Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/11/2016

Giao Blog, Vũ Nho Blog, với Trần Đăng Khoa cùng bài thơ "Hà Nội" (1969, 1999, 2015)

Liên quan đến chủ đề này, thì trung tâm kết nối là Phủ Tây Hồ ở Hà Nội.

Luận bàn bắt đầu từ năm 2015, ở đây hoặc ở đây. Bài thơ Hà Nội của Trần Đăng Khoa thì tạm đọc ở đây.

Bây giờ, vấn đề đã xuất hiện trên tạp chí học thuật. Sẽ thấy trích dẫn từ Giao Blog và Vũ Nho Blog (blog Vũ Nho Ninh Bình của nhà giáo, nhà phê bình văn học Vũ Nho).

Bài vừa lên tạp chí Văn hóa Dân gian số 5/2016.

Trang đầu và trang liên quan đến hai blog.

Xin chân thành cảm tạ bác Vũ Nho. 


Tháng 11 năm 2016,
Giao Blog



---

1.

Bài viết chung có tên là "Phủ Tây Hồ như một biểu tượng về đời sống tâm linh của người Hà Nội sau Đổi Mới - qua việc nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉnh sửa một khổ trong bài Hà Nội", tạp chí Văn hóa Dân gian số 5/2016 (có thể xem dung lượng lớn hơn bằng cách bấm con trỏ vào ảnh hiện thấy):








2.

Bài báo cũ năm 2015 (phỏng vấn nhà thơ Trần Đăng Khoa, bản gốc trên GDVN đã được xóa bỏ, nhưng vẫn lưu ở nhiều nơi, chẳng hạn mục 6 ở đây):





Nhà thơ Trần Đăng Khoa bàn về trách nhiệm của Chủ tịch Hà Nội

(GDVN) - Nhà thơ Trần Đăng Khoa: "Sở dĩ tôi nói đến vai trò của ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, vì ông là người biết sớm nhất việc làm sai trái này...".
Xung quanh vụ việc một loạt cây xanh lâu năm ở Hà Nội bị đốn hạ gây ra nhiều bức xúc trong dư luận những ngày qua, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò truyện với Nhà thơ Trần Đăng Khoa – một người vốn đã gắn bó với Hà Nội từ những năm tháng còn bom đạn, chiến tranh ác liệt. 
Ông cũng tỏ rõ nỗi bức xúc, xót xa khi nhìn thấy những hàng cây gắn với lịch sử của thành phố bị cưa trụi, và liên tục đề cập tới trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền thành phố.
Sau nhiều ngày liên tục bị các nhà khoa học, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau, công luận phản đối dữ dội, rốt cuộc ông Chủ tịch Hà Nội đã phải ra quyết định tạm dừng chặt cây xanh. Nhưng điều mà công luận quan tâm lúc này là ai phải chịu trách nhiệm khi có hàng trăm cây xanh lâu năm đã bị đốn hạ?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng “không có lợi ích nhóm” trong chuyện đốn hạ 6.700 cây xanh ở Thủ đô. Nói vậy có thể tin được không? Không có chiến dịch đốn hạ cây, tại sao lại có hàng trăm cây lớn bị chặt? Nhiều tuyến phố ngổn ngang như công trường khai thác gỗ.
Thời chiến tranh, bom đạn tàn phá khốc liệt, Hà Nội vẫn giữ được lá phổi xanh của mình. Bấy giờ, tôi còn là một cậu bé mà vẫn tự hào về Thủ Đô Hà Nội: “Những năm giặc bắn phá – Ba Đình vẫn xanh cây – Trăng vàng Chùa Một Cột – Phủ Tây Hồ hoa bay…”. Bây giờ, không có giặc, cũng không còn bom đạn nữa mà cây xanh thành phố Hà Nội lại bị hạ sát tàn bạo còn hơn cả những trận rải thảm của B52.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa thẳng thắn đề cập tới trách nhiệm của Chủ tịch thành phố Hà Nội. ảnh: Ngọc Quang.
Việc thay thế những cây mục ruỗng, thay thế những cây không phù hợp trồng ở đô thị là đúng. Nhưng điều đáng bàn và nguy hiểm ở chỗ, người ta đã mượn gió bẻ măng, lấy việc chỉnh trang cây xanh thành phố làm ngụy trang để phá hủy hàng loạt cây xanh, trong đó có những cây có tuổi thọ hàng trăm tuổi. Họ ào ạt làm đêm, làm ngày theo lối chụp giật. Thực chất đây là cuộc khai thác gỗ.
Vì thế mà nhiều học giả, nhiều nhà khoa học, nhiều người dân đã lên tiếng. Có người đứng ra bảo vệ cây. Họ thắt khăn trắng cho mình và thắt khăn trắng cho cây. 
Họ dán khẩu hiệu lên cây: “Xin đừng chặt tôi. Tôi là cây khỏe mạnh”. 
Nghệ sĩ nổi tiếng Chiều Xuân vừa khóc, vừa lấy thân mình ngăn cản để giữ một cây xanh ở số nhà 65 phố Nguyễn Thái Học của chị. 
Rồi rất nhiều người dân khác nữa cũng đứng lên bảo vệ cây. Họ lên tiếng trên facebook cá nhân, họ comment vào các bài viết phản ánh sự kiện này. Có thể nói hàng vạn comment. Trong đó có cả những lời quá đà, không phải góp ý mà chửi rủa. Điều ấy là không nên. Nhưng sự nổi giận đến mất bình tĩnh của họ là điều có thể hiểu được.
Bây giờ thì ông Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu kiểm điểm với lãnh đạo Sở Xây dựng và đình chỉ mấy anh Trưởng phòng, Phó phòng. Việc con voi cuối cùng xử phạt một con muỗi. Đành rằng Sở Xây dựng Hà Nội có lỗi. Nhưng liệu họ có gan làm cái việc động trời, là tàn phá môi trường và tiêu diệt lá phổi xanh của Thủ đô, nếu không có sự cho phép của những người đứng đầu chính quyền thành phố?
Vậy vấn đề là trách nhiệm của ông Chủ tịch thành phố đến đâu? Và trách nhiệm của ông Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng thế nào? Chẳng lẽ các ông chỉ biết nói một câu “rút kinh nghiệm” rồi phủi hết trách nhiệm, quay lại kiểm điểm cấp dưới như một người có trách nhiệm, một người ở ngoài cuộc?
Sở dĩ tôi nói đến vai trò của ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, vì ông là người biết sớm nhất việc làm sai trái này, bởi ngay từ ngày 16/3, khi một loạt cây xanh bị đốn hạ, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã có thư ngỏ gửi đích danh ông, yêu cầu nên dừng ngay việc giết cây rồi cân nhắc kỹ và rà soát lại. 
Sau đó bức thư còn được đăng trên facebook cá nhân, rồi nhiều báo điện tử đăng lại. Tiếp đó, Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhiều học giả có uy tín đã lên tiếng, nhan nhản khắp các mặt báo là sự phản đối dữ dội những hành vi chặt phá cây xanh của nhân dân cả nước. Nhưng dường như ông Chủ tịch quá bận bịu nên không có thời gian để ý đến ý kiến của các nhà khoa học và cũng chẳng có thời gian xem báo chí đã nói gì.
Ông Chủ tịch sau đó có thư hồi âm nhà báo Trần Đăng Tuấn, nhưng đó chỉ là phép xã giao, trong đó thông báo cũng lại giao cho Sở xây dựng rà soát. Nghĩa là cũng lại nói cho có nói, một cách “ném bùn sang ao!”. Và rốt cuộc cây vẫn tiếp tục bị đốn hạ vô tội vạ, dù vẫn đưa tin trên truyền thông là Ủy ban đề nghị rà soát việc chặt cây.
Cây xanh bị đốn hạ trên đường Nguyễn Chí Thanh gây ra nhiều phản ứng trong dư luận. ảnh, internet.
Đến chiều ngày 19/3, một nhóm luật sư gửi thư khẩn cấp đề nghị dừng ngay việc chặt hạ 6.700 cây xanh đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bộ trưởng Bộ Xây dựng, và cả ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, cho rằng việc chặt hạ 6.700 cây xanh của Hà Nội là làm trái, nếu không nói là chống lại Nghị định 64/2010 NĐ-CP, cần xử lý nghiêm người tham mưu và những kẻ làm trái pháp luật.
Trong thư cũng nói rõ: “Chúng tôi chứng kiến sáng 19/3/2015 vẫn chặt hạ cây xanh, dù chiều 18/3 Văn phòng UBND Hà Nội có công văn yêu cầu Sở Xây dựng rà soát, nhưng không yêu cầu dừng chặt hạ. Chúng tôi cũng đã gửi thư đến Bí thư Thành ủy đề nghị xử lý phát ngôn thiếu thận trọng của ông Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy, gây bức xúc dư luận. Chúng tôi sẽ kiên trì theo dõi việc giải quyết của các cơ quan chức năng và sẽ làm đến cùng”.
Có lẽ đây là kiến nghị rất có sức mạnh và thế là sáng ngày 20/3, ông Nguyễn Thế Thảo phải ra lệnh dừng chặt cây, mà lẽ ra phải làm từ trước đó nửa tuần. 
Ông nghĩ sao khi phóng viên đặt ra 21 câu hỏi trong buổi họp báo, nhưng ông Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng lại trả lời qua quýt rồi nhanh chóng bước ra khỏi phòng?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi thấy đấy là một chuyện khôi hài. Một chuyện cũng rất đáng xấu hổ. Thực ra, có ai bắt các ông ấy phải họp báo đâu. Nếu đã họp báo thì phải chuẩn bị kỹ, phải nắm chắc mọi vấn đề để giải tỏa dư luận. Cứ ú a ú ớ thì họp làm gì. Họp chỉ để nói chúng tôi minh bạch, không có lợi ích nhóm mà người ta tin ư? Người ta đâu chỉ nghe anh nói, mà còn xem anh làm. Lời nói với việc làm không đi đôi với nhau, thậm chí chúng chẳng có họ hàng gì với nhau thế mà lại cứ muốn người ta tin.
Nếu cần họp báo là họp trước lúc chặt cây, cần thông báo cho dân, cho giới truyền thông biết để có sự đồng thuận của toàn xã hội. Thậm chí, nếu thực sự đàng hoàng, không khuất tất và muốn được dân ủng hộ thì cần minh bạch thật trước dân: Treo biển đánh dấu những cây cần loại bỏ, đề nghị các nhà khoa học, các nhà sinh học và đông đảo nhân dân cùng chúng tôi rà soát lại số cây cần loại bỏ ấy và phát hiện thêm những cây chúng tôi còn bỏ sót.  
Rồi ông thông báo kinh phí thực hiện dự án này; số tiền xã hội hóa bao nhiêu, đối tác là những ai, tiền chặt cây, tiền bán cây là bao nhiêu, đưa số tiền ấy vào ngân quỹ nhà nước, hay làm công tác xã hội hay làm gì với số tiền ấy; loại cây nào sẽ được chọn thay cho cây đã chặt. Thời gian nào thì chính thức chặt cây. Nếu đàng hoàng như thé, tôi tin cả xã hội sẽ đồng thuận. 
Nếu đàng hoàng như thế, tôi tin cả xã hội sẽ đồng thuận. Còn cứ làm một cách dấm dúi, chụp giật như vừa rồi mà còn mong nhân dân ủng hộ, mong có sự đồng thuận thì đó chỉ là chuyện ở trên mây. 
Chính vì thế, cánh báo chí cứ truy hỏi hỏi gỗ khai thác đưa về đâu, bán bao nhiêu, trong khi các vị lãnh đạo thành phố thì lúng túng như gà vướng tóc. Tất nhiên rồi sắp tới, các vị sẽ trả lời, và rồi cũng sẽ rất minh bạch, nhưng nên làm như một số luật sư đề nghị: Chuyển việc này cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Chứ Hà Nội gây ra sự cố động trời, Hà Nội lại thanh tra. Trẻ con cũng không tin được.
Vì thế tôi đã nói ngay, nói trắng phớ ra rằng đây là trò lừa đảo ngoạn mục giả danh cái đẹp. Người ta đã mượn cớ chỉnh trang thành phố, mượn cớ bảo đảm an toàn cho dân nhưng thực chất là việc khai thác gỗ và bán gỗ quý. Muốn được người dân và toàn xã hội đồng thuận, không phải khó khăn gì. Chỉ cần thực sự công khai minh bạch ngay từ đầu như tinh thần mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và làm tử tế là dân ủng hộ ngay.
Trân trọng cảm ơn ông!
http://www.giaoducvietnam.vn/gdvn-post156690.gd



3. Trao đổi trên Giao Blog

3.1.


7 nhận xét:

  1. Xem chiện ""Không phải iem" ở Gúc gồ Tiên Lãng cười hết cả giận!
    Trả lờiXóa

    Trả lời






    1. Cô Tiên làm một khái quát đó, được đó bác Cạo à. Để em xin về bên này.
      Xóa

  2. Rất đáng khâm phục! Cuối cùng thì ai cũng chối, chẳng ai chịu trách nhiệm. Có lẽ mấy anh chị trưởng phó phòng của sở Xây Dựng thấp cổ bé họng không cãi, không đổ trách nhiệm đi đâu được sẽ phải chịu trận! He he he...Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết rạch ròi rằng chẳng lẽ ông Nguyễn Thế Thảo không có lỗi?
    Trả lờiXóa

    Trả lời






    1. Chuyên gia về thơ Trần Đăng Khoa đây rồi. Kính mời bác đưa luận giải cho thắc mắc đã đưa ra ở đây ạ (một thắc mắc nhỏ xíu):

      http://giaovn.blogspot.jp/2015/03/ha-noi-nam-1969-cua-tran-ang-khoa-may.html
      Xóa

  3. Về chuyện "Phủ Tây Hồ hoa bay" thì có nhẽ tốt nhất là đặt câu hỏi với nhà thơ "thần đồng" ngày xưa mà bây giờ cũng chưa già lắm ( không phải "già khú" như Trần Đăng Khoa tự nhận). Tôi không thấy có chi tiết nào nhà thơ nói về việc "can thiệp" của ông thầy Xuân Diệu. Phủ Tây Hồ, có nhiều người mang hương hoa đến lễ. Vì sao lại nhìn "hoa" của người mang đến BAY được? Hoặc giả có cây bông gòn, bông gạo ở phủ, hoa bay ( những hạt bông gòn bung nở, như bông hoa nhỏ xíu bay trong gió)? Bài thơ chỉ đề năm viết 1969, không rõ tháng viết. Trước đó, chú bé Khoa cũng đã quan sát về hoa Hà Nội và viết : Hà Nội có nhiều hoa/ Bó từng chùm cẩn thận/ mấy chú vào mua hoa/ Tươi cười ra mặt trận. Hoa đem lễ thì cũng là hoa được sắp xếp cẩn thận, khó mà BAY. Tôi chỉ đoán như vậy. Để chắc chắn, sẽ gọi điện cho Trần Đăng Khoa là ổn thôi!
    Trả lờiXóa
  4. Bạn Giao thân mến!
    Tôi đã điện thoại cho Trần Đăng Khoa để nói về thắc mắc của bạn. Nhà thơ trả lời hai ý : Thứ nhất là bài này, nhà thơ Xuân Diệu không có góp ý gì. Thứ hai, "hoa bay" ở đây là câu thơ viết ảo, đa nghĩa: Có thể hiểu hoa bông gòn, bông gạo bay; cũng có thể hiểu là hoa nắng (qua tán lá) lung linh khi gió thổi; và cũng có thể hiểu là những nụ cười trên gương mặt người như hoa trong gió và nắng của bóng cây Phủ Tây Hồ!
    Trả lờiXóa

    Trả lời






    1. Rất cảm ơn bác Vũ Nho và nhà thơ Trần Đăng Khoa !

      Hai chi tiết trên, thì chi tiết liên quan đến nhà thơ Xuân Diệu là một cái giả thiết xa xôi. Cốt để gợi lại không khí anh Khoa lên Hà Nội thời gian đó thôi. Hoàn toàn là giả thiết.

      Chi tiết thứ hai thì nếu được, nhờ bác Vũ Nho hỏi giùm anh Khoa là: lúc đó, anh Khoa lên Phủ Tây Hồ là tự đi, hay là đi cùng ai. Lúc đó, vào năm 1969, khi anh Khoa tới Phủ Tây Hồ, thì Phủ đã có người tới lễ chưa ? Tức là cháu muốn biết thêm thông tin bên ngoài câu thơ về Phủ Tây Hồ đó của anh Khoa.

      Kính nhờ bác Vũ Nho.
      Xóa

https://giaovn.blogspot.jp/2015/03/ha-noi-cho-trong-vang-tam-xanh-tuoi-la.html#comment-form




3.2.

8 nhận xét:

  1. Thú vị thật!
    Tôi có viết cuốn sách Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca ( NXB Văn hóa thông tin,2000). Phần lớn thơ của Trần Đăng Khoa là được in sau 1975. Bởi vậy chi tiết này của bạn Giao thật bất ngờ với tôi. Trong khi tìm hiểu thơ Trần Đăng Khoa, tôi chú ý chi tiết là "chú bé" Khoa luôn sửa chữa thơ của mình. Cũng có trường hợp sửa thơ hay lên, có trường hợp không hay bằng bản cũ. Riêng câu sửa này thì hay hơn hẳn. Có điều là bây giờ Ba Đình vẫn xanh cây. Các vị lãnh đạo mới cho chặt ở đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi thôi...
    Trả lờiXóa

    Trả lời






    1. Chuyên gia nghiên cứu thơ Trần Đăng Khoa thấy thú vị là vui rồi. Có mấy chỗ cháu viết vui vui bác Vũ Nho à. Còn thực chất đúng là thêm một trường hợp chú bé Khoa sửa thơ của mình.

      Sẽ vẫn còn bất ngờ về chi tiết Phủ Tây Hồ đó bác Vũ Nho. Vì đã nói là tạm gác, nên ở entry này tạm che câu tiếp theo.

      Lại phải chờ luận giải từ phía chuyên gia trước, hoặc là tâm sự của chính nhà thơ. Hi vọng, bạn đọc sẽ được một kiến thức gì đó bổ ích.
      Xóa

  2. Tối cuối tuần vui thiệt đó nghen . " Hà Nội có sao đâu " trong suy nghĩ của chú bé 10 tuổi ,còn " Ba đình vẫn xanh cây " là suy nghĩ của ông già gần 60 với sự việc lùm sùm như thời gian vừa qua
    Nhà văn , nhà thơ cũng phải cảm nhận được hơi thở của cuộc sống , nhưng sửa lại thơ như vầy thì bó tay . Chờ bác Giao đưa đoạn sau lên xem tiếp , chắc vui lắm à nghen
    Trả lờiXóa

    Trả lời






    1. Quả là lúc lên 10, chỉ có thể là "Hà Nội có sao đâu" được thôi bác Salam à. Sau này, một lúc nào đó đã được chỉnh lại thành "Ba Đình vẫn xanh cây".

      Ta cứ tạm đợi tâm sự mang tính "giải trình" của chính nhà thơ đã bác ạ. Cái này, lại phải nhờ đến liên lạc của bác Vũ Nho.

      Đoạn sau thì bác Salam cũng chờ nhé !
      Xóa
    2. Bạn Giao thân mến. Câu hỏi bên ngoài thơ của bạn, tôi đã chuyển đến nhà thơ Đần Đăng Khoa ( bằng điện thoại). Chúng ta có thông tin sau: - Ngày ấy, chú bé Khoa đến Phủ Tây Hồ không chỉ một lần, mà vài ba lần. Khi thì đi với bạn bè, khi thì đi một mình. Chú Khoa thấy ngày đó ở Phủ cũng có rất đông người đi lễ, đi chơi. Còn câu thơ trước đó chú Khoa viết : Hà Nội có sao đâu. Như vậy chắc chắn câu kết sẽ không thể là Phủ Tây Hồ hoa bay... Câu kết này chắc chắn là được sửa cùng với câu " Ba Đình vẫn xanh cây". Vấn đề sửa thơ thì có nhiều chuyện. Có thể biên tập SỬA, rồi sau này, chú Khoa "lấy" lại. Chẳng hạn : bạn nào đá lên trời - ĐỨA nào đá lên trời. Có lời mẹ hát ngọt bùi hôm nay - Có lời mẹ hát ngọt bùi ĐẮNG CAY!...
      Xóa
    3. Cảm ơn bác Vũ Nho và anh Khoa. Nếu được anh Khoa viết ra thành một bài gì đó, nhân sự kiện "Ba Đình vẫn xanh cây" và "Phủ Tây Hồ hoa bay" này thì hay quá.

      Còn người như cháu, chỉ có thể căn cứ vào bản in được thôi. Không có cách nào khác. May là chú bé Khoa đã được in từ trước 1975. Bài "Hà Nội" đã in rất nhanh sau đó (nếu nó được viết vào năm 1969 như ghi ở cuối bài).

      Nếu dựa vào bản in trước năm 1975 thì có thể nghĩ: lúc trước năm 1975, chú bé Khoa chưa từng lên Phủ Tây Hồ, cũng chưa đủ sức viết câu "Ba Đình vẫn xanh cây" được. Chỉ có thể viết được câu (đúng như bản đã in) là "Hà Nội có sao đâu".

      Tuy nhiên, cái này là suy nghĩ "vật lí" từ bản in thôi. Sự tình cụ thể thế nào, thì phải nhờ chính nhà thơ thần đồng của chúng ta tâm sự.
      Xóa

  3. Dịp Tết thiếu nhi năm 1969, Trường cấp I Quốc Tuấn tổ chức một đoàn 25 em về Hà Nội dự trại hè, trong đó có Trần Đăng Khoa. http://www.baohaiduong.vn/News/Weekly/2013/1-118-1229-79910/Loi-Bac-Ho-day-Tran-Dang-Khoa.viss
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Thế chứ ! Thế mới là Mr. Khoằm nhà mình chứ !

      Cảm ơn, mình sẽ bổ sung thông tin này lên chính văn.
      Xóa
https://giaovn.blogspot.com/2015/04/cay-xanh-ha-noi-se-hoi-tham-chu-be-khoa.html


---




Những entry liên quan đã đi trên blog này:










 
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 10  (tổng quát về Đại hội VI)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987, 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)

Một bài viết của cụ Vũ Khiêu chào mừng đồng chí Gooc-ba-chốp (1986)

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5  (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004) 
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh) 


 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.