Chẳng hạn, trước đây (hồi năm 2007), ông Lữ Phương có dẫn lại lời kể của bà Phan Thị Minh, cho biết: "Chiều ngày 2 tháng 3 năm 1993, tôi - bà Phan Thị Minh - đã được gặp ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác từ Cách mạng tháng Tám đến ngày Bác qua đời và đã cùng một số người quanh Bác là đồng tác giả cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch với bút danh Trần Dân Tiên" (nguồn trích dẫn câu nói này, được Lữ Phương cho biết như sau: "Phan Thị Minh: “Tìm hiểu thêm về quan hệ của Bác Hồ với cụ Phan Châu Trinh trong những năm Bác chưa sang Pháp”, trong Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc tại Paris, Sđd, tr. 403"). Theo thông tin này, nhóm Trần Dân Tiên có bao gồm cả Vũ Kỳ. Ông Lữ Phương thì tạm thấy cách lí giải về nhóm Trần Dân Tiên như vậy là ổn thỏa.
Gần đây nhất, qua một entry xuất hiện trên mạng, ông Nguyễn Khôi lại cho chúng ta thông tin mang tính trung gian về nhóm Trần Dân Tiên, có hơi khác, như sau: "theo sáng kiến của ông Hoàng Quốc Việt (thường vụ Trung ương Đảng) gợi ý cho Trần Huy Liệu (Bộ trưởng bộ Tuyên truyền) viết giới thiệu về Bác, Trần Huy Liệu không viết mà giao cho Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chấp bút, xong khởi thảo thì Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung (thêm bớt) rồi qua Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đọc “duyệt” cho ý kiến để hoàn thiện đem xuất bản". Có cả một cách giải thích về cái tên Trần Dân Tiên, như sau: "Tên bút danh “Trần Dân Tiên” có ý nghĩa : người công dân đầu tiên họ Trần của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Họ Trần có ý ngầm: mấy người chấp bút này (Vũ Đình Huỳnh, Trần Huy Liệu, Trường Chinh) đều là người quê Vua Trần – Trần Hưng Đạo (Nam Định)". Theo thông tin này, trong nhóm Trần Dân Tiên, có cụ Vũ Đình Huỳnh. Hơn nữa, cụ là người viết bản sơ thảo đầu tiên.
Cụ Vũ Kỳ, trong các tác phẩm đã công bố, hầu như không nhắc gì đến chuyện như bà Phan Thị Minh đã viết.
Đồng thời, nhà văn Vũ Thư Hiên, cũng hầu như chưa bao giờ nói đến việc cha mình đã trực tiếp viết bản sơ thảo cho cuốn sách sau này mang tên tác giả Trần Dân Tiên.
Sau khi nghe ý kiến của nhà văn Vũ Thư Hiên, chúng ta hãy thử cùng nhau đi vào nội dung của bản thân cuốn sách do Trần Dân Tiên viết. Đầu tiên, thử so sánh vài đoạn làm vui giữa bản tiếng Trung (đã xuất bản năm 1949) với bản tiếng Việt (đã xuất bản lần đầu năm 1955).
---
BỔ SUNG
Sau entry này, nhà văn Vũ Thư Hiên đã hồi âm bằng comment ở dưới
(chép lên đây để lưu - chép ngày 7/5/2019)
"
2 nhận xét:
"
---
Cháu xin trao đổi nhanh lại với nhà văn ở hai điểm sau.
- Cháu hoàn toàn đồng ý với nhà văn về vai trò của cụ Trường Chinh. Không chỉ ở cuốn của Trần Dân Tiên, mà còn ở nhiều cuốn khác nữa. Cái này, cháu sẽ viết từ từ.
- Rõ ràng là trong chiến khu Việt Bắc đã có bản in nháp. Và nó đã được chỉnh sửa khá nhiều để ra mắt chính thức vào năm 1955 với một nhà xuất bản, sau giải phóng thủ đô.
Kính chúc nhà văn sức khỏe.