Chỉ là tư liệu cũ. Để đọc đối chiếu với tư liệu do hai ông Vũ Thế Khanh và Ngô Tiến Quý vừa phát biểu.
Từ đây trở xuống là lấy về từ tamnhin.
---
Tìm mộ liệt sỹ: nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%
(Tamnhin.net) - Theo số liệu thống kê, trong quá trình tìm mộ liệt sỹ, thông tin do nhà ngoại cảm cung cấp có tỷ lệ đúng khoảng 70 - 80%.
Đó là kết luận nêu trong báo cáo của Viện khoa học Hình sự - Bộ Nội vụ, Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng (UIA) và Trung tâm bảo trợ văn hoá truyền thống về trắc nghiệm khả năng tìm mộ liệt sĩ từ xa của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên.
Thực hiện ý kiến của Chính phủ truyền đạt trong Công văn số 4027/KGVX của Văn phòng Chính phủ về việc xem xét hiện tượng tìm mộ liệt sĩ của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã đề nghị Bộ Nội vụ tổ chức phối hợp các đơn vị: Viện khoa học Hình sự - Bộ Nội vụ, Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng (UIA) và Trung tâm bảo trợ văn hoá truyền thống thực hiện nhiệm vụ trắc nghiệm khả năng tìm mộ liệt sĩ từ xa của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên.
Mục tiêu của nhiệm vụ đặt ra là trắc nghiệm khả năng tìm mộ từ xa của ông Nguyễn Văn Liên là có thực hay là sự đồn đại mê tín dị đoan, khi kết thúc quá trình trắc nghiệm sẽ có cơ sở để kết luận và báo cáo Chính phủ.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiệm vụ với tinh thần thận trọng, nghiêm túc, trước hết bàn bạc thống nhất biện pháp thực hiện, xây dựng các biểu mẫu thống kê, tổ chức theo dõi quan sát, ghi chép, thu thập số liệu, dữ kiện sau đó tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận. Hơn 5 tháng làm việc cố gắng khẩn trương và khách quan với sự cộng tác nhiệt tình của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên và nhiều cán bộ nhân viên của các cơ quan nói trên, nhóm nghiên cứu đã thu được nhiều kết quả quan trọng để báo cáo bao gồm:
- Báo cáo tổng kết chương trình khảo nghiệm khoa học
- Sổ theo dõi các trường hợp tham gia trắc nghiệm
- Hồ sơ những vụ điển hình (21 trường hợp tìm thấy, 5 trường hợp không tìm thấy).
- Dư luận báo chí và nhân dân
- Ảnh tư liệu
- Băng ghi âm (lưu tại UIA & Viện khoa học Hình sự)
- Băng ghi hình (lưu tại UIA & Viện khoa học Hình sự)
- Các vật chứng (lưu tại UIA & Viện khoa học Hình sự)
Qua quá trình theo dõi, trao đổi sơ bộ về những kết quả trắc nghiệm thu nhận được, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Nội vụ có một số nhận xét như sau:
1. Khả năng tìm mộ liệt sĩ thất lạc của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên là có thật.
2. Tỷ lệ tìm thấy được mộ trong đợt trắc nghiệm là tương đối cao (khoảng 70%). Số vụ đã tìm thấy được là 154 trong tổng số 219 vụ.
3. Trong mỗi vụ, nhà ngoại cảm Liên đưa ra trung bình khoảng 40 - 45 thông tin mà trong quá trình tìm mộ phải xác định đúng sai của các thông tin này. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ thông tin đúng trong từng vụ khoảng 70 - 80%.
Qua kết quả trắc nghiệm, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xin kiến nghị Chính phủ:
- Khả năng đặc biệt của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên trong việc xác định mộ chôn cất các liệt sĩ bằng ngoại cảm là có thật mà khoa học hiện nay chưa thể có lý giải một cách thoả đáng để mọi người đều có thể hiểu và công nhận...
- Nhà nước nên giao cho ngành Lao động - Thương binh - Xã hội tổ chức chu đáo để nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên và các nhà ngoại cảm đích thực khác giúp nhân dân tìm kiếm hài cốt thân nhân trước hết là hài cốt các liệt sĩ đã bị thất lạc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đây là vấn đề có nhu cầu lớn, song nếu tổ chức không tốt dễ gây lộn xộn dẫn đến những vấn đề phức tạp...
Theo kiến nghị này Chương trình khảo nghiệm “Tìm mộ bằng khả năng đặc biệt” đã được tiến hành và kết quả là đã tìm thấy và xác nhận được hàng vạn hài cốt liệt sĩ một cách kỳ diệu.
Để chắc chắn việc khảo nghiệm được trung thực, khách quan, loại trừ những yếu tố có thể mang tính chất dàn xếp, sắp đặt, các cơ quan nghiên cứu đã điều các nhà ngoại cảm ra khỏi môi trường cũ của họ để cắt đuôi tất cả các hoạt động chân gỗ, cò mồi… (nếu có). Theo đó, các nhà ngoại cảm được ăn ở, sinh hoạt hoàn toàn ở cơ quan, làm việc dưới sự điều hành và giám sát của các cơ quan chức năng.
Nghiên cứu về ngoại cảm, tâm linh - một đề tài hết sức nhạy cảm, các nhà khoa học đã phải đối mặt với không ít phản ứng, dị nghị trong dư luận. Họ đã chấp nhận đi giữa hai “làn đạn” của dư luận xã hội trên chặng đường đưa hài cốt các liệt sĩ về quê hương.
Một “làn đạn” xuất phát từ những kẻ lợi dụng hiện tượng tâm linh để hành nghề mê tín dị đoan, lừa gạt người dân. Đương nhiên, những người này tìm mọi cách ngăn cản, chống phá chương trình nghiên cứu, sợ sự thật được làm rõ thì họ… mất đường làm ăn.
“Làn đạn” thứ hai là từ một số người không tin vào tâm linh, vào khả năng ngoại cảm, nên tỏ thái độ nghi ngờ, thậm chí công kích mạnh mẽ. Trong số những người nghi ngờ có cả các quan chức cấp cao, kể cả một số lãnh đạo của Bộ Công an, khiến các cơ quan khoa học phải chịu rất nhiều áp lực.
Tuy nhiên, việc rất nhiều trường hợp tìm thấy mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm đã phá tan mọi nghi ngờ. Những người trước đây bán tín bán nghi, thì sau đó đã thực sự bị thuyết phục.
Trong số những hài cốt liệt sĩ được tìm thấy bằng ngoại cảm, có cả cố Tổng bí thư Trần Phú (được tìm thấy ở Công viên Lê Thị Riêng, TP.HCM); liệt sĩ - nhà văn Nam Cao (tìm thấy ở Gia Viễn, Ninh Bình); liệt sĩ Vũ Thị Kính, em gái nguyên Phó thủ tướng - GS. Trần Phương; liệt sĩ tiền bối cách mạnh Bùi Văn Thịnh (tức Thơ Lanh - bạn tù Hoả Lò cùng thời với các đồng chí Đỗ Mười, Hoàng Văn Thái, Trần Tử Bình…); liệt sĩ Lê Duy Nhuận – bạn của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; liệt sĩ - thủ trưởng cũ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Thiện Ngộ; liệt sĩ - trung tá tình báo Lý Văn Tố...
Đặc biệt, trường hợp tìm thấy hài cốt liệt sĩ - anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Hiệu trong tình thế “mò kim đáy biển” đã khiến bất cứ người nào từng chứng kiến cũng phải bị thuyết phục bởi sự kỳ diệu của tâm linh (liệt sĩ Hiệu cùng con tàu không số nổ tung trên biển - cách đất liền 120 km - sau khi bị địch phát hiện trong một chuyến chi viện miền Nam năm 1972).
Năm 1998, Chương trình khảo nghiệm đã kết thúc giai đoạn I với thành công vang dội: 70% trường hợp nghiên cứu đã được tìm thấy. Đây là xác suất mộ liệt sĩ được tìm thấy rất cao trong bối cảnh phần lớn hài cốt liệt sĩ nằm rải rác trong rừng sâu, sông, suối, núi non, địa hình hiểm trở…, hiện trạng địa lý cũng thay đổi rất nhiều sau hàng chục năm.
Ban chủ nhiệm Chương trình khảo nghiệm đã báo cáo kết quả lên Chính phủ. Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã đánh giá rất cao kết quả nghiên cứu và quyết định cho phép tiếp tục thực hiện khảo nghiệm ở mức độ cao hơn và đề nghị Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường có hình thức khen thưởng. Riêng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường cũng khẳng định, phương pháp nghiên cứu của Chương trình là khoa học, khách quan, có độ tin cậy cao, đã khẳng định được một sự thật khách quan và đề tài có ý nghĩa rất lớn trong cộng đồng xã hội.
Tiếp đó, kết quả nghiên cứu còn được báo cáo ở cấp cao hơn. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với hiện tượng đặc biệt này cũng như ý nghĩa xã hội của nó.
Chương trình sau đó tiếp tục được phép triển khai giai đoạn II và III, theo hướng tiếp tục mở rộng đối tượng, nghiên cứu và phát hiện những khả năng đặc biệt khác, hướng hoạt động ngoại cảm vào các công việc hữu ích, lành mạnh hoá các hoạt động tâm linh. Ngoài ra, Chương trình khảo nghiệm còn thiết lập các kênh giao lưu trực tiếp với hương linh các liệt sĩ để việc tìm kiếm hài cốt nhanh hơn, tiến tới phổ thông hoá việc tìm hài cốt thất lạc.
Hiện cả nước có khoảng 20 nhà ngoại cảm đã được xác nhận có khả năng ngoại cảm. Tuy nhiên, nhu cầu tìm mộ liệt sĩ là quá lớn, nên các nhà ngoại cảm luôn bị quá tải. TS. Vũ Thế Khanh đưa ra một so sánh: “Với số hài cốt liệt sĩ vẫn còn thất lạc, nếu mỗi năm tìm được 1.000 mộ liệt sĩ, thì 500 năm nữa, chúng ta vẫn chưa tìm hết”.
Tuy nhiên, quá trình khảo nghiệm đã đi sang một giai đoạn cao hơn, đó là hình thức giao lưu áp vong: vong linh liệt sĩ nhập thẳng vào người nhà để chỉ dẫn vị trí hài cốt của mình.
Hài cốt liệt sĩ Lê Ngọc Bính là một trong rất nhiều trường hợp vừa được tìm thấy thông qua hình thức giao lưu áp vong. Khi khai quật, gia đình đã tìm thấy trong hài cốt liệt sĩ có cả lọ penecilin có ghi đầy đủ thông tin: “Lê Ngọc Bính – Đ.V.v-10-K.B – T.C. 388 – H.S. 18-10-1969”. Đúng như thông tin trên giấy báo tử gia đình nhận được năm 1972.
Tại buổi giao lưu áp vong diễn ra vào tháng 12/2010 tại Liên hiệp UIA (số 1 Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội), liệt sĩ Bính đã về nhập vào cô em gái và nói với các anh trai: “Em hy sinh vì bị sức ép của bom. Có cô giao liên tốt lắm, cô ấy sẽ chỉ chỗ em nằm. Thôi, em đi đây, em lại vào Tây Ninh đây…”.
Theo những thông tin có được, gia đình đã tìm vào Tây Ninh, được sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương, gia đình đã tìm được cô giao liên (nay đã lên chức bà) tên là Ba Điệp, người đã từng chôn một liệt sĩ tên Bính - người miền Bắc.
Nhờ những chỉ dẫn từ trí nhớ của bà Ba Điệp, gia đình đã tìm thấy chính xác vị trí mộ liệt sĩ Bính, tìm được cả vật chứng trong hài cốt là lọ penecilin ghi rõ ràng thông tin chính xác về liệt sĩ, không sai một chi tiết nào.
Theo TS. Vũ Thế Khanh, rất nhiều trường hợp mộ liệt sĩ đã được tìm thấy qua hình thức giao lưu áp vong. Tuy nhiên, để tỷ lệ thành công cao hơn, trước khi tiến hành giao lưu, các gia đình nên thực hiện nghi thức cầu siêu trước. Lý do là, đa phần liệt sĩ khi hy sinh trong trạng thái đau đớn về thể xác (bị thương, bị tra tấn, đánh đập…), nên nhiều liệt sĩ về trong trạng thái đau đớn, nên không nói được nhiều, không đủ thông tin để người nhà có thể đi tìm. Do đó, nghi thức cầu siêu theo nghi lễ Phật giáo, nói nôm na là để “chữa bệnh” cho các liệt sĩ, sẽ giúp họ hết đau đớn, nhờ đó khi giao lưu sẽ nói được nhiều thông tin hơn.
Thực hiện mục tiêu này, Chương trình khảo nghiệm đã tổ chức Pháp hội: “Uống nước nhớ nguồn” để thực hiện nghi lễ tri ân, cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ. Pháp hội được tổ chức liên tục hàng tuần và đã nhận được sự ủng hộ cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đức Trung(Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ)
Ghi chú: nguồn thứ cấp cho biết niên đại của bài là THỨ NĂM, 26 THÁNG 5 2011 11:20.
Có một cái kết luận do ông Chu Hảo kí, ở đây.
Có một cái kết luận do ông Chu Hảo kí, ở đây.
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- May quá, vừa có thêm tư liệu trực tuyến để đối chứng với tư liệu về cuộc tìm kiếm ở Bắc Kạn năm 2008
- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó
- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và tư liệu về Phùng Chí Kiên
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
Lầy gì để chứng mình đúng tới 70 - 80%, bằng đống hồ sơ tư liệu và sự công nhận của gia đình liệt sĩ ư? Cái quan trọng là Viện KHHS đã làm gì với các vật chứng thu được ấy?
Trả lờiXóaChịu khó đọc đối chiếu giữa bản 2011 với bản 2013, là ra thôi lão ơi.
Xóa