Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/11/2016

Nhà ngoại cảm ở làng thuốc Đại Yên : cụ Nguyễn Đức Cần (1909-1983)

Mình viết về làng thuốc Đại Yên từ khoảng các năm 1995-1996. Bẵng cái, đã 20 năm trôi qua.

Bây giờ, làng thuốc đã thay đổi quá nhiều. Thậm chí, nhìn ở một con mắt khác, khéo có người sẽ bảo là "thay đổi quá kinh khủng".

Mình đến làng lần đầu tiên khoảng năm 1991. Vì lúc đó du lãng khu Đống Nước với Ngọc Hà. Tiện bước là sang Đại Yên ngắm "Đại Yên môn". Đang còn mê mẩn với thập tam trại, với nhà T. - một đàn em - với những trận gánh nước trẹo vai ở đó. Lòng vòng thế nào, T. sau này thành ra rể của lớp đại học mình (một cô bạn cùng lớp về làm dâu nhà mẹ T.).

Một bà lão có căn đồng ở Ngọc Hà kể với mình về cụ Cần. Rồi lần sang nhà ông X. họ Trương (hồi đó chuyên về cây lá nếp, còn bây giờ thì rừng lá nếp của ông qui đổi ra nhà trọ bình dân lợp mái tôn rồi). Ông X. đi nguyên ủng, vì còn đang bận tưới hoa và thuốc lá, dẫn mình sang nhà cũ của cụ Cần.

Chỉ gặp được người thế hệ sau và đệ tử của cụ. 

Có một lần, sau này, mình đưa một học giả người Pháp tới thăm nhà cũ của cụ. Hình như hôm đó có một đệ tử nào đó hướng dẫn ngồi "nhân diện". Học giả Pháp đã ngồi vào thử. Ảnh cũ còn nằm đâu đó, sẽ tìm lại sau.

Một ít ảnh của người khác:






Bây giờ là giới thiệu về một cuốn sách viết về cụ Cần. Của nhóm ông Nguyễn Phúc Giác Hải.







---



Một bài giới thiệu (của một tác giả mình chưa từng biết, và cũng chưa từng đọc)



1. Bản của Fb (của một tác giả, là ông Nguyễn Tài Đức)

"
NHÀ VĂN HÓA TÂM LINH NGUYỄN ĐỨC CẦN

Phạm Việt Hưng

Như tôi đã viết một bài có tên “Beyond Reason/ Vượt quá tầm với của lý lẽ” trên PVHg’s Home ngày 24/04/2016, cuốn sách “Nguyễn Đức Cần, nhà văn hóa tâm linh” của Nguyễn Phúc Giác Hải và Nguyễn Tài Đức, do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2013, là một sự kiện rất đặc biệt. Đây là một cuốn sách RẤT QUÝ, vì lần đầu tiên một tài liệu ghi chép những hiện tượng siêu nhiên xảy ra gần chúng ta nhất, cả về không gian lẫn thời gian, đã chính thức được công nhận. Đó là một bằng chứng vô giá về lịch sử, khoa học, văn hóa và tâm linh trong xã hội Việt Nam hiện đại. Trong mấy thập niên vừa qua, có một số hiện tượng kỳ lạ khác xảy ta tại Việt Nam, nhưng không có trường hợp nào phi thường như trường hợp của cụ Nguyễn Đức Cần

Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là ở chỗ sự nghiệp của cụ Nguyễn Đức Cần là minh chứng rõ ràng cho thấy phép lạ ĐÃ và ĐANG xảy ra ngay trong thời đại của chúng ta, thời đại trong đó khoa học kỹ thuật đã phát triển đến trình độ rất cao. Trong thời đại này, phép lạ do khoa học kỹ thuật tạo ra và phép lạ siêu tự nhiên vẫn song song tồn tại, không loại trừ lẫn nhau, không mâu thuẫn với nhau. Mỗi phép lạ đều có sứ mạng riêng của nó.

Bản thân các nhà khoa học tham gia nghiên cứu trường hợp cụ Nguyễn Đức Cần đều là những nhà khoa học có trình độ cao, như GS Nguyễn Hoàng Phương, Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải,… Những người ủng hộ chương trình nghiên cứu này là những nhà khoa học có uy tín của Việt Nam, như GS Nguyễn Văn Hiệu, Viện trưởng Viên Khoa học VN, GS Đào Vọng Đức, Viện trưởng Viện Vật lý,…
Cụ Cần là một bậc thánh làm nhiều phép lạ, nhưng chủ yếu là các phép lạ chữa bệnh. Bản thân cụ được thụ giáo bởi hai ông thầy. Hai vị này ắt cũng phải là những bậc thánh trong thế kỷ 20. Rất tiếc là thông tin về hai vị thánh đó quá ít, không đủ để cho chúng ta lý giải được vì sao cụ Cần có thế có được những phép lạ như vậy.

Trong cuốn sách dày 487 trang này, có quá nhiều phép lạ. Tôi muốn chọn một chuyện tiêu biểu nhất để kể ra ở đây, nhưng rất khó, vì chuyện nào cũng rất ấn tượng. Cuối cùng tôi đành chọn ngẫu nhiên vài chuyện sau đây.

• Ông Nguyễn Hữu Thái ở Sơn Tây, Thiếu tá, Trung đoàn phó Trung đoàn 151, Quân Khu III, kể rằng ông mắc bệnh quá hiểm nghèo: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốt miên man một tháng rưỡi, bệnh viện quân đội điều trị không khỏi, miên man bất tỉnh và hôn mê hoàn toàn. Đơn vị và gia đình ông đã chuẩn bị tang lễ cho ông vào ngày 25/12/1982. Nhưng thật phúc đức, nhờ bà dì ruột của ông tới trình cụ Cần, xin cụ chữa giúp và được cụ nhận lời. Từ đó ông Thái đã tỉnh lại, khỏi bệnh, ăn ngủ được, đi lại được.

• Ông Nguyễn Quang Chiểu, giám đốc nhà máy cơ khí nông nghiệp, tháng 02/1982 lâm bệnh nặng phải đưa vào Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ chẩn đoán viêm gan siêu vi trùng và chuyển xuống khoa A5. Tại đó các bác sĩ lại nói không phải bệnh gan, mà bị tắc mật không rõ nguyên nhân. Các bác sĩ nói mật đã sưng to hơn bình thường 250 lần. Sau đó lại được chuyển sang khoa B2, chẩn đoán ung thư gan và đến ngày 04/02/1982 thì mổ mật. Sau khi mổ, tình trạng rất nguy ngập. Các bác sĩ nói bệnh đã di căn lên não, chẳng còn một phần nào hy vọng sống nữa, chỉ đợi chết mà thôi. Ngày 07/02/1982, ông Dụ, một bệnh nhân cũ của cụ Cần, bỗng thấy nóng ruột, đến chơi nhà ông Chiểu. Nghe tin ông Chiểu bệnh nặng, ông Dụ vào ngay bệnh viện để thăm. Chứng kiến cảnh gia đình mang quần áo vào bệnh viện chuẩn bị khâm liệm cho ông Chiểu, ông Dụ không cầm được nước mắt, vợ ông Chiểu thì ngất liên tục không còn hay biết gì nữa. Thấy tình thế khẩn cấp như vậy, ông Dụ liền cùng con trai thứ hai của ông Chiểu tới cầu xin cụ Cần cứu chữa cho ông Chiểu. Cụ Cần cho một tờ giấy có chữ ký của cụ mang về. Gia đình ông Chiểu đã hóa tờ giấy đó ngay trước phòng hồi sức. Vừa hóa xong thì ông Chiểu hé mở được mắt và cơ thể ấm dần lên. Nhờ ơn cụ Cần, ông Chiều từ chỗ chẳng còn hy vọng nào sống được, nay đã bình phục. Bây giờ đã ăn được cơm, đi lại được. Gia đình đã chụp một tấm ảnh bên linh cữu chuẩn bị cho ông Chiểu để dâng tặng cụ Cần.

• Anh Nguyễn Hữu Tráng ở 106 Linh Quang, Đống đa, Hanoi, bị bệnh thận, mặt sưng to như cái thớt, nước cháo cũng không uống được, chỉ còn 32 cân và chỉ còn chờ chết. Cụ Cần đã nhận lời chữa cho anh Tráng. Chỉ sau một tháng mặt đã hết sưng, mỗi bữa anh Tráng ăn được 7 bát cơm, ngày ăn 3 bữa không biết no. Từ 32 cân, nay đã lên 60 cân. Anh Tráng đã khỏe mạnh và đã đi làm.

• Đại tá Lưu Huy Chao, sinh năm 1933, phi công lái máy bay Mic17, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Năm 1979 ông bị bệnh mất ngủ liên tục. Ông đã nằm điều trị tại nhiều bệnh viện quân đội như Bệnh viện 7 ở Đà Nẵng, Bệnh viện Saigon, Bệnh viên quân y 108. Có giai đoạn ông nằm bệnh viện 4 tháng liền không khỏi. Ông muốn chữa dứt bệnh vì vẫn còn đang bay. Có người mách ông đến xin cụ Cần chữa giúp. Gặp cụ, ông thưa với cụ mỗi đêm ông chỉ ngủ được từ 1 đến 2 giờ, tình trạng ấy kéo dài đã hơn 2 năm. Cụ Cần lấy một tờ giấy nhỏ như bao thuốc lá, viết chữ vào đấy, rồi đưa cho bệnh nhân. Cụ dặn khi ngủ thì đặt tờ giấy lên trán. Sau một tuần lễ, ông Chao đã ngủ được từ 3 đến 4 giờ. Khoảng 15 ngày sau ông đã ngủ được bình thường, sức khỏe hồi phục.

• Vẫn đại tá Lưu Huy Chao nói trên. Lần này ông bị đâm xe ngã, bị rạn xương vai. Nằm viện 108 một tuần mà vẫn đau quá, ông Chao nhớ đến cụ Cần. Ông lại đến xin cụ chữa. Cụ lại viết vào một tờ giấy rồi đưa cho bệnh nhân, dặn để vào chỗ đau. Sau độ 7 ngày, ông Chao đỡ đau, đứng dạy đi lại được. Sau 10 ngày thì tình trạng trở lại hoàn toàn bình thường, trở lại công việc, tiếp tục bay. Trong một hội nghị của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, ông Chao đã báo cáo lại cho hội nghị biết tường tận trường hợp ông được cụ Cần chữa bệnh như thế nào, trước sự chứng kiến của các nhà khoa học, trong đó có Giáo sư Tiến sĩ Đào Vọng Đức, Viện trưởng Viện Vật lý thuộc Viện Khoa học Việt Nam.

Phương pháp chữa bệnh của cụ Cần là những hiện tượng siêu tự nhiên, vì cụ không dùng thuốc, thậm chí không tiếp xúc với bệnh nhân (chữa bệnh thông qua người nhà đến gặp cụ kể bệnh của bệnh nhân, hoặc chữa bệnh cho những bệnh nhân không quen biết ở nước ngoài, thông qua người giới thiệu). Theo các tác giả cuốn sách nói trên, cụ Cần áp dụng 3 phương pháp chủ yếu sau đây:

– Lời nói (còn gọi là chú, mật chú, mật ngữ, Dharani).
– Tờ đạo (còn gọi là phù, linh thần phù, Mandhara)
– Chữa bệnh bằng tay (trong Mật tông gọi là ấn quyết, Mudra).

Tài chữa bệnh của cụ Cần, không nghi ngờ gì nữa, là phép lạ siêu tự nhiên, vì nó vượt ra khỏi cái khung tiêu chuẩn của khoa học:
Tiêu chuẩn 1: Logic. Mọi suy luận của khoa học phải dựa trên những tiên đề được thừa nhận. Trong trường hợp này, việc chữa bệnh của cụ Cần không dựa trên bất kỳ một tiên đề nào của khoa học. Ngược lại, mọi tiên đề của khoa học đều không thể áp dụng vào trường hợp chữa bệnh của cụ Cần.
Tiêu chuẩn 2: Thực chứng khách quan. Hiện tượng quan sát có thể lặp đi lặp lại bằng thí nghiệm để kiểm tra. Nhưng không ai có khả năng lặp lại những việc cụ Cần đã làm. Chỉ có chính bản thân cụ mới có thể lặp lại những gì cụ đã làm.
Tóm lại, việc chữa bệnh của cụ Cần giúp chúng ta thấm thía lời Socrates 2400 năm trước: “Điều duy nhất tôi biết là tôi chẳng biết gì cả”.

Khao khát hiểu biết nằm trong bản năng của con người. Einstein lúc sinh thời thường thốt lên “Tôi muốn hiểu được ý Chúa”. Nhưng “ý Chúa” trong tư tưởng của Einstein chỉ bó hẹp trong tầng thế giới vật chất. Ý Chúa thực ra rộng lớn hơn rất nhiều. Gödel tỏ ra sâu sắc hơn Einstein khi ông nói có những thế giới khác, cao hơn thế giới của chúng ta.

Đẩy tư tưởng của Gödel đi xa hơn một chút, tôi muốn nói rằng các thế giới có thể có một quan hệ tương tác liên thông nào đó với nhau mà chúng ta không biết. Đúng hơn, khoa học không biết và không thể biết, vì khoa học tôn sùng chủ nghĩa duy vật, khoa học tự giam hãm mình trong cái lồng chật hẹp của chủ nghĩa duy vật. Để thoát ra khỏi cái lồng đó, phải bổ sung vào nhận thức những khái niệm của Lý thuyết Thông tin.

Thế kỷ 20 là thế kỷ của những cuộc cách mạng về nhận thức, với sự ra đời của hàng loạt lý thuyết khoa học làm đảo lộn nhận thức: Thuyết Lượng tử; Thuyết Tương đối; Nguyên lý Bất định; Lý thuyết Hỗn độn; Định lý Bất toàn… Nhưng tất cả những cuộc cách mạng ấy chưa đủ để làm cho con người thoát ra khỏi cái lồng của chủ nghĩa duy vật, mặc dù Định lý Bất toàn là tín hiệu báo cho nhân loại biết rằng cái lồng đó quá chật hẹp. Tuy nhiên, từ nửa cuối thể kỷ 20 đến nay, nhân loại đang chứng kiến một cuộc cách mạng thực sự giải phóng con người khỏi cái lồng của chủ nghĩa duy vật, đó là SỰ RA ĐỜI CỦA LÝ THUYẾT THÔNG TIN, trong đó những THỰC TẠI PHI VẬT CHẤT lần đầu tiên đã trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học. Đó là THÔNG TIN!

Thật vậy, Lý thuyết Thông tin đã tự động bác bỏ chủ nghĩa duy vật bởi 2 Tiên đề cơ bản sau đây:
Tiên đề 1: “Thông tin là thông tin, thông tin không phải là vật chất và năng lượng”(Information is information, not matter or energy).
Đó là tuyên bố của Norbert Weiner, cha đẻ cybernetics (điều khiển học). Tuyên bố ấy đã trở thành một tiên đề nền tảng của Lý thuyết Thông tin. Nói cách khác, thông tin là một thực tại khách quan, tồn tại độc lập với vật chất, mặc dù nó thường biểu lộ qua vật chất hoặc được chuyển tải bởi vật chất. Vật chất có thể biến mất (chuyển từ dạng này sang dạng khác), nhưng thông tin luôn luôn tồn tại. Trước đây tôi quan niệm linh hồn là một dạng sóng, nhưng giờ đây tôi cho rằng linh hồn của con người là một dạng thông tin, và do đó thông tin ấy sẽ tồn tại mãi mãi, kể cả sau cái chết. Tư tưởng này sẽ giúp ta giải thích được rất nhiều hiện tượng tâm linh.


Tiên đề 2: Mọi thông tin đều có nguồn; nguồn thông tin ắt phải là một TRÍ TUỆ THÔNG MINH
Khoa học chứng minh rằng vũ trụ tuân thủ những định luật vật lý xác định. Nói cách khác, tồn tại những thông tin điều khiển sự vận hành của vũ trụ. Thông tin ấy từ đâu mà ra? Không thể có câu trả lời nào khác: Đấng Thiết kế vũ trụ, tức Đấng Sáng tạo. DNA chứa thông tin về sự sống. Thông tin ấy từ đâu mà ra? Câu trả lời tương tự: Đấng Thiết kế sự sống, tức Đấng Sáng tạo.
Nếu linh hồn của con người là một dạng thông tin, thì thông tin ấy từ đâu mà ra? Kinh Thánh đã trả lời: “Thiên Chúa lấy đất nặn một hình người, và thổi sinh khí vào mũi nó, tức thì hình nặn ấy thành một thực thể sống động” (Sáng thế ký 2:7). Cái sinh khí Chúa thổi vào mỗi chúng ta chính là những thông tin làm cho chúng ta trở nên người! Nếu không, chúng ta chỉ là đất, là cát bụi. Sự chết là sự trở về cát bụi của thể xác, nhưng linh hồn vẫn tồn tại, vì thông tin không bao giờ mất.


Nữ thánh Mary Mackillop của Úc nói : “Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta chỉ là những lữ khách trên đời này mà thôi” (Remember we are all but travelers here). Ý Ngài nhắc chúng ta rằng cuộc sống giống như một chuyến lữ hành, rồi ta sẽ phải về nhà, đó là lúc linh hồn về với Chúa.

Giả thuyết của tôi, rằng linh hồn của con người là thông tin được Chúa cài đặt vào thể xác, có thể giúp tôi mường tượng ra cách chữa bệnh siêu nhiên của cụ Nguyễn Đức Cần.

Thật vậy, phương pháp chữa bệnh kỳ lạ của cụ Nguyễn Đức Cần, theo tôi, chỉ có thể lý giải được phần nào nếu ta quan niệm con người là một hệ thông tin điều khiển thể xác. Khi thông tin ấy bị rối loạn, cơ thể mất cân bằng, sinh ra đủ mọi thứ bệnh tật. Điều này có thể thấy rõ ở cấp độ phân tử thông qua các lỗi của gene. Bản chất của gene là thông tin chứa trong DNA, thay vì chính phân tử DNA. Khoa học và y học lo sửa chữa phân tử DNA bằng những tác nhân vật chất (thuốc men, chất hóa học, các tia bức xạ,…), trong khi phương pháp của cụ Cần có thể là những tác động và điều chỉnh thông tin ở cả cấp độ DNA lẫn cấp độ toàn bộ linh hồn và thể xác của con người.

Làm sao để cụ Cần có thể làm được công việc phi thường đó ?

Hãy hỏi 2 sư phụ của cụ. Nhưng các sư phụ của cụ chỉ hé lộ cho cụ Cần biết, không cho chúng ta biết. Đó là cơ Trời, mà chỉ có những người có sứ mạng đặc biệt mới được biết.

Những người không có tôn giáo thường không tin vào cơ Trời, không tin vào những sứ mệnh đặc biệt. Nhất là những người theo chủ nghĩa duy khoa học (scientism), thường cho rằng với khoa học, mọi người đều có thể nắm bắt được mọi bí mật của vũ trụ, miễn là anh ta chịu khó học hỏi. Điều này đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Có nhiều sự thật chỉ có những nhân vật mang một sứ mạng đặc biệt mới được biết. Tùy theo sứ mạng được giao lớn hay nhỏ mà người ấy được biết những bí mật lớn hay nhỏ.

Einstein là một người có sứ mạng vĩ đại, tôi nghĩ vậy. Vì thế ông mới có thể có bộ óc phi thường đến như thế. Nhưng Einstein, có lẽ, chỉ có sứ mạng vén tỏ bức màn bí mật của vũ trụ về mặt vật chất mà thôi. Ông không được mặc khải về tâm linh.

Người Thiên Chúa giáo hiểu rõ khái niệm sứ mạng, vì Kinh Thánh đã giảng:
“Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (I publicly praise you , Father, Lord of heaven and earth, because you have hidden these things from the wise and intellectual ones and have revealed them to babes) (Mat 11:25).

Đó là lời Chúa Jesus thổ lộ với Thượng Đế, tạ ơn Thượng Đế vì đã tiết lộ cho Ngài và chỉ cho Ngài mà thôi, chương trình cứu độ nhân loại.

Tôi tin cụ Cần cũng là một trong những người có sứ mạng đặc biệt, và chính cụ ý thức rõ điều đó. Đó là lý do cụ chữa bệnh không lấy tiền, thậm chí một đồng quà tấm bánh của bệnh nhân để tỏ lòng biết ơn cụ cũng không nhận. Cụ sống đạm bạc, hy sinh đến mức tuyệt đối, nêu cao một tấm gương đạo đức sáng ngời, luôn miệng dạy bảo bệnh nhân phải sống đạo đức, từ bỏ điều xấu. Một con người như thế chỉ có thể là một bậc thánh, nhận một sứ mệnh cao cả từ những bề trên thiêng liêng trao cho. Cụ báo động cho chúng ta biết rằng chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng khó khăn, đầy tai kiếp, nhưng chính vì thế càng phải tu dưỡng đạo đức. Thông điệp cụ gửi gắm tới chúng ta thông qua các bệnh nhân, theo tôi, không chỉ là thông điệp của cá nhân cụ, mà của những thế giới khác, cao hơn thế giới của chúng ta. Bản thông điệp này cực kỳ quan trọng, hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa ấy vượt lên trên việc chữa bệnh thể xác, mà gợi ý cho chúng ta suy ngẫm về việc chữa bệnh linh hồn. Nếu không tập trung tư tưởng để suy ngẫm thì chúng ta không thể lĩnh hội bản thông điệp ấy được.


PHẠM VIỆT HƯNG
• Từng là cán bộ giảng dạy đại học ở Việt Nam. Dạy các môn: Toán-Kinh Tế (Vận trù học), Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu.
• Định cư tại Australia từ 1997, làm technician cho một công ty điện tử của Úc (chuyên làm data entry).
• Tác giả của hàng trăm bài báo về khoa học và giáo dục tại Việt Nam, chủ yếu trên các báo Khoa Học và Tổ Quốc của Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật VN, tạp chí Vật Lý của Hội Vật Lý VN, Tia Sáng của Bộ Khoa Học & Công Nghệ, Khoa Học & Đời Sống của Uỷ Ban KH va KT NN, Lao Động của Tổng Công Đoàn VN, và một số báo khác.
• Tác giả cuốn “Những câu chuyện khoa học hiện đại”, xuất bản năm 2003
• Dịch giả các cuốn “Định Lý Cuối Cùng của Fermat”
• Dịch giả cuốn “Phương Trình của Chúa”

"
https://www.facebook.com/taiduc.nguyen.33/posts/752050048282140








Tác giả Phạm Việt Hưng


"







Super-Natural (1)
Science is very good in explaining many phenomena in daily life. But science is not good if you consider it the one and only way to explain the world. That inevitably makes you deny those facts that science cannot explain. In fact science does have limits. There exists many phenomena which are hard to believe that they could at all happen and still they did. To understand those facts we should have first a modest attitude of learning…
Khoa học rất tốt trong việc giải thích hàng loạt hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Nhưng khoa học sẽ không tốt nếu bạn coi nó là phương tiện duy nhất để giải thích thế giới. Khi ấy bạn sẽ phủ nhận bất kỳ sự thật nào mà khoa học không giải thích được. Thực ra khoa học có giới hạn. Tồn tại nhiều sự thật rất khó tin nhưng vẫn xảy ra. Để hiểu những sự thật đó, trước hết chúng ta phải có một thái độ khiêm tốn học hỏi…
Trong câu chuyện hôm nay tôi sẽ đề cập đến những hiện tượng lạ lùng rất khó tin – những sự kiện không tuân thủ những định luật khoa học. Trước những hiện tương ấy, thường có 2 thái độ ứng xử trái ngược: một là bác bỏ ngay tức khắc, hai là thận trọng xem xét, cân nhắc suy nghĩ.
Thái độ thứ nhất thường rơi vào những người có thói tự phụ về khoa học, nhưng thực ra là thiếu tinh thần khoa học – tinh thần khiêm tốn cầu thị và tôn trọng hiện thực khách quan. Những người này thường đánh đồng hiện tượng siêu nhiên với hiện tượng mê tín dị đoan. Sự nhầm lẫn ấy thể hiện một trình độ nhận thức ấu trĩ, một cách nhìn lệch lạc về thế giới.
Lệch lạc trong nhận thức về thế giới
Một lệch lạc phổ biến là tâm lý đề cao khoa học, coi khoa học là chúa tể của nhận thức. Thậm chí trong thế giới khoa học, nhiều người lại đề cao toán học như “ông hoàng của các khoa học”. Mọi sự đề cao ấy đều lệch lạc. Sự lệch lạc này có nguồn gốc lịch sử: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra liên tiếp trong những thế kỷ vừa qua và hiện nay đã đưa khoa học và công nghệ lên ngôi vương. Xã hội thế tục coi thắng lợi vật chất là thước đo của văn minh và tiến bộ. Trong bối cảnh ấy, khoa học và công nghệ trở thành cứu cánh, trong khi các giá trị văn hóa và tinh thần ngày càng bị coi nhẹ, nền văn minh ngày càng phát triển theo hướng lệch lạc, xa rời các mục tiêu nhân bản.
Sự lệch lạc ấy đã được báo động từ lâu, nhưng cơn lốc sinh tồn cuốn mọi người theo nó – con người ngày càng vội vã đến mức không có lúc nào dừng lại để suy ngẫm. Không phải bây giờ con người mới thế, từ xa xưa con người đã như thế rồi. Bằng chứng là Socrates, ngay từ 2400 năm trước đã nhắc nhở học trò “Băn khoăn là sự khởi đầu của trí khôn” (Wonder is the beginning of wisdom). Từ đó đến nay, nhất là hiện nay, liệu có bao nhiêu người biết băn khoăn suy ngẫm?
Vì không băn khoăn suy ngẫm nên nhiều người ngộ nhận khoa học là trí khôn, từ đó đề cao khoa học đến mức bất chấp đạo lý. Có lẽ xu hướng này đã manh nha ngay từ thế kỷ 16 nên François Rabelais, nhà văn Pháp nổi tiếng thời Phục Hưng, đã phải sớm cảnh báo:
“Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn” (Science sans conscience n’est que ruine de l’âme!).
Cảnh báo ấy mang dáng dấp của một tiên tri, vì trong hai thế kỷ vừa qua và hiện nay, chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều loại khoa học vô lương ở nhiều cấp độ khác nhau diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Không ai có thể phủ nhận những thành tựu rực rỡ của khoa học mang lại lợi ích cho loài người, nhưng cũng không ai có thể phủ nhận một sự thật là nhiều khám phá khoa học đã đưa nền văn minh loài người tới bờ vực của sự tự hủy diệt, như chúng ta đang thấy. Tình trạng này là hệ quả của một nền văn minh thiên về vật chất, đề cao khoa học như chúa. Đó là một sai lầm lớn về nhận thức.
Ngày nay, một nhà khoa học đoạt Giải Nobel hay một nhà toán học đoạt Giải Field được trọng vọng như những đại diện của chân lý. Trong khi Blaise Pascal, ngay từ thế kỷ 17 đã cho rằng : “…toán học có thể xem như một bài thể dục cao nhất cho tinh thần; nhưng đồng thời nó cũng thật vô dụng đến nỗi tôi thấy ít có sự khác biệt giữa một người chỉ có toán học với một anh thợ thủ ông nói chung” [1]. Điều đó có nghĩa là con người ngày nay “ngây thơ” hơn con người của thế kỷ 17 – cái đầu khoa học thì to lên nhưng trí khôn thực sự thì teo lại.
Sự sùng bái khoa học trong xã hội hiện đại có lẽ đã trở nên quá chướng, quá lố, đến nỗi Albert Einstein phải lên tiếng nhắc nhở :
“Chúng ta nên chú ý đừng tôn tri thức lên thành chúa; tất nhiên nó có sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính” (We should take care not to make the intellect our god; it has, of course, powerful muscles, but no personality). Trong một số trường hợp khác, Einstein không ngần ngại nói những lời nặng nề gần như mắng vào mặt đám khoa học hợm hĩnh. Chẳng hạn ông tuyên bố: “Tôi không tin vào toán học” (I don’t believe in mathematics). Thật nghịch lý! Nhà khoa học được coi là vĩ đại nhất thế kỷ 20, người đã dùng toán học làm ngôn ngữ nền tảng để trình bày tư tưởng vật lý của mình, nay lại tuyên bố gần như phủ nhận toán học! Không, Einstein không phủ nhận toán học. Ông chỉ phủ nhận toán học của những kẻ muốn đề cao toán học như những chân lý tuyệt đối. Đó là chủ nghĩa toán học hình thức, vốn rất thịnh hành trong thời của Einstein. Trong con mắt của Einstein, đám đông chạy theo chủ nghĩa này dường như là đám khoa học “nửa mùa”, và tuyên bố của ông là một lời mắng mỏ dành cho họ.
Nhưng phản ứng rõ ràng nhất đối với sự lệch lạc của nền văn minh hiện đại có lẽ là ý kiến của nhà toán học lỗi lạc nhất thế kỷ 20, Kurt Gödel, tác giả của Định lý Bất toàn nổi tiếng. Ông nói:
“Chiến tranh nguyên tử sẽ không đáng lo ngại nếu các khoa học lịch sử, triết học, tâm lý học, văn học. v.v. cũng đạt được sự tiến bộ to lớn như vật lý học. Nhưng thay vì đạt được những tiến bộ như thế, người ta không khỏi ngạc nhiên trước sự thoái hóa đáng kể trong nhiều lĩnh vực khoa học tinh thần” (There would be no danger of an atomic war if advances in history, the science of right and of state, philosophy, psychology, literature, art, etc. were as great as in physics. But instead of such progress, one is struck by significant regresses in many of the spiritual sciences).
Đó là lời kết tội chủ nghĩa vật chất, mà cơ sở triết học của nó là chủ nghĩa duy vật. Trong bối cảnh của một xã hội trọng vọng vật chất và đề cao chủ nghĩa duy vật, các khoa học vật chất đương nhiên thả sức phát triển trong khi các khoa học tinh thần và tâm linh đương nhiên phải chịu lép vế, không có chỗ đứng hoặc thiếu chỗ đứng. Vì thế có thể hiểu được vì sao Gödel đã mạnh mẽ bày tỏ quan điểm của ông về thế giới siêu tự nhiên, nhằm thức tỉnh con người. Ông tuyên bố:
  • “Tồn tại những thế giới khác và những thực thể hợp lý ở dạng khác và cao hơn” (There are other worlds and rational beings of a different and higher kind).
  • “Thế giới chúng ta đang sống không phải là duy nhất mà trong đó chúng ta đã sống và sẽ sống” (The world in which we live is not the only one in which we shall live or have lived).
  • “Có một triết học và thần học khoa học (chính xác), liên quan với những khái niệm về tính trừu tượng cao nhất; và đó cũng là thành quả cao nhất đối với khoa học” (There is a scientific (exact) philosophy and theology, which deals with concepts of the highest abstractness; and this is also most highly fruitful for science).
Gödel, với niềm tin tâm linh như trên, là một hiện thân cho thấy một chân lý, rằng khoa học và tôn giáo không phải là hai phạm trù tư tưởng đối lập loại trừ lẫn nhau như giới khoa học vô thần thường rêu rao, mà trái lại, chúng bổ sung cho nhau để làm nên bức tranh hiện thực đầy đủ nhất, phong phú nhất.
Thật thú vị để nhận xét thêm rằng Gödel và Einstein, mặc dù rất thân thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn  nhau, nhưng Gödel có chiều sâu tâm linh vượt xa Einstein. Nếu Einstein dừng lại ở đức tin vào Đấng Sáng tạo, không tin vào thế giới tâm linh, thì Gödel, giống Nicola Tesla, tin chắc vào sự hiện hữu của thế giới tâm linh – thế giới của những thực thể khác với chúng ta và cao hơn chúng ta, thế giới của con người trước khi sinh ra và sau cái chết. Nếu Tesla muốn tiếp cận với thế giới ấy bằng các phương tiện vật lý thì Gödel tìm cách tiếp cận bằng con đường triết học và thần học khoa học, tức triết học và thần học dựa trên những phương pháp suy luận chặt chẽ và chính xác bằng toán học. Mặc dù cả hai ông, Tesla và Gödel, đều chưa đạt được mong muốn trong phạm vi nghiên cứu này, nhưng các ông là minh chứng cho thấy niềm tin vào hiện tượng siêu nhiên không phải là niềm tin mù quáng, mà là một niềm tin khách quan.
Trở lại với việc phê phán mặt trái của khoa học, tôi cho rằng mặt trái lớn nhất của nó là sự kích thích và nuôi dưỡng thói tự phụ của con người, một bản năng vốn có trong “cái tôi” (ego) vô thức.
Xây được những tòa nhà chọc trời, bắc được những cây cầu vượt biển, chế ra những máy bay phản lực siêu thanh, đưa người vào không gian vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng, với tới Sao Hỏa, đi ngược vào bên trong vật chất tới tầng sâu thẳm của thế giới hạ nguyên tử, thâm nhập vào phần cốt lõi của sự sống, đọc được mã DNA, chế tạo ra những cỗ máy xử lý thông tin, thiết lập mạng thông tin không dây toàn cầu, thâu tóm toàn bộ tri thức của nhân loại vào những con chip nhỏ xíu, và bao nhiêu thành tựu kỳ diệu khác mà một thế kỷ trước đây tưởng như chỉ có Thượng Đế mới làm nổi… Quả thật thành tựu khoa học rất vĩ đại. Nhưng những thành tựu ấy vĩ đại bao nhiêu thì cũng đồng thời kích thích thói tự phụ bấy nhiêu. Kinh Thánh dạy: “Kiêu ngạo đến, ô nhục cũng đến; còn khôn ngoan ở với những người khiêm tốn” (When pride comes, then comes disgrace, but with humility comes wisdom) (Châm ngôn 11:2).
Tôi nhớ trong cuốn “Hành trình về Phương Đông” của Baird Spalding, thương gia Lawrence Keymakers cũng đưa ra một lời khuyên với các nhà khoa học của Hội Hoàng gia Anh trước khi các vị này bước vào nghiên cứu thế giới huyền bí, rằng: “…điều đầu tiên tôi học được là sự khiêm tốn… chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến có sẵn ta mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ”.
Vậy trước hết, hãy khiêm tốn để tiếp nhận thêm những điều mới lạ. Thứ hai, học trải nghiệm. Bởi vì chỉ có sự trải nghiệm mới mang lại tri thức thật.
Học trải nghiệm
Tôi biết và thậm chí chứng kiến khá nhiều chuyện kỳ lạ có thật, vượt xa tầm với của khoa học logic và thực chứng. Có những chuyện xảy ra với chính bản thân tôi. Nhưng những chuyện này sẽ được kể sau. Bây giờ tôi xin kể một số hiện tượng siêu nhiên được ghi chép trong những sách báo đã được xuất bản chính thức, nhưng có thể nhiều người vẫn chưa biết, hoặc biết thoáng qua mà không thấy hết được ý nghĩa mầu nhiệm của nó.
Dẫu thế nào thì những sự thật được kể dưới đây, đối với nhiều người, vẫn rất khó tin. Có nhiều lý do để khó tin, nhưng lý do phổ biến nhất là sự trải nghiệm cá nhân.
Einstein nói: “Nguồn tri thức duy nhất là sự trải nghiệm” (The only source of knowledge is experience). Thậm chí, ông cho rằng: “Ví dụ không phải là một cách khác để dạy học, mà là cách duy nhất để dạy”. Có nghĩa là để giúp ai đó nhận thức một sự vật hay một sự việc, cách tốt nhất làm cho người ấy trông thấy, sờ thấy, hoặc trải nghiệm thấy sự vật hay sự việc đó.
Quả thât, không có trái nghiệm về thế giới tâm linh thì làm sao nhận thức được thế giới tâm linh?
Nhưng không ai có đủ mọi trải nghiệm. Không ai có thể trải qua tất cả mọi kinh nghiệm của nhân loại. Vì thế nhận thức của mỗi người phải được bổ sung bởi kinh nghiệm của người khác. Sách vở, nhà trường phải làm công việc đó. Tự học cũng là một cách học trải nghiệm rất tốt. Kinh nghiệm của người khác nếu chưa trở thành nhận thức của chính bạn thì ít nhất nó cũng trở thành dữ liệu nằm trong bộ nhớ của bạn. Bộ não của bạn sẽ xử lý nó khi cần thiết. Với thời gian, bạn sẽ có nhiều trải nghiệm hơn. Một ngày nào đó những dữ liệu ấy sẽ trở thành những thông tin có ý nghĩa. Vì thế tôi hy vọng những câu chuyện dưới đây ít nhất cũng sẽ trở thành những dữ liệu bổ ích cho bất kỳ ai muốn mở cánh cửa nhìn ra thế giới.
Nhà văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Cần
Super-Natural (2)Như tôi đã thông báo trong một bài viết mang tên “Beyond Reason/ Vượt quá tầm với của lý lẽ” trên PVHg’s Home ngày 24/04/2016, cuốn sách “Nguyễn Đức Cần, nhà văn hóa tâm linh” của Nguyễn Phúc Giác Hải và Nguyễn Tài Đức, do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2013, là một sự kiện rất đặc biệt. Đây là một cuốn sách RẤT QUÝ, vì lần đầu tiên một tài liệu ghi chép những hiện tượng siêu nhiên xảy ra gần chúng ta nhất, cả về không gian lẫn thời gian, đã chính thức được công nhận. Đó là một bằng chứng vô giá về lịch sử, khoa học, văn hóa và tâm linh trong xã hội Việt Nam hiện đại. Trong mấy thập niên vừa qua, có một số hiện tượng kỳ lạ khác xảy ta tại Việt Nam, nhưng không có trường hợp nào phi thường như trường hợp của cụ Nguyễn Đức Cần.
Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là ở chỗ sự nghiệp của cụ Nguyễn Đức Cần là minh chứng rõ ràng cho thấy phép lạ ĐÃ và ĐANG xảy ra ngay trong thời đại của chúng ta, thời đại trong đó khoa học kỹ thuật đã phát triển đến trình độ rất cao. Trong thời đại này, phép lạ do khoa học kỹ thuật tạo ra và phép lạ siêu tự nhiên vẫn song song tồn tại, không loại trừ lẫn nhau, không mâu thuẫn với nhau. Mỗi phép lạ đều có sứ mạng riêng của nó.
Bản thân các nhà khoa học tham gia nghiên cứu trường hợp cụ Nguyễn Đức Cần đều là những nhà khoa học có trình độ cao, như GS Nguyễn Hoàng Phương, GS Nguyễn Phúc Giác Hải,… Những người ủng hộ chương trình nghiên cứu này là những nhà khoa học có uy tín của Việt Nam, như GS Nguyễn Văn Hiệu, Viện trưởng Viên Khoa học VN, GS Đào Vọng Đức, Viện trưởng Viện Vật lý,…
Super-Natural (3)Vì thế đến hôm nay nếu ai còn cho rằng hiện tượng chữa bệnh không dùng thuốc của cụ Nguyễn Đức Cần là chuyện mê tín dị đoan thì người ấy hoặc trí tuệ thấp, hoặc lười biếng không chịu nghiên cứu, hoặc mắc bệnh tự phụ khoa học lố bịch.
Cụ Cần là một bậc thánh làm nhiều phép lạ, nhưng chủ yếu là các phép lạ chữa bệnh. Bản thân cụ được thụ giáo bởi hai ông thầy. Hai vị này ắt cũng phải là những bậc thánh trong thế kỷ 20. Rất tiếc là thông tin về hai vị thánh đó quá ít, không đủ để cho chúng ta lý giải được vì sao cụ Cần có thế có được những phép lạ như vậy.
Trong cuốn sách dày 487 trang này, có quá nhiều phép lạ. Tôi muốn chọn một chuyện tiêu biểu nhất để kể ra ở đây, nhưng rất khó, vì chuyện nào cũng rất ấn tượng. Cuối cùng tôi đành chọn ngẫu nhiên vài chuyện sau đây.
  • Ông Nguyễn Hữu Thái ở Sơn Tây, Thiếu tá, Trung đoàn phó Trung đoàn 151, Quân Khu III, kể rằng ông mắc bệnh quá hiểm nghèo: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốt miên man một tháng rưỡi, bệnh viện quân đội điều trị không khỏi, miên man bất tỉnh và hôn mê hoàn toàn. Đơn vị và gia đình ông đã chuẩn bị tang lễ cho ông vào ngày 25/12/1982. Nhưng thật phúc đức, nhờ bà dì ruột của ông dẫn ông tới trình cụ Cần, xin cụ chữa giúp và được cụ nhận lời. Từ đó ông Thái đã tỉnh lại, khỏi bệnh, ăn ngủ được, đi lại được.
  • Ông Nguyễn Quang Chiểu, giám đốc nhà máy cơ khí nông nghiệp, tháng 02/1982 lâm bệnh nặng phải đưa vào Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ chẩn đoán viêm gan siêu vi trùng và chuyển xuống khoa A5. Tại đó các bác sĩ lại nói không phải bệnh gan, mà bị tắc mật không rõ nguyên nhân. Các bác sĩ nói mật đã sưng to hơn bình thường 250 lần. Sau đó lại được chuyển sang khoa B2, chẩn đoán ung thư gan và đến ngày 04/02/1982 thì mổ mật. Sau khi mổ, tình trạng rất nguy ngập. Các bác sĩ nói bệnh đã di căn lên não, chẳng còn một phần nào hy vọng sống nữa, chỉ đợi chết mà thôi. Ngày 07/02/1982, ông Dụ, một bệnh nhân cũ của cụ Cần, bỗng thấy nóng ruột, đến chơi nhà ông Chiểu. Nghe tin ông Chiểu bệnh nặng, ông Dụ vào ngay bệnh viện để thăm. Chứng kiến cảnh gia đình mang quần áo vào bệnh viện chuẩn bị khâm liệm cho ông Chiểu, ông Dụ không cầm được nước mắt, vợ ông Chiểu thì ngất liên tục không còn hay biết gì nữa. Thấy tình thế khẩn cấp như vậy, ông Dụ liền cùng con trai thứ hai của ông Chiểu tới cầu xin cụ Cần cứu chữa cho ông Chiểu. Cụ Cần cho một tờ giấy có chữ ký của cụ mang về. Gia đình ông Chiểu đã hóa tờ giấy đó ngay trước phòng hồi sức. Vừa hóa xong thì ông Chiểu hé mở được mắt và cơ thể ấm dần lên. Nhờ ơn cụ Cần, ông Chiều từ chỗ chẳng còn hy vọng nào sống được, nay đã bình phục. Bây giờ đã ăn được cơm, đi lại được. Gia đình đã chụp một tấm ảnh bên linh cữu chuẩn bị cho ông Chiểu để dâng tặng cụ Cần.
  • Anh Nguyễn Hữu Tráng ở 106 Linh Quang, Đống đa, Hanoi, bị bệnh thận, mặt sưng to như cái thớt, nước cháo cũng không uống được, chỉ còn 32 cân và chỉ còn chờ chết. Cụ Cần đã nhận lời chữa cho anh Tráng. Chỉ sau một tháng mặt đã hết sưng, mỗi bữa anh Tráng ăn được 7 bát cơm, ngày ăn 3 bữa không biết no. Từ 32 cân, nay đã lên 60 cân. Anh Tráng đã khỏe mạnh và đã đi làm.
  • Đại tá Lưu Huy Chao, sinh năm 1933, phi công lái máy bay Mic17, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Năm 1979 ông bị bệnh mất ngủ liên tục. Ông đã nằm điều trị tại nhiều bệnh viện quân đội như Bệnh viện 7 ở Đà Nẵng, Bệnh viện Saigon, Bệnh viên quân y 108. Có giai đoạn ông nằm bệnh viện 4 tháng liền không khỏi. Ông muốn chữa dứt bệnh vì vẫn còn đang bay. Có người mách ông đến xin cụ Cần chữa giúp. Gặp cụ, ông thưa với cụ mỗi đêm ông chỉ ngủ được từ 1 đến 2 giờ, tình trạng ấy kéo dài đã hơn 2 năm. Cụ Cần lấy một tờ giấy nhỏ như bao thuốc lá, viết chữ vào đấy, rồi đưa cho bệnh nhân. Cụ dặn khi ngủ thì đặt tờ giấy lên trán. Sau một tuần lễ, ông Chao đã ngủ được từ 3 đến 4 giờ. Khoảng 15 ngày sau ông đã ngủ được bình thường, sức khỏe hồi phục.
  • Vẫn đại tá Lưu Huy Chao nói trên. Lần này ông bị đâm xe ngã, bị rạn xương vai. Nằm viện 108 một tuần mà vẫn đau quá, ông Chao nhớ đến cụ Cần. Ông lại đến xin cụ chữa. Cụ lại viết vào một tờ giấy rồi đưa cho bệnh nhân, dặn để vào chỗ đau. Sau độ 7 ngày, ông Chao đỡ đau, đứng dạy đi lại được. Sau 10 ngày thì tình trạng trở lại hoàn toàn bình thường, trở lại công việc, tiếp tục bay. Trong một hội nghị của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, ông Chao đã báo cáo lại cho hội nghị biết tường tận trường hợp ông được cụ Cần chữa bệnh như thế nào, trước sự chứng kiến của các nhà khoa học, trong đó có Giáo sư Tiến sĩ Đào Vọng Đức, Viện trưởng Viện Vật lý thuộc Viện Khoa học Việt Nam.
Phương pháp chữa bệnh của cụ Cần là những hiện tượng siêu tự nhiên, vì cụ không dùng thuốc, thậm chí không tiếp xúc với bệnh nhân (chữa bệnh thông qua người nhà đến gặp cụ kể bệnh của bệnh nhân, hoặc chữa bệnh cho những bệnh nhân không quen biết ở nước ngoài, thông qua người giới thiệu). Theo các tác giả cuốn sách nói trên, cụ Cần áp dụng 3 phương pháp chủ yếu sau đây:
–  Lời nói (còn gọi là chú, mật chú, mật ngữ, Dharani).
–  Tờ đạo (còn gọi là phù, linh thần phù, Mandhara)
–  Chữa bệnh bằng tay (trong Mật tông gọi là ấn quyết, Mudra).
Bình luận của PVHg’s Home
Super-Natural (3)aTài chữa bệnh của cụ Cần, không nghi ngờ gì nữa, là phép lạ siêu tự nhiên, vì nó vượt ra khỏi cái khung tiêu chuẩn của khoa học:
Tiêu chuẩn 1: Logic. Mọi suy luận của khoa học phải dựa trên những tiên đề được thừa nhận. Trong trường hợp này, việc chữa bệnh của cụ Cần không dựa trên bất kỳ một tiên đề nào của khoa học. Ngược lại, mọi tiên đề của khoa học đều không thể áp dụng vào trường hợp chữa bệnh của cụ Cần.
Tiêu chuẩn 2: Thực chứng khách quan. Hiện tượng quan sát có thể lặp đi lặp lại bằng thí nghiệm để kiểm tra. Nhưng không ai có khả năng lặp lại những việc cụ Cần đã làm. Chỉ có chính bản thân cụ mới có thể lặp lại những gì cụ đã làm.
Tóm lại, việc chữa bệnh của cụ Cần giúp chúng ta thấm thía lời Socrates 2400 năm trước: “Điều duy nhất tôi biết là tôi chẳng biết gì cả”.
Khao khát hiểu biết nằm trong bản năng của con người. Einstein lúc sinh thời thường thốt lên “Tôi muốn hiểu được ý Chúa”. Nhưng “ý Chúa” trong tư tưởng của Einstein chỉ bó hẹp trong tầng thế giới vật chất. Ý Chúa thực ra rộng lớn hơn rất nhiều. Gödel tỏ ra sâu sắc hơn Einstein khi ông nói có những thế giới khác, cao hơn thế giới của chúng ta.
Đẩy tư tưởng của Gödel đi xa hơn một chút, tôi muốn nói rằng các thế giới có thể có một quan hệ tương tác liên thông nào đó với nhau mà chúng ta không biết. Đúng hơn, khoa học không biết và không thể biết, vì khoa học tôn sùng chủ nghĩa duy vật, khoa học tự giam hãm mình trong cái lồng chật hẹp của chủ nghĩa duy vật. Để thoát ra khỏi cái lồng đó, phải bổ sung vào nhận thức những khái niệm của Lý thuyết Thông tin.
Thế kỷ 20 là thế kỷ của những cuộc cách mạng về nhận thức, với sự ra đời của hàng loạt lý thuyết khoa học làm đảo lộn nhận thức: Thuyết Lượng tử; Thuyết Tương đối; Nguyên lý Bất định; Lý thuyết Hỗn độn; Định lý Bất toàn… Nhưng tất cả những cuộc cách mạng ấy chưa đủ để làm cho con người thoát ra khỏi cái lồng của chủ nghĩa duy vật, mặc dù Định lý Bất toàn là tín hiệu báo cho nhân loại biết rằng cái lồng đó quá chật hẹp. Tuy nhiên, từ nửa cuối thể kỷ 20 đến nay, nhân loại đang chứng kiến một cuộc cách mạng thực sự giải phóng con người khỏi cái lồng của chủ nghĩa duy vật, đó là SỰ RA ĐỜI CỦA LÝ THUYẾT THÔNG TIN, trong đó những THỰC TẠI PHI VẬT CHẤT lần đầu tiên đã trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học. Đó là THÔNG TIN!
Thật vậy, Lý thuyết Thông tin đã tự động bác bỏ chủ nghĩa duy vật bởi 2 Tiên đề cơ bản sau đây:
Tiên đề 1: “Thông tin là thông tin, thông tin không phải là vật chất và năng lượng” (Information is information, not matter or energy).
Đó là tuyên bố của Norbert Weiner, cha đẻ cybernetics (điều khiển học). Tuyên bố ấy đã trở thành một tiên đề nền tảng của Lý thuyết Thông tin. Nói cách khác, thông tin là một thực tại khách quan, tồn tại độc lập với vật chất, mặc dù nó thường biểu lộ qua vật chất hoặc được chuyển tải bởi vật chất. Vật chất có thể biến mất (chuyển từ dạng này sang dạng khác), nhưng thông tin luôn luôn tồn tại. Trước đây tôi quan niệm linh hồn là một dạng sóng, nhưng giờ đây tôi cho rằng linh hồn của con người là một dạng thông tin, và do đó thông tin ấy sẽ tồn tại mãi mãi, kể cả sau cái chết. Tư tưởng này sẽ giúp ta giải thích được rất nhiều hiện tượng tâm linh.
Tiên đề 2: Mọi thông tin đều có nguồn; nguồn thông tin ắt phải là một TRÍ TUỆ THÔNG MINH.
Khoa học chứng minh rằng vũ trụ tuân thủ những định luật vật lý xác định. Nói cách khác, tồn tại những thông tin điều khiển sự vận hành của vũ trụ. Thông tin ấy từ đâu mà ra? Không thể có câu trả lời nào khác: Đấng Thiết kế vũ trụ, tức Đấng Sáng tạo. DNA chứa thông tin về sự sống. Thông tin ấy từ đâu mà ra? Câu trả lời tương tự: Đấng Thiết kế sự sống, tức Đấng Sáng tạo.
Nếu linh hồn của con người là một dạng thông tin, thì thông tin ấy từ đâu mà ra? Kinh Thánh đã trả lời: “Thiên Chúa lấy đất nặn một hình người, và thổi sinh khí vào mũi nó, tức thì hình nặn ấy thành một thực thể sống động” (Sáng thế ký 2:7). Cái sinh khí Chúa thổi vào mỗi chúng ta chính là những thông tin làm cho chúng ta trở nên người! Nếu không, chúng ta chỉ là đất, là cát bụi. Sự chết là sự trở về cát bụi của thể xác, nhưng linh hồn vẫn tồn tại, vì thông tin không bao giờ mất.
Nữ thánh Mary Mackillop của Úc nói : “Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta chỉ là những lữ khách trên đời này mà thôi” (Remember we are all but travelers here). Ý Ngài nhắc chúng ta rằng cuộc sống giống như một chuyến lữ hành, rồi ta sẽ phải về nhà, đó là lúc linh hồn về với Chúa.
Giả thuyết của tôi, rằng linh hồn của con người là thông tin được Chúa cài đặt vào thể xác, có thể giúp tôi mường tượng ra cách chữa bệnh siêu nhiên của cụ Nguyễn Đức Cần.
Thật vậy, phương pháp chữa bệnh kỳ lạ của cụ Nguyễn Đức Cần, theo tôi, chỉ có thể lý giải được phần nào nếu ta quan niệm con người là một hệ thông tin điều khiển thể xác. Khi thông tin ấy bị rối loạn, cơ thể mất cân bằng, sinh ra đủ mọi thứ bệnh tật. Điều này có thể thấy rõ ở cấp độ phân tử thông qua các lỗi của gene. Bản chất của gene là thông tin chứa trong DNA, thay vì chính phân tử DNA. Khoa học và y học lo sửa chữa phân tử DNA bằng những tác nhân vật chất (thuốc men, chất hóa học, các tia bức xạ,…), trong khi phương pháp của cụ Cần có thể là những tác động và điều chỉnh thông tin ở cả cấp độ DNA lẫn cấp độ toàn bộ linh hồn và thể xác của con người.
Super-Natural (4)Làm sao để cụ Cần có thể làm được công việc phi thường đó ?
Hãy hỏi 2 sư phụ của cụ. Nhưng các sư phụ của cụ chỉ hé lộ cho cụ Cần biết, không cho chúng ta biết. Đó là cơ Trời, mà chỉ có những người có sứ mạng đặc biệt mới được biết.
Những người không có tôn giáo thường không tin vào cơ Trời, không tin vào những sứ mệnh đặc biệt. Nhất là những người theo chủ nghĩa duy khoa học (scientism), thường cho rằng với khoa học, mọi người đều có thể nắm bắt được mọi bí mật của vũ trụ, miễn là anh ta chịu khó học hỏi. Điều này đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Có nhiều sự thật chỉ có những nhân vật mang một sứ mạng đặc biệt mới được biết. Tùy theo sứ mạng được giao lớn hay nhỏ mà người ấy được biết những bí mật lớn hay nhỏ.
Einstein là một người có sứ mạng vĩ đại, tôi nghĩ vậy. Vì thế ông mới có thể có bộ óc phi thường đến như thế. Nhưng Einstein, có lẽ, chỉ có sứ mạng vén tỏ bức màn bí mật của vũ trụ về mặt vật chất mà thôi. Ông không được mặc khải về tâm linh.
Người Thiên Chúa giáo hiểu rõ khái niệm sứ mạng, vì Kinh Thánh đã giảng:
“Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (I publicly praise you , Father, Lord of heaven and earth, because you have hidden these things from the wise and intellectual ones and have revealed them to babes) (Mat 11:25).
Đó là lời Chúa Jesus thổ lộ với Thượng Đế, tạ ơn Thượng Đế vì đã tiết lộ cho Ngài và chỉ cho Ngài mà thôi, chương trình cứu độ nhân loại.
Tôi tin cụ Cần cũng là một trong những người có sứ mạng đặc biệt, và chính cụ ý thức rõ điều đó. Đó là lý do cụ chữa bệnh không lấy tiền, thậm chí một đồng quà tấm bánh của bệnh nhân để tỏ lòng biết ơn cụ cũng không nhận. Cụ sống đạm bạc, hy sinh đến mức tuyệt đối, nêu cao một tấm gương đạo đức sáng ngời, luôn miệng dạy bảo bệnh nhân phải sống đạo đức, từ bỏ điều xấu. Một con người như thế chỉ có thể là một bậc thánh, nhận một sứ mệnh cao cả từ những bề trên thiêng liêng trao cho. Cụ báo động cho chúng ta biết rằng chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng khó khăn, đầy tai kiếp, nhưng chính vì thế càng phải tu dưỡng đạo đức. Thông điệp cụ gửi gắm tới chúng ta thông qua các bệnh nhân, theo tôi, không chỉ là thông điệp của cá nhân cụ, mà của những thế giới khác, cao hơn thế giới của chúng ta. Bản thông điệp này cực kỳ quan trọng, hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa ấy vượt lên trên việc chữa bệnh thể xác, mà gợi ý cho chúng ta suy ngẫm về việc chữa bệnh linh hồn. Nếu không tập trung tư tưởng để suy ngẫm thì chúng ta không thể lĩnh hội bản thông điệp ấy được.
Tôi sẽ đề cập đến bản thông điệp đó trong một bài viết khác, thông qua câu chuyện vô cùng kỳ lạ về một vị thánh khác, cũng không cách xa chúng ta là bao.
(Kỳ sau: Super Natural Phenomena / Hiện tượng Siêu Tự nhiên  [2])
PVHg, Sydney 02/08/2016

CHÚ THÍCH:
[1] Xem “Founfations of Sciences / Nền tảng của khoa học” trên PVHg’s Home ngày 24/07/2016
"
https://viethungpham.com/2016/08/02/supernatural-phenomena-hien-tuong-sieu-tu-nhien-1/

1 nhận xét:

  1. Không dám nói những điều cao siêu, nhưng chưa một lần nghe đốt bùa khỏi bệnh nan y, trộn nghĩ bùa có hiệu nghiệm vậy thì không ai trong các vị có phúc lớn được gặp cụ mà xin cụ một ít bùa để dành làm phúc cho nhân gian , cóp phải hay hơn viết sách kiếm tiền.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.