lại không công khai. Thậm chí ở QH, khi thông qua nhân sự, ĐBQH cũng chỉ tiếp cận ở một thời gian nhất định chứ không sâu. Đặc biệt, việc kê khai tài sản có phản ánh đúng thực tế hay không.
Do quy định của chúng ta hiện đang còn thiếu, cho nên bản kê khai chủ yếu dựa vào sự trung thực của cán bộ, khi có vấn đề mới đi xác minh. Rồi nguồn gốc hình thành nên tài sản ấy cũng chưa phản ánh hết khối tài sản thực tế của họ. Người kê khai thường kê những tài sản mà xã hội chấp nhận được. Còn những cái bất lợi thì họ thiếu gì cách phân tán, hợp thức hóa, như chuyển sang cho con cái, người thân.
Vậy cần phải làm gì để ngăn ngừa thực trạng này, thưa ông?
Hiện pháp luật chưa có quy định chi tiết để giám sát điều này. Ví dụ như trường hợp phong tỏa tài sản, chỉ khi khởi tố bị can, công an mới có quyền tiếp cận. Việc phong tỏa tài sản, thu hồi tài sản đối với người vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tham nhũng rất khó là như vậy. Cho nên giám sát cán bộ công chức, ngoài việc thực thi công vụ, phải giám sát cả tài sản của họ ngay từ khi họ bước chân vào cơ quan nhà nước.
Đồng thời phải quy định làm sao để việc kê khai tài sản phản ánh đúng thực tế, thực chất. Rồi sự giám sát của cộng đồng nhân dân xung quanh, có cơ chế kiểm tra hàng năm hay định kỳ, có sự vào cuộc của các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Có sự phân công quyền lực, xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí một. Muốn như vậy cần tổng kết thực tiễn, những chức vụ ở cương vị nào, chức danh nào dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng thì ở đó phải có rào chắn pháp lý thật chặt chẽ.
Cùng với đó là việc kiểm soát có tính nội bộ. Cơ quan thanh tra ngành, thanh tra nội bộ phải vận hành khác. Từ khi vào “tầm ngắm” của pháp luật, từ khi bước vào cơ quan nhà nước, thực thi công vụ, thanh tra phải là vị quan giám sát toàn bộ quá trình vận hành của họ ngay từ đầu…
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là hàng rào pháp lý, còn quan trọng nhất vẫn là sự trung thực của cán bộ. Cán bộ đảng viên không trung thực thì họ có trăm phương nghìn kế để biến tài sản bất minh thành tài sản hợp pháp. Hoặc thu nhập vượt quá mức kê khai, họ có thể tẩu tán cho người thân trong gia đình.
Ông có thể nêu ví dụ một số trường hợp biến tài sản bất minh thành hợp pháp?
Chẳng hạn như câu chuyện một bí thư tỉnh ủy xây biệt phủ triệu đô, nhưng khi kiểm tra lại bảo đó là tài sản của con cái. Lẽ ra phải điều tra tiếp, xem tài sản của người con đó hình thành như thế nào thì lại dừng lại ở đó. Rõ ràng chúng ta chưa có sự quyết liệt. Hay dư luận nghi ngờ khối tài sản trên Tam Đảo, nguồn gốc là của bố Trịnh Xuân Thanh, nhưng khi vào cuộc lại không phải như thế. Và bố của Trịnh Xuân Thanh lại không phải đối tượng pháp luật thanh, kiểm tra liên quan đến tài sản của Trịnh Xuân Thanh…
Muốn rõ vấn đề, chúng ta cần đi đến tận cùng của vấn đề. Nếu chỉ kiểm tra, thanh tra nhân vật quản lý mà không biết được người thân thích của họ chính là kênh tẩu tán tài sản sẽ không đi tới cùng được vấn đề. Pháp luật về kê khai tài sản phải hoàn thiện theo hướng những người thân trong gia đình cũng phải nằm trong “tầm ngắm” của pháp luật. Có như vậy, một mặt mới cảnh báo răn đe, mặt khác có cơ sở pháp lý để khi cần thiết sẽ vào cuộc điều tra, làm rõ.
Kê khai tài sản: 10 năm duy nhất 1 người không trung thực

Kê khai tài sản: 10 năm duy nhất 1 người không trung thực

Tính từ đầu năm 2007 đến hết tháng 6/2016, TPHCM chỉ xảy ra 1 trường hợp xác minh việc kê khai tài sản và kết luận kê khai không trung thực.
Vụ Giang Kim Đạt: 'Phát súng' thu hồi tài sản tham nhũng

Vụ Giang Kim Đạt: 'Phát súng' thu hồi tài sản tham nhũng

Việc kê biên hoặc phong tỏa tài sản của Giang Kim Đạt ở Singapore không khó, có thuận lợi là Singapore giúp đỡ và Interpol vào cuộc.
Việt Nam vẫn kê khai tài sản kiểu 'đóng và kín'

Việt Nam vẫn kê khai tài sản kiểu 'đóng và kín'

Chỉ cần nhấp chuột vào trang điện tử một tờ báo lớn ở Costa Rica, cố vấn chính sách UNDP Việt Nam lập tức biết tài sản của từng thành viên Chính phủ nơi quê nhà.
Kê khai tài sản vẫn ảo, 'đút ngăn kéo’

Kê khai tài sản vẫn ảo, 'đút ngăn kéo’

Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và Phó trưởng Ban Nội chính TƯ Lê Minh Trí chủ trì hội nghị phòng chống tham nhũng (TN), lãng phí do Thành ủy TP.HCM tổ chức chiều nay.
Theo Tiền phong
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/tin-nong-tai-san-khung-cua-thu-truong-kim-thoa-kiem-tra-se-ra-su-that-356086.html



203.

Bộ Công Thương trình văn bản từ thời ông Vũ Huy Hoàng

Tại cuộc họp Chính phủ ngày 3/2, Bộ Công Thương đã dùng một văn bản do ông Vũ Huy Hoàng lúc còn là bộ trưởng ký, để trình Chính phủ. 
Tại cuộc họp Chính phủ nói trên, Bộ Công Thương đã trình dự án Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại, gồm có báo cáo; dự thảo nghị định; danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn và tờ trình Chính phủ liên quan đến nghị định nói trên. Đây cũng là một nội dung đáng chú ý tại cuộc họp này.
Bộ Công Thương trình văn bản từ thời ông Vũ Huy Hoàng
Tờ trình nghị định về hàng hóa, dịch vụ và địa bàn độc quyền thương mại nhà nước được Bộ Công Thương trình Chính phủ đề ngày 14/12/2015 do ông Vũ Huy Hoàng ký
Theo tài liệu của Bộ Công Thương, báo cáo về dự thảo nghị định này đề ngày 2/2, kèm với đó là dự thảo Nghị định gồm ba chương, 10 điều. Riêng tờ trình về dự thảo nghị định này, Bộ Công Thương lấy văn bản đề ngày 14/12/2015 do ông Vũ Huy Hoàng, lúc đó là Bộ trưởng ký.
Luật sư Trương Thanh Đức, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng Bộ Công Thương sử dụng tờ trình từ năm 2015 do ông Vũ Huy Hoàng ký là hơi… “cẩu thả”.
“Nếu nội dung của tờ trình giữ nguyên thì cũng cần nói rõ rằng: Tờ trình này Bộ đã trình từ năm 2015 theo trình tự. Tuy nhiên, khi ông Vũ Huy Hoàng bị cách chức, cũng như bị xóa tư cách nguyên bộ trưởng, bị Quốc hội phê phán nghiêm khắc, thì việc dùng văn bản đó là hết sức thiếu tế nhị, không coi trọng các hình thức kỷ luật của Quốc hội, của Đảng và Chính phủ” - luật sư Đức nói.
“Bộ Công Thương hoàn toàn có thể đánh máy lại văn bản này, đồng thời trình Bộ trưởng Trần Tuấn Anh xem xét, cập nhật những diễn biến mới. Chứ nếu lấy nguyên văn bản từ năm 2015 để trình Chính phủ thì không được” - một chuyên gia khác nêu ý kiến
(Theo PLO)
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-moi-bo-cong-thuong-trinh-van-ban-tu-thoi-ong-vu-huy-hoang-355156.html


202. Phạm Viết Đào nhận xét về loạt phỏng vấn của Lái Gió



Phạm Viết Đào.


Tôi đã chú ý theo dõi loạt 4 bài do Người buôn gió phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh; Địa điểm, thời điểm 2 người gặp nhau không được xác định như một bài phỏng vấn thông thường…Blog Phạm Viết Đào cũng đã share về đủ 4 bài này và bước đầu có một vài nhận xét:
1/ Đây là một cuộc “phỏng vấn ảo”, không được tiến hành như những cuộc gặp trao đổi phỏng vấn thông thường, mặc dù trong phần cuối Người buôn gió có cam kết: Tất cả những thông tin của bài được ghi là phỏng vấn trực tiếp này có ký xác nhận của Trịnh Xuân Thanh đảm bảo ?
Một cuộc phỏng vấn trực tiếp theo thông lệ bao giờ cũng phải in kèm ảnh hoặc clip quay hình ảnh hoặc chí ít một đoạn ghi âm…ghi lời trao đổi giữa người phỏng vấn và đối tượng phỏng ấn để xác nhận đây không phải là một “tiểu phẩm văn học”…
2/ Nike Name “Người buôn gió” được cư dân mạng biết đến từ trước đến nay, được coi là thế mạnh bởi những loạt bài viết theo lối dã sử, bút pháp thêu dệt kiểu Đại Vệ chí dị; Ít ai ghi nhận, tin vào những bài viết điều tra, phóng sự về các vấn đề thế sự của Người buôn gió vì Người buôn gió không có chuyên môn sâu về các vấn đề kinh tế-xã hội và là người ngoài luồng…
Do vậy, người đọc hết sức cảnh giác khi đọc những thông tin
khi thấy Người buôn gió đụng bút tới những vấn đề thông tin liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh…
Qua trên mạng thấy xuất hiện gần như thường xuyên nike name Người buôn gió liên tiếp phanh phui các thông tin liên quan tới Trịnh Xuân Thanh, cộng đồng mạng bắt đầu hoài nghi rằng: Liệu có một nhóm người mượn Nike Name Người buôn gió, một nike đang “câu wiev” để tuồn thông tin gây dư luận của một nhóm lợi ích nào đó…
Trên tinh thần gạn đục khơi trong của một người thường xuyên theo dõi mạng, người viết bài này cũng chăm chú theo dõi phần lớn các bài viết của Người buôn gió để xem: mục tiêu, mục đích câu wiev của Người buôn gió là gì và sự thật của luồng thông tin đó và nhóm lợi ích nào đứng phía sau…
3/ Những giải trình của Trịnh Xuân Thanh về chuyện lỗ lãi, công tội của vụ thất thoát hơn 3000 tỷ ở PVC với Người buôn gió là một giải trình có nghề, có hiểu biết về quản lý kinh tế thị trường, là người trong cuộc hiểu được chuyện “chấy rận” trong chiếc chăn PVC…
Có điều nếu đúng đây là chính kiến thật của Trịnh Xuân Thanh thì vẫn là những chính kiến đơn phương từ một phía, rất dễ bị coi là ngụy trá, lấp liếm che lấp đối với những ai ít có kinh nghiệm, kiến thức về thương trường…
Những thông tin này cần được kiểm chứng, đối chứng thêm với các nguồn thông tin khác thì mới có thể kết luận được, dán nhãn OTK…Bởi vì, ai ở cương vị Trịnh Xuân Thanh, trong tình thế này cũng chỉ có thể tìm cách thanh minh cho mình, rằng mình bị oan uổng, mình trong sạch…
4/ Sơ bộ qua những giải trình của Trịnh Xuân Thanh thì chuyện lỗ lãi ở các doanh nghiệp nhà nước PVC hiện nay là chuyện mờ ảo; Do đó bảo là có công hay bắt giò là phạm tội đều được hết…
Với cái nền luật pháp hiện tại, với cái thiết chế, cơ chế thị trường kiểu không giống ai này thì muốn bắt, hay trao huân chương cho bất kỳ doanh nhân hay quan chức nào đều đúng cả, đều OK hết; Ai cũng có thể có công và ai cũng có thể bị coi là tội phạm miễn là họ đang thuộc phe nhóm nào: Được làm vua thua làm giặc…
5/ Qua giải trình của Trịnh Xuân Thanh thì anh ta chỉ là kẻ giơ đầu chịu báng cho lối làm ăn ảo, thiết chế kinh tế thị trường ảo và giơ đầu chịu báng, “đổ vỏ” cho cấp trên của anh, cho cái êkip mà anh chấp nhận làm một kẻ lon ton theo hầu…
Ai là kẻ chịu trách nhiệm về những thiệt hại có thật tại PVC, ai đã tham gia bỏ túi một phần tiền, tài sản từ doanh nghiệp nhà nước này, tuy Thanh lấp lửng không nói ra và chỉ mặt nhưng người đọc cũng nhận ra; Phải chăng nhờ đó mà Thanh thoát ra khỏi vòng lao lý, không bị bắt sống…
Việc đúng sai của các thông tin do Trịnh Xuân Thanh mượn Người buôn gió loan ra chỉ có thể làm sáng tỏ bằng một phiên tòa công minh, tranh tụng công khai.
Chừng nào những chuyện lùm xùm như vụ Trịnh Xuân Thanh chưa được ba mặt một lời làm sáng tỏ để tâm phục, khẩu phục dư luận; Để mà đãi phẫu tận gốc rễ… thì mọi biển hiệu về tính ưu việt của nền luật pháp chế độ, cùng với cái cơ chế thị trường không giống ai này là một thứ “hàng chợ quê”, đáp ứng những nhu cầu hạ cấp của những cư dân đang túng đói, hoang dã…
Tóm lại đây là một vụ án cùng với hàng loạt dự án thất thoát hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ dưới cái ô của Bộ Công thương dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng kính mến thật sự đang thách thức chế độ: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ-hờ ?!
5/ Qua vụ phỏng vấn ảo này lờ mờ thấy Trịnh Xuân Thanh vẫn cón ẩn nấp đâu đó trong khu vực Đông Nam Á: Vì lý do đó nên Thanh phải chấp nhận “ mai danh ẩn tích” để hạn chế rủi ro…thỉnh thoảng dàn dựng ra những cuộc phỏng vấn ảo…
Vì muốn vượt ra khỏi Đông Nam Á Trinh Xuân Thanh không thể đi bằng đường bộ của các đường dây mafia buôn người hay xuất khẩu chui nô lệ. Mà đi máy bay thì Thanh phải qua một cửa khẩu chính ngạch nào đó từ Việt Nam, có visa đàng hoàng thì mới vào được một quốc gia nào đó. 
Dương Chí Dũng đã tính đến con bài hộ chiếu giả mà không thoát…

P.V.Đ.
https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2017/02/mot-vai-nhan-xet-buoc-au-ve-loat-4-bai.html








201.

Thứ trưởng Công Thương sở hữu tài sản lớn: Diễn biến mới

(Tin tức thời sự) - Vụ tổ chức cán bộ Bộ Công Thương đã nắm thông tin phản ánh việc Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu tài sản lớn và sẽ cho kiểm tra lại.

Sẽ kiểm tra lại
Câu chuyện Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và các thành viên trong gia đình đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang được báo chí đề cập đến những ngày qua khiến dư luận hết sức băn khoăn.
Theo nguồn tin, sau một thời gian làm lãnh đạo tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, từ năm 2010 bà Hồ Thị Kim Thoa về công tác tại Bộ Công Thương với chức danh Thứ trưởng nhưng bà Thoa vẫn sở hữu cổ phần với giá trị tương đối lớn tại doanh nghiệp này.
Thu truong Cong Thuong so huu tai san lon: Dien bien moi
Vụ tổ chức cán bộ Bộ Công Thương đã nắm được thông tin báo chí phản ánh về việc Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu tài sản lớn và sẽ cho kiểm tra lại.
Tính đến ngày 30/11/2016, bà Thoa nắm giữ 1.686.415 cổ phiếu DQC, tương đương với 4,91% vốn, với giá trị ước tính lên tới 102 tỷ đồng.
Sáng 3/2, trao đổi với Đất Việt, một vị Đại diện Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương cho biết đã nắm được thông tin trên qua báo chí.
“Sau đợt này khi nhận được thông tin chúng tôi sẽ kiểm tra lại và trao đổi lại với báo chí. Chắc cũng không có vấn đề gì đâu”, vị đại diện nói.
Cũng theo vị cán bộ, hàng năm Bộ Công Thương đều tiến hành kiểm tra kê khai tài sản, thu nhập của các lãnh đạo Bộ, tập đoàn đơn vị và  không có dấu hiệu gì bất thường.
Tiền ở đâu?
Trước đó, trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng cho biết do bà Hồ Thị Kim Thoa đang làm Thứ trưởng nên theo phân công nhiệm vụ, trách nhiệm kiểm tra, xem xét dấu hiệu vi phạm của Đảng viên thuộc về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
“Thanh tra Chính phủ không kiểm tra mà chỉ nắm tình hình để báo cáo theo kênh của Thanh tra thôi. Vì bà Thoa là Thứ trưởng nên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Nếu có dấu hiệu của Đảng viên vi phạm thì họ phải kiểm tra, xem xét còn Thanh tra Chính phủ chỉ nắm chung để báo cáo”, ông Đạt khẳng định.
Về số tài sản bà Thoa nắm giữ tại Bóng đèn Điện Quang lên tới 102 tỷ đồng, ông Đạt cho rằng do chưa có bằng chứng cụ thể nên không thể khẳng định số tiền trên là ít hay nhiều, đúng quy định của pháp luật hay không.
“Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải kiểm tra thông tin trên thì mới xác định số tài sản trên có đúng quy định của pháp luật hay không.  Phải kiểm tra thì mới kết luận chính xác được”, ông Đạt nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Sơn – ĐBQH Đà Nẵng cho rằng việc Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các thành viên trong gia đình đang sở hữu một khối lượng tài sản lớn tại Bóng đèn Điện Quang dư luận nghi ngờ cũng không có gì quá bất ngờ, ngạc nhiên.
“Tôi cũng quan tâm đến vấn đề này. Dư luận có quyền đặt ra câu hỏi về sự thiếu minh bạch trong tài sản và cách thức quản lý doanh nghiệp. Khi dư luận đã nghi ngờ thì cơ quan chức năng phải làm rõ vấn đề và trả lời cho dư luận: số tiền trên có hợp pháp hay không, nó hình thành từ nguồn nào? Nếu có vấn đề thì vấn đề này nằm ở đâu? Trong cơ chế chính sách của chúng ta vướng hay họ vi phạm pháp luật thì cũng cần phải làm rõ. Nếu cần thì phải công khai với các ĐBQH”, ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Sơn cũng cho rằng do hiện nay bà Hồ Thị Kim Thoa đang công tác tại Bộ Công Thương nên ngoài Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì Bộ này cũng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét các nghi vấn mà báo chí phản ánh.
Hà Đông
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/thu-truong-cong-thuong-so-huu-tai-san-lon-dien-bien-moi-3328370/



Thứ trưởng Công Thương sở hữu tài sản lớn: Tiền ở đâu?

(Tin tức thời sự) - Dư luận có quyền nghi ngờ và đặt câu hỏi khi Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa sở hữu số tài sản lớn tại Bóng đèn Điện Quang.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải kiểm tra
Ngày 25/1, nhiều tờ báo đưa tin, hiện nay Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và các thành viên trong gia đình đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.
Theo nguồn tin, trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương, từ năm 2000 bà Thoa giữ chức vụ Tổng giám đốc và kiêm nhiệm chức Chủ tịch của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) trong 5 năm từ 2005-2010.
Mặc dù, rời Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang về công tác tại Bộ Công Thương từ năm 2010 với chức danh Thứ trưởng nhưng bà Thoa vẫn sở hữu cổ phần với giá trị tương đối lớn tại doanh nghiệp này.
Tính đến ngày 30/11/2016, bà Thoa nắm giữ 1.686.415 cổ phiếu DQC, tương đương với 4,91% vốn, với giá trị ước tính lên tới 102 tỷ đồng.
Thu truong Cong Thuong so huu tai san lon: Tien o dau?
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu số tài sản lên tới 102 tỷ đồng tại Bóng đèn Điện Quang
Ngoài ra các thành viên khác trong gia đình bao gồm em trai, em dâu và các con gái của Thứ trưởng hiện tại vẫn nắm giữ vị trí cao và sở hữu khối tài sản lớn không kém tại Bóng đèn Điện Quang.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng cho biết do bà Hồ Thị Kim Thoa đang làm Thứ trưởng nên theo phân công nhiệm vụ, trách nhiệm kiểm tra, xem xét dấu hiệu vi phạm của Đảng viên thuộc về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
“Thanh tra Chính phủ không kiểm tra mà chỉ nắm tình hình để báo cáo theo kênh của Thanh tra thôi. Vì bà Thoa là Thứ trưởng nên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Nếu có dấu hiệu của Đảng viên vi phạm thì họ phải kiểm tra, xem xét còn Thanh tra Chính phủ chỉ nắm chung để báo cáo”, ông Đạt khẳng định.
Về số tài sản bà Thoa nắm giữ tại Bóng đèn Điện Quang lên tới 102 tỷ đồng, ông Đạt cho rằng do chưa có bằng chứng cụ thể nên không thể khẳng định số tiền trên là ít hay nhiều, đúng quy định của pháp luật hay không.
“Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải kiểm tra thông tin trên thì mới xác định số tài sản trên có đúng quy định của pháp luật hay không.  Phải kiểm tra thì mới kết luận chính xác được”, ông Đạt nhấn mạnh.
Dư luận có quyền nghi ngờ
Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Sơn – ĐBQH Đà Nẵng cho rằng việc Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các thành viên trong gia đình đang sở hữu một khối lượng tài sản lớn tại Bóng đèn Điện Quang dư luận nghi ngờ cũng không có gì quá bất ngờ, ngạc nhiên.
“Tôi cũng quan tâm đến vấn đề này. Dư luận có quyền đặt ra câu hỏi về sự thiếu minh bạch trong tài sản và cách thức quản lý doanh nghiệp. Khi dư luận đã nghi ngờ thì cơ quan chức năng phải làm rõ vấn đề và trả lời cho dư luận: số tiền trên có hợp pháp hay không, nó hình thành từ nguồn nào? Nếu có vấn đề thì vấn đề này nằm ở đâu? Trong cơ chế chính sách của chúng ta vướng hay họ vi phạm pháp luật thì cũng cần phải làm rõ. Nếu cần thì phải công khai với các ĐBQH”, ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Sơn cũng cho rằng do hiện nay bà Hồ Thị Kim Thoa đang công tác tại Bộ Công Thương nên ngoài Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì Bộ này cũng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét các nghi vấn mà báo chí phản ánh.
Nói thêm về việc Thủ tướng Chính phủ vừa mới ra quyết định thi hành kỷ luật đối với bà Hồ Thị Kim Thoa vì có liên quan đến một số quyết định bổ nhiệm, luân chuyển Trịnh Xuân Thanh thời nguyên Bộ Trưởng Công Thương  Vũ Huy Hoàng, ông Sơn đánh giá đây là hình thức kỷ luật không phải nặng.
“Tôi không cho rằng đó là nặng. Nhưng nó nặng hay nhẹ hay đúng mức thì phải soi vào câu chuyện cụ thể. Đó là Thứ trưởng sai phạm những việc gì?
Còn nhiều vấn đề khác liên quan đến việc xử lý cán bộ cấp cao, kể đối với ông Vũ Huy Hoàng. Việc này liên quan đến vấn đề thể chế của chúng ta, nhiều khi nó chưa kín kẽ và chặt chẽ. Vừa rồi Quốc hội mới ban hành Nghị quyết và giao cho Chính phủ nhanh chóng nghiên cứu để đưa cho Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn. Tất cả những gì đã xảy ra chúng ta phải xử lý.
Và khi giải quyết xong rồi chúng ta phải chăm lo để không còn những câu chuyện xảy ra trong tương lai. Bộ Công Thương, Ủy ban kiểm tra Trung ương phải vào cuộc điều tra ngay để trả lời dư luận.”, ông Sơn khẳng định.
Hoàng Hà

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/thu-truong-cong-thuong-so-huu-tai-san-lon-tien-o-dau-3327915/





Thứ trưởng Công Thương có tài sản lớn: Đúng quy trình?

(Tin tức thời sự) - Dư luận xôn xao trước việc bà Hồ Thị Kim Thoa sở hữu số tài sản lớn dù việc phòng chống tham nhũng tại Bộ Công Thương luôn được đẩy mạnh.

Hàng năm đều kiểm tra, kê khai tài sản
Câu chuyện Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và các thành viên trong gia đình đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang được báo chí đề cập đến những ngày qua khiến dư luận hết sức băn khoăn.
Theo nguồn tin, sau một thời gian làm lãnh đạo tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, từ năm 2010 bà Hồ Thị Kim Thoa về công tác tại Bộ Công Thương với chức danh Thứ trưởng nhưng bà Thoa vẫn sở hữu cổ phần với giá trị tương đối lớn tại doanh nghiệp này.
Tính đến ngày 30/11/2016, bà Thoa nắm giữ 1.686.415 cổ phiếu DQC, tương đương với 4,91% vốn, với giá trị ước tính lên tới 102 tỷ đồng.
Thu truong Cong Thuong co tai san lon: Dung quy trinh?
Dư luận xôn xao trước việc bà Hồ Thị Kim Thoa sở hữu số tài sản lớn dù việc phòng chống tham nhũng tại Bộ Công Thương luôn được đẩy mạnh.
Nhiều người so sánh mức lương thưởng của cán bộ công chức nhà nước như bà Thoa và đặt ra nhiều nghi vấn về tính công khai, minh bạch của khoản tiền trên.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của Đất Việt, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương (cơ quan nơi bà Thoa làm việc) đã ra nhiều quyết định yêu cầu cán bộ kê khai tàn sản, thu nhập cá nhân.
Cụ thể, hồi tháng 11/2016, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị ngành công thương xác minh, công khai tài sản, thu nhập năm 2016 đăng tải trên website của Bộ tại mục phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Bộ làm đầu mối thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo công tác minh bạch tài sản, thu nhập của Bộ Công Thương.
Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức kê khai, công khai, tổng hợp, báo cáo về minh bạch tài sản, thu nhập của Khối Cơ quan Bộ. Trong đó bao gồm: lãnh đạo Bộ, văn phòng Bộ, ủy ban, ban thuộc Bộ, thương vụ tại nước ngoài, người được Bộ cử làm Kiểm soát viên, đại diện phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần thuộc Bộ...
Trước đó, ngày 03/11/2015, Bộ Công Thương cũng có văn bản số 11337/BCT-TTB về việc triển khai công tác minh bạch tài sản, thu nhập năm 2015 gửi các Vụ, Tổng cục, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ; Công đoàn Công Thương Việt Nam, Công đoàn Bộ Công Thương; Văn phòng Đảng ủy Bộ Công Thương.
Tuy nhiên sau khi kiểm tra kê khai tài sản, thu nhập không có dấu hiệu tham nhũng hay có gì bất thường.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải kiểm tra
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng cho biết do bà Hồ Thị Kim Thoa đang làm Thứ trưởng nên theo phân công nhiệm vụ, trách nhiệm kiểm tra, xem xét dấu hiệu vi phạm của Đảng viên thuộc về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
“Thanh tra Chính phủ không kiểm tra mà chỉ nắm tình hình để báo cáo theo kênh của Thanh tra thôi. Vì bà Thoa là Thứ trưởng nên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Nếu có dấu hiệu của Đảng viên vi phạm thì họ phải kiểm tra, xem xét còn Thanh tra Chính phủ chỉ nắm chung để báo cáo”, ông Đạt khẳng định.
Về số tài sản bà Thoa nắm giữ tại Bóng đèn Điện Quang lên tới 102 tỷ đồng, ông Đạt cho rằng do chưa có bằng chứng cụ thể nên không thể khẳng định số tiền trên là ít hay nhiều, đúng quy định của pháp luật hay không.
“Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải kiểm tra thông tin trên thì mới xác định số tài sản trên có đúng quy định của pháp luật hay không.  Phải kiểm tra thì mới kết luận chính xác được”, ông Đạt nhấn mạnh.
Hà Nam 
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/thu-truong-cong-thuong-co-tai-san-lon-dung-quy-trinh-3327977/



200. Người Buôn Gió tung tiếp loạt bài phỏng vấn.




Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017


Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - Phần 4 ( kết thúc )



Cuộc phỏng vấn cuối cùng được diễn ra vào ngày hôm sau, đến chiều tôi phải trở về nhà, quãng đường rất xa. Chỉ một số người thân mới hiểu được hoàn cảnh của tôi lúc này rất khó khăn về công việc trong gia đình. Đi khỏi nhà hai ngày lúc này là một điều quá cố gắng với tôi.

Cuộc phỏng vấn bắt đầu lúc 10 giờ sáng.

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh phần kết.


NBG.

Ngoài những uẩn khúc chính trị đã được đề cập, ông có nhận xét gì về mặt pháp lý của lời buộc tội "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế..." đối với ông?


TXT:

Do Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa đổi vào năm 2015, nên tôi đang ủy quyền cho các luật gia kiểm tra xem việc Bộ công an- dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, áp dụng điều 165 Bộ luật hình sự 1999 để truy nã tôi là có hợp pháp hay không. Ngoài ra, việc cáo buộc tôi "cố ý làm trái các quy định..." là hoàn toàn sai, hoàn toàn không có căn cứ. Trong thời gian ở cương vị cao nhất, tức là Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC, tôi luôn chỉ đạo công ty theo đúng tinh thần các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Tất cả các nghị quyết này đều phù hợp với chỉ đạo từ trên và được thông qua các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Không hề có chuyện tôi đã cố ý làm trái nghị quyết của Hội đồng quản trị hay là đã cố ý đưa ra các quyết định trái với chỉ đạo của cấp trên hay ngược với quy định của nhà nước.


NBG:

Có một điều này tôi nghĩ là cần thiết: Từ khi ông rời bỏ Việt Nam đến nay và với lệnh truy nã quốc tế phía Việt Nam đã phát đi, ông chưa có lần nào xuất hiện chính thức, ngoài vài tấm hình . Điều đó khiến dư luận hoài nghi rằng ông đang phải ấn trốn trong sợ hãi, hoặc ông chưa rời khỏi Việt Nam, mọi thứ chỉ là đánh lạc hướng cuộc truy nã. Vậy ông có thể sẵn sàng xuất hiện trước công chúng trên một cuộc phỏng vấn trực tuyến. Ông có thể trả lời bạn đọc trực tiếp qua mạng viễn thông được không?


TXT:

Bạn đọc thì có muôn vạn kiểu người, tôi không muốn trả lời những người hỏi những câu không đáng hỏi. Ví dụ có người đồn trên mạng rằng tôi có mấy vợ, tôi có người này người kia đưa ra khỏi Việt Nam vân vân và vân, tôi không thể trả lời hết những câu hỏi vô căn cứ như vậy.


NBG:
Cám ơn câu trả lời thẳng thắng của ông. Tôi sẽ chọn những câu hỏi của bạn đọc trong blog, facebook của tôi. Đó là những người như nhà báo Nguyễn Thông, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà văn Phạm Thành, các cơ quan truyền thông như tờ thoibao.dedanluan.org , đài truyền hìnhVIETV network. Có thể họ có những câu hỏi muốn rõ ràng hơn về câu chuyện thua lỗ và thuyên chuyển công tác của ông, ông đồng ý chứ ?


TXT:
Tôi nhận lời, chúng ta có thể tính thời gian để có một cuộc phỏng vấn như vậy.


NBG:
Tôi tạm thời kết thúc các câu hỏi ở đây. Về phía mình, ông có muốn nói thêm điều gì không?

TXT:

Tôi chỉ muốn nhắc lại rằng trong cơ chế hiện nay ở Việt Nam, con số lỗ hay lãi ở các doanh nghiệp nhà nước là hết sức mờ ảo. Điều dễ thấy là rất nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, và tất nhiên, các quan chức phụ trách các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm, ngoài ra, chuyện tham nhũng của đa số quan chức, kể cả quan chức chính trị lẫn quan chức kinh tế, hầu như là chuyện hiển nhiên. Nhưng theo tôi, nguyên nhân chính yếu không nằm ở các quan chức này, mà nằm ở hệ thống, ở cơ chế. Tôi cũng đã từng là một cái "đinh ốc" trong hệ thống này, do đó, nếu trong thời gian tôi làm lãnh đạo, nếu PVC đã làm ăn thua lỗ thì tôi phải có phần trách nhiệm. Nhưng thực tế là trong thời gian đó, tôi không hề hà lạm của công, và dứt khoát tôi không hề phạm tội "Cố ý làm sai các quy định của nhà nước..." như lời cáo buộc của ông Trọng. Cuộc truy nã tôi do ông Trọng khởi xướng hoàn toàn nằm trong mưu đồ chính trị muốn củng cố thế lực của ông Trọng.


NBG:
Xin cảm ơn ông Trịnh Xuân Thanh về cuộc phỏng vấn, và hẹn gặp ông vào những dịp sau. Tôi cũng xin nói rằng để những cuộc phỏng vấn này có tính chính thức. Chúng sẽ được in ra và ông ký xác nhận  giúp tôi. Khi cần tôi có thể gửi bản hỏi đáp này đến một số tờ báo, hãng thông tấn. Nó cũng là một cách phòng ngừa, lỡ chẳng may gia đình ông hoặc ai đó tố cáo tôi đã dựng nên cuộc phỏng vấn này. Lúc đó tôi còn có bằng chứng rằng chính ông đã trực tiếp trả lời và xác nhận.

TXT.

Tôi sẵn sàng.


- Hết-


 Lúc chờ Trịnh Xuân Thanh xem lại hết các câu hỏi và câu trả lời, tôi xếp hành lý lại. Xong xuôi pha ấm trà mới đợi giờ đi. Tôi nói.

- Có một câu hỏi này, em không muốn hỏi vì nếu có thì anh phải ký xác nhận luôn. Nhưng thế nào khi ra phỏng vấn trước công luận, truyền thông , sẽ có người hỏi. Đó là anh không có dấu hiệu tham nhũng như trong bản truy nã, cũng giải trình được không tham nhũng trong các câu trả lời. Vậy tiền đâu anh mua nhà, xe với đồng lương của cán bộ bình thường. Em không muốn hỏi vì không muốn nghe những câu trả lời như tôi lao động thối móng tay, tôi nuôi lợn, tiền của cô em nuôi bà bác họ những những quan chức khác đã trả lời. Vì nếu để nghe những câu trả lời như thế, em đã khước từ luôn các anh ở những ngày đầu tiên. Anh đã đọc những bài em viết về các vụ việc khác không phải vụ của anh. Là người làm đến chức phó chủ tỉnh tịch, đọc những bài chắc anh cũng hiểu rằng em có thể tham khảo tin từ những nguồn khác nhau.

Thanh cười.

- Chú buồn cười, trong các tố cáo anh có tố cáo nào tham nhũng đâu.

Tôi.

- Những câu hỏi mà em đặt ra và anh  trảl lời cùng xác nhận kia, như một biên bản. Nó dựa trên những tố cáo có như làm thua lỗ, làm sai quy định. Tất nhiên vì ở hình thức biên bản chính thức thì không đưa những chuyện ngoài lề vào, nên câu hỏi này ở ngoài lề thôi, vì nó cũng là dấu hỏi lớn của dư luận.

Thanh vẫn cười.

- Chú nghĩ xem, đầy những đại gia có phải quan chức đâu, có tham nhũng đâu mà vẫn có hơn anh hàng nghìn lần. Dưới cái chế độ này, chỉ cần một thông tin về con đường sắp khởi công,  một dự án ở đâu sắp triển khai là đủ cho một mụ bán xi măng, vôi cát trong thời gian ngắn trở thành đại gia và vẫn minh bạch đàng hoàng.

Tôi đứng dậy, người đàn ông kia đã đánh xe đến trước cửa. Tôi khoác balo lên vai và bắt tay chào Thanh, chợt nhớ ra chuyện bổ nhiệm, luân chuyển Thanh. Tôi hỏi.

- Nếu cần thiết phải làm một cuộc phỏng vấn bổ nhiệm được không anh. Báo chí cũng để cập nhiều đến chuyện này, trong kết luận của Bộ chính trị, ban bí thư cũng nói đến chuyện này.

Thanh cười xuê xoa.

- Ôi cái này cứ để đấy, lúc nào rảnh em mình tính sau.

Tôi ngồi vào xe, đóng cửa và hạ kính xuống nói khi thấy người đàn ông đã đánh tay lái.

- Theo em được biết thì việc bổ nhiệm anh có liên quan đến ông Tô Huy Rứa và vợ ông ta.

Thanh đứng nhìn theo, vẫn cười nhưng không nói gì.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2017/02/phong-van-trinh-xuan-thanh-phan-4-ket.html





Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017


Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - Phần 3.


Phần 3 dự định bắt đầu sau khi đã ăn tối xong. Tôi không ngờ rằng công việc lại có thể kéo dài đến vậy. Lúc dầu tôi dự định chỉ hỏi 10 câu. Nhưng quả thực khi bắt đầu vào hỏi thì từ câu này, lại thấy cần làm rõ thêm phải hỏi thêm câu khác. Với trình độ của tôi để hiểu được câu chuyện này cả là một vấn đề. Đôi lúc đầu tôi mụ đi và không còn biết cần phải hỏi câu gì tiếp theo nữa.

Lúc ăn cơm tôi, tôi nói chuyện với Thanh.

- Thế này hơi vô lý, như anh nói thì mấy ngàn tỷ lỗ đó là lỗ ảo hết sao? Ví dụ như khoản tiền tạm ứng 900 tỷ gì đó ứng ra để thi công.  Đoàn kiểm tra lúc đó xác định số tiền đó là lỗ. Nhưng sau khoản tiền đó được trên đồng ý trả, vậy thì không có khoản lỗ ấy. Sao người ta vẫn tính là lỗ được?

Thanh đáp.

- Thì cách làm việc thế, cấp trên đời nào nó nhận đâu. Ví dụ nó bảo mình mày cứ ứng ra làm cái kia đi, rồi tao duyệt sau. Thì mình ứng ra, sau đó thì được duyệt thì là không lỗ. Đáng nhẽ khoản đó không tính thì bọn nó cứ tính vào vì đã được hoàn lại rồi. Nhưng bọn nó cứ để nguyên đấy.

Tôi thắc mắc.

- Nếu nhìn sơ qua, thì có số lỗ do anh khai khống tăng vọt vốn lên. Rồi người ta cứ áp giá đấy, đến lúc không phải như thế thì họ bảo anh làm lỗ à.?

Thanh chửi thề.

- Thế mới điên.

Tôi cười.

- Chung quy cũng lỗi do anh, cái này người ta bảo là tự tay bóp dái. Anh nhận một đống đổ nát về, sửa cái tên rồi anh định giá cao vống lên. Anh được thành tích, được cấp trên hài lòng, được khen thưởng này nọ. Thì đến lúc định giá lại không phải như thế thì anh toi. Nhẽ ra cái lúc người ta dồn các công ty về, anh phải kiểm tra chắc chắn. Đáng lẽ trị giá nó còn có 500 tỷ, thì anh bảo là chỉ còn 300 tỷ thôi. Đằng này anh cứ ok, nó bảo 1000 tỷ anh nhận. Chả lẽ anh không biết cãi sao.?

Thanh.

- Cãi thế nào được cấp trên ở chế độ này, thằng nào vào thế đấy mà chả phải nhận. Cãi vậy ngang đi tố cấp trên là ông đầu tư vào công ty kia 1000 tỷ, giờ sát nhập về tôi, tôi thấy giá trị chỉ có 300 tỷ thôi. Thế là tố cấp trên làm lỗ 700 tỷ à?  Trong khi nó sáp nhập thế là để mình ỉm đi khoản lỗ đấy, coi như gọi là cất hộ nó chỗ lỗ ấy. Bên trong chế độ không như chú nghĩ,  anh bảo cái bao thuốc lá này anh đưa chú là giá 10 đồng, chú sẽ phản ứng ngay ngoài kia có 5 đồng sao ông nói tôi 10 đồng. Nhưng chế độ này trên nó bảo thế nào, dưới phải nghe thế, có thằng nào cãi đâu.

Tôi.

- Đm thế cái chế độ đấy nó làm con người ta hèn đi à.?

Thanh cười méo xệch, không trả lời.

Tôi đùa tiếp để đỡ mệt nhọc đầu óc.

- À, mà sao lúc nó thanh tra. Anh không thú nhận là, cái PVC đấy ban đầu thực ra chỉ giá 870 tỷ thôi. Tôi khai láo lên thành 1500 tỷ đấy. Các ông trừ cho tôi đi chỗ tôi khai láo. Mẹ chỗ đó cũng được hơn 600 tỷ , cộng với hơn 900 tỷ tạm ứng đã được hoàn lại. Thế là đã bớt được 1600 tỷ, một nửa rồi còn gì. Cộng thêm bọn lâu nhâu đổ về sau này trị giá 1 nghìn tỷ mà thực chất là mấy trăm thôi. Đã có hơn 2 nghìn tỷ lỗ do khách quan không phải do anh. Rồi thêm giá chứng khoán rớt này nọ nữa thì số lỗ đấy gần như đủ, chẳng phải do anh. Mà có khi còn là anh làm lời ra cái vụ thoái vốn được hơn 1600 tỷ chứ.

Thanh chửi thề.

- Đm, nó đéo nghe đâu. Nó cứ tính theo giá trị định giá rồi nó làm thôi. Ngay như khoản 900 tỷ được bù lại kia, khoản lỗ hơn ngàn tỷ do chứng khoán rớt giá nó còn chả nghe. Bọn kiểm tra trung ương đảng biết cái gì. Toàn một lũ ngu dốt chỉ nghe lão Trọng bắt là phải quy lỗ 3200 tỷ thì cứ thế nó làm. Nó đến Hậu Giang làm việc cả đoàn, đưa hồ sơ, sổ sách ra đối chiếu làm việc, giải trình có chứng cứ hết. Chúng nó đuối lý không ra được kết luận nào quy trách nhiệm lỗ. Mỗi thằng về khách sạn cầm theo một chai Macallan uống say ngủ. Rồi mai lại hỏi, hỏi không ra được lỗi thì về. Ròng rã mấy tháng trời đi lại như thế.


Cơm xong chúng tôi bắt dầu tiếp tục cuộc phỏng vấn chính thức. trong căn phòng nhỏ kế bên. Nơi hút được thuốc lá. Người đàn ông phục vụ cũng ngồi cùng. Cả ba chúng tôi đều đốt thuốc, khói đặc như màn sương. Chẳng khi nào thuốc tắt cả, cứ ba người hút như thế thì luôn có ít nhất một điếu đang cháy. Tôi bỗng nhớ những phòng hỏi cung ở Công an bộ và công an các thành phố mà tôi từng bị bắt như Vinh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lạng Sơn, TP HCM. Nơi nào cũng giống nhau là chỉ có cái bàn và hai hoặc ba cái ghế. thuốc là và trà mạn hay cà phê không lúc nào ngừng. Người hỏi cung đốt thuốc liên tục, người bị hỏi cung cũng vậy. Nghĩ đến đoạn ấy, tôi bỗng nảy ra câu hỏi lúc ngồi vào bàn.

- Anh Thanh này, nếu chuyển sang ngạch hàm bên công an, thì cấp phó chủ tịch tỉnh có khi hàm đại tá ý nhở.?

Thanh gật đầu.

- Đại tá đương nhiên, có khi còn là thiếu tướng ý.

Tôi cười khùng khục, hai người kia chắc không biết rằng tôi cười vì tôi nghĩ cảnh trớ trêu. Bây giờ thì tôi đang như hỏi cung một viên thiếu tướng công an cộng sản. Bên cạnh là một ông chắc hàm trung tướng nữa ngồi làm chứng cũng nên.

Cuộc phỏng vấn chính thức tiếp tục.

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - phần 3


NBG:

Ông có tóm tắt được kết quả kiểm tra, kiểm toán này không?


TXT:

Kết quả của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán này đã đưa đến những kết luận, báo cáo của PVN, của Bộ công thương gửi chính phủ. Tôi đã trích dẫn những phần quan trọng ở các câu trả lời trên đây. Tôi nói thêm là đoàn 725 có biên bản đánh giá các hoạt động công ty và không đưa kiến nghị nào về PVC. Còn biên bản của đoàn thanh tra chính phủ 1116 về phòng chống tham nhũng có đánh giá về tiền lương của lãnh đạo tập đoàn cao hơn mặt bằng xã hội, nhưng trong thực tế, lương của cán bộ , nhân viên chung của ngành dầu khí lúc đó đều cao hơn nhiều ngành nghề khác.


NBG:

Báo chí Việt Nam đưa tin rất nhiều về một ngôi biệt thự ở Tam Đảo được cho rằng của ông. Ông có ý kiến gì về việc này?


TXT:

Toà nhà này trước của PVC Kinh Bắc, một công ty liên kết bằng thương hiệu với PVC. Sau đó gia đình tôi cùng với mấy người bạn góp tiền mua chung; chúng tôi có đầu tư sửa sang thêm và đã sang nhượng toàn bộ tòa nhà này cho người khác, chúng tôi không còn là chủ sở hữu ngôi nhà này nữa. Một số tờ báo không tìm hiểu kỹ, đã vội vã cho rằng tôi là chủ sở hữu ngôi nhà này ở thời điểm báo đưa là không đúng. Có thể mục đích của họ là hùa theo đặt điều để phục vụ cho ý đồ của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.


NBG:

Theo báo chí thì dưới thời ông lãnh đạo PVC, những công ty con của PVC đã chi tiêu những khoản vô tội vạ. Trong đó có công ty thanh toán những khoản tiếp khách, chi phí cho quà sinh nhật của người thân của ông đến hàng trăm triệu đồng. Ông ý kiến gì về việc này?


TXT:

Công ty PVC-ME đã bị khởi tố và ra toà xét xử. Trong công ty này phần vốn của PVC chỉ có 36%, nên PVC chỉ là một cổ đông trong công ty này. Chịu trách nhiệm là hội đồng quản trị công ty, tổng giám đốc công ty đã bảo thủ quỹ ứng 500 triệu ghi lý do để đi mừng sinh nhật bố tôi. Báo chí đã chủ quan chỉ dựa theo lời khai một phía của thủ quỹ PVC- ME. Nhưng cơ quan công an điều tra đã hoàn toàn không xác nhận được bố tôi nhận bất cứ đồng nào từ khoản này.



NBG:

Một số công ty con nêu trên đã bị khởi tố và xét xử, ông có ý kiến gì?


TXT:

Đó là công ty PVC-ME. Ở đây tôi nói thêm, nhiều người đã nhầm khi nghĩ những công ty con kia sát nhập về PVC là do PVC làm chủ. Thực chất chỉ có việc sát nhập phần vốn mà PVN đã đầu tư vào các công ty này là 36%. Tôi làm lãnh đạo PVC là đại diện phần vốn của PVN ở các công ty này. Theo luật doanh nghiệp thì phải quá 51% mới có quyền chỉ đạo. Việc lãnh đạo PVC-ME phải chịu trách nhiệm, phải hai lần bị đưa ra xét xử, không có gì liên quan đến tôi.


NBG:

Qua trả lời của ông, người ta có thể cho rằng quá trình hoạt động của PVC đã được thanh tra, kiểm tra, và các bộ ngành, chính phủ đã có đánh giá và kết luận. Những nguyên nhân dẫn đến lỗ và thực chất số lỗ đó có thể được coi là đã được làm rõ vào năm 2014. Vậy tại sao đến năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN lại chỉ đạo các bộ, ngành điều tra lật lại câu chuyện lỗ hơn ba nghìn tỷ này?


TXT:

Đây cũng là vấn đề mà dư luận thấy khó hiểu. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với kết quả Đại hội đảng 12 thì có thể thấy, những biến động trong nhân sự lãnh đạo cao cấp có liên quan đến câu chuyện này. Trong hội nghị trung ương 6 của đảng CSVN khoá 11, ông Trọng đã đưa ra trung ương để xem xét kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là sự khởi đầu cho một cuộc thanh toán ý thực hệ trong đảng giữa hai phe có quan điểm khác nhau. Cuộc chiến này kéo dài đến đại hội 12 thì ông Trọng thắng thế còn ông Dũng phải về hưu. Ông Trọng muốn thanh toán nốt những người còn lại trước kia đã ủng hộ quan điểm của ông Dũng. Đó là những người cấp trên của tôi như ông Đinh La Thăng, ông Vũ Huy Hoàng và có thể là một vài người khác. Để mở đầu cuộc tấn công vào ông Thăng, ông Hoàng, ông Trọng đã chọn tôi làm vật hiến tế...


NBG:

Xin lỗi, cho tôi hỏi cắt ngang một câu. Tại sao ông Trọng không chọn nhiều cấp dưới khác của như ông Thăng, mà lại chọn ông?


TXT:

Do tính chất phân công của tổ chức, tôi phải làm việc ở Dầu Khí với ông Đinh La Thăng, tại bộ công thương với ông Vũ Huy Hoàng, tại Hậu Giang với ông Huỳnh Minh Chắc bí thư tỉnh uỷ. Các ông này đều là những người gần gũi vói ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Câu chuyện tranh giành giữa ông Trọng và ông Dũng xảy ra từ nhiều năm nay ai cũng thấy điều đó., xuất phát từ chính sách đối nội, đối ngoại của hai nhân vật này khác nhau. Đây là cuộc trả thù phe ông Dũng, tôi thành một thí điểm.

NBG:

Như ông trả lời phía trên, vụ việc bắt đầu từ sự triệt hạ nội bộ đảng cộng sản về ý thức hệ, về quan điểm và đường lối. Nhưng ông Trọng đã nắm toàn quyền, ông Dũng đã về hưu, quyền lực bây giờ đang trong tay ông Trọng. Vậy ông Trọng cần gì phải tấn công những quan chức cấp dưới vốn thân ông Dũng trước kia nữa?

TXT:
Việc triệt hạ về ý thức hệ là cuộc tương tàn thảm khốc không khoan nhượng trong nội bộ cộng sản. Đây là đặc tính tiêu biểu của chế độ cộng sản kế thừa từ chế độ phong kiến. Hơn nữa, ông Trọng vì mưu đồ muốn dựa hẳn vào Trung Quốc, nên ông ta cần dẹp sạch những tư tưởng khác với mưu đồ của ông ta, để không bị phản đối trong nội bộ, dù chỉ là ý kiến nhỏ hay tiếng xì xào. Ngoài chuyện mâu thuẫn về ý thức hệ , cuộc chiến tranh giành về quyền lực này,  đằng sau nó còn là những doanh nghiệp, những nhóm lợi ích sân sau của hai bên. Cho nên đủ mọi yếu tố thúc đầy cho cuộc chiến này không từ thủ đoạn nào. Mặt khác sau mấy chục năm ở bộ chính trị mờ nhạt và không để lại dấu ấn, đây là cơ hội để ông Trọng thể hiện cho người ta thấy được ông. Và cách ông ta chọn là thanh trừng những người thuộc phe đối thủ với ông. Bởi sự trả thù lấy tiếng này bám hết tâm trí của ông, khiến ông ta trở nền mù quáng một cách điên cuồng để thoả mãn. Chúng ta thử nhìn vụ ông ta chỉ đạo cách chức bí thư ban cán sự đảng bộ công thương của ông Vũ Huy Hoàng , thì thấy sự lố bịch do thù hận bám tâm trí ông Trọng quá cao. Thử hỏi xem nếu cách chức này thì còn chức nguyên uỷ viên trung đảng của ông Hoàng vẫn còn nguyên đó, vậy việc ông Trọng làm có khác gì trò cười.



NBG:

Ngoài những uẩn khúc chính trị đã được đề cập, ông có nhận xét gì về mặt pháp lý của lời buộc tội "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế..." đối với ông?


TXT:

Do Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa đổi vào năm 2015, nên tôi đang ủy quyền cho các luật gia kiểm tra xem việc Bộ công an- dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, áp dụng điều 165 Bộ luật hình sự 1999 để truy nã tôi là có hợp pháp hay không. Ngoài ra, việc cáo buộc tôi "cố ý làm trái các quy định..." là hoàn toàn sai, hoàn toàn không có căn cứ. Trong thời gian ở cương vị cao nhất, tức là Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC, tôi luôn chỉ đạo công ty theo đúng tinh thần các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Tất cả các nghị quyết này đều phù hợp với chỉ đạo từ trên và được thông qua các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Không hề có chuyện tôi đã cố ý làm trái nghị quyết của Hội đồng quản trị hay là đã cố ý đưa ra các quyết định trái với chỉ đạo của cấp trên hay ngược với quy định của nhà nước.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2017/02/phong-van-trinh-xuan-thanh-phan-3.html





Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017


Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - phần 2.



Lúc ăn cơm tôi nói.


- Anh à, ban nãy em hỏi. Anh trả lời nhiều từ chuyên môn, và cả trong những văn bản anh đưa em xem những báo cáo, quyết định này nọ từ ngữ không phù hợp với bình dân lắm, như những cái gọi là vốn hoá, lỗ dự phòng...nên tí nữa khi anh trả lời. Anh em mình cố diễn giải sao cho đại đa số người đọc dễ hiểu.



Thanh.



- Ok, đấy là việc của chú giỏi mà. Anh khoái chú ở chỗ là chú dùng từ hay câu đơn giản.



Tôi nói thêm.



- Còn những con số, văn bản mình chỉ dẫn ý chính thôi. Không phải đọc cả cái văn bản ra đâu, chép lại dài lắm. Nó có đấy rồi, nếu người nào họ cần mà mình thấy đúng là họ cần, họ thắc mắc thì mình chụp hay sao văn bản, quyết định đấy gửi cho họ. Còn những con số thì 17 phẩy mấy tỷ, cứ gọi tròn là 17 thôi. Tuy thế nhiều thằng nó sẽ thắc mắc là tại sao 17, 34 tỷ bây giờ lại là 17 thì để em block bọn đấy. Thực ra người hiểu thì họ cần tình tiết chứ sai ngày, sai số không quan trọng. Nhưng bọn dư luận viên thường nó sẽ soi thế để la làng lên mình viết sai, từ đó kêu mình sai tất.



Thanh cười khà.


- Chú nhiều mưu đéo chịu được.


Tôi.

- Mưu gì đâu anh, mấy cái lặt vặt trên mạng này, em ngồi mãi lên rành thôi.







Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - Phần 2.






NBG:
Ông cho biết đợt tăng vốn tiếp theo?

TXT:
Vào cuối 2011 và đầu năm 2012 tăng tiếp vốn điều lệ lên 4000 tỷ. Trong đó có 1000 tỷ tiền mặt tập đoàn dầu khí rót vào, đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp nhận tiền mặt. Mục đích là để xây dựng nhà máy nhiệt diện Thái Bình và 500 tỷ do các cổ đông nhỏ lẻ góp vào. Đây là đợt tăng vốn cuối cùng.

NBG:
Như thế tổng số vốn mà PVC được tăng bằng nhập trên sổ sách, định giá và chuyển tiền mặt là 3500 tỷ do tiền nhà nước và 500 tỷ từ các cổ đông ở lần cuối. Nhưng 1500 tỷ lần thứ nhất là do định giá ảo trong khi giá trị thật chỉ 807 tỷ, trong đó còn có 13 % nắm giữ của các chủ nợ cũ. Còn 1000 tỷ thứ hai hoàn toàn không có. Thực chất tập đoàn PVC nắm 1807 tỷ. Vậy có những lần nào PVC rút vốn về cho nhà nước không ?

TXT:
Đợt 1 tháng 12 năm 2009 bán cổ phần từ 87% xuống 51 %, thu về cho nhà nước 1316 tỷ đồng tiền mặt.
- Đợt 2 tháng 7 năm 2010 bán tiếp 10 % còn 41%, thu về cho nhà nước 625 tỷ đồng.
- Qua hai đợt rút vốn này PVC đã mang về cho nhà nước 1941 tỷ đồng, so với thực chất tài sản vốn liếng thì hai đợt này đã thu về nhiều hơn số vốn đã bỏ ra. Chưa kể số tiền cổ tức thu về đến năm 2010 là 235 tỷ đồng và nộp ngân sách 4207 tỷ đến năm 2012. Ngoài ra, PVC cũng đã tích cực đóng góp cho xã hội như xây trường học, nhà tình nghĩa,... với số tiền là 166 tỷ.
Nếu như bán hết cổ phần PVC tại thời điểm 2010, tức hết 41% còn lại sẽ thu về 2562 tỷ. Tổng thu sẽ là 4503 tỷ đồng. Nhưng lãnh đạo cấp trên thấy những thắng lợi to lớn của PVC, từ những công ty be bét, đổ vỡ đã đạt được thành công như vậy nên đã không thoái vốn hoàn toàn mà còn tăng vốn thêm 1000 tỷ vào năm 2012, tức tăng số cổ phần nhà nước ở đây thành 54%, nhưng với điều kiện oái ăm là chỉ đạo dùng số vốn này để thực hiện xây nhà máy nhiệt điện Thái Bình .
Những thắng lợi đạt được này chủ yếu do cơn sốt đất và sốt tài chính tại thời điểm 2010 và 2011 đem lại.


NBG:
Theo báo cáo của Bộ Công Thương tháng 10 năm 2014, Tổng công ty PVC đã bị thua lỗ 3262 tỷ vào năm 2012, 2013. Ông giải thích sao về việc này?

TXT:
Về việc này, vào ngày 8 tháng 5 năm 2014 PVN đã chỉ đaọ PVC tổ chức kiểm điểm. Sau khi xem xét kỹ, PVN đã có công văn gửi Bộ Công Thương và thủ tướng chính phủ trong đó có kết luận như sau:
'' Tập đoàn dầu khí Việt Nam thấy rằng, PVC đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến kinh doanh thua lỗ của PVC. Các cá nhân liên quan đến kinh doanh thua lỗ của PVC. Các cá nhân vi phạm đã được xử lý nghiêm túc theo quy định của pháp luật, tập thể lãnh đạo PVN, PVC đều đã sâu sắc kiểm điểm, nhận trách nhiệm về người quản lý và người đứng đầu đơn vị đối với kết quản sản xuất kinh doanh của PVC giai đoạn 2012-2013. Riêng đối với cá nhân đồng chí Trịnh Xuân Thanh không có sai phạm gì về cá nhân trong thời gian làm việc tại đơn vị''.

NBG:
Nếu không có trách nhiệm cá nhân của ông, cơ quan chủ quản giải thích ra sao về việc này?

TXT:
Ngày 13 tháng 10 năm 2014 Bộ Công Thương đã có công văn số 643 gửi thủ tướng chính phủ, trong đó có phần giải thích lý do thua lỗ ở PVC như sau:
'' Sản xuất kinh doanh sụt giảm, thị trường chứng khoán sụt giảm, nợ khó đòi, vốn không có thực của các công ty chuyển về như công ty PETROLAND, PVPOWER, PVFCLAND, IDCO Long Sơn ..''
Riêng lỗ đầu tư ở thị trường chứng khoán đã làm mất 1389 tỷ đồng. Đáng kể thêm là khoản nợ 959 tỷ đồng là do khoản tiền ứng thi công, khoản tiền ứng này đã được thủ tướng đồng ý cho ứng. Sau đã được chủ đầu tư thanh toán, nhưng vẫn được cộng vào khoản lỗ báo cáo. Hai khoản lỗ này đã đến 2348 tỷ đồng- một đã được thanh toán, một do thị trường chứng khoán rớt giá. Số còn lại phần lớn là lỗ trích lập dự phòng.

NBG:
Ông cho biết lỗ trích lập dự phòng là thế nào?

TXT:
Có thể hiểu về lỗ dự phòng như sau: ví dụ ta mua một miếng đất giá 100 tỷ, sau đó giá miếng đất đó còn 50 tỷ do thị trường xuống giá. Mà ta vay 100 tỷ để mua miếng đất này, vậy ta phải bỏ sẵn tiền của mình ra 50 tỷ để dự phòng khi bán miếng đất kia đi chỉ được 50 tỷ, ta bỏ 50 tỷ của mình vào để bù. Lỗ trích lập dự phòng là khi đánh giá miếng đất thời điểm ấy được 50 tỷ. Nhưng nếu thời gian sau miếng đất này trở lại giá 100 tỷ, thì số 50 tỷ ta dự phòng bỏ ra đó không được tính nữa, gọi là hoàn dự phòng.

NBG:
Trên cương vị lãnh đạo tổng công ty PVC ông có ký quyết định mua bất động sản nào vào hoàn cảnh đó không ?

TXT:
Trong thời gian tôi lãnh đạo PVC, tôi không mua bất động sản nào cả. Những khoản lỗ dự phòng kia là do những công ty con đã mua trước khi họ sát nhập về PVC. Nhưng những bất động sản của công ty con này đến thời điểm tôi quản lý vẫn chưa bán nên chỗ lỗ dự phòng kia chỉ là lỗ ảo trên sổ sách. Trường hợp bán đi rồi , lúc đó giá thị trường ra sao mới phân định được là lỗ hay lời bao nhiêu. Trong trường hợp bán đi có lỗ thì đó là trách nhiệm trước đó của các công ty con này, tôi không liên quan đến.

NBG:
Khi các công ty con này sát nhập về PVC, ông có kiểm tra đánh giá tình trạng của họ không?

TXT:
Tôi đã kiểm tra và báo cáo cấp trên trong các cuộc họp là các công ty này trong tình trạng xấu, nhưng cấp trên ( PVN ) chỉ đạo cứ sát nhập số vốn của PVN trong các công ty này về trên sổ sách ban đầu mà PVN đã góp, mặc dù giá trị thực tế là rất kém. Ông Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ công thương, cơ quan chủ quản đã có văn bản xác nhận điều này. Thực tế là tôi đã phải chấp nhận sự sát nhập các công ty thua lỗ trên do sức ép chính trị.

NBG:
Từ khi các công ty này sát nhập về PVC thì tình hình của họ có cải thiện được hơn không?

TXT:
Đến nay họ vẫn hoạt động bình thường, nhưng họ là những công ty bất động sản, mà tình hình bất động sản từ nhiều năm qua vẫn đóng băng cho nên họ không những không phát triển được mà còn phải gánh lãi từ những khoản vay đầu tư ở ngân hàng.


NBG:
Ông cho biết những cơ quan chức năng nào đã kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tổng công ty PVC ?

TXT:
Trong thời gian năm 2011 và 2013 có 3 cơ quan thực hiện công tác thanh tra PVC. Đó là đoàn thanh tra chính phủ theo quyết định 725 của Thủ tướng chính phủ vào ngày 5 tháng 4 năm 2011 về quản lý sử dụng vốn, đoàn thanh tra chính phủ theo quyết định số 1116 của Thủ tướng chinh phủ ngày 17 tháng 5 năm 2013 về phòng chống tham nhũng, đoàn kiểm toán nhà nước theo quyết định 508 của Kiểm toán nhà nước ngày 30 tháng 3 năm 2012 kiểm toán về tài chính.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2017/02/phong-van-trinh-xuan-thanh-phan-2.html










Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017


Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - -phần 1.



Thanh bóc điếu xì gà châm, hỏi tôi.




- Đi mệt không, cậu việc gì phải mất công thế. Xong rồi thì thôi chứ.




Tôi đặt đồ bên cạnh ghế nói.




- Em nói anh rồi, với anh là xong. Nhưng với em thì em không thể để ngừng câu chuyện mà không có kết thúc. Còn bao nhiêu câu hỏi của mọi người bạn đọc.




Thanh phất tay.




- Ừ thì anh chiều chú, chú hỏi gì anh trả lời tất.




Trước đó một quãng thời gian, tôi không gặp người của Thanh. Mới rồi người của Thanh nói anh ta đã ổn định, có giấy tờ hợp pháp và đã bắt đầu vào cuộc sống mới. Tôi đề nghị họ cho tôi được phỏng vấn Thanh một cách chính thức, không phải là những câu chuyện vụn vặt đã kể trong các phần Dê Tế Thần hay Đường Xa Vạn Dặm. Lúc đầu họ có vẻ thoái thác, nhưng tôi nói rằng họ không đồng ý cũng không sao. Vì chả có gì ràng buộc, nhưng nếu thế tôi sẽ mang tiếng với độc giả của mình để câu chuyện ở một màn sương khói ai hiểu ra sao thì hiểu.




Ý tôi muốn nói, các anh chơi thế không đẹp. Xong của phần các anh, các anh đứng dậy đi. Để tôi ở lại chịu hoài nghi của dư luận.




Tất nhiên những người như họ hiểu tôi trách gì, lập tức họ đồng ý.




- Nếu Hiếu cần thiết phải thế, bọn tôi sẽ làm theo ý Hiếu. Chúng tôi nghĩ không cần, nhưng Hiếu cần thấy phải thế thì không có gì cả. Anh em có duyên mới chiến cùng, Hiếu đừng lo, chúng tôi sẽ bố trí sớm.




Tôi lấy máy tính trên bàn , xin nước nóng pha trà mạn, trà tôi mang theo. Khó mà biết được nơi đến có thứ đồ uống mình thích hay không. Nên tôi đi đâu xa vẫn thường mang trà theo như vậy.




Thanh đứng dậy, anh ta đi lấy một xấp hồ sơ trở lại bàn và ngồi ngay ngắn sẵn sàng trả lời.




Tôi vào việc ngay, vì không biết sẽ mất bao thời gian. Tôi cần quay về sớm, hoàn cảnh gia đình tôi hiện nay đang rất nhiều việc phải lo, tôi đi vắng vài ngày lúc này mà tâm trạng lo ngay ngáy việc gia đình.




Phần câu hỏi đáp, tôi sẽ ghi nguyên dưới đây cho các bạn tiện theo dõi. Có lẽ do bị ảnh hưởng của nhiều bị công an hỏi cung, nên những câu hỏi của tôi khô khan không mang âm điệu dân dã bình thường.








Người Buôn Gió (NBG) phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh (TXT)





NBG:


Xin ông giới thiệu ngắn gọn về bản thân?





TXT:


Tôi là Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13 tháng Hai năm 1966, đã tốt nghiệp Đại học kiến trúc Hà Nội. Bố tôi là Trịnh Xuân Giới, sinh năm 1938, nguyên Phó ban dân vận trung ương đảng. Mẹ tôi là bác sỹ Đàm Thị Ngọc Kha, sinh năm 1942. Cả bố mẹ tôi đều đã nghỉ hưu. Tôi có vợ và bốn con.








NBG:


Báo chí nhà nước đặt nghi vấn về việc bằng cấp của ông, chẳng hạn như tờ Dân Việt ngày 28 tháng 9 năm 2016 đặt vấn đề này, ông có ý kiến gì.?





TXT:


Tôi có bằng từ năm 2002 và đã đưa bằng tốt nghiệp đại học vào hồ sơ lý lịch cán bộ. Đến nay sau 14 năm, báo chí khơi ra việc này, thử hỏi trách nhiệm của báo chí và các cơ quan khác ở đâu trong 14 năm đó nếu như tôi bằng cấp của tôi có vấn đề. Phải để đến khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng săm soi tôi báo chí mới để ý, như thế nếu tôi có sai mà không có chỉ đạo của tổng bí thư đảng thì báo chí cũng làm ngơ sao?





NBG:


Tại sao đến năm 2002 ông mới có bằng, lúc đó ông đã 36 tuổi?





TXT:


Năm 1990 tôi đã bảo vệ tốt nghiệp , khoá 85D ( lớp trưởng lúc đó là Bảo hiện đang làm ở dầu khí, lớp phó Thiện hiện đang làm phó ban dự án xây dựng của Tổng cục thuế, bí thư đoàn tên Hào cũng làm ở dầu khí ). Sau đó tôi có cơ hội đi sang Đức làm việc, tôi không kịp ở lại nhận bằng. Ở hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh tôi lúc đó thì chẳng ai nghĩ chuyện nhận bằng để mà bỏ lỡ cơ hội đi nước ngoài làm cả. Nhiều năm sau tôi thấy cần đến bằng mới vào trường xin cấp lại, đó là năm 2002.








NBG:


Ông cho biết đã trải qua chức vụ nào ở Tổng công ty xây lắp Dầu Khí ( PVC ) ?





TXT:


Tháng 8 năm 2007 tôi đang làm Tổng giám đốc Công ty xây dựng Sông Hồng thuộc Bộ Xây Dựng thì có văn bản của Tập đoàn Dầu Khí do chủ tịch Tập đoàn là Đinh La Thăng ký xin tôi về làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây lắp và thiết kế dầu khí ( PVECC ) và được sự đồng ý của Bộ Xây Dựng.





NBG:


Khi ông đến PVECC thì tình hình ở đó thế nào?





TXT:


Khi đó vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ, nhưng thực tế đã mất vốn và đang trên dự định giải tán. Chủ tịch Tập đoàn Dầu Khí đã chỉ đạo tôi lập phương án thành lập Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khi Việt Nam ( PVC ) trên cơ sở 6 xí nghiệp của công ty PVECC thành 6 công ty TNHH một thành viên vốn nhà nước. Đó là các công ty : công ty TNHH xây dựng công nghiệp và dân dụng, công ty TNHH kết cấu kim loại, công ty TNHH xây lắp đường ống và bồn bể, công ty TNHH xây lắp dầu khí miền Trung, công ty TNHH xây lắp dầu khí miền Nam, công ty TNNH xây lắp dầu khí Hà Hội. Tôi trở thành tổng giám đốc PVC, thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, vào ngày 21 tháng 11 năm 2007.





NBG:


Ông đã trải qua những chức vụ nào trong công ty PVC ?





TXT:


Như đã nói, từ 11.2007 đến 02.2009 tôi làm Tổng giám đốc PVC. Sau đó, từ 02.2009 đến 08.2013 tôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.











NBG:


Vậy tình hình của PVC khi thành lập thế nào?





TXT:


PVC được thành lập dựa trên khung chuyển đổi của các xí nghiệp, lúc đầu không có vốn vì bản thân PVECC không còn vốn. Tình trạng kinh doanh bê bết vì thừa kế lại từ PVECC. Đến năm 2008 thì tăng vốn hoá lên 1500 tỷ.





NBG:


Tại sao có 1500 tỷ này ?





TXT:


Tại vì PVC là công ty cổ phần nên cần định giá vốn. Do vậy, những tài sản của PVC như máy móc, nhà cửa, thiết bị, trụ sở ... đã được định giá và kết quả là con số 1500 tỷ.





NBG:


Định giá này được dựa trên cơ sở nào ?





TXT:


Trên cơ sở chúng tôi định giá đưa lên Bộ Tài Chính và kiểm toán nhà nước .





NBG:


Việc định giá những cơ sở, thiết bị của PVC có theo giá thực tế thị trường không?





TXT:


Không! Có những thứ giá thị trường cao chúng tôi đánh giá theo giá thị trường. Những thứ giá thị trường không cao tại thời điểm đó, chúng tôi đánh giá bằng giá lúc mua vào. Ví dụ như những máy móc đã qua sử dụng nhiều năm , nhưng vẫn được đánh giá theo hợp đồng lúc mua mới. Còn về đất đai lúc đó đang cao giá, chúng tôi đánh giá theo thị trường.





NBG:


Tại sao PVC lại không đánh giá vốn của mình thực tế theo đúng giá trị thị trường?





TXT:


Thứ nhất vì ảnh hưởng của thành tích, thứ hai là để chuẩn bị cho việc đưa PVC lên sàn chứng khoán. Việc định giá vốn cao hơn thực tế như vậy sẽ có lợi cho nhà nước khi thực hiện vốn hoá trên thị trường chứng khoán.





NBG:


Ông có thể cho biết giá trị thực sự của PVC lúc đó khoảng là bao nhiêu.?





TXT:


Giá trị thực sự khoảng 807 tỷ.





NBG:


Tại sao các cấp chủ quản và có trách nhiệm lại dễ dàng đồng ý với con số 1500 tỷ, trong khi thực tế không đến như vậy. Không lẽ họ yếu kém tới mức không biết giá trị thực là 807 tỷ?





TXT:


Giá trị thương hiệu của tổng công ty được lý giải cho số vốn còn lại.





NBG:


Một tổng công ty đã mất sạch vốn, được tái cơ cấu lại trên nền tảng đổ nát ấy thành một cái tên mới. Vậy thì giá trị thương hiệu của nó nằm ở đâu?





TXT:


Nằm ở cái tên mới, như một tổng công ty mới ra đời đầy sức sống. Trong thời điểm sốt chứng khoán những năm đó thì nhiều nơi cũng đều định giá thương hiệu như vậy. Lúc này PVC đã thành công ty cổ phần, để cho đúng nghĩa nên đã cho một số tư nhân chủ nợ của các công ty con trước đó nắm 13%.





NBG:


Trong quãng thời gian ông làm ở PVC, tổng số những lần tăng vốn là bao nhiêu?





TXT:


Năm 2010 tăng vốn lên 2500 tỷ.





NBG:


So với số vốn được coi là 1500 tỷ vào năm 2008 thì con số 2500 tỷ này cao hơn 1000 tỷ. Số vốn vượt này do đâu mà có ?





TXT:


Từ các công ty mà Tập đoàn Dầu Khí góp vốn, gồm công ty PETROLAND, PVPOWER, PVFCLAND, IDCO Long Sơn và khách sạn Thái Bình Dầu Khí , toà nhà Dầu khí ở Bạc Liêu.





NBG:


Tại sao lại có việc tăng vốn như vậy?





TXT:


Đó là do quyết định của Tập đoàn dầu khí tái cơ cấu ngành dầu khí theo quyết định của Bộ Chính Trị và Thủ tướng chính phủ.








NBG:


Vậy trị giá 1000 tỷ của các công ty này được xác định ra sao?





TXT:


Tính trên vốn Tập đoàn Dầu Khí góp vào các công ty cổ phần này. Trên thực tế, các công ty cổ phần này đã mất hết vốn chung của các cổ đông, cộng với tiền còn nợ ngân hàng thì các công ty này lúc đó đang cõng nợ âm. 
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2017/02/phong-van-trinh-xuan-thanh-phan-1.html






199.

hứ Tư, 25/01/2017 - 16:23

Xem xét thu hồi Bằng khen, Huân chương của Trịnh Xuân Thanh

Dân trí Theo nguồn tin của PV Dân trí, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ) và các cơ quan liên quan đang xem xét quy trình để huỷ bỏ quyết định khen thưởng, thu hồi Bằng khen và Huân chương của ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch PVC.


 >> Bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh: Thủ tướng kỷ luật 2 Thứ trưởng
 >> Tướng Lê Quý Vương: Interpol áp lệnh “truy nã đỏ” với Trịnh Xuân Thanh
 >> Con đường thăng tiến khó tin và bước ngoặt không ngờ của Trịnh Xuân Thanh


Ông Trịnh Xuân Thanh (ngoài cùng bên trái) trong một lần đón nhận Huân chương lao động của PVC (Ảnh: PVC).
Ông Trịnh Xuân Thanh (ngoài cùng bên trái) trong một lần đón nhận Huân chương lao động của PVC (Ảnh: PVC).
“Xử lý sự việc này cũng phải tuân thủ theo quy trình y như lúc đề xuất khen thưởng cho ông Trịnh Xuân Thanh, tức là bắt đầu từ Hội đồng thi đua khen thưởng cơ sở thuộc Bộ Công thương đề xuất và trải qua quá trình thẩm định, phê duyệt của tất cả các cấp, ngành”, nguồn tin từ Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương tiết lộ.
Cơ quan chức năng sẽ xem xét, áp dụng quy định tại Điều 96 Luật Thi đua - Khen thưởng và Điều 80 Nghị định 42/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật này để thu hồi Bằng khen và Huân chương đã trao cho ông Trịnh Xuân Thanh trước đây.
Điều 96 Luật Thi đua-Khen thưởng quy định, người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng; người lợi dụng chức vụ quyền hạn quyết định khen thưởng trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 80 Nghị định 42/2010 quy định cá nhân hoặc tập thể được khen thưởng cố tình che dấu hành vi vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc dùng tiền, các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác nhằm mua chuộc người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng để được khen thưởng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào công tác khen thưởng bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận.
Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tập thể.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định thi hành kỷ luật 2 Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng, Trần Thị Hà của Bộ Nội vụ với hình thức khiển trách.
Các quyết định kỷ luật của Thủ tướng căn cứ theo quyết định kỷ luật hồi tháng 12/2016 của Ban Bí thư Trung ương, xét trên đề nghị về hình thức kỷ luật của Bộ Nội vụ mới đây cũng như quyết định của Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc kiểm điểm trách nhiệm tại cơ quan công tác của Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng và Thứ trưởng Trần Thị Hà kiêm Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương.
Trước đó, ngày 12/12/2016, Ban Bí thư đã quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông Thăng, bà Hà vì những sai phạm, thiếu trách nhiệm của 2 Thứ trưởng liên quan đến việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Cụ thể, Ban Bí thư xác định ông Nguyễn Duy Thăng có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 đối với Trịnh Xuân Thanh.
Còn bà Trần Thị Hà có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc thẩm định quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương và danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương cho Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) - Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh, để điều tra về khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại PVC. Sau khi phát hiện ông Thanh bỏ trốn, C46 đã phát lệnh truy nã quốc tế.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng hồi tháng 10/2016, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết, ông Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài rồi bay sang châu Âu.
Thế Kha
http://dantri.com.vn/chinh-tri/xem-xet-thu-hoi-bang-khen-huan-chuong-cua-trinh-xuan-thanh-20170125161856367.htm




198.

Thứ Ba, 24/01/2017 - 17:30

Gia đình Thứ trưởng Công Thương và khối tài sản khủng tại Bóng đèn Điện Quang

Dân trí Với việc nắm giữ hơn 11,78 triệu cổ phiếu DQC, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các thành viên trong gia đình sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỷ đồng tại Bóng đèn Điện Quang.


 >> Thủ tướng kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa
 >> Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa bị xem xét kỷ luật
 >> Bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh: Thủ tướng kỷ luật 2 Thứ trưởng

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa được cho là có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, điều động ông Trịnh Xuân Thanh.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa được cho là có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, điều động ông Trịnh Xuân Thanh.
Thủ tướng Chính phủ vừa mới ra quyết định khiển trách với Thứ trưởng Bộ Công Thương - bà Hồ Thị Kim Thoa vì có liên quan đến một số quyết định bổ nhiệm thời ông Vũ Huy Hoàng.
Bà Thoa sinh ngày 1/6/1960 tại Nghệ An. Nữ Thứ trưởng này có trình độ thạc sỹ kinh tế. Trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ năm 2000 và kiêm nhiệm chức Chủ tịch của Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang (DQC) trong 5 năm từ 2005-2010.
Mặc dù, rời Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang về công tác tại Bộ Công Thương từ năm 2010 với chức danh Thứ trưởng nhưng bà Thoa vẫn sở hữu cổ phần với giá trị tương đối lớn tại doanh nghiệp này. Không chỉ vậy, những thành viên khác trong gia đình bao gồm em trai, em dâu và các con gái của Thứ trưởng hiện tại vẫn nắm giữ vị trí cao và sở hữu khối tài sản lớn không kém tại Bóng đèn Điện Quang.
Theo báo cáo quản trị doanh nghiệp của DQC, tính đến tháng hết tháng 6/2016, bà Thoa là cổ đông lớn thứ 6 của Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang. Tính đến 30/11/2016, bà Thoa nắm giữ 1.686.415 cổ phiếu DQC, tương đương với 4,91% vốn, với giá trị ước tính lên tới 102 tỷ đồng.
Con gái lớn của bà Thoa là Nguyễn Thái Nga (sinh năm 1984) tham gia thành viên HĐQT từ tháng 3/2014 và giữ chức Giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ tháng 6/2013 đến nay. Tính tới tháng 6/2016, bà Nga sở hữu hơn 4,1 triệu cổ phiếu DQC, tương đương tỷ lệ sở hữu 12,01%. Một người con gái khác của bà Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng nắm giữ hơn 2,23 triệu cổ phiếu DQC, tương đương 6,49%.
Bà Nguyễn Thái Nga là một lãnh đạo trẻ trong dàn lãnh đạo tại Bóng đèn Điện Quang, bắt đầu công tác tại công ty từ tháng 2/2012 và từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Giám đốc Bán hàng khu vực miền Bắc, Phó giám đốc xuất nhập khẩu tại DQC. Từ tháng 6/2013, sau 16 tháng gia nhập công ty, bà Nga được giao giữ vị trí Giám đốc chi nhánh Hà Nội. Từ tháng 11/2015, bà Nga giữ thêm vị trí Phó Tổng giám đốc Bóng đèn Điện Quang.
Ngoài các con, tại DQC, em trai của bà Thoa là ông Hồ Quỳnh Hưng hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty. Ông Hưng cũng sở hữu hơn 2,5 triệu cổ phiếu DQC, tương đương tỷ lệ 7,33% vốn đang lưu hành của DQC với giá trị khoảng 152 tỷ đồng.
Ông Hồ Quỳnh Hưng trở thành Giám đốc Công ty Đầu tư và thương mại Điện Quang (công ty con của CTCP Bóng đèn Điện Quang) ở tuổi 36. Sau đó 3 năm, vào năm 2010 ông Hưng đã trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC). Ông Hưng có bằng kỹ sư khoa học máy tính tại ĐH Bách khoa TPHCM và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ĐH Griggs – Hoa Kỳ.
Tại Bóng đèn Điện Quang, ngoài ông Hưng những thành viên trong gia đình cũng nắm giữ một số lượng cổ phiếu khá lớn, như bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ (mẹ) nắm giữ 1,22 triệu cổ phiếu, tương đương 3,83% và bà Hồ Thị Kim Thoa (chị gái ông Hưng) nắm giữ lượng cổ phiếu như trên.
Giá cổ phiếu DQC tại ngày 24/1 là 61.000 đồng/CP. Với việc nắm giữ hơn 11,78 triệu cổ phiếu DQC, bà Thoa và các thành viên trong gia đình sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỷ đồng tại Bóng đèn Điện Quang.
Một thành viên khác trong gia đình bà Thoa là ông Hồ Đức Lam hiện đang là thành viên HĐQT tại Bóng đèn Điện Quang. Tuy không nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp này nhưng ông Lam đang sở hữu khoảng 65% cổ phần tại CTCP Nhựa Rạng Đông (RDP) và là nhân vật có quyền chi phối mọi hoạt động tại đây.
Ông Hồ Đức Lam, sinh năm 1962 hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của CTCP Nhựa Rạng Đông (RDP) kể từ tháng 1/2006 đến nay. Ông Lam có trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh và kỹ sư điện. Người đứng đầu công ty có 30 năm gắn bó và 10 năm ở cương vị Tổng giám đốc Nhựa Rạng Đông, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam nhiệm kỳ 2012 – 2017.
Nhựa Rạng Đông và Bóng đèn Điện Quang vốn xuất thân là các doanh nghiệp Nhà nước, chính thức cổ phần hóa hoàn toàn khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn vào tháng 8/2015 đối với RDP và tháng 9/2014 đối với DQC.
Phương Dung
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/gia-dinh-thu-truong-cong-thuong-va-khoi-tai-san-khung-tai-bong-den-dien-quang-20170124172429694.htm



197. Hai mẩu bàn luận


Cho dù UBTV Quốc hội có xóa chữ "nguyên" thì ông Vũ Huy Hoàng vẫn đã là bộ trưởng hai nhiệm kỳ từ 2006-2017. Và, tiếng Việt vẫn không có từ nào thay thế để gọi ông ngoài hai từ "nguyên" hay "cựu" bộ trưởng.
Nói như vậy không có nghĩa là không có cách xử lý trường hợp Vũ Huy Hoàng.
Trong chính thể VN hiện thời, những người có "hàm bộ trưởng" khi về hưu muốn làm gì vẫn do Ban bí thư xem xét; các tiêu chuẩn lương, chăm sóc y tế... vẫn hơn hẳn các đảng viên cấp thấp. Những người đã từng có "hàm tứ trụ" (tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch QH) thì còn trọn đời có xe, bảo vệ, bác sỹ, thư ký riêng và bay với chế độ "chuyên cơ".
Với những người này, nếu khi về hưu mới phát hiện ra các sai phạm mà họ mắc phải khi đương chức thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự (tôi không bàn đến các thứ kỷ luật trong nội bộ Đảng) hoặc tước các đặc lợi mà họ được hưởng do đã từng giữ những chức vụ trong hệ thống chính trị này.
Hình thức xử lý nên áp dụng với ông Vũ Huy Hoàng lẽ ra phải là khởi tố ông nếu có đủ căn cứ pháp lý và "tước hàm bộ trưởng" của ông theo nghĩa tước đi các đặc quyền đặc lợi mà cái "hàm" này mang lại [UBKT và cơ quan điều tra cũng nên tiếp tục làm rõ nguồn tiền mua các bất động sản và cổ phiếu Sabeco và những nơi khác của ông Vũ Huy Hoàng và các thành viên trong gia đình].
Tôi không nghĩ là UBTV Quốc hội hiện thời lại thiếu người có đủ kiến thức và sáng kiến chính trị đến mức biến một "lãnh đạo" không phải là không có cơ sở của Ban bí thư thành một chuyện Tết cho dân đàm tiếu.

https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1185784721456707





23-1-2017

Quá trình xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng rắc rối thật, đến giờ thì chức “cựu” cũng bị cắt nốt.

Ông Vũ Huy Hoàng không phải là người bị xử nặng nhất (đã từng có Bộ trưởng đi tù), nhưng có lẽ là Bộ trưởng bị xử nhục nhất từ trước đến nay,

Cũng chưa thể nói quá trình này kết thúc. Có thể sau đây, khi ông này đã là dân thường rồi, nếu đủ căn cứ, cơ quan điều tra có thể ra quyết định truy tố ông Hoàng.

Thực ra truy tố ông này không phải không có cơ sở.

Hãy xem nguồn gốc tài sản của ông Hoàng, ví dụ căn Penhouse 300 m2 của ông từ đâu mà ra? Có phải Trịnh Xuân Thanh mua hối lộ không? (2 nhà này ở cạnh nhau). Chưa kể nhiều tài sản lớn khác.

Hình như ở một số nước, nếu tài sản quan chức hình thành sau kê khai mà không chứng minh được nguồn gốc mà quan chức đó có quan hệ với tội phạm thì tài sản đó sẽ bị xung công và người đó có thể bị truy tội danh tham nhũng.

Hôm rồi, ngồi với mấy người cũng được cho là từng có quan hệ thân thiết với ông Vũ Huy Hoàng, thấy khen là ông Hoàng tính cách điềm đạm, kiến thức sâu sắc, nói tiếng Anh như gió …

Mình nghĩ thầm: Mẹ, bao nhiêu ngành công nghiệp, năng lượng quan trọng của đất nước, những dự án qui mô hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng …bị phá tan hoang trong 2 nhiệm kỳ của ông này, đến bây giờ còn chưa khắc phục được và còn lâu mới khắc phục được…Thì những thằng cha như Vũ Huy Hoàng, đã tham tàn lại có trình độ thì cái trình độ ấy, chỉ giúp nó phá ngành tan nát nhanh hơn thôi.

http://www.phuocbeo.info/2017/01/chuc-tuoc-ong-vu-huy-hoang.html





196.

Nộp lại hơn 10 tỷ đồng, Dương Chí Dũng có thoát tội tử hình?



Bên hàng lang cuộc họp báo chiều 23/1 của Bộ Tư pháp, PV đã trao đổi nhanh với ông Mai Lương Khôi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự (Bộ Tư pháp) xung quanh việc Dương Chí Dũng sau khi nộp hơn 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, liệu có thoát án tử hình?
Ông Mai Lương Khôi cho biết, hình phạt hình sự đối với Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) tòa đã tuyên, bên cạnh mức án hình sự là phần trách nhiệm dân sự, trong đó có án phí dân sự và các khoản mà bị cáo gây thiệt hại phải bồi thường. Hai khoản này không tách biệt.
Nộp lại hơn 10 tỷ đồng, Dương Chí Dũng có thoát tội tử hình?
Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - bị tuyên án tử hình vào năm 2014.
"Theo Luật thi hành án dân sự, khi cơ quan chức năng thu hồi được tài sản sẽ xem xét cái gì ưu tiên trả trước, cái gì sau. Còn về việc gia đình Dương Chí Dũng nộp tiền để khắc phục hậu quả, liệu có đủ điều kiện để xem xét giảm từ tử hình xuống chung thân hay không lại do Hội đồng đánh giá" - ông Khôi cho biết.
Trước đó tại cuộc họp báo của Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội, ông Lê Quang Tiến - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội cho biết, tổng số tiền thi hành án trong vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm là 110 tỷ đồng và 218 triệu tiền nộp ngân sách.
Thông qua sự giáo dục, thuyết phục, động viên của lực lượng thi hành án, người nhà của Dương Chí Dũng đã nộp được gần 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đã kê biên, xử lý dứt điểm 3 căn nhà của Dương Chí Dũng tại Hà Nội gồm căn nhà ở 83 Lý Thường Kiệt (đã tổ chức bán đấu giá được trên 4 tỷ đồng); căn hộ ở số 88 Láng Hạ (đã thu được 4,9 tỷ đồng). Còn căn nhà tại đường Nguyên Hồng (50% tài sản thuộc Dương Chí Dũng và 50% thuộc về người vợ, cơ quan chức năng cũng đã kê biên thẩm định). Người vợ sau đó đã tự nguyện nộp 50% giá trị tài sản này. Tất cả số tiền xử lý tài sản và vận động gia đình Dương Chí Dũng trong vụ án này là trên 21 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn một số tài sản của Dương Chí Dũng nằm ở các quận Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cục Thi hành án đã yêu cầu các Chi cục xác minh, xử lý.
Vào năm 2014, Dương Chí Dũng bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tuyên phạt tử hình vì tội Tham ô tài sản, 18 năm tù vì tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp mới hình phạt chung là tử hình. Bên cạnh đó Tòa tuyên Dũng phải bồi thường hơn 110 tỷ đồng.
Theo điểm c khoản 3 điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015 (đang được sửa đổi, tuy nhiên những điều có lợi cho bị can, bị cáo, người phạm tội được áp dụng từ khi công bố Bộ luật - tháng 12.2015): Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Theo quy định trên, việc Dương Chí Dũng hoặc gia đình có khắc phục tốt hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chỉ mới là điều kiện cần.
(Theo Dân Việt)
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/tu-nguyen-nop-hon-10-ty-dong-duong-chi-dung-co-thoat-toi-tu-hinh-353557.html


195.

Chiều qua, các báo dăng tin UBTV Quốc hội ra nghị quyết về kỷ luật ông VHH, theo đó ông VHH bị xoá tư cách "nguyên bộ trưởng" và yêu cầu Chính phủ xử lý tiếp kỷ luật đối với ông VHH. Nghiên cứu về thẩm quyền của UBTV Quốc hội, không thấy quy định nào cho phép UBTV Quốc hội kỷ luật hay xoá cái gọi là "chức danh nguyên bộ trưởng".
Nếu UBTV QH xét thấy ông Vũ Huy Hoàng lợi dụng chức vụ Bộ trưởng bổ nhiệm cho con trai vào chức vụ không xứng đáng với khả năng của cậu ta và đặc biệt trái luật gây bất bình cho dân chúng, UBTV QH cần đề nghị các cơ quan pháp luật trung ương xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 281 (tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ) hay điều 282 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ).
Lẽ ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải hành động theo nguyên tắc "thượng tôn pháp luật", dân và chính ông VHH mới tâm phục, khẩu phục!

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1788716847820884&set=a.658476197511627.1073741825.100000477574246&type=3&theater



194.

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm tài chính với ông Nguyễn Phong Quang

23/01/2017 20:37 GMT+7
TTO - UBKT TƯ vừa công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong công tác thu chi tài chính của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ giai đoạn ông Nguyễn Phong Quang phụ trách. Đợt kiểm tra này sẽ kéo dài 90 ngày.
Kiểm tra dấu hiệu vi phạm tài chính với ông Nguyễn Phong Quang
Ông Nguyễn Phong Quang- nguyên phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - Ảnh: Chí Quốc
Tối 23-1, ông Sơn Minh Thắng - Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ xác nhận trong chiều cùng ngày tại trụ sở Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, đoàn công tác của UBKT TƯ do ông Nguyễn Thanh Sơn - Uỷ viên Trung ương Đảng, phó chủ nhiệm UBKT TƯ dẫn đầu đã công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong công tác thu chi tài chính của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ giai đoạn ông Nguyễn Phong Quang - nguyên phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phụ trách.
Theo quyết định kiểm tra được công bố, việc kiểm tra lần này tập trung công tác thu chi tài chính giai đoạn từ 1-1-2011 đến 1-6-2016 khi ông Nguyễn Phong Quang còn giữ chức phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ.
Bốn nội dung chính mà đoàn kiểm tra sẽ tập trung kiểm tra gồm: thứ nhất là kiểm tra dấu hiệu vi phạm về việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí, tài sản của cơ quan Ban chỉ đạo Tây Nam bộ; thứ hai là kiểm tra việc tiếp nhận sử dụng các nguồn tiền tài trợ cho các hoạt động của Ban này; thứ ba là kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong việc thành lập, tiếp nhận các nguồn tiền tài trợ tại Hội hỗ trợ Bệnh nhân nghèo; thứ tư là kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong việc kê khai tài sản của ông Nguyễn Phong Quang.    
Trước đó, vào ngày 28-12-2016, Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng đã công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ông Nguyễn Phong Quang và ông Nguyễn Quốc Việt do liên quan đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ trong thời gian qua, trong đó có vụ tuyển dụng, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng, 26 tuổi, quê ở Bắc Ninh, giữ chức phó vụ trưởng vụ Kinh tế mà báo chí phản ánh rất kỳ lạ.
Một nguồn tin cho biết, hiện đoàn kiểm tra đã cơ bản hoàn tất việc kiểm tra xung quanh công tác bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ tại Ban này liên quan đến trách nhiệm của ông Nguyễn Phong Quang và ông Nguyễn Quốc Việt.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170123/kiem-tra-dau-hieu-vi-pham-tai-chinh-voi-ong-nguyen-phong-quang/1256923.html





193.

Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công thương với ông Vũ Huy Hoàng

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Nghị quyết nêu rõ: Xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ Bộ trưởng trong nhiệm kỳ này và Ban Bí thư TƯ Đảng đã thi hành kỷ luật tại quyết định số 388-QĐNS/TW ngày 3/11/2016.
Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công thương với ông Vũ Huy Hoàng
Ông Vũ Huy Hoàng lúc đương chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thủ tướng ra quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Đồng thời, giao Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng, nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ máy nhà nước.
PV
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-ra-nghi-quyet-ky-luat-ong-vu-huy-hoang-353506.html




192.

Phó Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà:

Con trai nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói về chuyện “con ông cháu cha”



10:15 21/01/2017

Năm 2016, báo chí dồn sự chú ý vào Bộ Công thương, khi mà vụ án Trịnh Xuân Thanh và chuyện bổ nhiệm con trai của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khiến dư luận xã hội phẫn nộ.

http://antgct.cand.com.vn/Tro-chuyen-cuoi-thang/Nguoi-dan-can-danh-sach-con-ong-chau-cha-426143/



191.

Tháng 2 sẽ xem xét nghị quyết kỷ luật cán bộ hưu



- Bế mạc phiên họp thứ 6 của UBTVQH sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ hưu sẽ được xem xét, thông qua tại phiên họp tháng sau của UBTVQH.
Theo Chủ tịch QH, phiên họp thứ 6 của UBTVQH chưa trọn vẹn vì có 2 dự thảo nghị quyết chưa xong, trong đó có nội dung về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu.
Tháng 2 sẽ xem xét nghị quyết kỷ luật cán bộ hưu
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Sáng nay, UBTVQH họp kín cho ý kiến về dự thảo nghị quyết này. Chủ tịch QH đề nghị Thường trực UB Pháp luật phối hợp với Chính phủ và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn thiện dự thảo, trình UBTVQH xem xét, thông qua tại phiên họp sau.
Dự thảo này đã được dự kiến đưa vào chương trình phiên họp UBTVQH từ tháng 12/2016. Do Chính phủ chưa chuẩn bị kịp nên đã dời lại vào phiên họp thứ 6 của UBTVQH.
Một nội dung nữa phiên họp này chưa làm kịp do Chính phủ chưa báo cáo kịp là việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm. 
Kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng: Không còn ‘hạ cánh an toàn’

Kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng: Không còn ‘hạ cánh an toàn’


Việc kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng mang ý nghĩa cảnh báo rất lớn, không còn chuyện “hạ cánh an toàn” và tư duy nhiệm kỳ.
Trưởng ban Tổ chức TƯ nói về vụ ông Vũ Huy Hoàng

Trưởng ban Tổ chức TƯ nói về vụ ông Vũ Huy Hoàng


Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính nói về bất cập trong bổ nhiệm cán bộ liên quan đến nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Cách chức cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng rất thiếu khả thi

Cách chức cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng rất thiếu khả thi


Chính phủ đang bàn việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng. Chiều nay, Ban cán sự Đảng Chinh phủ họp tiếp để xem xét.
Thu Hằng

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/nghi-quyet-ky-luat-can-bo-ve-huu-se-duoc-xem-xet-thang-2-353025.html




190.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ



- Thủ tướng vừa ký quyết định thi hành kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ là Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà.
Cụ thể, tại quyết định 83/QĐ-TTg ký hôm nay, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Duy Thăng,Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng (trái) và Trần Thị Hà
Tại quyết định 84/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Trước đó, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Duy Thăng, ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Ông Nguyễn Duy Thăng có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo,chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 đối với Trịnh Xuân Thanh.
UB Kiểm tra TƯ đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách bà Trần Thị Hà, ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TƯ.
Bà Hà có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc thẩm định quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền tặng thưởng huân chương và danh hiệu anh hùng Lao động cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và tặng bằng khen của Thủ và huân chương cho Trịnh Xuân Thanh.
Ông Trịnh Xuân Thanh vẫn bặt vô âm tín

Ông Trịnh Xuân Thanh vẫn bặt vô âm tín


Ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa hồi đáp công văn triệu tập của Tỉnh ủy Hậu Giang.
Chuyện với người cha của Trịnh Xuân Thanh

Chuyện với người cha của Trịnh Xuân Thanh


Chỗ ông hẹn với tôi là một địa điểm trước chùa Tảo Sách ngay sát Hồ Tây. Ông nói đến nhà riêng của ông không tiện vì nhiều nhẽ…
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Công bố kỷ luật lãnh đạo Hậu Giang

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Công bố kỷ luật lãnh đạo Hậu Giang


UB Kiểm tra TƯ đã vào Hậu Giang để triển khai quyết định kỷ luật đối với Bí thư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy.
Tổng bí thư: Bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh

Tổng bí thư: Bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh


Chúng ta đã phát lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh, tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu - Tổng bí thư nói.
Chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào

Chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào


Các đường chính ngạch đã được kiểm tra nhưng chưa rõ ông Thanh bỏ trốn qua đường nào, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nói.
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ky-luat-2-thu-truong-bo-noi-vu-352700.html



189.

Nữ bí thư tỉnh đoàn bị kỷ luật do nhờ người đi học

- Một nữ đại biểu Quốc hội ở TP Cần Thơ vừa bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng do nhờ người đi học thay.
Sáng 18/1, lãnh đạo Thành uỷ TP Cần Thơ xác nhận thông tin bà Trần Thị Vĩnh Nghi (34 tuổi) – Bí thư Thành đoàn TP Cần Thơ, Thành uỷ viên, đại biểu Quốc hội khoá XIV vừa bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách về mặt Đảng.
Nữ bí thư tỉnh đoàn bị kỷ luật do nhờ người đi học
Bà Trần Thị Vĩnh Nghi bị khiển trách về mặt Đảng
Theo đó, bà Nghi bị kỷ luật vì việc không đi học lớp chuyên viên tại Trường Chính trị TP Cần Thơ mà cử cấp dưới học thay và bị nhà trường phát hiện. Sự việc sau đó được báo cáo lên Thành uỷ TP Cần Thơ.
Sau khi xác minh thông tin, Thành uỷ Cần Thơ đã làm quy trình xử lý cán bộ và quyết định kỷ luật bà Nghi.
Được biết, bà Nghi cũng là đại biểu HĐND TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2011-2016.
H.Thanh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nu-dai-bieu-quoc-hoi-bi-ky-luat-do-nho-nguoi-di-hoc-gium-352584.html



188.


Ông Vũ Quang Hải xin ở lại Sabeco như… nhân viên bình thường
11/01/2017 09:14 GMT+7
TTO - Ngày 11-1, Bộ Công thương cho biết đã nhận được văn bản của ông Vũ Quang Hải gởi hôm 30-12, đề nghị xem xét chấp thuận cho tiếp tục làm việc tại Tổng công ty Bia rượu nước giái khát Sài Gòn (Sabeco).
Trong đơn kiến nghị gửi Bộ Công thương, ông Hải đề nghị được ở lại Sabeco, nhiệm vụ cụ thể do Hội đồng quản trị Sabeco phân công, và xin không tiếp tục công tác với tư cách cán bộ, công chức tại Bộ Công Thương.
Qua xem xét, Bộ Công Thương đã có văn bản số 122 nhất trí với nội dung kiến nghị không tiếp tục công tác với tư cách cán bộ, công chức của Bộ Công Thương của ông Hải.
Theo Bộ Công thương, như vậy, ông Hải không còn là cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương nữa.
Còn việc ông Hải đề xuất ở lại Sabeco, trong công văn số 122 của Bộ Công Thương cũng nêu rõ “ông Hải cần báo cáo Ban lãnh đạo Sabeco xem xét quyết định. Việc bố trí công tác đối với ông tại Sabeco phụ thuộc vào nhu cầu nhân lực của Sabeco”.
Trong khi đó, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau khi Ban cán sự đảng Bộ Công thương có quyết định thu hồi một loạt các chức vụ đã bổ nhiệm đối với ông Vũ Quang Hải, như Kiểm soát viên kiêm nhiệm tại Tổng công ty thuốc lá VN, hàm phó Vụ trưởng; điều động ông Vũ Quang Hải đến nhận công tác tại Sabeco và đề cử tham gia Hội đồng quản trị Sabeco, ông Hải hiện đang giữ chức trưởng ban marketing, dù không còn là phó tổng giám đốc Sabeco nữa.
TRẦN VŨ NGHI
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170111/ong-vu-quang-hai-xin-o-lai-sabeco-nhu-nhan-vien-binh-thuong/1250425.html



Con trai cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng 'từ bỏ' cán bộ nhà nước xin ở lại Sabeco

 Sau khi bị miễn nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc và đợi Đại hội cổ đông thông qua miễn nhiệm thành viên HĐQT, Bộ Công Thương nhất trí với nội dung kiến nghị của ông Vũ Quang Hải về việc đề nghị xem xét chấp thuận cho tiếp tục làm việc tại Sabeco.
Bộ Công Thương vừa có công văn gửi ông Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhất trí với nội dung đơn kiến nghị ngày 30/12/2016 của ông về việc đề nghị xem xét chấp thuận cho tiếp tục làm việc tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giái khát Sài Gòn (Sabeco).
Trong đơn gửi Bộ Công Thương, ông Vũ Quang Hải Hải cũng đề nghị ở lại Sabeco, nhiệm vụ cụ thể do Hội đồng quản trị Sabeco phân công và xin không tiếp tục công tác với tư cách cán bộ, công chức tại Bộ Công Thương.

Con trai cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng 'từ bỏ' cán bộ nhà nước xin ở lại Sabeco

“Qua xem xét, Bộ Công Thương nhất trí với nội dung kiến nghị của ông Hải. Việc bố trí công tác đối với ông tại Sabeco phụ thuộc vào nhu cầu nhân lực của Sabeco. Đề nghị ông báo cáo Ban lãnh đạo Sabeco xem xét quyết định”, Bộ Công Thương cho biết.
Trước đó, ngày 21/12/2016, ông Vũ Quang Hải đã có đơn gửi HĐQT của Sabeco xin từ nhiệm thành viên HĐQT.
Khi chưa được cho từ nhiệm, thì Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương có quyết định thi hành chỉ đạo của Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ về một số trường hợp được bổ nhiệm không đúng quy định của Bộ này. Cụ thể, đối với trường hợp của ông Vũ Quang Hải, Bộ Công Thương cho biết sẽ thu hồi Quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên kiêm nhiệm tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Quyết định bổ nhiệm Hàm Phó Vụ trưởng.
Quyết định đồng ý điều động ông Vũ Quang Hải đến nhận công tác tại Sabeco và đề cử tham gia HĐQT Sabeco cũng bị thu hồi. Đồng thời, giao Bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco phải báo cáo HĐQT, Đại hội đồng cổ đông Sabeco xem xét miễn nhiệm theo trình tự luật định các chức danh Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Sabeco của ông Vũ Quang Hải.
Cuối tháng 12 vừa qua, Hội đồng quản trị Sabeco đã họp thông qua việc miễn nhiệm chức Phó Tổng giám đốc Sabeco đối với ông Vũ Quang Hải. HĐQT Sabeco cũng thống nhất thông qua việc tiến hành xin ý kiến đại hội đồng cổ đông, để thực hiện miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT Sabeco nhiệm kỳ 2015-2018 đối với ông Vũ Quang Hải. Ngoài chức vụ Phó Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, ông Hải hiện còn đang được giao kiêm nhiệm vị trí Trưởng ban Marketing kể từ hồi tháng 6/2016 sau khi người tiền nhiệm nghỉ hưu.
Đồng thời, HĐQT Sabeco thông qua xin ý kiến cổ đông về việc tham gia ứng cử Thành viên HĐQT Sabeco nhiệm kỳ 2013-2018 đối với ông Nguyễn Thành Nam, hiện là Phó tổng giám đốc Sabeco. Ông Nam là người được Bộ Công Thương giao đại diện phần vốn nhà nước và giới thiệu tham gia HĐQT, sau khi ông Vũ Quang Hải có đơn xin rút khỏi vị trí thành viên HĐQT Sabeco.
Trước đó, ngày 21/12/2016, ông Vũ Quang Hải đã có đơn gửi HĐQT của Sabeco xin từ nhiệm thành viên HĐQT.
Chia sẻ sau khi có đơn từ nhiệm, ông Hải cho hay: “Tôi có ý định rút khỏi HĐQT từ trước và đến thời điểm này, kế hoạch năm 2016 của Sabeco đã hoàn thành, các công việc cần làm thuộc trách nhiệm của tôi cũng đã xong”.
Ông Vũ Quang Hải sinh năm 1986, được lãnh đạo Bộ Công Thương ký quyết định điều động về Sabeco hồi đầu năm 2015, khi mới 28 tuổi. Ông Hải được bầu vào Hội đồng quản trị của Sabeco, với tỷ lệ phiếu trên 90% và được giao kiêm nhiệm chức Phó tổng giám đốc.
Là con trai của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, ông Vũ Quang Hải được bầu làm lãnh đạo doanh nghiệp giải khát lớn ở Việt Nam với lý do "tăng cường nhân sự trẻ làm tiền đề cho việc trẻ hóa nguồn cán bộ lãnh đạo của tổng công ty". Tuy là thành viên HĐQT, nhưng tại Sabeco, ông Hải không đại diện vốn của Bộ Công Thương tại doanh nghiệp này.
Trước đó, tháng 5/2013, ông Hải chuyển về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại, thuộc Bộ Công Thương) cũng theo đề nghị của đơn vị này. Vì là đơn vị sự nghiệp có thu, ông Hải chuyển ngang từ doanh nghiệp về cơ quan bộ, không qua tuyển dụng. Tuy nhiên, là phó giám đốc trung tâm kiêm nhiệm kiểm soát viên tài chính của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, ông được hưởng chế độ Vụ Phó.
Trước khi về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, từ năm 2007, ông bắt đầu công tác ở Tổng công ty Tài chính dầu khí với vai trò chuyên viên ban đầu tư. Sau 4 năm, từ vị trí chuyên viên của một ban trực thuộc, ông được điều chuyển làm tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI).
Ông Vũ Quang Hải xin không làm công chức Bộ Công Thương
Ông Vũ Quang Hải không chỉ xin "từ chức", rút khỏi HDQT của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giái khát Sài Gòn (Sabeco) mà còn xin thôi làm công chức, cán bộ Công Thương. Bộ Công Thương đã chấp thuận đề nghị này.
Các đề nghị này đã được ông Hải trình tới Bộ Công Thương ngày 30/12/2016.
Theo đó, trong đơn kiến nghị gửi Bộ Công Thương, ông Hải sau khi rút chức vụ Ủy viên HDQT Sabeco, đề nghị được ở lại làm việc ở Sabeco, nhiệm vụ cụ thể do Hội đồng quản trị Sabeco phân công.
Tuy nhiên, ông Hải xin không tiếp tục công tác với tư cách cán bộ, công chức tại Bộ Công Thương
Qua xem xét, Bộ Công Thương đã có văn bản số 122 nhất trí với nội dung kiến nghị không tiếp tục công tác với tư cách cán bộ, công chức của Bộ Công Thương của ông Hải.
Như vậy, ông Hải không còn là cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công Thương nữa. Còn việc ông Hải đề xuất ở lại Sabeco, công văn số 122 của Bộ Công Thương nhấn mạnh: ông Hải cần báo cáo Ban lãnh đạo Sabeco xem xét quyết định.
Việc bố trí công tác đối với ông tại Sabeco phụ thuộc vào nhu cầu nhân lực của Sabeco. Bộ Công Thương đề nghị ôngHải báo cáo Ban lãnh đạo Sabeco xem xét quyết định.
L.Bằng - Phạm Huyền
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/bo-cong-thuong-dong-y-cho-con-trai-cuu-bo-truong-vu-huy-hoang-o-lai-sabeco-351261.html


187.

Thứ Tư, 28/12/2016 - 17:04

Đưa 3 ông: Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn, Võ Thanh Hà ra khỏi quy hoạch Thứ trưởng

Dân trí Theo tin từ Bộ Công Thương, chiều nay (28/12), Bộ này đã đưa ra thông báo về quyết định của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương thi hành chỉ đạo của Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ về một số trường hợp được bổ nhiệm không đúng quy định của Bộ này.


 >> Tổng Bí thư: Việc kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng chưa dừng lại
 >> Tổng Bí thư: “Vụ ông Vũ Huy Hoàng, Quốc hội phê phán thế đã đủ đau chưa?"
 >> Từ vụ ông Vũ Huy Hoàng, quy định rõ việc xử lý cán bộ vi phạm


Bộ Công Thương triển khai đồng loạt các quyết định của Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ về nhân sự
Bộ Công Thương triển khai đồng loạt các quyết định của Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ về nhân sự
Theo Bộ Công Thương, Quyết định xử lý cán bộ của Bộ này căn cứ trên Thông báo số 138-TB/UBKTTW ngày 27/6/2016 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý một số trường hợp được bổ nhiệm không đúng quy định.
Cụ thể, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ triển khai rà soát và thống nhất ban hành Nghị quyết xử lý một số trường hợp cán bộ được bổ nhiệm không đúng quy định nêu tại Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, như sau:
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương báo cáo Ban Tổ chức Trung ương đưa 3 trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hiện đã bị khởi tố và bắt tạm giam để truy tố) và ông Võ Thanh Hà (hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Sabeco) ra khỏi Quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2016-2021.
Ban cán sự đảng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương thu hồi các Quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, điều động cán bộ không đúng quy định, cụ thể là: Đối với trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh: Thu hồi Quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương, Trưởng đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng; Quyết định bổ nhiệm chức vụ Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương.
Đối với trường hợp của ông Vũ Quang Hải: Sẽ thu hồi Quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên kiêm nhiệm tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Quyết định bổ nhiệm Hàm Phó Vụ trưởng; Quyết định đồng ýđiều động ông Vũ Quang Hải đến nhận công tác tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và đề cử tham gia Hội đồng quản trị SABECO. Đồng thời, giao Bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại SABECO báo cáo Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông SABECO xem xét miễn nhiệm theo trình tự luật định các chức danh Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc SABECO của ông Vũ Quang Hải.

Chắc chắn ông Vũ Quang Hải, con trai ông Vũ Huy Hoàng sẽ bị rút hết các chức vụ tại Sabeco
Chắc chắn ông Vũ Quang Hải, con trai ông Vũ Huy Hoàng sẽ bị rút hết các chức vụ tại Sabeco
Đối với trường hợp của ông Vũ Đình Duy, Bộ Công Thương sẽ thu hồi Quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đối với ông Vũ Đình Duy.
Đối với trường hợp của bà Vũ Thúy Huệ (vợ ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Bộ Công Thương sẽ thu hồi Quyết định điều động và bổ nhiệm bà Vũ Thúy Huệ giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Bộ Công Thương, đại diện Tổng cục Năng lượng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, đồng ý để bà Vũ Thúy Huệ được thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
Đối với trường hợp ông Võ Thanh Hà (hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco): Bộ Công Thương sẽ thu hồi Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công Thương đối với ông Võ Thanh Hà.
Ban cán sự đảng cũng đã ra Nghị quyết hủy bỏ mục 3, phần III, Thông báo số 619-TB-BCSĐ ngày 26 tháng 9 năm 2015 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương về việc điều động đồng chí Vũ Hùng Sơn, Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại giữ chức Chánh Văn phòng kiêm thư ký Bộ trưởng.
Mạnh Quân

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/dua-3-ong-trinh-xuan-thanh-nguyen-xuan-son-vo-thanh-ha-ra-khoi-quy-hoach-thu-truong-20161228170455165.htm





186.


Vụ Trịnh Xuân Thanh: kỷ luật bí thư, nguyên bí thư tỉnh ủy Hậu Giang

28/12/2016 10:45 GMT+7
TTO - Ngày 28-12, ông Cam Quang Vinh, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết UBKT Trung ương đã công bố quyết định kỷ luật khiển trách bí thư tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 Trần Công Chánh. 
Vụ Trịnh Xuân Thanh: kỷ luật bí thư, nguyên bí thư tỉnh ủy Hậu Giang
Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh bị kỷ luật khiển trách liên quan đến việc đề nghị tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh - Ảnh Lê Dân
Đồng thời, Ủy ban kiểm tra trung ương cũng công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo nguyên bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc - nguyên ủy viên trung ương Đảng, nguyên bí thư tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
Theo đó, ông Chánh trên cương vị là phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015, có phần trách nhiệm với các khuyết điểm, vi phạm trong việc đề nghị tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Ông Chánh có sai phạm trong việc chỉ đạo công an tỉnh cấp biển số xe công cho xe tư nhân để ông Thanh lưu thông trái qui định.
Trong khi đó, ông Chắc với trách nhiệm là người đứng đầu, đã buông lỏng lãnh đạo, thực hiện chưa nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Liên quan đến vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, tháng 8-2016, Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã họp để kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban thường vụ Tỉnh ủy, các cá nhân có liên quan và ông Trịnh Xuân Thanh.
Trong cuộc họp kiểm điểm trách nhiệm có đề cập đến trách nhiệm của ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên bí thư tỉnh ủy Hậu Giang.
Ông Chắc đã trực tiếp tham khảo ý kiến trung ương, bạn bè để đề xuất với thường trực, Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp nhận ông Thanh về công tác.
Ông Chắc có khuyết điểm, chủ quan không chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thẩm định kỹ hồ sơ, quá trình công tác của ông Thanh trước khi tiếp nhận.
Ông Chắc chưa bàn bạc kỹ trong tập thể Ban thường vụ trước khi có văn bản xin ông Thanh về công tác tại Hậu Giang, vì Hậu Giang có nhu cầu một phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực công nghiệp.
Ông Chắc nhận sai sót về cách làm dẫn đến dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến cá nhân ông Chắc và tập thể Đảng bộ tỉnh. Ông Chắc cũng đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trước Ban thường vụ Tỉnh ủy.
Trong khi đó, thời điểm tiếp nhận ông Thanh, ông Trần Công Chánh (bí thư tỉnh ủy Hậu Giang) lúc đó là phó bí thư - chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015, cũng thiếu trách nhiệm trong tham gia góp ý kiến việc thẩm định hồ sơ cán bộ và quá trình công tác trước khi tiếp nhận ông Thanh.
Liên quan đến cấp biển số xe 95A-0699 (biển xanh) là xe cá nhân do ông Thanh tự mượn sử dụng khi về công tác tại Hậu Giang để tạo điều kiện cho ông Thanh đi công tác chứ không có mục đích khác, ông Chánh cũng thừa nhận việc chỉ đạo giám đốc công an tỉnh cấp biển số xanh là không đúng với qui định.
Ông Chánh nghiêm túc tự kiểm điểm với vai trò là phó bí thư tỉnh ủy nhưng chưa đề xuất, bàn bạc trong thường trực tỉnh ủy để thẩm tra hồ sơ và nhân thân ông Thanh trước khi tiếp nhận về công tác tại Hậu Giang.
Liên quan đến việc cấp biển số xanh sai qui định, công an tỉnh Hậu Giang cũng đã triển khai quyết định kỷ luật với hình thức “khiển trách” đối với đại tá Võ Chí Thanh, trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161228/vu-trinh-xuan-thanh-ky-luat-bi-thu-nguyen-bi-thu-tinh-uy-hau-giang/1243477.html



Vụ Trịnh Xuân Thanh: Công bố kỷ luật lãnh đạo Hậu Giang


UB Kiểm tra TƯ đã vào Hậu Giang để triển khai quyết định kỷ luật đối với Bí thư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy.
Sáng nay, nguồn tin của VietNamNet cho biết, UB Kiểm tra TƯ đã chính thức công bố quyết định kỷ luật khiển trách ông Trần Công Chánh - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020.
Đồng thời, UB cũng công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Huỳnh Minh Chắc -nguyên ủy viên TƯ, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Công bố kỷ luật lãnh đạo Hậu Giang
Ông Trần Công Chánh (trái) - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy, ông Huỳnh Minh Chắc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định về công tác cán bộ và quy chế làm việc của BCH Đảng bộ tỉnh trong việc đề nghị, tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về tỉnh Hậu Giang để giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh và tham gia BCH Đảng bộ tỉnh.
Về phần ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, trên cương vị Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, ông có phần trách nhiệm với các khuyết điểm, vi phạm trong việc đề nghị tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và tham gia BCH Đảng bộ tỉnh; sai phạm trong việc chỉ đạo Công an tỉnh cấp biển số xe công cho xe tư nhân để Trịnh Xuân Thanh lưu thông trái quy định.
Ông Chánh đã buông lỏng lãnh đạo, thực hiện chưa nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của BCH Đảng bộ tỉnh.
Hoài Thanh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/vu-trinh-xuan-thanh-cong-bo-ky-luat-lanh-dao-hau-giang-348976.html








Thứ tư, 28/12/2016 | 12:30 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Nguyên Bí thư và Bí thư tỉnh Hậu Giang đã nhận quyết định kỷ luật của Ban Bí thư và Ủy ban kiểm tra Trung ương vì những sai phạm liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh.


lanh-dao-tinh-hau-giang-nhan-ky-luat-vu-ong-trinh-xuan-thanh
Ông Huỳnh Minh Chắc và Trần Công Chánh. Ảnh: A.X
Sáng 28/12, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Tỉnh ủy Hậu Giang triển khai quyết định kỷ luật của Ban Bí thư và Ủy ban kiểm tra Trung ương đối với nguyên Bí thư và Bí thư Tỉnh ủy địa phương này vì có nhiều vi phạm trong việc đề nghị, tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh. 
Ông Huỳnh Minh Chắc (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2010 - 2015) nhận quyết định kỷ luật cảnh cáo vì đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định về công tác cán bộ và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc đề nghị, tiếp nhận ông Thanh từ Bộ Công Thương về tỉnh Hậu Giang để giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015 - 2020, nhận quyết định kỷ luật khiển trách. Khi giữ cương vị Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Chánh có phần trách nhiệm với các khuyết điểm, vi phạm trong việc đề nghị, tiếp nhận ông Thanh; sai phạm trong việc chỉ đạo Công an tỉnh cấp biển số xe công cho xe tư nhân để ông Thanh sử dụng trái quy định.
Hai ông Huỳnh Minh Chắc và Trần Công Chánh cho biết chấp nhận hình thức xử lý của cấp trên, không khiếu nại.
Liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Ban Bí thư cũng đã kỷ luật cảnh cáo ông Trần Lưu Hải, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương.
Ông Hải được xác định thiếu trách nhiệm khi ký công văn cho phép tỉnh Hậu Giang tăng thêm một Phó chủ tịch, trái với kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có khuyết điểm trong việc ký văn bản trả lời Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện quy trình nhân sự tăng thêm một cấp ủy viên nhiệm kỳ 2015 - 2020 với ông Trịnh Xuân Thanh.
Ông Nguyễn Duy Thăng, Uỷ viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ bị kỷ luật khiển trách vì có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với Trịnh Xuân Thanh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kỷ luật cảnh cáo ông Bùi Cao Tỉnh (nguyên Vụ trưởng, nguyên trợ lý Trưởng ban Tổ chức Trung ương). Bà Trần Thị Hà (Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) bị kỷ luật khiển trách. Cơ quan này yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc và có biện pháp khắc phục đối với ông Trần Anh Tuấn (Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Nội vụ).
Đầu tháng 6/2016, báo chí thông tin về việc Phó chủ tịch Hậu Giang được đưa đón bằng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng, nhưng gắn biển xanh; tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty PVC - nơi ông Thanh từng là lãnh đạo chủ chốt, và dù doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ông Thanh vẫn được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Bộ Công Thương, rồi Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Cũng theo phản ánh của báo chí, PVC đã được tặng thưởng Huân chương Lao động 2 năm liền (năm 2009 và 2010); được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2011.
Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh, để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại PVC.
Cửu Long

5 nhận xét:

  1. 188.


    Ông Vũ Quang Hải xin ở lại Sabeco như… nhân viên bình thường
    11/01/2017 09:14 GMT+7

    TTO - Ngày 11-1, Bộ Công thương cho biết đã nhận được văn bản của ông Vũ Quang Hải gởi hôm 30-12, đề nghị xem xét chấp thuận cho tiếp tục làm việc tại Tổng công ty Bia rượu nước giái khát Sài Gòn (Sabeco).

    Trả lờiXóa
  2. 191.

    Tháng 2 sẽ xem xét nghị quyết kỷ luật cán bộ hưu
    20/01/2017 13:10 GMT+7


    - Bế mạc phiên họp thứ 6 của UBTVQH sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ hưu sẽ được xem xét, thông qua tại phiên họp tháng sau của UBTVQH.
    Theo Chủ tịch QH, phiên họp thứ 6 của UBTVQH chưa trọn vẹn vì có 2 dự thảo nghị quyết chưa xong, trong đó có nội dung về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu.

    Trả lờiXóa
  3. 198.

    Dân trí › Kinh doanh › Thứ Ba, 24/01/2017 - 17:30
    Gia đình Thứ trưởng Công Thương và khối tài sản khủng tại Bóng đèn Điện Quang

    Trả lờiXóa
  4. 201.

    Thứ trưởng Công Thương sở hữu tài sản lớn: Diễn biến mới
    (Tin tức thời sự) - Vụ tổ chức cán bộ Bộ Công Thương đã nắm thông tin phản ánh việc Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu tài sản lớn và sẽ cho kiểm tra lại.

    Thứ trưởng Công Thương sở hữu tài sản lớn: Tiền ở đâu?
    Thứ trưởng Công Thương có tài sản lớn: Đúng quy trình?

    Trả lờiXóa
  5. 205.

    Tổng bí thư yêu cầu kiểm tra thông tin tài sản Thứ trưởng Kim Thoa
    16/02/2017 16:15 GMT+7
    - Chiều nay, Văn phòng Ban chấp hành TƯ Đảng thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về nội dung các bài báo liên quan đến bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương.
    Thông báo nêu lại thông tin của hàng loạt báo đưa tin về việc kê khai tài sản của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.