Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ông-BOT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ông-BOT. Hiển thị tất cả bài đăng

07/12/2020

Buýt nhanh BRT Hà Nội thất bại: cần hồi tố trách nhiệm của những người đề xuất, phê duyệt

Hệ thống các ông BOT với đủ các mánh lới moắc ngoặc công tư đã làm khổ sở dân tình trong cả nước, thì đã rõ, ví dụ trên Giao Blog có thể đọc ở đây (loạt bài cũ từ 2017).

Còn ở Hà Nội, thì hệ thống các ông BRT cũng làm khổ sở dân tình nhiều năm nay.

Cuối năm 2020, người ta thấy cần phải truy cứu trách nhiệm của những người đề xuất và phê duyệt cho hệ thống các ông BRT này. 

16/11/2019

10 năm "nước sạch" và "doanh nhân sạch" : sông Đuống với sông Đà, cá mập với quan trường

Đã đi một loạt dài hơi với tiêu đề Hà Nội đang trở thành Vũng Áng, "nước sạch" kiểu Formosa nội địa (từ 16/10 đến 15/11 năm 2019).

Loạt ấy đã đầy (tạm đến số 19, đoạn chủ tịch thành phố Hà Nội trả lời về nghi vấn lợi ích nhóm ở các dự án nước sạch sông Đà - nước sạch sông Đuống). Bởi vậy, hôm nay, phải mở entry mới.

Mở đầu, ở phần I, là những bài cũ từ đúng 10 năm trước (tháng 11 năm 2009) về doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên, tức cá mập Liên hiện nay.

Hóa ra, đã có một sự cố sân bay tới cả một thập kỉ trước rồi. Mà cũng hóa ra, nhờ có "tiếng chó sủa" của tháng 11 năm 2019, người ta mới nhớ về tiếng cãi vã của 10 năm về trước.

25/02/2019

Những điều nhà văn Phạm Thị Hoài không thấy ở Yangon : BOT của doanh nhân Việt Nam

Bài ghi chép của Phạm Thị Hoài về đất nước Miến Điện và thủ đô Yangon, từ nhiều năm trước, thì có thể đọc ở đây (năm 2013).

Dưới là một bài ghi chép khác của một quan chức báo chí chính thống. Có nhắc đến phức hợp BOT của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức tại Yangon dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đọc thêm về phức hợp ấy cùng năm 2015 ở đây.

09/06/2018

Học tiếng Việt : "thu giá" trở về là "thu phí"

Cũng có nghĩa là không có "học giá" của Bộ Giáo dục nữa.

Trước đó, hai bộ Giao thông và Giáo dục ra sức giải thích như đúng rồi về "thu giá". Xem lại ở đây.

Bây giờ, đã trở lại với "thu phí". Một tối kiến của năm 2018, gọi là mèo lại hoàn mèo. Không chỉ là chuyện câu chữ. Một sự lươn lẹo rõ ràng, ai cũng thấy.

Thực chất của chính phủ kiến tạo là như thế ư ? Các trạm BOT cần phải về đúng vị trí, tính đúng giá thành, chứ không phải chỉ đem sơn mà sửa "thu giá" đã vẽ ra để về lại "thu phí".

22/05/2018

Học tiếng Việt : từ mới "thu giá" (khác với "thu phí")

Đã thấy một số nơi ghi "thu giá" (đưa ảnh sau). Lần đầu nhìn thấy, còn tưởng họ ghi sai. Tự nghĩ lúc ấy: "thu giá là thu cái gì ?". Cái gì là "giá" ở đây ?

Hiện bây giờ chưa biết dịch "thu giá" ra tiếng nước ngoài thế nào. Ví dụ tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh, và tiếng Pháp, thì dịch là gì đây ? Tây và tàu họ có hiểu không ?

18/08/2017

BOT giao thông ở Đại Việt 2010s : nhìn xoáy vào bản chất

BOT đã nóng lên từ lâu, ở các tỉnh, các miền quê. Ví dụ ở ngay quê tôi thì có cái BOT sau (tháng 2 năm 2017). Gọi là "ông BOT bỗng dưng mọc ra, trấn lột dân quê".

Bây giờ, Huy Đức vừa đưa một đoạn ngắn nói về thực chất của BOT. Chỉ mới đưa lên mấy chục phút trước.

23/02/2017

ông BOT bỗng dưng mọc lên, trấn lột dân quê : trường hợp BOT huyện Kiến Xương

Cái BOT này mình biết rõ. Cảm nhận được nó bằng mắt thường, về hình khối, màu sắc trên thực tế.

Vị trí của nó cách không xa nhà đẻ của Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng.

Thôn quê đang loạn lên vì cái ông BOT "tự dưng" không làm mà hưởng này. Ai đã nghĩ ra hình tượng ông BOT ? Phải chăng đây là một hình thức cấu kết vơ vét kiểu lợi ích nhóm mới ?