Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-kĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-kĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

03/07/2013

Chỉ báo trên màn hình của ATM ở Việt Nam, bạn có hiểu không ?

Đưa ví dụ cụ thể bằng người thực, việc thực. Tất nhiên, cũng là máy móc thực (một cây rút tiền ATM thực của hệ thống ngân hàng BIDV - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam).

1. Đầu tiên, lúc muốn rút tiền, qua một vài thao tác, màn hình máy tính hiện lên chỉ báo như sau:


Ảnh chụp thực tế bằng điện thoại di động, sáng ngày 3/7/2013

01/07/2013

Nhật Bản bán công nghệ giữ tươi hoa quả lâu dài cho Việt Nam



Đó là công nghệ CAS (Cells Alive System), theo một tin mới xuất hiện trên tờ Thanh Niên.

Đại khái, theo mẩu tin trên thì:


1. CAS được 33 nước, lãnh thổ công nhận


Công nghệ CAS là sáng chế độc quyền của Nhật Bản và được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp hải sản, thịt gia súc gia cầm, nông sản, thực phẩm ở Nhật Bản. Trên thế giới, bằng sáng chế của công nghệ CAS được công nhận ở 22 nước, vùng lãnh thổ và khối EU (11 nước). Hiện nay, CAS được áp dụng ở Mỹ (cá ngừ), Canada (quả thanh quất), Mexico (quả bơ và xoài), Ireland và Anh (hải sản, cá ngừ...), Hàn Quốc...

02/02/2013

Rượu Mao Lùng là kết hợp giữa "San Lùng" với "Mao Đài"

Rượu Shan Lùng được xem là rượu thổ truyền thống của đồng bào người Dao đỏ ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Báo chí cũng đã nói về nó ở đâu đó. Shan Lùng chính là "tam long" (ba con rồng), nhắc đến truyền thuyết có ba con rồng hút rượu thổ của người Dao lên trên trời cho các vị Bồ Tát.

Đơn giản hơn, và hiện thực, thì Shan Lùng là tên của bản Shan Lùng. Từ tên bản thành ra tên của rượu. Chẳng khác gì những cái tên như Rượu làng Vân, Rượu Mẫu Sơn cũng đã nổi danh.




30/01/2013

Người Nhật tổ chức lễ động thổ theo kiểu Việt Nam như thế nào

Có rất nhiều công ty lớn của Nhật đang tiến vào Việt Nam, trong đó, có mang ngầm ý rút dần khỏi Trung Quốc đại lục, hay giảm thiểu rủi ro nếu vẫn giữ chặt địa bàn Trung Quốc như mấy thập niên qua.

Khi vào Việt Nam, người Nhật, như bản tính truyền thống, rất nhanh chóng "nhập gia tùy tục". Chẳng hạn, để chọn đất làm nhà máy, họ sẽ nhờ đến thầy địa lí Việt Nam; để làm lễ động thổ, họ nhờ đến nhà sư hay thầy cúng bản địa.

Trong clip dưới đây, xuất hiện mấy gương mặt quen (có người đã từng làm việc cùng), dù tôi nhận các đường link chỉ hoàn toàn ngẫu nhiên. Lưu vào đây cũng chỉ là ngẫu nhiên (chọn bất kì).