Ngày xuân bàn về BÁNH CHƯNG quốc hồn quốc túy (nhân một bài viết của Phạm Thị Hoài)
Đang những ngày Tết Việt, ở trên quê hương Đại Việt và ở tất cả những nơi có người Việt sinh sống toàn cầu.
Ngày xưa rồi, cách nay tới hơn 20 năm, hồi ở Tokyo, chúng tôi phải đến quán Mê Kông của ông Đỗ Thông Minh để mua bánh chưng gói bằng giấy bạc. Mấy bạn bên IT được tôi đưa đến đó cùng thì mua các đĩa nhạc, một ít sách vở và vài tấm bánh chưng như vậy. Hồi ấy, các CD của Như Quỳnh đang được nghe rộng rãi trong nhóm anh em bè bạn ở Tokyo.
Chúng tôi vẫn lưu giữ những tấm ảnh quí giá ngày đó ở Tokyo. Cảnh tiệm sách lẫn đồ ăn, cảnh nhà ga, cảnh những chiếc bánh chưng gói giấy bạc, cảnh áp-phích có hình Như Quỳnh,...
Tết năm nay, Tết Nhâm Dần 2022, ở Hà Nội, nhà tôi không hì hụi gói bánh chưng như thường niên, mà đặt mua và người ta mang đến trước ngày 29 Tết.
Rồi hôm qua, ngày mùng 3 Tết, bác Phạm Thị Hoài đã đưa một bài về bánh chưng của Lang Lèo lên lưới trời. Chắc bác đưa lên từ nước Đức xa xôi. Vẫn riêng chất văn từ thời Mê Lộ. Hồi Mê Lộ, thì Phạm Thị Hoài còn trẻ (xem ảnh tạm ở đây). Còn bây giờ, trước mùa xuân Nhâm Dần, bà đã tự họa mình ở tuổi lên lão (xem lại ở đây). Mà hình như lâu lắm rồi, bác Hoài không được về Việt Nam ăn Tết thì phải.
Có nhiều bàn luận xung quanh bài viết của nữ văn sĩ Mê Lộ, và mở rộng ra thêm nữa. Cũng là dịp thú vị để quan sát suy nghĩ của bàn dân về quốc hồn quốc túy của Đại Việt.
Đầu tiên là đưa bài của nữ văn sĩ Mê Lộ.
Dưới đó là các ý kiến khác nhau, được cập nhật không liên tục (cốt sao cho tiện).
Trong các món Tết, tôi ngại nhất bánh chưng. Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực. Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ. Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp, lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn. Đã thế lại là văn cúng cụ, nhất định phải đặt lên bàn thờ. Bao nhiêu nhân chi sơ tính bản hiếu, thiên văn, địa lý, hiền triết và biện chứng phương Đông, âm dương, ngũ hành, tâm linh, nhân sinh, văn minh lúa nước…, nhồi cả vào một món bánh, biểu tượng ẩm thực cổ truyền của người Việt.
Tôi vừa ghét biểu tượng vừa lãnh đạm với truyền thống, nhất là mấy thứ đã trở thành chứng chỉ bắt buộc để tốt nghiệp những chương trình ôn cố tri tân, xướng danh dân tộc. Dân tộc nào? Lang Lèo - sau này là Hùng Chiêu vương, ở ngôi 200 năm, như để nêu bật hàm lượng sự thật trong huyền sử - tức vua Hùng thứ bảy của chúng ta có một sở trường: nghe thần nhân mách bảo. Thần linh ban thơ dẫn lối, chính xác hơn hoa tiêu Google thời mới, cho ông đi Tam Đảo tìm tiên nữ về làm vợ. Trước đó ông đã thành công rực rỡ với một sự giúp đỡ siêu nhiên khác: Thần cũng báo mộng, bảo làm một cái bánh hình vuông tượng trưng cho đất, một cái bánh hình tròn tượng trưng cho trời. Thì ông làm. Cứ thế mà theo và thắng lớn. Khỏi cần phân tích, cân nhắc, phản biện. Không hỏi lại, dù chỉ một câu đơn giản: Trời tròn thì còn dễ hiểu, nhưng xin lỗi, đất vuông là thế nào? Đời sau cũng cứ thế mà ăn theo ào ào, trời tròn đất vuông. Các vua Hùng đã có công nói thế. Thời miệt mài theo đòi Thi vân Tử viết rồi dĩ nhiên lút cổ trong Dịch, một lúc nào đó tôi cũng gặp những dòng như "Tròn mà ở ngoài là Dương, vuông mà ở trong là Âm, tròn thì động mà là trời, vuông thì tĩnh mà là đất", "Trời tròn mà xoay, bao bọc ngoài đất, đất vuông mà đứng im, bị nhốt trong trời" trong bản dịch của Ngô Tất Tố và được ông lưu ý rằng vuông tròn ở đây không phải cái hình kỷ hà, mà là cái tinh thần, cái đức tròn của Càn, cái đức vuông của Khôn. Hay cái đạo của đất trời, như lời Tăng Tử: "Thiên đạo viết viên, địa đạo viết phương, phương viết u nhi viên viết minh" (Đại đái lễ ký, Tăng Tử thiên viên). Thiên viên địa phương, trời tròn đất vuông, rõ ràng có một xuất xứ sâu, xa và trừu tượng hơn những hình hài cụ thể trong quan niệm dân gian Việt Nam. Song tranh đua xuất xứ là môn thể thao rất được người Việt ưa chuộng. Những vận động viên cừ khôi nhất của chúng ta không ngừng nâng cao thành tích bảo hộ chỉ dẫn địa lý Lạc Việt cho các sản phẩm bị phương Bắc chiếm đoạt, san định rồi công cụ hóa, từ Nghiêu Thuấn, Thương Chu đến Dịch lý, Tam tài, Âm dương, Nho giáo… Không nghi ngờ gì nữa, người Việt đã phát minh ra phương Đông.
Song vuông tròn thế nào thì chiếc bánh tét hình ống dài cũng không kém bản sắc dân tộc và rốt cuộc chẳng ai khen một miếng bánh ngon vì đậm đà hồn nước. Tôi không hề biết có thứ gia vị tên gọi như vậy trong nồi bánh chưng thuở nhỏ, nhưng đã bồn chồn khổ sở, quyết không đi ngủ vì lo nếp, đậu, thịt đang sôi lụp bụp kia chỉ là một giấc mơ, chúng là những cao lương mỹ vị quá phi thường để có thể cứ thế mà thành hiện thực. Vài chục năm sau, chúng là những bom tấn cholesterol mà tôi ngần ngại hơn thương nhớ. Tôi chỉ dành hoài niệm cho một bát phở chó. Ở một quán lá, ven thị xã Hải Dương đầu thập niên bảy mươi. Trong ba lần tôi gãy tay - vì nhảy dây, trèo cây và tập đi xe đạp của người lớn - trạm xá huyện đầu hàng lần cuối. Cha tôi nẹp cẳng tay hình chữ U của con gái bằng lá chuối và hai chiếc đũa cả, lót ba-ga xe đạp bằng khăn mặt và mo nang, đèo tôi lên bệnh viện tỉnh. Ba tiếng đồng hồ trên con đường lở loét gập ghềnh, mưa thì trơn, nắng thì bụi. Rồi ông dừng lại, đưa tôi vào một quán lá ven đường. Ông ngồi nuốt nước bọt, hút thuốc vấn, nhìn con ăn. Sự kỳ diệu của bát phở đầu tiên trong đời khiến tôi ước ao lại gãy tay vượt tuyến thêm lần nữa, lại ba tiếng đồng hồ ngồi sau lưng bố đến thiên đường. Những nhà hàng Michelin tôi đã đặt chân có thể để lại vài gợi ý, nhất là về các món khai vị, và cảm giác chủ đạo là vừa cắt phăng một góc thẻ nhà băng, nhưng thiên đường ẩm thực gồm toàn mì chính yểm trợ cho một nồi xương chó đã phôi pha đến phân tử protein cuối cùng trong cái quán ăn lùng bùng lốp xe thải trên mái đã vĩnh viễn neo vào ký ức, dù tôi thường tránh những bến cảng quá an toàn của kỷ niệm, vì những lần làm đau người khác lẽ ra ta nên đóng khung treo vào hồi ức, song phần mềm bộ nhớ của trí óc thường xóa hết, chỉ giữ chặt những lần người khác làm ta đau.
Từ lúc phở có chút danh ở năm châu, mỗi người Việt lập tức thành một vệ binh phở trong cuộc thánh chiến phở, rủa xả chỉ trích không thương tiếc những kẻ dám xúc phạm phở, xúc phạm văn hóa ẩm thực truyền thống, xúc phạm dân tộc, xúc phạm con người và đất nước Việt Nam, như thể các vua Hùng đã có công nấu phở. Người ta hay đi tìm tiêu chí phân biệt các dân tộc. Phương Bắc duy lý, phương Nam duy tình. Phương Tây cá nhân, phương Đông tập thể. Dân tộc thâm thúy và dân tộc hời hợt. Dân tộc èo ợt và dân tộc cương cường. Dân tộc thấp hèn và dân tộc thượng đẳng. Tôi chỉ nhìn ra tiêu chí quan trọng nhất: những dân tộc thường xuyên thấy mình bị xúc phạm và những dân tộc biết lúc nào đáng bị tổn thương. Bát phở cháo lòng ở Palawan với tôi không hề là một sỉ nhục. Trái lại, là một sự mở lòng tuyệt đẹp của người dân hòn đảo hồn hậu ấy trước thảm cảnh của thuyền nhân Việt Nam. Phở, hủ tiếu, mỳ, hay bất kỳ món gì mang tên Cháo Lòng sẽ gia nhập văn hóa ẩm thực Philippines và là niềm tự hào ở đó, như bản thân phở đã từng là Tàu, là Pháp, hay là cả hai trước khi là niềm tự hào của người Việt. Như cà phê sữa, bánh mỳ và tà áo dài, những gì nổi tiếng nhất gắn với lifestyle Việt ngày nay đều thành công khi kính nhi viễn chi các vua Hùng. Truyền thống giàu sức sống nhất của người Việt là hỗn dung, sáng tạo và hư cấu truyền thống.
Khác với phở, bánh chưng chưa bao giờ cần bảo hộ. Các dân tộc Đông Nam Á đều dùng lá để gói nếp, đậu, thịt và nhiều thứ khác rồi cũng chưng cũng luộc, không có nhu cầu xâm phạm và xúc phạm chiếc bánh Lang Lèo. Ở tiệm ăn Việt khắp năm châu nó không xuất hiện, như mặc định rằng mình khó chinh phục người ngoài. Bánh chưng là kỳ vọng của thời lo thiếu ăn đang nhường chỗ cho thời sợ thừa cân. Là hiện thân của một nền ẩm thực với kỹ thuật nấu nướng đơn giản, quy trình chế biến thuần tuyến tính, nguyên vật liệu thông dụng, khẩu vị bỗ bã đại trà và tập quán sinh hoạt đơn sơ, chưa bao giờ phát triển đến đỉnh cao để có thể decadent, sành điệu và đồi trụy, như nghệ thuật nấu ăn của Pháp và Trung Hoa, hai cường quốc ẩm thực đã đô hộ bếp Việt để cho nó những tiềm năng lý tưởng nếu nó biết tự giải phóng.
Trong các món Tết, bánh chưng ít cơ hội tự giải phóng nhất. Người anh em song sinh của nó, bánh giầy, đã từ lâu được giải linh, bỏ gánh nặng biểu tượng trời tròn sau lưng mà vui sống kiếp nhẹ tênh món ăn vặt hàng ngày đầu ngõ. Tôi đã thử giải phóng bánh chưng bằng cách giải cấu trúc, giải huyền thoại, xếp đặt lại, gửi một lời ngưỡng mộ đến tâm hồn ẩm thực Ý-Nhật và cảm ơn công nghệ nấu sous vide. Không có gì kỳ bí. Văn chương và ẩm thực đều chỉ là thấu hiểu bản chất từng vật liệu và sử dụng chính xác. Tôi không cần một lần nữa phát minh ra phương Đông và không cần thỉnh ý các vua Hùng.
Trong các món Tết, tôi ngại nhất bánh chưng. Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực. Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ. Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp, lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn. Đã thế lại là văn cúng cụ, nhất định phải đặt lên bàn thờ. Bao nhiêu nhân chi sơ tính bản hiếu, thiên văn, địa lý, hiền triết và biện chứng phương Đông, âm dương, ngũ hành, tâm linh, nhân sinh, văn minh lúa nước…, nhồi cả vào một món bánh, biểu tượng ẩm thực cổ truyền của người Việt.
Tôi vừa ghét biểu tượng vừa lãnh đạm với truyền thống, nhất là mấy thứ đã trở thành chứng chỉ bắt buộc để tốt nghiệp những chương trình ôn cố tri tân, xướng danh dân tộc. Dân tộc nào? Lang Lèo – sau này là Hùng Chiêu vương, ở ngôi 200 năm, như để nêu bật hàm lượng sự thật trong huyền sử – tức vua Hùng thứ bảy của chúng ta có một sở trường: nghe thần nhân mách bảo. Thần linh ban thơ dẫn lối, chính xác hơn hoa tiêu Google thời mới, cho ông đi Tam Đảo tìm tiên nữ về làm vợ. Trước đó ông đã thành công rực rỡ với một sự giúp đỡ siêu nhiên khác: Thần cũng báo mộng, bảo làm một cái bánh hình vuông tượng trưng cho đất, một cái bánh hình tròn tượng trưng cho trời. Thì ông làm. Cứ thế mà theo và thắng lớn. Khỏi cần phân tích, cân nhắc, phản biện. Không hỏi lại, dù chỉ một câu đơn giản: Trời tròn thì còn dễ hiểu, nhưng xin lỗi, đất vuông là thế nào? Đời sau cũng cứ thế mà ăn theo ào ào, trời tròn đất vuông. Các vua Hùng đã có công nói thế. Thời miệt mài theo đòi Thi vân Tử viết rồi dĩ nhiên lút cổ trong Dịch, một lúc nào đó tôi cũng gặp những dòng như “Tròn mà ở ngoài là Dương, vuông mà ở trong là Âm, tròn thì động mà là trời, vuông thì tĩnh mà là đất“, “Trời tròn mà xoay, bao bọc ngoài đất, đất vuông mà đứng im, bị nhốt trong trời” trong bản dịch của Ngô Tất Tố và được ông lưu ý rằng vuông tròn ở đây không phải cái hình kỷ hà, mà là cái tinh thần, cái đức tròn của Càn, cái đức vuông của Khôn. Hay cái đạo của đất trời, như lời Tăng Tử: “Thiên đạo viết viên, địa đạo viết phương, phương viết u nhi viên viết minh” (Đại đái lễ ký, Tăng Tử thiên viên). Thiên viên địa phương, trời tròn đất vuông, rõ ràng có một xuất xứ sâu, xa và trừu tượng hơn những hình hài cụ thể trong quan niệm dân gian Việt Nam. Song tranh đua xuất xứ là môn thể thao rất được người Việt ưa chuộng. Những vận động viên cừ khôi nhất của chúng ta không ngừng nâng cao thành tích bảo hộ chỉ dẫn địa lý Lạc Việt cho các sản phẩm bị phương Bắc chiếm đoạt, san định rồi công cụ hóa, từ Nghiêu Thuấn, Thương Chu đến Dịch lý, Tam tài, Âm dương, Nho giáo… Không nghi ngờ gì nữa, người Việt đã phát minh ra phương Đông.
Song vuông tròn thế nào thì chiếc bánh tét hình ống dài cũng không kém bản sắc dân tộc và rốt cuộc chẳng ai khen một miếng bánh ngon vì đậm đà hồn nước. Tôi không hề biết có thứ gia vị tên gọi như vậy trong nồi bánh chưng thuở nhỏ, nhưng đã bồn chồn khổ sở, quyết không đi ngủ vì lo nếp, đậu, thịt đang sôi lụp bụp kia chỉ là một giấc mơ, chúng là những cao lương mỹ vị quá phi thường để có thể cứ thế mà thành hiện thực. Vài chục năm sau, chúng là những bom tấn cholesterol mà tôi ngần ngại hơn thương nhớ. Tôi chỉ dành hoài niệm cho một bát phở chó. Ở một quán lá, ven thị xã Hải Dương đầu thập niên bảy mươi. Trong ba lần tôi gãy tay – vì nhảy dây, trèo cây và tập đi xe đạp của người lớn – trạm xá huyện đầu hàng lần cuối. Cha tôi nẹp cẳng tay hình chữ U của con gái bằng lá chuối và hai chiếc đũa cả, lót ba-ga xe đạp bằng khăn mặt và mo nang, đèo tôi lên bệnh viện tỉnh. Ba tiếng đồng hồ trên con đường lở loét gập ghềnh, mưa thì trơn, nắng thì bụi. Rồi ông dừng lại, đưa tôi vào một quán lá ven đường. Ông ngồi nuốt nước bọt, hút thuốc vấn, nhìn con ăn. Sự kỳ diệu của bát phở đầu tiên trong đời khiến tôi ước ao lại gãy tay vượt tuyến thêm lần nữa, lại ba tiếng đồng hồ ngồi sau lưng bố đến thiên đường. Những nhà hàng Michelin tôi đã đặt chân có thể để lại vài gợi ý, nhất là về các món khai vị, và cảm giác chủ đạo là vừa cắt phăng một góc thẻ nhà băng, nhưng thiên đường ẩm thực gồm toàn mì chính yểm trợ cho một nồi xương chó đã phôi pha đến phân tử protein cuối cùng trong cái quán ăn lùng bùng lốp xe thải trên mái đã vĩnh viễn neo vào ký ức, dù tôi thường tránh những bến cảng quá an toàn của kỷ niệm, vì những lần làm đau người khác lẽ ra ta nên đóng khung treo vào hồi ức, song phần mềm bộ nhớ của trí óc thường xóa hết, chỉ giữ chặt những lần người khác làm ta đau.
Từ lúc phở có chút danh ở năm châu, mỗi người Việt lập tức thành một vệ binh phở trong cuộc thánh chiến phở, rủa xả chỉ trích không thương tiếc những kẻ dám xúc phạm phở, xúc phạm văn hóa ẩm thực truyền thống, xúc phạm dân tộc, xúc phạm con người và đất nước Việt Nam, như thể các vua Hùng đã có công nấu phở. Người ta hay đi tìm tiêu chí phân biệt các dân tộc. Phương Bắc duy lý, phương Nam duy tình. Phương Tây cá nhân, phương Đông tập thể. Dân tộc thâm thúy và dân tộc hời hợt. Dân tộc èo ợt và dân tộc cương cường. Dân tộc thấp hèn và dân tộc thượng đẳng. Tôi chỉ nhìn ra tiêu chí quan trọng nhất: những dân tộc thường xuyên thấy mình bị xúc phạm và những dân tộc biết lúc nào đáng bị tổn thương. Bát phở cháo lòng ở Palawan với tôi không hề là một sỉ nhục. Trái lại, là một sự mở lòng tuyệt đẹp của người dân hòn đảo hồn hậu ấy trước thảm cảnh của thuyền nhân Việt Nam. Phở, hủ tiếu, mỳ, hay bất kỳ món gì mang tên cháo lòng sẽ gia nhập văn hóa ẩm thực Philippines và là niềm tự hào ở đó, như bản thân phở đã từng là Tàu, là Pháp, hay là cả hai trước khi là niềm tự hào của người Việt. Như cà phê sữa, bánh mỳ và tà áo dài, những gì nổi tiếng nhất gắn với lifestyle Việt ngày nay đều thành công khi kính nhi viễn chi các vua Hùng. Truyền thống giàu sức sống nhất của người Việt là hỗn dung, sáng tạo và hư cấu truyền thống.
Khác với phở, bánh chưng chưa bao giờ cần bảo hộ. Các dân tộc Đông Nam Á đều dùng lá để gói nếp, đậu, thịt và nhiều thứ khác rồi cũng chưng cũng luộc, không có nhu cầu xâm phạm và xúc phạm chiếc bánh Lang Lèo. Ở tiệm ăn Việt khắp năm châu nó không xuất hiện, như mặc định rằng mình khó chinh phục người ngoài. Bánh chưng là kỳ vọng của thời lo thiếu ăn đang nhường chỗ cho thời sợ thừa cân. Là hiện thân của một nền ẩm thực với kỹ thuật nấu nướng đơn giản, quy trình chế biến thuần tuyến tính, nguyên vật liệu thông dụng, khẩu vị bỗ bã đại trà và tập quán sinh hoạt đơn sơ, chưa bao giờ phát triển đến đỉnh cao để có thể decadent, sành điệu và đồi trụy, như nghệ thuật nấu ăn của Pháp và Trung Hoa, hai cường quốc ẩm thực đã đô hộ bếp Việt để cho nó những tiềm năng lý tưởng nếu nó biết tự giải phóng.
Trong các món Tết, bánh chưng ít cơ hội tự giải phóng nhất. Người anh em song sinh của nó, bánh giầy, đã từ lâu được giải linh, bỏ gánh nặng biểu tượng trời tròn sau lưng mà vui sống kiếp nhẹ tênh món ăn vặt hàng ngày đầu ngõ. Tôi đã thử giải phóng bánh chưng bằng cách giải cấu trúc, giải huyền thoại, xếp đặt lại, gửi một lời ngưỡng mộ đến tâm hồn ẩm thực Ý-Nhật và cảm ơn công nghệ nấu sous vide. Không có gì kỳ bí. Văn chương và ẩm thực đều chỉ là thấu hiểu bản chất từng vật liệu và sử dụng chính xác. Tôi không cần một lần nữa phát minh ra phương Đông và không cần thỉnh ý các vua Hùng.
Bánh Chưng, bánh Dày, đó là những vật đã gắn liền với ký ức của mỗi người Việt nói riêng về ngày Tết âm lịch, trong một không gian rộng lớn hơn, thì bánh Chưng, bánh Dày là những hiện thân của ký ức từ thời kỳ cội nguồn của dân tộc Việt: thời kỳ Hùng Vương. Ai ai cũng đều biết tới câu chuyện “Bánh Chưng Bánh Dày” trong kho tàng truyền thuyết cổ của người Việt, một câu chuyện đã giải thích trọn vẹn nguồn gốc của hai loại bánh đặc biệt này, cho thấy, nguồn gốc của bánh là từ thời kỳ Hùng Vương của dân tộc, mang ý nghĩa tượng trưng cho Trời và Đất. Người Việt luôn luôn tin tưởng về nguồn gốc đó của bánh Chưng, bánh Dày, kế thừa truyền thống cổ đại trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, cho tới tận ngày nay, thì ý nghĩa, giá trị gốc của các biểu trưng văn hóa đó vẫn không hề thay đổi.
Câu chuyện về nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dày, dường như không cần phải bàn cãi, nhưng trong khoảng vài chục năm gần đây, đã xuất hiện một số tư tưởng và quan điểm phủ nhận về nguồn gốc từ thời kỳ Hùng Vương của một số học giả, trong đó nổi tiếng nhất là nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, một trong tứ trụ của sử học Việt Nam. Ông đã phủ nhận sạch trơn giá trị của truyền thuyết cổ, cho rằng bánh Chưng bánh Dày là một sản phẩm ngoại lai, có nguồn gốc từ bánh của người Quảng Đông. Từ đây, thì nhiều bài viết đã dựa vào quan điểm của Trần Quốc Vượng để cho rằng bánh Chưng Việt Nam có nguồn gốc từ bánh Chưng Bính của Trung Quốc.
Đó là lý do chúng tôi thực hiện bài viết này, nhằm mục đích tìm hiểu về nguồn gốc thực sự của bánh Chưng, bánh Dày từ các nền văn hóa cổ của người Việt, xác định và kết nối các loại bánh này với triết lý Trời tròn, Đất vuông, từ đó xác minh và đánh giá lại giả thuyết của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, trả lại bánh Chưng, bánh Dày về với đúng giá trị và ý nghĩa nguyên bản của nó trong văn hóa của người Việt.
1. Nguồn gốc của bánh Chưng bánh Dày:
Về nguồn gốc của bánh Chưng bánh Dày, thì người Việt đều biết rằng bánh Chưng bánh Dày có nguồn gốc từ thời Hùng Vương, với những ghi chép từ “Truyện Bánh Chưng” trong sách Lĩnh Nam chích quái, truyện cổ đó vẫn tiếp tục truyền trong văn hóa dân gian cho tới tận ngày nay, người Việt vẫn giữ được truyện cổ này, được lưu truyền qua các thế hệ người Việt, từ ông bà, cha mẹ, các bậc lão niên tới các thế hệ, con cháu, cứ như thế truyền đời mà lưu giữ văn hóa cổ. Theo truyện, thì bánh Chưng và bánh Dày có nguồn gốc từ Quan Lang Lang Liêu, là con của vua Hùng, được thần nhân báo mộng, sau đó, chàng đã làm bánh Chưng hình vuông có ý nghĩa tượng trưng cho đất, bánh Dày tròn tượng trưng cho Trời.
Truyện bánh Chưng
Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.
Các công tử đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có công tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.
Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, vui mừng nghĩ rằng “Thần minh giúp ta, ta nên bắt chước theo mà làm”. Lang Liêu bèn lựa nếp hạt trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày.
Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại trưng bày phẩm vật. Các con đem dâng không thiếu thứ gì, duy chỉ có Lang Liêu đem bánh hình tròn, bánh hình vuông đến dâng. Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liêu, Lang Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vua nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không làm sao hơn được. Vua khen ngợi hồi lâu, rồi cho Lang Liêu được giải nhất. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Tục này còn truyền cho đến bây giờ. Lấy tên là bánh Lang Liêu và gọi là Tiết Liệu (節料).
Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi mốt anh em kia đều chia nhau giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, trấn thủ những nơi núi non hiểm trở.
Về sau, anh em tranh giành lẫn nhau, mỗi người dựng “mộc sách” (hàng rào cây bằng gỗ) để che kín, phòng vệ. Vì thế, mới gọi là Sách, hay là Trại, là Trang, là Phường. Sách, hay Trại, Trang, Phưòng bắt đầu có từ đây vậy.
[Lĩnh Nam chích quái, Truyện Bánh Chưng, bản dịch của Nguyễn Hữu Vinh]
Như vậy, thì bánh Chưng, bánh Dày tượng trưng cho Trời và Đất, cho triết lý Trời tròn Đất vuông. Bên cạnh đó, ghi chép trong truyện cũng đã cho thấy bánh Chưng được xem như một sản phẩm quý giá, được sử dụng để cung phụng cha mẹ, sử dụng trong các dịp lễ tết cuối năm: “Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm.“. Cũng từ ghi chép này, thì người Việt đã ăn Tết từ rất lâu đời, gắn liền với việc làm bánh Chưng, bánh Dày, không phải nhờ tới người Trung Quốc truyền sang, thì người Việt mới biết ăn Tết.
Từ đây, chúng ta đã thấy được rằng bánh Chưng, bánh Dày có nguồn gốc từ thời kỳ Hùng Vương, nhưng cũng đã có cây đa cây đề trong ngành lịch sử, văn hóa Việt Nam phủ nhận nguồn gốc này, cho rằng bánh Chưng bánh Dày có nguồn gốc khác, biểu trưng cho ý nghĩa khác.
2. Giả thuyết về nguồn gốc bánh Chưng bánh Dày của Trần Quốc Vượng:
Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, một trong tứ trụ sử học của Việt Nam, trong bài viết “Dân gian và bác học” đã cho rằng bánh Chưng có nguồn gốc từ Quảng Đông, người Việt họ theo từ khoảng thế kỷ 17-18 ở miền Nam, Trần Quốc Vượng còn cho rằng làm bánh Chưng vuông là “thuận theo triết lý Trung Hoa bánh dày tròn tượng trưng Trời, bánh chưng vuông tượng chưng Đất”. Trần Quốc Vượng cũng phủ nhận” “tuyệt đối cái ý tưởng tượng này không hiện hữu ở thời Lang Liêu Hùng Vương, như truyền thuyết “giả dân gian” (Fake-lore) đã ghi nhận.” [1], tác giả này còn cho rằng đây là truyền thuyết “giả dân gian” và sử dụng khái niệm “fakelore” rất nặng nề để chỉ truyền thuyết thời Hùng Vương.
Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng viết: “Cũng vậy, vào thế kỷ XVII-XVIII, trước hết ở kinh đô, ở Phố Hiến và một số thị tứ khác, bên cạnh chiếc “bánh tét” truyền thống gói tròn (như bó giò) như hiện nay ở Nam Bộ vào dịp Tết, người Việt Nam bắt chước người Tàu Quảng Đông gói bánh chưng vuông, để thuận theo triết lý Trung Hoa “bánh dày tròn tượng trưng Trời”, “bánh chưng vuông tượng chưng Đất”. Tuyệt đối cái ý tưởng tượng này không hiện hữu ở thời Lang Liêu Hùng Vương, như truyền thuyết “giả dân gian” (Fake-lore) đã ghi nhận.” [1]
Trong bài viết “Triết lý bánh chưng bánh dày”, vị Giáo sư nổi tiếng Trần Quốc Vượng còn cho rằng triết lý trời Tròn đất Vuông trong bánh Chưng bánh Dày là một “ngộ sự văn hóa”, với những lời lẽ khá gay gắt và khó nghe. Từ đó, ông suy diễn cho rằng bánh Chưng gốc là dạng bánh Chưng dài, hay bánh Tét như bà con Nam Bộ hay làm, ông còn dẫn thêm chi tiết rằng ở Đông Anh làm bánh Tét và gọi đó là bánh Chưng, từ đó cho rằng người Việt “ngộ sự văn hóa” khi cho rằng bánh Chưng bánh Dày là đại diện cho triết lý “Trời tròn đất Vuông”.
Học giả Trần Quốc Vượng lại viết: “Nhân ngày Tết năm con Rồng này, tôi xin đưa ra một minh giải văn chương: Bà con cô bác miền Nam gọi bánh chưng là bánh tét, chữ bánh tét là tiếng đọc trạnh kiểu miền nam của bánh tết. Và nhân đây xin thanh toán một “ngộ nhận văn hóa”. Thoạt kỳ thủy, bánh chưng không được gói vuông như bây giờ mà gói tròn như bánh Nam Bộ, gọi là đòn bánh tét là hoàn toàn chính xác. Ngay giờ đây, xin các bạn chỉ quá bộ sang Cổ Loa, Đông Anh ngoại thành Hà Nội thôi, vẫn thấy bà con cố đô Cổ Loa gói bánh chưng như đòn bánh tét và vẫn gọi nó là bánh chưng, thảng hoặc mới gói thêm bánh chưng vuông. Thế cho nên, cái triết lý gán bánh chưng vuông tượng Đất, bánh dầy tròn tượng Trời là một “ngộ sự văn hóa”. Trời tròn đất vuông là một triết lý Trung Hoa muộn màng được hội nhập vào triết lý Việt Nam. Đó không phải là triết lý dân gian Việt Nam. Nó không phải là Folklore (nguyên nghĩa: trí tuệ dân gian) mà là Fakelore (trí tuệ giả dân gian).” [2]
Những lập luận của học giả Trần Quốc Vượng rất chủ quan và mơ hồ, không dựa trên những bằng chứng xác tín, chưa xác minh nhưng đã vội vàng phủ nhận. Ở các phần sau, chúng tôi sẽ xác minh lại luận điểm của tác giả Trần Quốc Vượng, tìm hiểu về nguồn gốc của bánh Chưng bánh Dày trong các văn hóa cổ, cũng như tìm hiểu xem có phải bánh Chưng bánh Dày có nguồn gốc từ Quảng Đông hay không.
3. Nguồn gốc “Trời tròn Đất vuông” và nguồn gốc bánh Chưng bánh Dày:
a. Nguồn gốc của Trời tròn Đất vuông của bánh Chưng bánh Dày:
Theo Trần Quốc Vượng thì thuyết Trời tròn Đất vuông có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng trong thực tế, thì trong văn hóa đầu tiên hình thành cộng đồng tộc Việt, hình thành quốc gia và ý thức dân tộc, là văn hóa Lương Chử [3], những hiện vật đặc trưng nhất của văn hóa này đó là đĩa bích và ngọc tông, chính là những vật đại diện cho triết lý Trời tròn Đất vuông. Văn hóa này có niên đại hình thành vào khoảng 5300 năm trước, trước khi tộc người Hoa Hạ bắt đầu xuất hiện.
Ngọc bích tế trời và ngọc tông tế đất thời văn hóa Lương Chử. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, dẫn: 1, 2]
Đây cũng chính là nguồn gốc trực tiếp của bánh Chưng bánh Dày, với hình dáng và ý nghĩa tượng trưng hoàn toàn tương đồng. Nhà nghiên cứu Tạ Đức là người đầu tiên đề cập và kết nối giữa bánh Chưng bánh Dày với hiện vật của văn hóa Lương Chử [4], những khảo cứu về nguồn gốc dân tộc cho thấy sự kết nối này có những cơ sở rất vững chắc.
Văn hóa Lương Chử chính là văn hóa hình thành cộng đồng tộc Việt, là một trong hai văn hóa của cộng đồng tộc Việt trong vùng Dương Tử, người Việt chính là hậu duệ quan trọng nhất của các văn hóa trong vùng Dương Tử [5], di cư về Việt Nam vào khoảng 4000 năm trước theo các nghiên cứu di truyền [6][7] để hình thành văn hóa Phùng Nguyên, sau đó tiếp tục kế thừa ở văn hóa Đông Sơn. Triết lý văn hóa cổ được lưu truyền theo tiến trình văn hóa đó, bánh Chưng, bánh Dày chính là một hiện thân bình dị và dân dã của triết lý Trời tròn Đất vuông được thể hiện trên đĩa bích và ngọc tông của văn hóa Lương Chử.
Ngọc Tông văn hóa Lương Chử và bánh Chưng. [Nguồn: 1, 2]
Đĩa bích văn hóa Lương Chử và bánh Dày. [Nguồn: 1, 2.]
Ngoài bánh chưng vuông, thì người Việt còn gói dạng bánh Chưng dài, được gọi là bánh Tét. Trong văn hóa Lương Chử, thì không chỉ tồn tại dạng ngọc tông ngắn, mà còn có cả dạng ngọc tông dài, tương tự như hình dáng của bánh Tét. [4]
Dạng bánh Tét cũng tương đồng với dạng ngọc tông dài của văn hóa Lương Chử. [Nguồn: 1. [8], 2. dẫn]
Như vậy thì từ đây, chúng ta thấy được triết lý Trời tròn Đất vuông hay bánh Chưng bánh Dày có nguồn gốc trực tiếp từ đĩa bích, ngọc tông của văn hóa Lương Chử. Việc tìm hiểu về nguồn gốc ngôn ngữ của bánh Chưng, bánh Dày cũng sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất giá trị.
b. Nguồn gốc ngôn ngữ của bánh Chưng bánh Dày:
Về nguồn gốc ngôn ngữ, thì theo tư liệu và khảo cứu của nhà nghiên cứu Tạ Đức, dựa trên cơ sở khảo cứu của Nguyễn Dư, ông đã đưa ra những lý giải rất hợp lý và đầy đủ cơ sở về nguồn gốc tên gọi của tên gọi bánh Chưng bánh Dày và sự kết nối của nó với ngọc tông, đĩa bích văn hóa Lương Chử cũng như triết lý Trời tròn, Đất vuông.
Cách giải nghĩa của “chưng” theo chữ Hán là hấp, nấu cách thủy không có cơ sở, bởi bánh Chưng luôn luôn cần được luộc trực tiếp trong nước, thì bánh mới chín được. Vậy nên, nhiều khả năng, chữ “Chưng” là một từ tiếng Việt được ký âm bằng chữ Hán. Theo Tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895), Génibrel (1898), Gustave Hue (1937) thì đều có từ chuông với nghĩa là vuông. Việt Nam từ điển của hội Khai Trí Tiến Đức (1931) cũng giải thích Chuông là do Vuông đọc trại ra. Tiếng Việt có nhiều từ biến âm ch > v: Chơi vơi, chênh vênh, chạy vạy… Có thể suy đoán Trần Thế Pháp đã dùng chữ chưng chữ Hán để ghi âm chữ chuông của tiếng Việt. Vì vậy, bánh Chưng là bánh hình vuông, tượng trưng cho đất. [4][9]
Từ “琮 – Tông” trong tiếng Hán chưa xác định được nghĩa chính xác, nhiều khả năng, nó là một từ người Hoa mượn của người Việt trong thời kỳ văn hóa Lương Chử mà không quan tâm tới nghĩa gốc. Tông được đọc là chung/tsung, các từ chuông/chưng của tiếng Việt rất gần với chung/tsung của ống Tông. Điều này cho thấy tên gọi của ống Tông bắt nguồn từ hình Vuông của nó trong tiếng Việt. [4]
Về từ Dày, thì trong Lĩnh Nam Chích Quái, Trần Thế Pháp viết bánh dày là bánh bạc trì. Bạc nghĩa là mỏng, dẹt, ngược với dày. Trì (bộ thủ) nghĩa là cầm, giữ. Bạc trì đọc theo chữ Hán không có nghĩa, chứng tỏ đó là một tên phiên âm. Trong tiếng Việt trì cũng có nghĩa là dày ( Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, Bảng tra chữ Nôm của Viện Ngôn Ngữ Học, 1976 ; Cơ sở ngữ văn Hán Nôm của Lê Trí Viễn, 1987. v.v.). Như vậy, bánh bạc trì là bánh dày dẹt. Bánh dày không phải là bánh có bề dày (trái với dẹt, mỏng) như hai học giả Pháp Huard và Durand (1954) từng đoán định. Ở đây, dày (hay dầy/giầy) chính là biến âm của giời/trời, do Phủ Giầy là nơi thờ Mẫu Giời, bánh giầy (dày/giày) là bánh được dùng để cúng Mẫu Giầy/Giời tại Phủ Giầy/Giời. Bánh dày là bánh có hình tròn và dẹt, tượng trưng cho giời, nên được dân gian gọi là bánh giời, chuyển thành bánh giầy/dày. [4][9]
c. Triết lý Trời tròn Đất vuông trong văn hóa Đông Sơn:
Ở văn hóa Đông Sơn, người Việt vẫn tiếp tục kế thừa triết lý Trời tròn Đất vuông từ thời văn hóa Lương Chử, với hiện vật bằng ngọc thể hiện hình tròn ở trung tâm và hình vuông ở bên ngoài.
Hiện vật bằng ngọc thể hiện triết lý Trời tròn Đất vuông của văn hóa Đông Sơn. [10]
4. Nguồn gốc bánh Chưng nhìn từ khảo cổ học:
Bánh Chưng bánh Dày cũng đã có những cơ sở được xác định từ khảo cổ học. Nguyên liệu chính được sử dụng để làm bánh là gạo nếp, theo tư liệu khảo cổ, thì muộn nhất là từ 3500 năm trước, lúa trồng (Oriza Sativa) có dạng hạt bầu (large form) giống lúa nếp dính (gloutinous rice) đã tìm thấy phổ biến ở nhiều di tích khảo cổ học Việt Nam. [11]
Hai ảnh bên trái là lúa hạt dài và lúa nếp hạt tròn khai quật được ở hang Xóm Trại (Hòa Bình). Ảnh còn lại là lúa nếp khai quật ở khu mộ táng Đông Sơn Động Xá (Hưng Yên) [11]
Bên cạnh đó khảo cổ còn tìm thấy một chiếc nồi đồng khai quật được ở Làng Vực (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) có in dấu lá dong ở tình trạng lót nồi, đó là những hình lá dong nằm phẳng ở tư thế nguyên chiếc bao quanh đáy và cạnh nồi. Nhờ oxit đồng từ lớp gỉ của nồi mà chiếc lá được giữ nguyên trạng, thậm chí có màu xanh như những chiếc lá còn tươi. [35]. Đây là cơ sở cho thấy bánh Chưng có muộn nhất từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn, bởi khi luộc bánh Chưng, người Việt vẫn thường lót lá dong hoặc cuống lá bỏ đi dưới đáy nồi để tránh cho bánh bị cháy. Như vậy, thì nhiều khả năng đây chính là một chiếc nồi được sử dụng để luộc bánh Chưng.
Vết in chiếc lá dong bên trong nồi đồng Đông Sơn (hình trái) và nguyên trạng phóng đại của nó (hình phải). [11]
5. Bánh Chưng là đặc trưng chung của các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt:
Qua các tài liệu khảo cổ, chúng ta đã thấy được nguồn gốc của bánh Chưng bánh Dày là từ văn hóa Lương Chử, có ý nghĩa đại diện cho triết lý Trời tròn Đất vuông của người Việt, bên cạnh đó, những bằng chứng khảo cổ tại Việt Nam cũng cho thấy bằng chứng trực tiếp chứng minh sự tồn tại của bánh Chưng. Nhưng trong thực tế, không chỉ người Việt mới có bánh Chưng, mà đây còn là đặc trưng chung của các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt.
Từ các bài viết của Trần Quốc Vượng, trên mạng internet đã có nhiều bài viết cho rằng bánh Chưng của người Việt có nguồn gốc từ bánh Chưng Bính của người Quảng Đông. Nhưng trong lập luận của mình, ông và các tác giả này không đưa ra được bằng chứng cụ thể để chứng minh cho giả thuyết của mình, mà chỉ gợi ý bằng quan điểm chủ quan cá nhân. Khi chúng tôi thử tìm hiểu, thì không chỉ người Quảng Đông có dạng bánh tương tự như người Việt, mà còn rất nhiều các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt hoặc có nguồn gốc gần gũi với người Việt vẫn giữ được dạng bánh này.
Đầu tiên, thì có một vấn đề rất quan trọng mà Trần Quốc Vượng hay nhiều tác giả khác đã bỏ qua, đó là các vùng Quảng Đông hay từ Dương Tử trở về phía Nam là đất của cộng đồng tộc Việt cũ [12], nhưng các tác giả cho rằng bánh Chưng Việt Nam có nguồn gốc từ Quảng Đông là bỏ qua thực tế lịch sử này, dựa trên hệ tư tưởng cho rằng mọi di sản của người Việt đều là vay mượn của các nền văn hóa khác, họ suy luận theo hướng đó và cho rằng những thứ giống nhau, của Việt Nam và Trung Quốc, thì đều là do người Việt mượn từ phương Bắc. Các vùng có dạng bánh Chưng tương tự như người Việt, chính là các vùng đất thuộc cộng đồng tộc Việt cũ, đều có ít nhiều có liên hệ huyết thống, văn hóa với người Việt, vậy nên, những dạng bánh này có nguồn gốc từ một nền văn hóa chung của cộng đồng tộc Việt, mặc dù xét một cách sâu sắc, thì các dạng bánh của người Việt thể hiện một đặc trưng riêng so với các dạng bánh tại Trung Quốc.
Bánh của Trung Quốc được gọi là 粽子 – tông tử, dạng bánh này xuất hiện trên hầu khắp các vùng miền phía Nam Trung Quốc, hình dáng thường là hình kim tự tháp, nhưng cũng có một số vùng gói theo dáng dài tương tự như bánh Tét của người Việt. Thành phần của dạng bánh này rất đa dạng và nhiều nguyên liệu, trong đó cơ bản nhất là gạo nếp, nhân bên trong có sự biến tấu theo từng vùng, với các nguyên liệu như đậu đỏ, đậu hà lan, xúc xích, trứng muối, đậu phộng, hạt dẻ, ngô, nấm, tôm…. Điều này khiến cho bánh không thực sự gần với sự giản đơn của bánh Chưng Việt Nam, mà chỉ giống về tổng quan hình dáng và nguyên liệu quan trọng nhất là gạo nếp, cũng cuốn lá và luộc giống như bánh Chưng.
Dạng bánh này có từ trước thời kỳ Chiến Quốc, được sử dụng để thờ cúng tổ tiên và các vị thần, tới thời nhà Tấn, thì dạng bánh này mới được chỉ định sử dụng cho hoạt động đua thuyền Rồng, được họ gắn với ý nghĩa tưởng niệm Khuất Nguyên.
Trong bài viết trên Sina, thì người Trung Quốc cũng công nhận rằng dạng bánh Chưng có nguồn gốc từ Việt Nam [13], cũng theo thông tin của bài viết này, thì dạng bánh Chưng tương tự như Việt Nam xuất hiện trên nhiều vùng đất tộc Việt cũ: Vân Nam, Quảng Tây, Tây Hồ Nam, họ gọi bánh này là bánh “四方粽”, hay “Tứ Phương Tông”, cũng là một dạng tên gọi giống như bánh Chưng hay bánh Vuông ở Việt Nam như chúng tôi đã dẫn ở trên. Bánh này được gói cùng gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn giống hệt như bánh chưng, có khác một chút đó là họ thường dùng lá chuối hoặc là sen để gói, người Việt cũng có khi dùng lá chuối để gói bánh nhưng lá dong là nguyên liệu chủ yếu. Loại bánh này thường được gói và sử dụng vào dịp lễ Tết tương tự như người Việt.
Bánh Chưng của người Choang tại tỉnh Quảng Tây. [Nguồn]
Người Tày hiện vẫn cũng gói bánh Chưng tương tự như người Việt, nhưng họ gói bằng nếp màu, hình dáng chiếc bánh có phần giống hơn cách gói của vùng phía nam Trung Quốc ngày nay, theo họ, thì dạng bánh này đại diện cho triết lý Trời tròn Đất Vuông với ở giữa tròn và hai đầu vuông. Từ cơ sở này, thì cũng có thể các dạng bánh của người dân phía nam Trung Quốc ngày nay với dáng dài cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho Trời tròn Đất vuông tương tự như bánh của người Việt, tuy có khác biệt rất rõ về cách thể hiện.
Không chỉ người Tày, người Thái cũng có bánh Chưng, được gọi là khảu tổm, cũng là món ăn sử dụng các nguyên liệu cơ bản: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn giống như bánh Chưng của người Việt.
Không chỉ các dân tộc có nguồn gốc từ tộc Việt, mà người Khmer, một dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á có nguồn gốc từ vùng Dương Tử di cư về Đông Nam Á vào khoảng 4000 năm trước theo các nghiên cứu di truyền [6][7], thì họ cũng có dạng bánh Chưng dáng dài giống với bánh Tét của người Việt, được họ gọi là Num Ansom, cũng được gói cùng với gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn.
Người dân Đông Anh, Hà Nội cũng như một số tỉnh phía Bắc khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc cũng làm bánh chưng dạng dài. Bên cạnh việc cho bánh Chưng có nguồn gốc Trung Quốc, thì Trần Quốc Vượng cũng cho rằng bánh Tét là do người Việt học hỏi từ người Champa, do bánh này giống với Linga của người Chăm.
Người dân làng Lỗ Khê, Đông Anh vẫn gói bánh Chưng dài. [Nguồn]
Khi chúng tôi tìm hiểu, thì đúng là người Chăm cũng có dạng bánh dài, được họ gọi là Tapei nung, truyền thuyết Nàng Kađieng của họ về các loại bánh Tapei nung và xakaya [14], thì nội dung câu chuyện này rất giống với truyện Lang Liêu của người Việt, giống từ cốt truyện tới từng chi tiết, cũng là từ một cuộc thi tài để chọn người nối ngôi, tạo ra hai loại bánh là bánh giống với bánh Chưng và bánh tròn giống bánh Dày của người Việt.
Bánh Tét và bánh Xakaya của người Chăm. [Nguồn: 1, 2]
Như chúng tôi đã chứng minh, thì truyền thuyết của người Việt đã có từ thời Hùng Vương, niên đại của xuất hiện của bánh Chưng bánh Dày ít nhất là từ 3300 năm trước, thời kỳ Đông Sơn cũng đã có bằng chứng trực tiếp chứng minh sự tồn tại của bánh Chưng. Vậy phải chăng người Chăm đã tiếp nhận dạng bánh Chưng và truyền thuyết của người Việt? Người ta thường có xu hướng mặc định rằng là sự ảnh hưởng chỉ là từ người Chăm tới người Việt, cho Chăm là một nền văn minh vượt trội hơn so với văn minh của người Việt, nhưng ngược lại thì người Việt cũng có không ít những ảnh hưởng tới văn hóa Chăm nhưng không hề được những người này nhắc tới. Về truyền thuyết của người Chăm, cốt truyện tương đồng, dạng bánh tương đồng như vậy, thì rất có khả năng họ đã tiếp nhận của người Việt và Chăm hóa câu chuyện, chứ không phải người Việt tiếp nhận của người Chăm như Trần Quốc Vượng đã đề xuất.
Về nguồn gốc của bánh Tét, thì ngoài trường phái cho rằng bánh Tét của người Chăm như đề xuất của Trần Quốc Vượng, thì An Chi cho rằng bánh Tét là bánh Tày, hay cũng có trường phái cho rằng bánh Tét là do người Việt học của người Khmer trong quá trình hai dân tộc cùng chung sống ở miền Nam. Nhưng câu chuyện về bánh Tét chúng tôi tìm hiểu thì quả thực rất khó để xác minh chính xác, không biết bên nào có trước, bên nào có sau, các lý giải được đưa ra đều là giả thuyết, giai thoại, dạng báng giống như bánh Tét thì vốn các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt ở phía nam Trung Quốc ngày nay vẫn còn giữ được, nên không nhất thiết người Việt khi vào Nam tiếp nhận của người Chăm như chúng tôi đã phân tích, cũng không nhất thiết phải học từ người Khmer hay người Tày, dạng bánh này cũng đã được gói và sử dụng từ lâu trong ngày Tết ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Nhưng về phẩm chất, bánh giống hệt với bánh Chưng về nguyên liệu, chỉ khác về cách thức gói, nên đây cũng có thể xem là một sản phẩm có ý nghĩa tương đồng với bánh Chưng, được người Việt đặt giá trị tương đương với bánh Chưng trong văn hóa dân tộc.
Tuy bánh Chưng cũng được các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt lưu giữ, nhưng xét về nguyên bản ý nghĩa, hình dáng, thì người Việt chính là tộc người giữ gìn được trọn vẹn nhất, với cả dạng bánh hình vuông, bánh hình ống, bánh Dày, cũng như tên gọi và giá trị của các loại bánh này, lưu giữ được truyền thuyết giải thích được ý nghĩa của bánh Chưng và bánh Dày. Vậy nên, có đầy đủ cơ sở để nói rằng người Việt chính là chủ nhân đích thực sáng tạo nên bánh Chưng, bánh Dày.
6. Kết luận:
Từ các tài liệu khảo cổ, chúng ta đã thấy được nguồn gốc trực tiếp nhất của bánh Chưng, bánh Dày là từ văn hóa Lương Chử, kế thừa trọn vẹn triết lý Trời tròn Đất vuông của người Việt trong thời kỳ này, các tài liệu khảo cổ trong văn hóa Đông Sơn cũng đã cho thấy những bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của bánh Chưng bánh Dày, cũng như triết lý Trời tròn Đất vuông. Đây là những cơ sở trực tiếp phủ nhận những lập luận của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng.
Bánh Chưng cũng là một sản vật đặc trưng chung của cộng đồng tộc Việt, các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt hiện vẫn giữ được các loại bánh tương đồng với bánh Chưng của người Việt, về tổng thể kết cấu, thậm chí có một số dân tộc còn giữ được dạng bánh Chưng với kết cấu đơn giản là gạo, đậu và thịt lợn, cuốn bằng lá như bánh Chưng của người Việt. Nhưng đây không phải là một bằng chứng cho thấy rằng bánh Chưng Việt Nam có nguồn gốc từ bên ngoài, mà ngược lại, đây là cơ sở cho thấy sự thống nhất về văn hóa và sự lưu giữ ý thức văn hóa chung thời cổ đại rất mạnh mẽ của các dân tộc có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt.
Từ đây, chúng ta đã có được một cách nhìn toàn diện và bao quát hơn về nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dày, đây chính là kết tinh của nền văn hóa tộc Việt, kế thừa từ nền văn hóa cổ của tộc Việt hơn 5000 năm trước, mang trong mình ý nghĩa triết lý quan trọng của người Việt, đó là triết lý Trời tròn Đất vuông. Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng và nhiều nhà nghiên cứu khác mặc định rằng đó là tư tưởng của Trung Quốc, mặc định mọi di sản của người Việt đều là vay mượn của nước ngoài, nên đã nhận định sai về nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dày và những di sản thời kỳ Hùng Vương.
Chúng tôi hy vọng rằng, các nhà nghiên cứu sẽ cẩn trọng hơn trong việc tìm hiểu những di sản của văn hóa dân tộc, cần thoát khỏi tư tưởng mặc cảm, tự ti dân tộc là di hệ của chế độ thực dân Pháp, để có thể nhận diện đúng nguồn gốc và những di sản của người Việt, tránh nhận định và tuyên truyền những thông tin không chính xác về nguồn gốc văn hóa dân tộc, nhận định chủ quan và vô căn cứ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường trong nhận thức về nguồn gốc và lòng tự tôn dân tộc của người Việt.
[6] McColl H, Racimo F, Vinner L, Demeter F, Gakuhari T, Moreno-Mayar JV, Van Driem G, Wilken UG, Seguin-Orlando A, De la Fuente Castro C, Wasef S (2018). The prehistoric peopling of Southeast Asia. Science. 361(6397):88-92. https://science.sciencemag.org/content/361/6397/88
[7] Lipson M, Cheronet O, Mallick S, Rohland N, Oxenham M, Pietrusewsky M, Pryce TO, Willis A, Matsumura H, Buckley H, Domett K, Nguyen GH, Trinh HH, Kyaw AA, Win TT, Pradier B, Broomandkhoshbacht N, Candilio F, Changmai P, Fernandes D, Ferry M, Gamarra B, Harney E, Kampuansai J, Kutanan W, Michel M, Novak M, Oppenheimer J, Sirak K, Stewardson K, Zhang Z, Flegontov P, Pinhasi R, Reich D. Ancient genomes document multiple waves of migration in Southeast Asian prehistory. Science. 2018 Jul 6;361(6397):92-95. doi: 10.1126/science.aat3188. Epub 2018 May 17. PMID: 29773666; PMCID: PMC6476732. https://science.sciencemag.org/content/361/6397/92
[8] Gu Fang, Chinese Jades in Traditional Collections, Tập 1: Neolithic Period·Shang Dynasty Western Zhou·Spring and Autumn Period·Warring States Period.
Cuối năm Tân Sửu, Cao Mạnh Hùng link một bài của một tay Tàu biết tiếng Việt. Tay này nói rằng Việt Nam chưa bao giờ có độc lập. Hì, CMH hỏi: “O nghị răng o?”. Tui nói, để lị bán hết chỗ chân giò khách đặt hàng tết, qua tết lị mần bài “Trung Quốc sử lược” tặng nhóm “Người Trung Quốc biết tiếng Việt” trên FB.
Đầu tết năm nay đang tính viết như đã hứa (còn nợ Nghệ Nhân một kỳ năng lượng vũ trụ chưa viết). Nhưng lại có chuyện một Việt kiều Đức tên là Phạm Thị Hoài, mượn văn chương để phỉ báng bánh chưng, mà qua đó còn ngầm phỉ báng Văn hóa Dân tộc Việt. Xem ra ở Đức có một nhóm người vì lý do gì tìm đủ mọi cách, mượn văn chương để phỉ báng Văn hóa Việt, khiến tôi đặt câu hỏi liệu họ có phải là Việt Kiều? Hay là ai đó mạo danh Việt Kiều?
Nhớ lại năm 2014, ông Tạ Đức vốn là Việt Kiều ở Đức đã có những dòng ngụy biện, bánh chưng có nguồn gốc từ bánh Zongzi của người Tàu. Trước đó, một Việt Kiều Đức tên là Nguyễn Dư cũng có bài viết đòi Việt Nam trả bản quyền nước mắm cho Thái Lan? Tôi đã có một bài phản biện trên trang Tạp chí Văn hóa Nghệ An (vanhoanghean.com.vn) gửi tới hai ông này.
Tôi đã phản biện ngay tại trang Phạm Thị Hoài. Nay chuốt lại câu chữ nội dung phản hồi tại trang Phạm Thị Hoài. Nội dung này xin gửi tới các Việt Kiều ở Đức, nhờ xem xem bọn họ liệu có là người Việt Nam, hay mạo danh? Tôi hỏi thế, vì FB Tiếng Việt rất nhiều người Trung Quốc giả danh người Việt, viết bài phỉ báng Văn hóa Việt?
Gửi Phạm Thị Hoài,
1. Bạn có vẻ người Tàu mạo danh Việt Nam, nên bạn không thấu hiểu Văn hóa Việt Nam?
- Người Việt Nam không ăn bánh chưng một mình. Người Việt chỉ bóc một chiếc bánh chưng cho một mâm cỗ và thường được cắt ra làm 8 miếng, mỗi người sẽ ăn một đến hai miếng, cho nên không đến nỗi quá chán. Ngoài ra có vài loại rau củ được dọn kèm để ăn cùng bánh chưng, giúp tiêu mỡ, chống ngán, đó là dưa món và củ hành muối chua. Bạn ăn một mình cái một bánh chưng, thì mắc chứng "ăn một mình đau tức" thành ra chán ăn.
Bánh chưng Việt Nam, hình hài xanh và vuông là phần Văn hóa. Còn dinh dưỡng của món ăn so với miếng bánh gato, chắc chắn an toàn hơn, vì không có chất phụ gia, không đường, thịt trắng chứ không phải thịt đỏ, chỉ có ±100mg Cholesterol trong mỗi chiếc bánh, đậu xanh có khả năng giải độc, gia vị có tính tiêu thực là hành và tiêu. Chưa hết, Người Việt Nam không ăn bánh chưng riêng nó, mà ăn với dưa món và củ hành muối chua, tức là được ăn với rau củ. Cho nên chắc chắn đó là món ăn điều vị và có dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
2. Bạn gán ghép Cholesterol cho bánh chưng thể hiện bạn là người chả biết gì về Cholesterol?
- Bánh chưng làm bằng thịt trắng, không phải thịt đỏ bạn nhé. Cụ thể nhân của nó làm bằng thịt 3 chỉ. Gọi thế vì chỗ thịt này của con heo có 3 sọc chỉ màu nâu hồng là thịt nạc, hai sọc chỉ trắng, một sọc là mỡ, sọc còn lại là bì, mà bì thì phần lớn chứa Colagen, thứ giúp làm trơn cơ khớp. Lượng Cholesterol của loại thịt này dưới 68mg/100gr
- Loại nhân thứ hai trong bánh chưng là đậu xanh, một thứ đậu mà Đông y học dùng để giải độc. Cơ bản là nó không Cholesterol.
- Gia vị của bánh chưng là hành và tiêu có chức năng khai vị, thông tiêu hóa.
- Thành phần chính của bánh là một loại gạo có độ dẻo gọi là nếp. Với gạo nếp, người Lào ăn thay gạo tẻ quanh năm vì Lào không trồng gạo tẻ. Chưa có báo cáo khoa học nào nói rằng số người bị Cholesterol ờ Lào cao hơn ở Đức cả?
3. Ngược lại, đi kèm theo bài viết về bánh chưng, bạn đưa hình ảnh mấy miếng bánh Tây, xin hỏi bạn có biết công thức của nó gồm những thành phần gì không?
- Để làm một ổ bánh gato, tỉ lệ 100gr bột mì phải dùng tới 4 quả trừng gà, 20gr bơ (xuất xứ thịt đỏ), ngoài ra đường, sữa tươi và một số hóa chất như bột nổi, chất làm dòn, mềm, dai, chất bảo quản, etc... Thông số Cholesterol cho các thực phẩm liên quan tới bài viết:
Bơ : 260 mg/100g
Sữa tươi: 42 mg/100g
Thịt heo nửa nạc nửa mỡ: 68mg/100g (ba chỉ 3/5 là nạc)
Trứng gà: 470
Trứng vịt: 884 (đây là lý do vì sao người VN chuộng trứng gà hơn trứng vịt vì trứng gà ít cholesterol, dễ tiêu hơn)
Lòng đỏ trứng gà, vịt, ngỗng: ±2000 mg/100g (nhiều loại bánh của người Tây bỏ lòng trắng, chỉ làm bằng lòng đỏ)
Gạo nếp và đậu xanh Cholesterol = 0
Nhu cầu của một người Việt Nam trung bình cần từ 2800 – 3000 mg Cholesterol. Cao lớn như Tây, Mỹ, cần từ 3000 – 3500. Trong đó do cơ thể tự tạo khoảng ±2000mg, ±1000 bổ sung từ ăn uống. Cho nên chỉ riêng 4 quả trứng thôi, lượng cholesterol của nó đã gần 2000 rồi, chưa kể bơ, đường, sữa, etc…
Một chiếc bánh chưng chỉ có 150gr thịt ba chỉ, tức chỉ khoảng 100mg Cholesterol. Gạo nếp và đậu xanh không Cholesterol (mời xem bảng thành phần dinh dưỡng do Bộ Y tế công bố). 100mg chia cho 8 miếng, nếu ăn một miếng chỉ ⁓13mg, nếu ăn 2 miếng chỉ 25mg.
Vậy là thông tư tưởng về Cholesterol rồi nhé!
4. Bạn không thích bánh chưng, không có nghĩa là nó vô vị với cả thế giới người Việt? Lợi dụng nghề viết văn để hủy diệt thứ mình không thích cho dù đó là văn hóa truyền thống của một dân tộc, thì "bút sắc lòng trong" của nghề viết ở đâu?
Thầy giáo dạy Anh văn lớp tôi tên là J. đến từ Mỹ đã một mình ăn hết một cái bánh chưng rán, lại còn khen ngon nữa đấy (thầy ấy cũng rất thích xôi chiên phồng, bánh khọt và sinh tố sầu riêng của Việt Nam).
Khi tôi phản biện Phạm Thị Hoài, thì có Thùy Trang nhắc chiếc bánh Zongzi của Tàu, ngầm ý nhắc tôi nguồn gốc bánh chưng từ cái bánh zongzi của Tàu. Tôi bèn trả lời Thùy Trang bằng link phản biện ông Tạ Đức năm 2014 trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An.
Người Trung Quốc tráo trở và tham cướp đến không còn biết sĩ diện quốc thể là gì?
Chiếc bánh hổ lốn đậu đỏ với nếp chả có nghệ thuật ẩm thực gì mà cũng tự đắc đòi làm tổ tiên nguồn gốc của chiếc bánh chưng xanh Việt Nam? Riêng cái lá bánh chưng thôi cũng xác định gốc gác của nó ở đâu rồi.
Bàn về lịch sử ra đời của của loại bánh Tống tử: (zongzi - 粽子) : Là loại bánh nếp đậu gói trong lá tre của người Trung Quốc thường hay làm vào dịp tết Đoan Dương. Theo truyền thuyết Trung Hoa, món bánh này là để thả xuống sông cúng giỗ Khuất Nguyên. Đến ngày này, người dân ở bên dòng sông Mịch La thường tổ chức cúng giỗ KN bằng lễ hội thuyền rồng trên sông và thả những chùm bánh có buộc chỉ ngũ sắc bên ngoài. Hai loại bánh thường được thả trong lễ hội là bánh zongzi (bánh nếp đậu) và bánh Jiandui (bánh rán mè).
Tuy nhiên tên gọi là Tống tử, thì có vẻ nó chỉ mới xuất hiện từ đời Tống mà thôi? So với bánh chưng Việt Nam có từ thời Vua Hùng 18, thì vào khoảng thế kỷ XI TCN.
Kỹ thuật làm bánh zongzi: Chỉ là gạo nếp ngâm trộn đậu đỏ, gói nhỏ hình chóp bằng lá tre tương tự bánh ú VN. Sau khi luộc chín, bên trong hổ lốn một món xôi đậu đỏ của Việt Nam. Ngày nay, bánh zongzi đã được cải thiện, có thêm nhân nấm với thịt.
Bài viết về Bánh Chưng của tác giả Phạm Thị Hoài có tựa là “Các vua Hùng đã có công” khiến dư luận ồn ào. Đương nhiên thôi, bài viết đã động tới truyền thống, tình cảm ngàn năm của người Việt.
Bài viết này không bàn tới chuyện có nên bỏ bánh chưng, bỏ truyền thống nấu bánh chưng ngày Tết. Người viết muốn trình bày cảm tưởng khi đọc bài của chị Hoài theo cách đọc giữa các dòng chữ. Ý tứ của bài “Các vua Hùng đã có công” chắc cũng không khó nhìn ra vì tác giả có định giấu kín chúng đâu. Những ý tứ đó, tôi đoán thế, được đặt nửa kín nửa hở trên toàn bộ bài viết. Những dòng chữ trong ngoặc kép và viết nghiêng dưới đây là những dòng về Bánh Chưng của chị Hoài, chúng đánh thức trong tôi nỗi lo sợ âm ỉ…
“Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng”. Tôi đọc trong câu này nguy cơ của những hủ tục khiến chúng tôi bị hư hỏng, nghĩa là không theo kịp đà tiến của văn minh nhân loại, bị nghèo đi giữa thế giới thịnh vượng vì người bên ngoài nước đang tiến nhanh hơn chúng tôi, do đó khoảng cách tụt hậu ngày càng nhanh chóng xa hơn (nhão nhoét, thiu). Nguy cơ chúng tôi trở thành thô lậu, không hiểu, không biết quý những giá trị cốt lõi của thế giới văn minh như tôn trọng con người, dân chủ, tự do, nhân quyền, bình đẳng, trung thực (mốc, sống)… Nguy cơ chúng tôi trở thành những kẻ không biết lý lẽ, nói lấy được, nói dối và thậm chí biết rõ người nghe biết mình nói dối mà vẫn mở miệng dối!
“Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp, lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn”. Câu này nhắc nguy cơ chúng tôi kêu to nhưng thiếu thông tin có chất lượng, thậm chí tiếng kêu không chứa thông tin! Nguy cơ chúng tôi chỉ biết la lớn các mong muốn nhưng không chịu kiên trì đầu tư thực hiện ước mơ! Nguy cơ lời chúng tôi nói dài dòng nhưng không chứa ý nghĩ sâu sắc. Nguy cơ chúng tôi lầm tưởng và tự hào mình có lý luận. Nhưng than ôi lý luận đó, nếu được gọi là lý luận, chỉ là lý luận không chặt chẽ, không hợp lý, không gắn với thực tế và do đó không dẫn tới tương lai…
“Đã thế lại là văn cúng cụ, nhất định phải đặt lên bàn thờ”. Nguy cơ chúng tôi sẽ cứ lặp lại lời của bao nhiêu năm nay, học lời nói của các cụ đã mất từ hàng bao chục năm trước. Cứ dịp đến chúng tôi lại lôi văn bản trên bàn thờ xuống, phủi bụi và cắm cúi đọc cho cộng đồng nghe, cho dù thời đại đã rất khác xưa. Chúng tôi tự ngăn chặn mình học cái mới, ngăn chặn mình học những chuyển biến tư tưởng và cách tổ chức xã hội của nhân loại, một nhân loại đang tiến rất nhanh vào thời phẳng hoá.
Tóm lại, cảm nhận chung của tôi là nỗi lo sợ cái nguy cơ chúng tôi bị đông cứng trong trong thời kỳ băng hà trắng xoá xa xưa cho dù đất trời hiện nay đang ấm áp, hoa cỏ đang muôn sắc đua tươi. Cho dù tất cả các cơ quan thực thể của chúng tôi đang tồn tại trong thời nay nhưng riêng tư duy của chúng tôi lại là tư duy của bộ não nằm trong xác ướp hàng trăm năm trước! Con người đang mở ra kỷ nguyên du lịch lên sao Hoả nằm xa Trái đất trung bình khoảng trên hai trăm triệu km còn chúng tôi vẫn là những sinh vật đứng trên cây cày sau đít con trâu, cắm mặt lầm lũi đi theo đường cày được vạch ra từ thủa kiếp nào!
Cá nhân mình mà nói thì khá bất ngờ khi mọi người lại có thể tranh cãi về bài tự sự ngắn nhưng hí hỏm và có ý nghĩa như của chị Hoài.
Cụ thể, nhiều người chỉ trích chị là viết xúc phạm, không tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, của cha ông… khi chị nói thật sai lầm khi cho rằng “Bánh chưng, Bánh dày” là một sản phẩm truyền thống ngàn năm của tổ tiên mà ai cũng phải học, phải làm.
(Về việc chị không thích bánh chưng thì mình đồng ý với tư cách cá nhân thôi, vì mình không ăn được các loại bánh làm từ nếp hấp lên).
Tuy nhiên, cái lạ hơn là cho đến nay, hình như vẫn chưa có ai bàn về vấn đề này dưới góc độ khoa học xã hội và lịch sử của chủ nghĩa dân tộc.
Vì vậy nên mình muốn giới thiệu ngắn gọn về khái niệm “Truyền thống tân tạo” (Tạm dịch từ Invented Traditions).
***
“Invented tradition” là một thuật ngữ được đề xuất bởi sử gia người Anh Eric Hobsbawm (trớ trêu thay là một nhà Marxist trung kiên lão thành, trong khi được nuôi dưỡng cả bởi University of London, University of Cambridge và University of Oxford).
Theo đó, Hobsbawm tìm hiểu về cái gọi là truyền thống “văn hóa”, “lâu đời” được ghi nhận tại Anh (và sau đó được ông mở rộng tầm ảnh hưởng ra khắp thế giới).
Ông chứng minh rằng chúng đều là những sản phẩm được sáng tạo ra từ giai đoạn giữa đầu cho đến giữa thế kỷ 19 (hoặc thậm chí trễ hơn) nhằm tăng cường diễn ngôn chủ nghĩa dân tộc tại quốc gia này.
Hiểu đơn giản, ông cho rằng không có truyền thống nào lâu đời và kết nối các cộng đồng xưa cũ suốt hàng ngàn năm như con người hiện đại hay tưởng tượng.
“Invented tradition” trở thành một trong những chủ đề nghiên cứu nóng hổi của các sử gia địa phương trên thế giới từ thập niên 90s, nhưng đồng thời cũng khá nhạy cảm.
Nói cho đúng, nếu đủ can đảm để tìm hiểu và đào sâu, người ta sẽ nhận ra các sản phẩm “truyền thống văn hóa của dân tộc” đều là những sản phẩm sáng tạo gần đây (với tuổi đời rơi vào nhóm dưới 100 năm) nhằm tạo ra ảo ảnh “gắn kết” và “thuộc về” của một cộng đồng.
***
Về Truyền thống tân tạo tại Việt Nam?
Hùng Vương mà chúng ta biết đến ngày nay xuất hiện dưới dạng biên niên sử quốc gia của triều đình Việt Nam – Đại Việt Sử ký Toàn thư do Ngô Sĩ Liên chủ biên (thời Hậu Lê), xuất bản năm 1479.
Câu chuyện ghi nhận về 18 vị vua, mà vị vua đầu tiên là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyền thuyết “trăm trứng” quen thuộc, nối tiếp nhau trị vì và tạo nên thời kỳ Hồng Bàng, đến 258 TCN thì bị Thục Phán (An Dương Vương) chiếm nước.
Trước Sử ký, không có dấu hiệu của tài liệu sử nào khác nhắc đến sự tồn tại của triều đại này.
Như vậy, có thể nói câu chuyện Hùng Vương chỉ là huyền sử.
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào làm rõ sự kết nối, nhưng mình không nghĩ là vô duyên vô cớ mà Đại Việt Sử ký Toàn thư có thêm chi tiết như thế vài năm sau khi Lê Thánh Tôn thôn tính xong Vương quốc Champa.
Đây có lẽ là dấu hiệu cố gắng xây dựng danh tính “dân tộc” riêng từ thế kỷ thứ 15 (rất sớm) của người Việt Nam sau quá trình cọ xát với khá nhiều danh tính, sắc tộc khác nhau ở cả phía Bắc, phía Nam lẫn phía Tây của vương quốc.
Từ đó, ngày giỗ Vua Hùng đương đại lẫn các sản phẩm văn hóa theo sau ngày này khoản vài chục năm nay… có thể khẳng định đều là những truyền thống tân tạo.
Câu chuyện tương tự cũng có thể nói về lịch sử của phở, bún riêu, bún ngan, hủ tiếu, bánh lọc, bánh nậm, cơm tấm full topping sườn bì chả lạp xưởng ốp-la
Tuổi đời của hầu hết các món ăn này khó mà kéo dài được đến hai trăm năm, và vì vậy là những sản phẩm hòa trộn nhất định giữa các nền văn hóa Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Cambodia…) - Tây (Pháp, Mỹ) lẫn lộn. Không có sản phẩm nào thật sự mang ý nghĩa “quốc hồn, quốc túy”, “truyền thống ngàn đời” cả.
***
Dưới góc độ văn hóa, chúng ta cần những truyền thống tân tạo hay không?
Mình cho là quá cần về mặt xây dựng nhà nước. Nước Mỹ chúng bạn xây dựng danh tính quốc dân dựa trên cái hamburger thì không có lý do gì chúng ta lại không dám xây dựng danh tính dân tộc dựa trên tô bún bò huế ngon gấp 18 lần.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nên tiếp nhận những thông tin lịch sử truyền thống “ngàn năm”, “ngàn đời” như thể nó là sự thật, rồi điên cuồng tức giận khi ai đó nói chúng không phải.
Định không viết về cái bài viết mấy hôm nay đang nổi lềnh phềnh trên mạng của nhà văn Phạm Thị Hoài nhưng tôi bỗng nhiên nghĩ rằng trên đời này có những người neo vào dĩ vãng mà sống thì vừa đáng vui mà vừa đáng buồn. Vui vì họ có cái dĩ vãng để mà neo vào. Nhưng buồn vì dĩ vãng ấy ảnh hưởng họ lâu quá, bám theo họ cả đời! Mà cái gì thái quá thì cũng không tốt. Lại thêm một vài bạn bè cũng hỏi về bài viết này. Thôi thì tôi lại phím nghiệp vài câu.
1. TỪ CHUYỆN ẨM THỰC LÀ CÁI BÁNH CHƯNG – MỘT LÝ DO GÂY TRANH CÃI…
Tôi đã từng có một bài viết về gu thưởng thức ẩm thực của con người. Trong đó đại ý tôi nói rằng:
1.1. Món ăn ngon hay dở là tùy vào khẩu vị cá nhân, nên đừng chê người khác chỉ vì họ ăn không giống mình.
Chuyện đánh giá món ăn ngon dở hoàn toàn thuộc về chuyện của khẩu vị và cảm giác của cá nhân. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác tác động như ăn lúc no hay lúc đang đói meo; khung cảnh ăn uống trông như thế nào, sang trọng, sạch sẽ hay nhếch nhác, bẩn thỉu; đi ăn với người yêu mình hay đi ăn với… kẻ thù; lứa tuổi đi ăn là trẻ con, thanh niên hay người già, thái độ phục vụ của nhân viên, hay sự dũng cảm thử món mới trong ẩm thực của từng người… Cho nên có những người coi phở Bát Đàn là ngon, có người thích phở Thìn Lò Đúc, có người thích phở Thìn Bờ Hồ… nhưng cũng có những người chê các hàng phở ấy mà chỉ thích ăn phở Vui, phở Sướng, phở Hàng Đồng… Gần đây lại có người chê những ai ăn phở nhiều thịt là… trọc phú. Người mà lên giọng chê bai người khác như thế chỉ vì họ ăn không đúng như mình ăn thì người đó vừa vô duyên, vừa không có văn hóa.
1. 2. Văn hóa ẩm thực mang tính vùng miền và quốc gia rõ rệt, cho nên người miền/nước này đừng chê người miền/nước khác trong chuyện ăn uống.
Văn hóa ẩm thực còn tùy theo từng vùng miền. Các bạn miền Bắc vào miền Nam cứ chê món gì cũng ngọt, cũng cho đường, phở kiểu Nam sao lại có rau giá, tương đen, tại sao lại không có quẩy… và kêu ầm là không hợp khẩu vị. Nhưng các bạn miền Nam ra miền Bắc cũng kêu ca là phở không có rau, không nuốt nổi. Tại sao phải đòi hỏi món ăn giống nhau ở những nơi cách xa nhau hàng trăm, hàng ngàn cây số?
Nhiều bạn cho biết không quen ăn món Tây/Tàu và nếu ăn thì chê món nọ món kia. Tôi cũng tạm gọi là người có đi đâu đi đó chút ít, tôi cho rằng nên tôn trọng văn hóa ẩm thực của vùng miền, quốc gia. Văn hóa ẩm thực của vùng miền/quốc gia ra đời trên cơ sở nhiều yếu tố, từ thiên nhiên cho nuôi con gì, trồng cây gì, thời tiết, môi trường xung quanh, địa hình, thổ nhưỡng, con người… cho nên không thể đòi hỏi phở miền Bắc phải giống phở miền Nam, không thể bắt người Việt ăn bánh mì thay cơm hay bắt người Nga thôi uống rượu Vodka… Cho nên Tây Ninh mới nổi tiếng nhờ món bánh tráng Trảng Bàng phơi sương cuốn thịt heo luộc và kèm theo vô số loại rau lạ, nhưng món cuốn ở Đà Nẵng lại khác, mà món cuốn ở Hà Nội lại càng khác.
Tôi cho rằng chính sự phong phú về ẩm thực ở các vùng miền, quốc gia mới là điều thú vị. Thử tưởng tượng đi đến đâu món ăn cũng giống hệt nhau thì còn gì là thú vị và niềm vui thưởng thức, khám phá món mới nữa. Còn chuyện ăn có hợp khẩu vị hay không, có cảm thấy ngon miệng hay không là tùy vào cảm nhận của mỗi cá nhân. Nhưng không vì thế mà chúng ta chê bai một cách mất lịch sự giữa chốn công cộng.
1.3. Văn hóa ẩm thực có sự biến đổi theo thời gian và có sự học hỏi, pha trộn với nhau.
Cũng lại nói chuyện về nhiều người cứ bất biến cho rằng: “Chuẩn hương vị xưa mới ngon”. Thật ra các món ăn không thể đòi hỏi hoàn toàn giống như 100 năm về trước và còn tùy thuộc rất nhiều vào cách nấu của mỗi người, mỗi gia đình. Chẳng hạn ngay như một món là món cuốn, cũng có thể rất khác nhau tùy theo người làm bếp. Ngay ở Hà Nội, nếu hỏi cách làm món cuốn như thế nào, tôi bảo đảm gần như mỗi gia đình sẽ làm theo một kiểu khác nhau. Vì vậy, đừng cho rằng “cái chuẩn” của mình là đại diện cho tất cả, đừng cho rằng chỉ có “cái chuẩn” của mình là đúng, còn người khác là sai bét.
Khi tôi sang Ấn Độ, tôi thấy món cà ri (curry) chính gốc Ấn khác hẳn món cà ri của người Việt. Sang Singapore, Indonesia, Malaysia hay Myanmar…, món cà ri lại biến đổi khác nữa. Một ví dụ rành rành nhất mà ai trong số chúng ta cũng nhận thấy: món bánh mì kẹp thịt của Việt Nam khác xa với nguồn gốc của nó ở phương Tây như thế nào.
Một con người có tư duy rộng mở, đi nhiều, đọc nhiều, tiếp xúc với nhiều tầng lớp, thì thường sẽ dễ dàng nhìn nhận những sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực của từng vùng miền, quốc gia, đồng thời chấp nhận sự biến đổi, thêm bớt của ẩm thực. Cá nhân chúng ta có quyền thích hay không thích sự khác biệt hay thay đổi đó. Nhưng đừng bắt người khác phải khen chê giống mình, bắt họ phải ăn theo mình và nếu có người như vậy, thì chỉ là hạng người bảo thủ, tự tôn, coi mình là nhất, hay là “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi.
1. 4. Người Việt và tư duy, sở thích “mì tôm” trong ẩm thực
Thật ra tôi muốn nói về tư duy, sở thích “mì tôm” là để chỉ một bộ phận không nhỏ người Việt không thể xa rời những món ăn quen thuộc đối với họ, dù chỉ là trong một thời gian ngắn. Ở đây tôi không nói đến những người Việt định cư ở nước ngoài, hay những gia đình đa quốc gia, lấy vợ/chồng người nước ngoài. Ở những gia đình ấy, thường việc ăn uống cũng mang tính chất “ẩm thực đa quốc gia”. Tôi chỉ muốn nói đến một hiện tượng cụ thể, đó là rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ từ trung niên trở lên, thường khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài, không quen với những món ăn nước ngoài hay ngại ngần không dám thử và luôn thủ trong vali những gói mì tôm, chà bông hay thậm chí lén mang theo cả chai nước mắm. Những chuyện này tôi đã chứng kiến quá nhiều lần khi cùng với nhiều người Việt đi du lịch hay công tác nước ngoài. Nếu đã đi du lịch, công tác, đặc biệt là đi nước ngoài, thì không nên đòi hỏi phải ăn uống giống y như ở nhà, mà nên để bản thân mình khám phá thử ẩm thực ở những miền đất mới. Chứ nếu muốn ăn giống y như ở nhà, thì thôi, có lẽ cứ nên ở nhà cho yên chuyện và dễ thỏa mãn sở thích của mình. Tất nhiên ăn uống thì luôn là khẩu vị cá nhân, song khi đến một miền đất mới, thử những món ăn lạ, cũng là một điều thú vị của những ai thích “xê dịch”. Có món chúng ta không hợp, nhưng biết đâu cũng có món chúng ta thấy ngon và cũng có thể có những món chúng ta chỉ nếm được một lần trong đời thì sao. Vậy nên đến những miền đất mới, hãy tạm gác “mì tôm” lại, thử ăn món mới đi đã, nếu không ăn được thì hãy quay về với “mì tôm” cũng chưa muộn.
Nói về ẩm thực thì nói có đến “ngàn lẻ một đêm” cũng không hết chuyện. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều: Ẩm thực luôn là khẩu vị cá nhân và chúng ta nên tôn trọng khẩu vị của nhau nếu chúng ta là những con người văn minh. Giờ bước sang thế kỷ XXI cũng đã hơn 20 năm rồi, thiết tưởng chúng ta, bất cứ ai có hiểu biết và có học hành đôi chút đều phải biết một điều rằng: nên tôn trọng quyền tự do cá nhân và sở thích riêng, miễn điều đó không đụng chạm, ảnh hưởng đến ai và trong khuôn khổ luật pháp cho phép, huống chi đó là một vấn đề dễ gây tranh cãi như ẩm thực.
Thế nên khi nhà văn Phạm Thị Hoài chê cái bánh chưng ngày Tết, tôi nghĩ rằng đó là quyền cá nhân của chị. Chị không thích bánh chưng, nhưng người khác thích và họ phản ứng lại. Tôi cho rằng đây là chuyện bình thường, là sự va chạm giữa những sở thích ẩm thực trái ngược nhau. Chẳng có việc gì phải kết tội chị ấy là phỉ báng truyền thống văn hóa dân tộc cả, cũng đừng chê hai miếng bánh chưng là giống bánh ngọt như trong ảnh chị ấy post lên, bởi vì ăn theo sở thích nào, làm bánh chưng theo kiểu gì là quyền của chị Phạm Thị Hoài. Chị ấy có bắt chúng ta ăn theo chị ấy hay chê bánh chưng theo chị ấy đâu.
Nhưng, cái gì cũng có chữ “nhưng” nên mới thành ra chuyện!
Cá nhân tôi thì thỉnh thoảng cũng ăn bánh chưng. Có khi tôi thích vì ăn được một miếng bánh chưng ngon, nhưng cũng có khi chán, vì ăn phải miếng bánh dở quá. Nhưng khi đọc bài viết “Các vua Hùng đã có công” của chị Phạm Thị Hoài, tôi trộm nghĩ có khi nào cả đời chị ấy không được ăn một miếng bánh chưng ngon. Thế nên chị ấy mới miêu tả về bánh chưng như sau: “bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực. Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ.” Có lẽ ký ức về một thời ăn bánh chưng dở ẹt ấy đã khiến cho chị Phạm Thị Hoài không có cảm tình với món bánh chưng ngày Tết.
Thay vào đó chị Phạm Thị Hoài bồi hồi hoài niệm về món phở chó, một món ăn mà tôi nghe tên đã thấy rùng mình sợ hãi và tôi tin rằng nhiều người cũng có cùng cảm giác giống như tôi. Nhưng mà thôi, như tôi đã nói ở trên, sở thích ăn uống là chuyện cá nhân của mỗi người, không ai có quyền lên án ai cả hay bắt ai phải yêu ghét món này món kia theo mình. Chỉ là chị Phạm Thị Hoài body shaming cái bánh chưng nên tôi bắt chước chị, tôi body shaming chị với hàm ý đùa vui. Tôi chỉ ái ngại cho… tuổi già và có lẽ thừa cholesterol của chị Hoài khi mà chị bị ám ảnh bánh chưng vì “vài chục năm sau, chúng là những bom tấn cholesterol mà tôi ngần ngại hơn thương nhớ.” Theo quan điểm về nữ quyền của tôi thì: Phụ nữ tuy không chỉ có quyền làm đẹp mà còn có quyền làm xấu, quyền chăm sóc hay quyền không thèm bảo vệ sức khỏe của bản thân. Vậy mới đích thực là nữ quyền. Tuy nhiên tôi vẫn thích những phụ nữ nghĩ rằng tuổi tác chỉ là con số và già, béo, thừa cholesterol… chỉ là những khái niệm không tồn tại trong cuộc đời của mình.
Những câu chị Phạm Thị Hoài viết như thế này là nhận định của riêng chị: “Bánh chưng là kỳ vọng của thời lo thiếu ăn đang nhường chỗ cho thời sợ thừa cân. Là hiện thân của một nền ẩm thực với kỹ thuật nấu nướng đơn giản, quy trình chế biến thuần tuyến tính, nguyên vật liệu thông dụng, khẩu vị bỗ bã đại trà và tập quán sinh hoạt đơn sơ, chưa bao giờ phát triển đến đỉnh cao để có thể decadent, sành điệu và đồi trụy, như nghệ thuật nấu ăn của Pháp và Trung Hoa, hai cường quốc ẩm thực đã đô hộ bếp Việt để cho nó những tiềm năng lý tưởng nếu nó biết tự giải phóng.” Nếu nói như vậy tức là chị đánh giá thấp ẩm thực Việt Nam nói chung và cái bánh chưng nói riêng. Tất nhiên tôi nhắc lại là chị có quyền đánh giá ẩm thực Việt Nam theo cái chuẩn của riêng chị. Nhưng tôi không nghĩ rằng bánh chưng Việt Nam là làm đơn giản như chị nói ở trên. Để có một nồi bánh chưng ngon là một thử thách không nhỏ cho những đầu bếp. Trở lại vấn đề hồi nãy tôi từng nói: Có lẽ nào đời chị chỉ toàn được ăn những bánh chưng gói vụng với nếp dở và thịt, đậu loại xoàng? Song tôi cũng phải cập nhật kiến thức cho chị rằng ở Việt Nam hiện nay bánh chưng không chỉ phổ biến trong ngày Tết mà còn trở thành một món ăn hàng ngày, bán rộng rãi trong các siêu thị hay bán online với đủ các size bánh lớn nhỏ, với những bánh chưng của người dân tộc như bánh chưng gù của người Tày, bánh chưng đen cũng của dân tộc Tày, bánh chưng thảo dược của dân tộc Mường hay bánh chưng chay của dân tộc Việt. Xuôi về phương Nam chúng ta có đủ kiểu bánh tét như: bánh tét nếp cẩm, bánh tét nhân chuối, bánh tét nhân trứng muối, bánh tét ngũ sắc v.v… Chính vì thế nhận định của chị Phạm Thị Hoài: “Trong các món Tết, bánh chưng ít cơ hội tự giải phóng nhất” có lẽ là không đúng. Ngày nay người dân Việt Nam ngoài việc coi bánh chưng là một món ăn truyền thống của ngày Tết, họ còn xem như một món ăn hàng ngày, có thể là ăn thay bữa chính, có thể là ăn chơi, ăn vặt. Thêm một nhận định của chị cũng không chính xác: “Người anh em song sinh của nó, bánh giầy, đã từ lâu được giải linh, bỏ gánh nặng biểu tượng trời tròn sau lưng mà vui sống kiếp nhẹ tênh món ăn vặt hàng ngày đầu ngõ.” Thật ra chẳng phải bánh giầy giải linh gì cả mà chỉ đơn giản là ngày tết truyền thống xưa thì các món ăn đều để được lâu, nhưng bánh giầy với thời tiết lạnh như ở miền Bắc thì để lâu sẽ cứng và khó ăn. Vì thế nên dần dần chẳng ai cúng bánh giầy ngày Tết mà nó trở thành một món ăn vặt, ăn chơi.
Tôi cũng không đồng tình với nhận xét của chị Phạm Thị Hoài khi cho rằng: “Từ lúc phở có chút danh ở năm châu, mỗi người Việt lập tức thành một vệ binh phở trong cuộc thánh chiến phở, rủa xả chỉ trích không thương tiếc những kẻ dám xúc phạm phở, xúc phạm văn hóa ẩm thực truyền thống, xúc phạm dân tộc, xúc phạm con người và đất nước Việt Nam, như thể các vua Hùng đã có công nấu phở.” Dù biết chị Phạm Thị Hoài rất thích sử dụng thủ pháp thậm xưng trong khi viết văn nhưng tôi hơi ngạc nhiên khi chị chỉ tập trung lên án người Việt Nam là những “vệ binh phở”. Không lẽ chị Phạm Thị Hoài sống ở nước ngoài mấy chục năm, tự nhận là người đi nhiều, biết nhiều, mà lại không biết rằng đối với bất cứ dân tộc nào, khi đụng đến ẩm thực truyền thống là gần như mỗi người dân đều là những vệ binh nhiệt thành. Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhiều lần cãi nhau về món kim chi hay là món dưa muối. Chị Phạm Thị Hoài hãy thử chê pizza và các loại mì Ý, thử chê món gà tây trong lễ Giáng sinh của người Anh, thử chê ẩm thực Pháp với những người dân nước ấy… Tôi tin rằng khi ấy cũng rất dễ dẫn đến cuộc “thánh chiến ẩm thực” như lời của chị Phạm Thị Hoài. Thế nên chị đừng mỉa mai người Việt Nam. Và đáng ngạc nhiên thay, khi đã biết rằng viết về ẩm thực thì rất dễ dẫn đến “thánh chiến”, bản thân chị cũng lên án điều đó, vậy thì tại sao chị Phạm Thị Hoài lại chủ ý viết một bài mà tôi cho rằng đã dẫn đến một cuộc “thánh chiến” trên mạng những ngày đầu năm mới. Có phải chăng theo ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ là nhân ngày Tết nên chị lôi cái bánh chưng ra để “đu fame”?
Nhân thể, tôi cũng bổ sung cho chị Phạm Thị Hoài thêm chút kiến thức về nhà hàng Michelin. Chị viết là: “Những nhà hàng Michelin tôi đã đặt chân có thể để lại vài gợi ý, nhất là về các món khai vị, và cảm giác chủ đạo là vừa cắt phăng một góc thẻ nhà băng”. Chị Hoài đừng nghĩ rằng cứ là nhà hàng có dấu sao Michelin thì phải sang trọng, ăn ngon và đắt tiền nên chị đau xót nghĩ đến cái thẻ nhà băng của chị. Dĩ nhiên là có nhiều nhà hàng Michelin làm chị đau xót cho cái thẻ nhà băng của chị, nhưng không phải nhà hàng Michelin nào cũng sang chảnh và có lịch sử lâu đời đâu ạ. Cũng có những quán ăn Michelin đơn giản hơn nhiều. Ví dụ nếu chị đến Kailang, Singapore, mời chị ghé quán ăn vỉa hè Hill Street Tai Hwa Pork Noodle, quán này được 1 sao Michelin đấy ạ. Hay nếu đến Hongkong thì mời chị ghé ăn thử món dimsum Tim Ho Wan. Đảm bảo một vài trăm ngàn VNĐ là chị đủ thưởng thức rồi. Còn nếu tiện đường lang thang ở Châu Âu mà muốn sang chảnh nhưng vẫn không quá đắt, mời chị Hoài ghé nhà hàng Azurmendi ở Tây Ban Nha ba sao Michelin với giá 250 euro một set cho một người. Còn nếu không thì chị ghé nhà hàng Eneko một sao Michelin cũng ở Tây Ban Nha với giá khoảng 150 euro cho set hai người.
Tôi túm cái váy ngắn lại là chị Phạm Thị Hoài có quyền chê bánh chưng, có quyền cải tiến bánh chưng cho phù hợp với cholesterol của cái tuổi già đang xồng xộc đến, có quyền khen phở chó, có quyền chê dân Việt Nam thánh chiến vì phở, chê ẩm thực Việt tồi tệ “với kỹ thuật nấu nướng đơn giản, quy trình chế biến thuần tuyến tính, nguyên vật liệu thông dụng, khẩu vị bỗ bã đại trà và tập quán sinh hoạt đơn sơ”, có quyền đau lòng cho thẻ nhà băng vì đi ăn ở nhà hàng có sao Michelin vì đó là sở thích ẩm thực của cá nhân và tự do ngôn luận. Song chị Phạm Thị Hoài nên cập nhật chút ít kiến thức như tôi đã viết để tránh những điều chị viết mà chưa tới, chưa đủ góc nhìn, để xứng với danh là một nhà văn nổi tiếng, xuất thân từ nông thôn tỉnh Hải Dương nhưng đi nhiều, biết nhiều và học Đại học Humboldt danh tiếng với chuyên ngành “Văn thư lưu trữ”, và đang sống ở Đức, trung tâm của Châu Âu từng mấy chục năm nay.
2. ĐẾN CHUYỆN VĂN CHƯƠNG ĐẰNG SAU CÁI BÁNH CHƯNG MƯỢN CỚ
Nhiều bạn văn chương và độc giả của chị Phạm Thị Hoài khen chị hết lời là đầu năm chị đã có một bài viết hay, gây tranh cãi, và khi công chúng đang tranh cãi thì chị Phạm Thị Hoài đang cười thích thú vì sự tranh cãi này. Tôi ngạc nhiên vô cùng vì những người nói ra câu đó là những người tự xưng là bạn văn tri kỷ của chị. Nếu viết một bài viết chỉ để gây tranh cãi bằng cách lấy cái bánh chưng vô tội ra để làm đề tài nhân dịp Tết cổ truyền của người Việt, thì xem ra khá giống những chiêu trò vụng về đánh bóng tên tuổi, “đu fame” như các bạn trẻ ngày nay nói. Nếu tôi đi viết văn mà có những bạn văn kiểu đó chắc là tôi không dám.. nhận là bạn.
Một số bạn văn chương khác khẳng định rằng chị Phạm Thị Hoài nói đến cái bánh chưng chỉ là mượn cớ để nói đến thứ “văn cúng cụ” ở Việt Nam, giễu cợt thứ văn chương dở của nền văn học Việt Nam. “Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp, lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn. Đã thế lại là văn cúng cụ, nhất định phải đặt lên bàn thờ.”
Nhìn từ phương diện văn chương, khi nói đến thứ “văn cúng cụ” tôi hiểu là ý chị Phạm Thị Hoài nói đến thứ văn chương nhằm phục vụ, ca ngợi cho những vấn đề, nhân vật, thể chế… nào đó và vì thế theo chị là không có giá trị. Tuy nhiên như tôi đã nói, có lẽ vì học về văn thư lưu trữ (Archival Studies) nên chắc chị Hoài còn thiếu chút kiến thức về văn chương. Văn chương cúng cụ và những nhà văn, nhà thơ cung đình đã xuất hiện từ hàng ngàn năm nay trong lịch sử văn học phương Đông và phương Tây. Lý Bạch cũng từng là nhà thơ cung đình. Cả ở phương Đông và phương Tây đã tồn tại dòng “văn học cung đình” (court literature). Có những thể văn chương mà ngày nay chúng ta có thể gọi là “văn cúng cụ” nhưng ngày trước chúng là những thể văn quan phương như chiếu, biểu, cáo, hịch, văn tế v.v… Hay “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ, Việt Nam cũng có thể gọi là văn cúng cụ. Đơn giản vì những thể văn ấy có những chức năng riêng, phù hợp với hoàn cảnh, thời đại của chúng. Ngày nay lý luận văn học dùng cái mỹ từ là các thể loại “cận văn học” để gọi chúng. Trong văn chương, có lẽ cần phải nhắc lại một nguyên tắc cơ bản này cho chị Phạm Thị Hoài rõ: Không có thể loại văn học nào là dở (kể cả văn cúng cụ) mà chỉ có tác giả viết dở, nội dung dở thôi ạ. Chị Phạm Thị Hoài xin đừng nhầm lẫn giữa thể loại và nội dung cũng như tác giả. Thế nên nếu có chê “văn cúng cụ”, rất mong chị Hoài hiểu rõ về tính chất của thứ văn chương này.
3. NÊN QUAN NIỆM CHUYỆN TRANH CÃI XUNG QUANH “CÁI BÁNH CHƯNG VĂN CHƯƠNG CÚNG CỤ” LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG
Việc chị Phạm Thị Hoài chê văn cúng cụ cũng là lẽ bình thường. Khi cùng bàn luận về một cuốn sách, luôn có những ý kiến khác nhau. Các con số là tuyệt đối nhưng đặt nó trong mối tương quan với con người thì sự cảm nhận lại không giống nhau. Có thể đối với một người, 1000 cuốn sách là rất nhiều, đối với người thứ 2, là vô cùng nhiều, nhưng đối với người thứ 3 là bình thường và đối với người thứ 4 thì là ít. Các con số đo đếm được đã là như vậy, huống chi là các cuốn sách hay tác phẩm văn học. Nếu trong đời sống xã hội, mọi hành động con người đều phải tuân thủ theo một số quy tắc nhất định, thì trong tư duy, trong cảm nghĩ, con người được tự do tuyệt đối. Nhưng thể hiện tư duy, cảm nghĩ ấy ra ngoài như thế nào thì lại do chính con người chọn lựa để cho phù hợp với xã hội đang sống và ngược lại, chính những tiêu chuẩn của xã hội đang sống cũng tác động đến sự lựa chọn đó.
Nhận xét về sách hay tác phẩm văn học cũng là một trong những hoạt động tư duy tự do tuyệt đối. Đọc một tác phẩm, chúng ta có thể vừa suy nghĩ, vừa cảm nghĩ về nó. Mà con người luôn tồn tại như những cá thể độc lập trong tư duy (dù xã hội vẫn tồn tại không ít người nghĩ theo tư duy của người khác). Cùng một tác phẩm có thể có vô vàn ý kiến khen chê khác nhau, bởi lẽ các suy nghĩ của con người có thể rất khác nhau. Cho nên chúng ta có ý kiến khác nhau về một tác phẩm hay một dòng văn học cũng là lẽ thường tình.
Chúng ta đồng ý là có những giá trị văn học và có những cuốn sách được liệt vào hàng cổ điển và luôn được xưng tụng. Nhưng đó chỉ là sự đánh giá chính thức mang tính chất hàn lâm. Con người thì phần nhiều là con người của đời thường, mấy ai để tâm đến sự đánh giá ấy. Ở Việt Nam, "Truyện Kiều" là kiệt tác văn học của dân tộc, nhưng có lẽ ở thời điểm hiện tại, chắc chắn không nhiều bạn trẻ đọc "Truyện Kiều" bên ngoài chương trình học ở trong nhà trường. "Hồng lâu mộng" là một trong "Tứ đại kỳ thư" của Trung Quốc, có hẳn ngành nghiên cứu "Hồng học", có tập san chỉ chuyên bàn về "Hồng lâu mộng", nhưng không phải người Trung Quốc nào cũng thích tác phẩm này.
Chính vì quan tâm đến sự đánh giá khác nhau của người đọc đối với tác phẩm văn học, nên trong nghiên cứu văn học, có một lĩnh vực gọi là lý thuyết tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu của xã hội học và xét trên một phương diện nào đó, nó gần gũi với ngành nghiên cứu xã hội học văn học. Trong tiếp nhận văn học, có nhiều nội dung khác nhau, chẳng hạn như đề cập đến quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng như là cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa sáng tác và tiếp nhận văn học. Hoặc là xét đến mối quan hệ theo trình tự: tác giả - tác phẩm - người đọc với những khái niệm chuyên biệt như: người đọc, người tiếp nhận, người đọc hiện thực, người đọc lý tưởng, người đọc hư tưởng v.v… Tiếp nhận văn học cũng đề cập đến vai trò tích cực của người đọc, sự tương tác giữa người đọc và tác phẩm, các kiểu tiếp nhận tác phẩm, các cấp độ tiếp nhận, các điều kiện tiếp nhận, tiếp nhận văn học như là một quá trình…
Nói vắn tắt một cách dễ hiểu thì tác phẩm văn học được tác giả sáng tác không phải chỉ để dành riêng cho mình mà để dành cho một hoạt động đặc biệt, tức là hoạt động đọc của con người. Người đọc tiếp nhận tác phẩm văn học với những động lực và nhu cầu khác nhau. Phổ biến nhất là nhu cầu giải trí, sau đó là đến nhu cầu hiểu biết, nhu cầu phát hiện, đánh giá, nhận xét, bình luận. Do vậy, khi tiếp nhận văn học người đọc thường luôn ở thái độ chủ động, tích cực và có quyền lựa chọn tác phẩm này hay tác phẩm kia.
Tính chủ quan luôn là tiền đề cho mọi hoạt động đọc của con người. Người đọc tiếp nhận tác phẩm với những tâm trạng buồn vui khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, xuất thân từ những nghề nghiệp khác nhau, có độ tuổi và giới tính khác nhau, có thái độ khác nhau và ở sống những thời điểm khác nhau trong lịch sử. Kết quả là có bao nhiêu người đọc một tác phẩm, thì sẽ bấy nhiêu cách tiếp nhận. Người khen, kẻ chê, người thì hứng thú với chi tiết này, người thì khó chịu với chi tiết kia. Có những cách tiếp nhận sâu sắc, cũng có những cách tiếp nhận hời hợt, nhưng nói chung, mọi người đều có quyền xây dựng những cách hiểu riêng của mình về tác phẩm. Và rất nhiều khi, các cách hiểu riêng ấy lại trùng hợp với nhau. Khi ấy tác phẩm văn học thường được số đông đồng ý cho là hay (hoặc dở). Mặt khác, khi đến với một tác phẩm văn học, người đọc thường có sẵn một "tầm đón nhận", tức là những thị hiếu có sẵn trước khi đọc một tác phẩm nào đó, phụ thuộc vào sự hiểu biết, tri thức cá nhân, tình cảm, quan niệm, lứa tuổi, giới tính... Do vậy sẽ xảy ra hiện tượng là thấy cuốn sách này hay vì phù hợp với tầm đón nhận của mình, hoặc thấy không hay, thấy lúng túng vì xa lạ với tầm đón nhận sẵn có. Nhưng tầm đón nhận cũng sẽ thường xuyên thay đổi thông qua việc đọc tác phẩm văn học, cho nên ở những thời điểm khác nhau, người đọc có thể có những đánh giá khác nhau về cùng một tác phẩm.
Nhìn từ góc độ của lý thuyết phê bình phản hồi của người đọc (Reader response theory) chúng ta sẽ hiểu thêm về sự phân hóa, tranh cãi xung quanh bài viết của chị Phạm Thị Hoài. Đây là một khuynh hướng cùng với lý thuyết tiếp nhận (Reception theory) phổ biến ở Âu Mỹ từ thập niên 70 của thế kỷ XX. Nếu ở châu Âu, tiêu biểu là ở Đức, lý thuyết tiếp nhận được biết đến với cái tên “Rezeptionsästhetik” (Mỹ học tiếp nhận) của trường phái Konstanz với hai nhân vật đại biểu là Hans Robert Jauss (1921 - 1997) và Wolfgang Iser (1926 - 2007) thì ở Mỹ, lý thuyết phê bình phản hồi của người đọc (Reader response theory) thường được biết đến nhờ tên tuổi của Stanley Fish, Louise Rosenblatt, Jonathan Culler.
Lý thuyết phê bình phản hồi của người đọc đúng như tên gọi, “response” trong tiếng Anh là sự phản hồi, hưởng ứng, hồi đáp… “Reader response theory” là lý thuyết nghiên cứu về những sự phản hồi của người đọc khi đọc các tác phẩm văn chương. Từ trước đến giờ, các lý thuyết nghiên cứu văn học truyền thống chú trọng vào nghiên cứu tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh lịch sử khiến tác phẩm ra đời, nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, nghiên cứu các khuynh hướng, trường phái văn học… Nhưng từ thập niên 70 của thế kỷ XX, người đọc tác phẩm trở thành một yếu tố nghiên cứu quan trọng.
Charles R. Cooper cho rằng bản thân lý thuyết này với từ khóa “response to literature” (phản hồi văn học” đã thể hiện được các giá trị sau: Thứ nhất, phản ánh được đầy đủ quá trình đọc, tìm tòi, giải mã, hiểu biết, giải thích văn bản… Không những thế còn phản ánh được đầy đủ những cảm xúc, suy tư, định kiến của cá nhân cũng như thị hiếu, sở thích, cá tính, vốn văn hóa, cách nhìn nhận về văn chương. Thứ hai, nhấn mạnh được vai trò quan trọng của người đọc, bởi vì một tác phẩm không có người đọc, không công bố ra công chúng là một tác phẩm chết. Thứ ba, mở rộng sự đánh giá, liên tưởng, tầm nhìn của người đọc không chỉ trong khi đọc tác phẩm mà còn là sau khi đọc. Thứ tư, phù hợp với truyền thống nghiên cứu văn học và dạy học văn học ở Mỹ và các nước phương Tây. (Charles R. Cooper, 1989, “Researching response to literature and the teaching of literature: Points of departure”, Ablex Publishing Corporation, New Jersey).
Lý thuyết phê bình phản hồi của người đọc khẳng định việc đọc là một lĩnh vực của nghiên cứu văn học và tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Những gì xảy ra khi độc giả đọc tác phẩm văn chương, vai trò của người đọc đối với văn bản, vai trò của văn bản đối với người đọc, người đọc tiếp nhận tác phẩm văn chương chủ động hay thụ động, tại sao mỗi người đọc lại phản hồi về tác phẩm văn học theo những cách riêng?...
Lý thuyết phê bình phản hồi của người đọc cho rằng văn bản văn chương là một văn bản chưa hoàn chỉnh và chỉ được hoàn tất bởi sự đọc. Wolfgang Iser khẳng định: “Chỉ khi được độc giả đọc, văn bản văn học mới sinh ra hiệu ứng ý nghĩa, vì vậy miêu tả những phản hồi của người đọc cần được tiến hành đồng thời với việc nghiên cứu quá trình đọc. Từ đó hành động đọc trở thành tiêu điểm của việc nghiên cứu, bởi vì nó dẫn đến một loạt những hoạt động vừa phụ thuộc vào văn bản tác phẩm vừa dựa vào sự phát huy những năng lực của người đọc. Hiệu quả (effect) và phản hồi (response) không phải là đặc tính của văn bản, cũng không phải là đặc tính của độc giả; mà văn bản hàm chứa những hiệu quả tiềm ẩn trong nó và hành động đọc sẽ khiến cho hiệu quả tiềm ẩn ấy được thực hiện” (Wolfgang Iser, 1978. “The Act of Reading: A Theory of Aesthetic Response”, The Johns Hopkins University Press). Mặt khác, văn bản văn chương có tính mở, tính bất định và tạo điều kiện cho vô vàn cách đọc hiểu về nó. Từ đó có thể thấy ý nghĩa của văn chương không chỉ dừng lại ở văn bản, mà còn ở các ý nghĩa mà người đọc gán cho văn bản đó. Do vậy, người đọc có thể đóng vai trò đồng sáng tạo ý nghĩa với tác giả của tác phẩm và sự tiếp nhận này phụ thuộc rất nhiều vào những vấn đề cá nhân của người đọc.
Viện phản hồi khác nhau của người đọc được Louise Rosenblatt nhấn mạnh: “Bằng các phương tiện ngôn ngữ, văn bản tác phẩm đem đến cho ý thức của người đọc những ý tưởng, ý niệm, những trải nghiệm đã qua, những hình ảnh về nơi chốn, con người, hoạt động, hay khung cảnh nào đó. Những ý nghĩa riêng biệt này, đặc biệt là những liên tưởng đã bị che mờ từ trong quá khứ mà từ ngữ và hình ảnh của tác phẩm gợi lên cho người đọc sẽ khiến cho người đọc khẳng định những điều tác phẩm muốn truyền đạt, nhắn gửi. Khi đọc tác phẩm, người đọc mang đến cho tác phẩm những đặc điểm cá nhân mình như tính cách, cá tính, những kí ức về quá khứ, những nhu cầu và suy tư về hiện tại, ngoài ra còn là những khoảnh khắc tâm trạng cụ thể nào đó khi đọc. Những yếu tố này và nhiều yếu tố khác nữa sẽ tạo ra sự phản hồi độc đáo của người đọc góp phần vào việc tạo ra ý nghĩa cho văn bản, mà không bao giờ lặp lại ở người khác” (Dẫn theo Richard Beach, 1993, “A teacher’s introduction to reader-response theories”, National Council of Teachers of English, Urbana, Illinois.) Nếu đối chiếu quan niệm này với những gì chị Phạm Thị Hoài viết về cái bánh chưng, về vua Hùng, về truyền thống của dân tộc Việt, chúng ta sẽ hiểu vì sao bài viết của chị gây tranh cãi kịch liệt ở những độc giả khác nhau, bởi vì trong đặc điểm cá nhân của mỗi độc giả đã có một “chân trời tiếp nhận” của riêng mình.
Sau khi nói đến những lý thuyết dễ làm đau đầu các độc giả, tôi trở lại với chuyện chị Phạm Thị Hoài lôi vua Hùng và cái bánh chưng Lang Liêu để nói đến văn chương. Nói lý thuyết thì dài, nhưng tôi lại túm cái váy ngắn lại lần hai là: Do trình độ, nhận thức của chị Phạm Thị Hoài nên chị ấy ghét cay ghét đắng thứ văn chương cúng cụ và cũng do trình độ, nhận thức, sự yêu ghét rất khác nhau của độc giả đối với văn chương của chị Phạm Thị Hoài, cho nên bài viết của chị đã gây ra những tranh cãi dữ dội trong những ngày đầu năm mới. Đây cũng là một chuyện bình thường của văn chương, huống chi bài viết lại mượn cớ cái bánh chưng truyền thống để nói, mà xưa nay ẩm thực cũng như văn chương là hai điều dễ gây tranh cãi hơn cả.
4. CẢM NGHĨ CỦA TÔI: LỐI VIẾT VĂN CHỬI NHƯ BÀ HÀNG XÓM MẤT GÀ “NHIỀU CHỮ MÀ ÍT NGHĨA” CHỨ KHÔNG RA CHẤT ĐẠI HỌC HUMBOLDT
Cũng có một số bạn hỏi tôi nghĩ gì về văn chương của chị Phạm Thị Hoài. Như đã nói ở trên, sau khi lôi hai lý thuyết tiếp nhận văn học và lý thuyết phê bình phản hồi của người đọc ra làm cái khiên để che chắn cho chính tôi, tôi mạnh dạn lên tiếng nhận xét:
Từ khi còn nhỏ tôi đã đọc những tác phẩm khiến cho chị Phạm Thị Hoài nổi tiếng như “Thiên sứ”, “Mari Sến”, “Mê lộ”, “Man Nương”, một số tác phẩm chị dịch của các nhà văn Đức, cũng như đọc trang Talawas đình đám một thời và cái blog Pro & Contra hiện nay của chị. Tôi nghĩ thế này:
4.1. Chị Phạm Thị Hoài xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm, chọn những vấn đề đúng lúc cần lên tiếng của một xã hội Việt Nam đang thay đổi, chuyển động. Chính vì thế những tác phẩm của chị được ca tụng, nhất là tầng lớp được gọi là trí thức ở Việt Nam và tầng lớp thị dân ca tụng khi mà những tác phẩm của chị đề cập đến những vấn đề trực diện của trí thức nói riêng và thị dân Việt Nam nói chung một thuở nào. Thêm một điều nữa là một lợi thế của chị, khi mà thời đó đề tài của chị ít ai viết, nên dễ trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn của độc giả một thời. Mặt khác, lối viết châm biếm ngồn ngộn chữ và choang choang khái niệm, trích dẫn đẩy lên cao độ dễ làm choáng ngợp những ai ít hiểu biết, thành ra chửi rủa, móc ngoéo, cũng là một thứ “đặc sản” văn chương thời đấy, tạo luồng gió mới sau nhiều năm thịnh hành dòng văn chương tụng ca khuôn mẫu, cứng nhắc.
4.2. Sau khi ra nước ngoài định cư, chị Phạm Thị Hoài nhanh nhạy chuyển sang làm báo văn chương với việc thành lập trang Talawas từ cái thời mà mạng Internet chưa dễ tiếp cận ở Việt Nam. Với việc thẳng thắn đề cập đến những vấn đề nhạy cảm không chỉ là trong phạm vi của văn chương, với cái nhìn Tổ quốc từ xa, nên việc chị Phạm Thị Hoài vẫn tiếp tục nổi tiếng, không bị lãng quên như một số nhà văn xa xứ khác cũng là điều dễ hiểu. Sau này chị Phạm Thị Hoài vẫn dùng blog Pro & Contra và Facebook để phát ngôn cũng là một hình thức duy trì sự tương tác với công chúng và giữ độ hot cho tên tuổi của mình bằng những bài viết gai góc mà như bài về cái bánh chưng vô tội là một ví dụ.
4.3. Nhưng, tôi lại phải thốt lên chữ “nhưng”. Ai cũng có một dĩ vãng và nếu dĩ vãng ấy thành công thì đương nhiên là rất tốt và người ta có quyền nhớ về nó cũng như chị Phạm Thị Hoài nhớ mãi về món phở chó. Song một số bạn bè văn chương, độc giả văn chương có vẻ vì quá yêu mến, tôn sùng chị Phạm Thị Hoài nên nghĩ về quá khứ văn chương của chị hơi nhiều và mang cho chị vầng hào quang sang đến hiện tại. Tôi không phủ nhận thời đó chị Phạm Thị Hoài đã gây được tiếng vang trong làng văn Việt. Song tôi nghĩ tất cả những gì chị viết bây giờ chỉ là dư âm nối dài của cái thời xưa. Trong bài viết nhan đề “Gốc” post lên gần đây nhất, chị viết: “Tôi vốn tin rằng theo bất kỳ một nghĩa nào người ta cũng không thể mất gốc.” Có lẽ vì vậy mà hơn ba mươi năm qua, ngôn ngữ văn chương của chị vẫn không đổi, đề tài của chị vẫn không đổi, dù chị không còn ở Việt Nam từ năm 2000. Vẫn cơ bản là những vấn đề của Việt Nam, vẫn là lối viết móc ngoéo, chửi rủa và phô trương kiến thức, dễ hù chết những ai yếu bóng vía! Tôi nôm na gọi đó lối văn chương chửi như bà hàng xóm mất gà chứ không ra chất đại học Humboldt đậm triết lý như tinh thần Đức, dù chị đã ở Đức nhiều năm. Có lẽ vì thế nên chị đã phòng xa lo cho thân mà viết trong bài viết “Gốc” là: “Phần đông các nghệ sĩ không sáng tạo gì hết. Một số ít sáng tạo trong một giai đoạn ngắn. Một số vô cùng ít sáng tạo tương đối lâu dài. May ra đếm trên đầu ngón tay được những nghệ sĩ suốt đời sáng tạo trong lịch sử nhân loại.”
Tôi lại túm cái váy ngắn lại lần thứ ba để nói rằng: Dù đã viết phòng xa như thế nhưng có lẽ sự sáng tạo của chị Phạm Thị Hoài vẫn tiếp tục. Chị vẫn viết đều đều. Chỉ có điều sự sáng tạo của chị không còn là món lạ, món mới đối với tôi như khi tôi còn nhỏ vì chị vẫn viết bằng cái giọng hơn ba mươi năm nay không thay đổi. Có lẽ cái bánh chưng văn chương của chị không là món ngon đối với tôi. Và nếu được hỏi vì sao cái bánh chưng văn chương Phạm Thị Hoài tôi ăn không thấy ngon, tôi thẳng thắn trả lời là: Viết nhiều chữ quá mà ít nghĩa nên ngấy, thế thôi!
Mới đây, một nhà văn du học nước ngoài nhiều năm, từng có danh tiếng trong nước, viết một bài ỉ eo bánh chưng nào nhão nhoét, mốc meo, lại gạo… làm dậy lên cả làn sóng ì xèo phản xạ… Tôi thấy thế này:
Việc chê cái bánh chưng là móc máy hết chuyện, bởi vì: đó là đem con mắt văn minh tiến bộ ra để chê một sản phẩm truyền thống lâu đời.
Cái bánh xe, chiếc xe cút kít – cầm hai càng đẩy một bánh, đã từng là khởi đầu phát minh của nhân loại. Khi được phỏng vấn, đặc biệt nước Anh, người dân cho rằng: chiếc xe đạp là phát minh kỳ diệu nhất thế giới. Xe đạp đã từng là huyền thoại để thì đổ mà đạp thì đứng. Tất cả các loại xe cộ khác như xe ngựa, xe bò rồi ô tô là bản mẫu mô phỏng của tạo hóa như chó 4 chân thì xe 4 bánh… riêng xe đạp là sản phẩm nhân tạo của con người không hề có trong tự nhiên, từ đó mà các loại mô tô 2 bánh mới ra đời, và khi dừng xe người ta phải kèm chân chống. Vì thế ta không nên đem quả tên lửa ngày nay so với cái bánh xe đầu tiên?!
Đặc trưng lớn nhất của văn minh nhân loại hiện đại là đóng gói sản phẩm. Gi gỉ gì gi cái gì cũng đóng gói vào túi nilon. Vậy mà cách đây nhiều thế kỷ người Việt (hoặc người khác) đã đóng gói bánh chưng, không phải bằng nilon mà bằng chất hữu cơ tự hủy như lá dong, lá chuối… Đó là cách đóng gói lương thực chín để đem đi đường hay làm quà. Đóng gói xôi nếp kèm thịt và đỗ coi như thực phẩm ăn kèm, để được lâu đến độ, người Việt đồn nhau nếu vùi chiếc bánh chưng xuống bùn, cả năm sau vẫn ăn được, vì nhựa của lá và gạo đã bao bì “chân không” kín mít cho gạo và nhân ở bên trong. Chiếc bánh dễ hỏng ư, đó là tính “run rẩy” làm sản phẩm ở sát mâm cơm thường nhật của đời sống mà không bị công nghệ đẩy xa ra khỏi sinh hoạt thường nhật.
Người Việt có căn tính “bánh chưng lại gạo”, nhà văn ta dù văn minh bao nhiêu hãy đề phòng chính căn tính này, kẻo dù đi xa tám phương trời mười phương đất lại cứ phải tụ về tâm điểm bánh chưng, không cách gì không lại gạo?!
Trước ngu đọc cũng thinh thích văn chương chị Hoài,sau này đỡ đỡ thì ói luôn vào cái thứ văn chương như dịch í.Chữ nghĩa liểng xiểng,khoe kỹ thuật,học thuật nửa ta nửa tây,đọc rất khó vào và như đánh đố người ta,đau hết cả đầu.Người viết giỏi là người viết tối giản nhất của những triết lý nhân văn sâu sắc nhất như Sê khốp ,Nam Cao...
Đọc bài mới nhất của chị Hoài thẳng thắn luôn,cái chị này đã dốt lại còn hay khoe chữ.
Hoài Kapka thành cáp treo.
Sau này cũng thấy ở PTVA,câu cú co quắp rơn người,chơi chữ xuất sắc nhưng cốt truyện nhạt hoét ngớ ngẩn và triết lý vụn văt
Thà đọc Nguyễn Ngọc Tư còn dễ sống ,dễ yêu dễ hanh phúc hơn
Văn của Hoài, có lẽ trước hết, như tác giả từng viết “là trò chơi vô tăm tích” (ko tải “đạo” gì hihi). Thế thì nàng đã thành công quá mỹ mãn! Thiên hạ bị cuốn hút, nhao nhao mổ xẻ, cãi vã, chửi bới… chả hơn ngàn lần thứ văn chương… “dương vật buồn thiu”???
Một trò chơi ngôn từ thật hấp dẫn, chưa hề cùn nhụt sau bao năm! Cứ phải ngả mũ!
Có cụ phát hiện đó là văn phong bút chiến của các triết gia Nhật Nhĩ Man. Tui ko rành, nhưng chắc là tư duy duy lý sắc sảo của nàng có gốc ấy, tung ra giữa cái ao duy tình nhạt nhẽo / uỷ mị / ủ ê/ khóc lóc… đầy tính dân tộc Việt thì quá hấp dẫn/ quá choáng!
Nói về ẩm thực, ĐCS rất sợ đa nguyên nhưng chắc chắn tung hô đa nguyên ẩm thực. Nên thích/ chê/ mê/ sợ bánh chưng, xin cứ… đa nguyên! Riêng tôi, ở Mỹ cũng ko ít thời gian, rất sung sướng khi tìm được bánh chưng cực ngon của nhà thờ Plano bán, gần Tết còn hỏi sang: các con có mua được ko? Đáp: Mừng quá bố ạ! Mua được vài chiếc cuối cùng! Và xin thề rằng với tôi, bánh chưng ngon hơn pizza Ý, các loại burger Mỹ, McDonald thì tôi ghê y như nàng Hoài ghê bánh chưng.
Mách nhỏ: 1975 vô Sàigon tui học được ông bác làm sở Mỹ: cất bánh chưng vào tủ đá, 1 năm sau mang ra hấp lại/ chiên. Thôi thì!!!
Bánh chưng gắn với quá khứ nghèo đói, lạc hậu? Không sai. Nhưng kỉ niệm một thời thơ ấu gắn với nồi bánh chưng đêm giao thừa ko dễ mai một, thậm chí là nhu cầu tâm hồn của ko ít người khi đã giàu có, thừa sức ăn bít tết giát vàng của Thánh rắc muối! Cũng như tôi vẫn tự bắt gặp mình vô cớ véo von mấy bài nhạc đỏ như “Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng…” tuy hồn mình đã “vàng vọt” từ lâu, vì đó là kỉ niệm ko dễ quên một thời trai trẻ!
Có lẽ “vấn đề” đáng là “vấn đề” của bài “bánh chưng” chính là ở thông điệp này: những huyền thoại, triết lý, truyền thống ngàn năm… vô cùng… đáng ngờ, cần được “giải hoặc”, “giải thiêng” nhanh chóng để dứt khoát vứt bỏ tâm thức tự hào dỏm, nhanh chóng học hành nghiêm chỉnh các thành tựu văn minh nhân loại!
Nhân đây, xin mời các bạn đọc một bài có ý nghĩa “giải hoặc” rất căn bản về Vua Hùng, về Hai Bà, về Luy Lâu, về Lĩnh Nam… Cổ sử VN phải được nghiên cứu lại về căn bản! Những ai có đủ gan xông vào, dám lãnh nghìn viên đá vỡ đầu của những người YÊU NƯỚC CON RỒNG CHÁU TIÊN???
Sáng thức dậy tình cờ thấy nhà văn Phạm Thị Hoài cũng vừa post bài “Các vua hùng đã có công” với nội dung “phê phán” bánh chưng. Trong đó có đoạn: “Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực. Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ. Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp, lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn. Đã thế lại là văn cúng cụ, nhất định phải đặt lên bàn thờ”. Còn nhiều nữa, và không kém phần thú vị.
Tôi vốn rất thích cái nhìn sắc sảo và lối văn độc đáo của chị Hoài, nhưng bài này thì không. Vì nó thiên kiến và ác cảm! Xin đừng vội hiểu lầm, tôi không nhân danh truyền thống, văn hóa, bản sắc, quốc hồn, quốc túy chi hết, tôi cũng không thích ăn bánh chưng, có khi cả một cái tết gần như không ăn miếng nào!
Bánh chưng không “ghê tởm” như chị Hoài mô tả. Nó được làm từ loại nếp ngon nhất, đãi từng hạt, ngâm trong loại nước tinh khiết và trong sạch nhất có được. Nó được những người già vốn cẩn thận và nghiêm cẩn ngồi xếp bằng thong dong gói bằng thứ lá đẹp nhất sau khi đã cẩn thận lau chùi sạch sẽ, gấp nếp gọn gàng. Những công đoạn trước khi luộc bánh có thể gọi là một thứ nghi lễ, không hề tùy tiện, tuềnh toàng.
Nấu bánh chưng, xưa người ta còn công phu đẽo hẳn ba chân bếp bằng đá rất đẹp, để mỗi năm chỉ mang ra dùng một lần vào việc nấu nồi bánh cho năm mới. Từng chi tiết một, xếp bánh vào nồi, cho nước, nhen lửa – đó là cả một không khí đậm đặc tính người và hơi xuân.
Bánh chưng, ra đời từ đặc điểm của nền nông nghiệp lúa nước với sinh hoạt đặc thù của cư dân; và ngày nay dù nó không còn thuần túy là một món ăn nữa, nhưng nó đã gắn với đời sống tinh thần dân tộc như một biểu tượng của tết, biểu tượng của sum họp, đầm ấm.
Tôi không phải là “tín đồ” của bánh chưng, nhưng tôi yêu cái khí quyển xung quanh nó. Những năm sống ở miền Nam, dù một mình, nhưng tết nào cũng gói và nấu bánh chưng cùng vài người bạn thân trong căn nhà lá với tre trúc xanh mướt bốn bề. Nấu chín thì cũng chỉ để mang đi biếu. Tôi thèm cái bếp lửa ấy, thèm được ngồi bên nồi bánh trong gió lạnh, thèm hơi ấm và mùi thơm của lá chuối quện với hơi nếp bốc ra nghi ngút… Đó là gia đình tôi, là tuổi thơ tôi, là đêm lạnh ngồi nghe cha mẹ kể những chuyện năm nảo năm nào… Chúng tôi ngủ quên bên bếp lửa, ngủ trong hơi ấm và trong lòng cha mẹ mình.
Đồ ăn, bánh trái, không thể lấy cái tiêu chuẩn Tây - Ta hay hiện đại lạc hậu ra để đánh giá rồi sổ toẹt. Người Quảng Đông bước vô một căn nhà Việt mà nghe thấy mùi nước mắm thì ôm miệng lao ra ngoài như ngửi thấy xác chết, nhưng họ lại ăn đồ sống. Mắm tôm là gì, là xác chết thối rửa; trứng vịt lộn là món ngon của người Việt nhưng lại làm Tây khiếp đảm.
Nhìn rộng ra, xưa có đệ tử Phật chứng A-la-hán, nhìn thấy thân thể nhờm gớm của chính mình mà thuê người tự giết mình đi. Cơ thể con người là túi da thối, đựng đầy thịt xương máu mủ phẫn tiểu, nó có đáng để yêu quý không? Hãy nhìn những cái hôn. Bạn có thể nuốt nước bọt của một cô gái dù xinh đẹp tuyệt trần khi cô ta nhổ nó ra bàn không? Không! Nhưng cái miệng với đầy đờm dãi ấy bạn đã luôn thèm hôn một cách say đắm. Một cái nhìn tỉnh táo là cần thiết, nhưng nhiều khi nó sẽ biến con người và cuộc sống con người thành một bộ xương, một cái xác khô.
Bánh chưng, với mỗi người một khác. Có người thích ăn, có người chỉ thích gói, có người chỉ thích được nhìn, lại có người chỉ vì thèm cái cảm giác nấu bánh quá mà bỏ đá vô nồi luộc! Ai cũng có quyền thích hay không thích, nhưng mô tả nó như một cái gì hủ lậu, ghê tởm nhân danh tiến bộ là thiên kiến và áp đặt. Anh có thể nói góc nhìn và cảm nhận của mình về bánh chưng, nhưng anh không thể nhân danh để biến nó thành một thứ kinh tởm. Tự bản thân nó, nó trong sạch và thơm tho. Anh không thể ăn được bánh chưng cũng như tôi không thể ăn được món bò bit-tet đang chảy máu rười rười ra đĩa. Tôi có nên ghê tởm không khi anh bỏ miếng thịt đỏ lừ ấy vào miệng?
Cá nhân mình, là một người làm trong môi trường giáo dục, tôi không ngại vứt bỏ cái câu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì tính tha hóa và phản động của nó, nhưng tết và bánh chưng thì không. Tuy nhiên, không giống với “Tiên học lễ, hậu học văn” chỉ còn là cái vỏ rỗng tuếch nhưng luôn bị lợi dụng để nô dịch hậu thế, Bánh chưng sẽ tự biến mất khi không còn phù hợp với sinh hoạt xã hội và đã mất hết ý nghĩa. Vả lại, mãi mãi sẽ không có ai ngớ ngẩn đi bỏ phiếu cho sự tồn tại của một món ăn được làm từ gạo cả.
Văn minh không mâu thuẫn gì với tình người, với hơi ấm, với lúa gạo và mùi hương của quê nhà cả. Một dân tộc hùng cường không nhất thiết phải là một dân tộc từ chối quá khứ của mình, cũng không phải nhất thiết phải biến mình thành một người khác. Cũng như Tết, vấn đề của VN không nằm ở chiếc bánh chưng, như Hàn Quốc không vì ăn bạch tuộc sống cả con mà trở nên lạc hậu.
Mấy hôm nay rần rần vụ bánh chưng do chị nhà văn Phạm Thị Hoài đồng hương Berlin mình châm ngòi.
Từ khi chị ấy dùng những ngôn từ cay độc, thô lỗ để không những chửi rủa ông Trump mà còn mạt sát luôn những người pro ông ấy thì mình đã không còn hứng thú đọc chị ấy viết nữa. Chị có quyền căm ghét Trump và chửi ông ấy nhưng chị không có quyền mạ lị những người có lựa chọn khác chị. Văn là người, mà đã không
thích người rồi thì đọc văn chi ?
Mấy hôm trước thấy bạn share bài chị viết về bánh chưng nên mình vào đọc. Chị với ý đồ giải thiêng cho cái sự thần thánh hoá bánh chưng đã viết một bài văn ngoa ngoắt mô tả bánh chưng như một thứ gì đó hủ lậu, ghê tởm và kém văn minh. Bài viết của chị lúc mình đọc là gần nghìn like và bên dưới có nhiều còm hùa theo chị chê bai cái bánh chưng như thể nó là một tội đồ của dân tộc vậy .
Gớm, các anh các chị cứ làm như là phỉ nhổ vào truyền thống của quê mình thì tự khắc bản thân sẽ được nâng cấp văn minh như Tây. CACC không thích thì đừng ăn, để những ai thích thì họ nấu họ ăn. Chúng tôi bao lâu nay ăn bánh chưng, bánh tét vào ngày Tết như một phong tục, một thói quen, không có bánh chưng bánh tét thì không phải là Tết, dù chỉ ăn một ít là đã ngán. CACC tưởng bọn Tây lông chúng nó không có những món truyền thống béo ngấy ngán mà làm công phu như chúng ta vào ngày lễ sao? Mình thề là mình không thể nuốt nổi cái thịt con gà Tây to đùng vào lễ Tạ Ơn cũng như không ăn được món ngỗng quay vào dịp Giáng sinh của họ. Thịt gà tây nó bở, nó xảm, nó khô không nuốt nổi. Ngỗng thì mềm oặt mà nó béo ngậy nuốt xuống một miếng là rùng mình. Vậy mình cũng nên đi bỉ bôi cái thức ăn truyền thống dịp lễ đó của họ?
Việt Nam là một nước nông nghiệp của nền văn minh lúa nước. Bánh chưng là sản phẩm được làm ra từ nhân vật chính của nền văn minh này. Qua một năm cày bừa vất vả người nông dân đem sản vật mà mình tạo ra dâng lên tổ tiên ông bà và bề trên để tưởng nhớ,để tạ ơn, để cầu cho mưa thuận gió hoà vào sang năm. Ý nghĩa như vậy thì có gì sai mà cần phỉ nhổ hay giải thiêng? Mình trồng lúa nước thì mình làm bánh chưng chớ có trồng lúa mì đâu mà làm croissant hay baguette cho nó sang chảnh?
Tết Ta cũng vậy, ai thích thì tận hưởng, ai không thích thì ngó lơ. Chừng nào số người không thích vượt quá số người thích tự nhiên Tết Ta sẽ bị đào thải để nhập vào Tết Tây. Chứ việc gì phải tranh cãi suốt?
Riêng mình mình thích bánh chưng, bánh tét và Tết nhưng chẳng thần thánh hoá hay tự hào hay coi nó là quốc hồn quốc tuý gì cả. Đến giờ mình vẫn thương nhớ những ngày nhà mình tự gói bánh tét vào ngày Tết mà không có để hưởng đây.
Tiện đây mình nhắn các bạn ngoải là cái bánh trong hình này của tụi mình gọi là bánh tét nha. Bánh chưng dài là cái quái quỷ gì mà cứ thấy rao bán ầm ầm phát mệt.
Edit: mình tưởng bánh tét do ng Nam chế ra nhưng một số bạn bảo ngoài Bắc cũng có và gọi đúng tên bánh chưng dài. Để mình tìm hiểu thêm vậy.
Edit 2: lại có bạn vừa còm bảo bánh tét là của người Chăm tượng trưng cho cái Linga của thần Shiva rồi nó đi ngược ra Bắc
Huyền thoại là một sáng tác mang tính nhận thức triết học và nghệ thuật. Mục đích của nó là cái chân và cái mỹ (đẹp). Chiều cạnh trung tâm của nó là cái thần bí. Khi khoa học phát triển thì huyền thoại cũng biến đổi và luôn bị thay thế bằng những huyền thoại mới. Quá trình thay thế đó được thực hiện bằng hành vị giải huyền thoại (tiếng Anh: demythification). Song, thế giới luôn và mãi mãi là một sự bí hiểm to lớn nhất. Khoa học càng phát triển thì càng phát hiện ra chân lý, nhưng đồng thời nó lại càng phát hiện ra những bí hiểm mới. Vì thế, thực chất quá trình giải huyền thoại chính là quá trình giải thần bí hoá (demystification). Trên thế giới, các công trình giải huyền thoại đều làm công việc giải thần bí hoá này. Ví dụ như công trình "Giải huyền thoại và giải huyền thoại kinh thánh" mới đây (2013) của Rabbi Samuel April (Hoa Kỳ). Sau khi giải thần bí hoá, huyền thoại sẽ vẫn là huyền thoại, nhưng nó không còn "cái chân" mà chỉ giữ lại "cái mỹ". Như vậy, giải huyền thoại hay giải thần bí hoá không phải là xoá bỏ huyền thoại mà chỉ là việc loại bỏ chiều cạnh thần bí để giữ lại chiều cạnh nghệ thuật. Ví dụ như huyền thoại bánh giầy, sau khi khoa học phát hiện ra bầu trời không phải là một hình tròn khép kín, thì bánhh giầy vẫn giữ lại chiều cạnh cái đẹp huyền thoại của nó. Ngày nay, ai dám bảo bánh giầy không đẹp?
Trong tập Trong cõi(2006), Trần Quốc vượng đã nói mấy ý: bánh chưng là sản phẩm cả vùng Đông Á và vùng văn hóa lúa nước,chứ không riêng gì Việt Nam. Theo tôi biết thì ở Trung Quốc xưa ngườì nước Sở làm bánh chưng (gọi là Zongzi) luộc rồi ném xuống song Mịch La cho Khuất Nguyên. Ý thứ hai, theo ông Vượng, bánh chưng gói tròn như bánh tét, như cái chày, tượng trưng cho dương vật, còn bánh dầy tròn dẹt, tựa như cái cối, cái nường, một cặp linga và yoni đó thôi.. Đó là triết lí chày cối của người Việt. Sau đó bị ngộ nhận, giải thích theo kiểu trời tròn đất vuông kiểu Tàu. Ta phải tìm lại cội nguồn dân gian của ta, và giải bỏ những lối giải thích kiểu Tàu. (Xem mục 11. Triết lí bánh chưng bánh dày, tr. 91-93)
Tôi không thích lắm bánh chưng (vì nó nhiều thịt) nhưng mùi bánh tét, bánh ú là một trong những mùi vị thân thương nhứt của tuổi thơ kéo dài cho đến bây giờ. Chắc nhiều người Việt có cảm giác như vậy.
Hoài viết dài dòng, lảm nhảm, làm ra vẻ tây học mà là thứ học đòi kiểu như mấy công tử trọc phú xưa qua Pháp học khi về VN chê nước mắm có mùi thúi!
583. Nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dày 20/12/2021 ~ LƯỢC SỬ TỘC VIỆT
Bánh Chưng, bánh Dày, đó là những vật đã gắn liền với ký ức của mỗi người Việt nói riêng về ngày Tết âm lịch, trong một không gian rộng lớn hơn, thì bánh Chưng, bánh Dày là những hiện thân của ký ức từ thời kỳ cội nguồn của dân tộc Việt: thời kỳ Hùng Vương. Ai ai cũng đều biết tới câu chuyện “Bánh Chưng Bánh Dày” trong kho tàng truyền thuyết cổ của người Việt, một câu chuyện đã giải thích trọn vẹn nguồn gốc của hai loại bánh đặc biệt này, cho thấy, nguồn gốc của bánh là từ thời kỳ Hùng Vương của dân tộc, mang ý nghĩa tượng trưng cho Trời và Đất. Người Việt luôn luôn tin tưởng về nguồn gốc đó của bánh Chưng, bánh Dày, kế thừa truyền thống cổ đại trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, cho tới tận ngày nay, thì ý nghĩa, giá trị gốc của các biểu trưng văn hóa đó vẫn không hề thay đổi.
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.
BỔ SUNG
Trả lờiXóa1.
583. Nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dày
20/12/2021 ~ LƯỢC SỬ TỘC VIỆT
Bánh Chưng, bánh Dày, đó là những vật đã gắn liền với ký ức của mỗi người Việt nói riêng về ngày Tết âm lịch, trong một không gian rộng lớn hơn, thì bánh Chưng, bánh Dày là những hiện thân của ký ức từ thời kỳ cội nguồn của dân tộc Việt: thời kỳ Hùng Vương. Ai ai cũng đều biết tới câu chuyện “Bánh Chưng Bánh Dày” trong kho tàng truyền thuyết cổ của người Việt, một câu chuyện đã giải thích trọn vẹn nguồn gốc của hai loại bánh đặc biệt này, cho thấy, nguồn gốc của bánh là từ thời kỳ Hùng Vương của dân tộc, mang ý nghĩa tượng trưng cho Trời và Đất. Người Việt luôn luôn tin tưởng về nguồn gốc đó của bánh Chưng, bánh Dày, kế thừa truyền thống cổ đại trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, cho tới tận ngày nay, thì ý nghĩa, giá trị gốc của các biểu trưng văn hóa đó vẫn không hề thay đổi.