Đã thấy một số nơi ghi "thu giá" (đưa ảnh sau). Lần đầu nhìn thấy, còn tưởng họ ghi sai. Tự nghĩ lúc ấy: "thu giá là thu cái gì ?". Cái gì là "giá" ở đây ?
Hiện bây giờ chưa biết dịch "thu giá" ra tiếng nước ngoài thế nào. Ví dụ tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh, và tiếng Pháp, thì dịch là gì đây ? Tây và tàu họ có hiểu không ?
Hiện bây giờ chưa biết dịch "thu giá" ra tiếng nước ngoài thế nào. Ví dụ tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh, và tiếng Pháp, thì dịch là gì đây ? Tây và tàu họ có hiểu không ?
Bây giờ là tìm hiểu về nghĩa của nó qua các cắt nghĩa chính thức.
---
.
28.
http://plo.vn/thoi-su/dai-bieu-truy-toi-cung-bo-truong-the-ve-cac-du-an-bot-774040.html
27.
Ngày 4 Tháng 6, 2018 | 09:18 AM
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/chu-tich-quoc-hoi-yeu-cau-chuyen-ten-tram-thu-gia-ve-tram-thu-phi-20180604091607871.htm
26.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/thu-gia-bot-bo-giao-thong-cu-tra-lai-ten-cu-la-duoc-454752.html
25.
LĐO | 29/05/2018 | 07:00
https://laodong.vn/kinh-te/bo-gtvt-tim-ten-khac-thay-cho-tram-thu-gia-phai-sua-sai-chu-khong-can-sua-ten-609709.ldo
24. Bác Trần Đăng Tuấn tiếp tục lên tiếng từ Fb của bác
https://www.facebook.com/trandangtuanavg/posts/1640308216085755
"
"
https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/961833023992867
22.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/bo-truong-phung-xuan-nha-van-goi-la-hoc-phi-chu-khong-bo-454038.html
21.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/bo-truong-phung-xuan-nha-noi-ve-de-xuat-dung-ten-gia-dich-vu-dao-tao-20180530135119652.htm
20.
30/05/2018 10:08 GMT+7
https://tuoitre.vn/bo-giao-duc-de-nghi-doi-hoc-phi-thanh-gia-dich-vu-dao-tao-20180530092105633.htm
19.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/pho-thu-tuong-vuong-dinh-hue-som-doi-ten-tram-thu-gia-bot-453895.html
18.
28.
(PLO)- Các đại biểu liên tiếp đặt câu hỏi và truy Bộ trưởng Bộ GTVT về các dự án BOT.
"Báo cáo giám sát BOT giao thông của Ủy ban Thường vụ quốc hội, tất cả đều chỉ định thầu, chỉ có 1 đấu thầu, nhưng sau đó chỉ có một doanh nghiệp tham gia. Đặc biệt, có hay không tình trạng nhà đầu tư mua đi, bán lại để hưởng chênh lệch làm giá trị các dự án tăng theo...".
Đó là câu chất vấn của ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) đề nghị Bộ trưởng ngành giao thông trả lời thẳng thắn.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định khi nâng cấp quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đều đấu thầu theo quy định. Trong đó, một số dự án phải đầu tư cấp bách, nên Bộ GTVT đã xin chủ trương và được Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu. Còn liên quan đến Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, người đứng đầu ngành giao thông khẳng định là đúng nhưng chưa đủ.
Tiếp tục phần chất vấn, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé cho rằng bất hợp lý với người dân khu vực Trạm thu phí BOT T2 Cần Thơ (Trạm T2) khi không sử dụng dịch vụ cũng phải trả phí.
Người đứng đầu Bộ GTVT khẳng định hiện nay có một số bất cập trong việc thu phí đối với các dự án thu phí hở (không thu theo km). Nên Bộ GTVT khẳng định sẽ không thực hiện các dự án như vừa qua, chỉ đầu tư các dự án BOT trên đường mới, đường song hành để thu phí kín (thu theo km): "Nên việc bất cập trên tôi mong bà con thông cảm. Còn đối với người dân gần khu vực trên Bộ GTVT đã thực hiện việc miễn, giảm phí”, ông Thể khẳng định.
Không đồng với câu trả lời trên, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé khẳng định người dân không xin miễn, giảm mà muốn công bằng, có đi thì có trả và ngược lại. Vì vậy ĐB muốn Bộ GTVT trả lời giải pháp đối với các dự án này như thế nào chứ không phải nói về các dự án trong tương lai.
Đáp lại, ông Nguyễn Văn Thể khẳng định sau cuộc họp này sẽ chỉ đạo Tổng Cục đường bộ Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương để rà soát kỹ…
27.
Ngày 4 Tháng 6, 2018 | 09:18 AM
GiadinhNet – Sáng 4/6, sau khi Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể có báo cáo tóm tắt trước Quốc hội và cử tri cả nước. Về việc đổi tên “trạm thu giá”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu lấy tên cũ là “trạm thu phí” và không cần phải nghiên cứu thêm.
Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn.
Sáng 4/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên chất vấn.
Sau phần phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Từ 08h25 - 11h30, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn.
Trong phần báo cáo tóm tắt trước Quốc hội và cử tri cả nước, Bộ trưởng Thể có nêu vấn đề sẽ tiếp thu và nghiên cứu để đổi tên “trạm thu giá” cho phù hợp. Ngay sau trả lời này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Bộ GTVT không cần phải nghiên cứu và trình vì rất mất thời gian.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng nên lấy lại tên cũ là “trạm thu phí” vì nó đúng bản chất.
Mở màn phiên chất vấn, Bộ trưởng Thể nhận được 3 câu hỏi của các đại biểu.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí hỏi về quyết tâm của Bộ trưởng Thể về việc triển khai thu phí không dừng, đồng thời đề nghị ông Nguyễn Văn Thể "hãy vi hành bằng ôtô lên Tây Bắc để khảo sát tình hình, qua đó có kế hoạch phát triển giao thông đường bộ ở khu vực này".
Ông Thể khẳng định trong năm 2018, toàn bộ trạm BOT trên Quốc lộ 1 phải thu phí tự động không dừng và toàn bộ trạm còn lại phải hoàn thành năm 2019.
"Đây là giải pháp minh bạch, sắp tới khi vận hành, người dân sẽ giám sát được hoạt động của trạm BOT", ông Thể nói.
Với vùng Tây Bắc, ông Thể chia sẻ với khó khăn của người dân và cho biết, bản thân đã tham gia khảo sát, đi thực tế tại Hà Giang. Trách nhiệm của Bộ Giao thông là tham mưu và thực hiện tốt các dự án, song ngân sách chỉ bố trí được 30% nhu cầu thực tế nên nhiều công trình chưa thể bố trí vốn.
"Bản thân tôi cùng lãnh đạo Bộ sẽ tiếp tục có những chuyến công tác tới Tây Bắc để tìm hiểu, nắm tình hình" – ông Thể nói.
Minh Anh
Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
26.
Thu giá BOT: Bộ Giao thông cứ trả lại tên cũ là được
04/06/2018 10:14 GMT+7
- Điều hành phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT sáng nay, Chủ tịch QH nói: Tên cũ không có vấn đề gì thì nên chuyển tên trạm thu giá về tên cũ là được.
XEM CLIP:
Mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, có 2 câu hỏi liên quan đến BOT.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị Bộ trưởng làm rõ số năm thu phí giao thông giữa dự toán với kết quả kiểm toán, thu phí BOT trên cơ sở mở rộng nâng cấp quốc lộ 1 sắp tới khắc phục thế nào.
"Quan điểm và quyết tâm của Bộ trưởng thế nào về thu phí không dừng và khi nào thực hiện xong nhằm minh bạch hơn việc thu phí tại trạm BOT? Mong Bộ trưởng vi hành lên Tây Bắc để đầu tư làm đường có được không?", ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chất vấn.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Minh Đạt |
Kiểm toán phát hiện chênh lệch là hiển nhiên
Trước khi trả lời, Bộ trưởng GTVT khẳng định: "Tiếp thu ý kiến của cử tri, dư luận xã hội và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ đang có phương án trình Chính phủ thay đổi tên gọi trạm thu phí BOT bằng một tên mới phù hợp với pháp luật và các yêu cầu".
"Với những yếu kém của ngành, thay mặt Bộ GTVT, tất cả đồng chí nguyên là cán bộ GTVT, chúng tôi thành thật nhận trách nhiệm trước Đảng và nhân dân", Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
Nghe vậy, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân liền nói: "Tên cũ không có vấn đề gì thì nên chuyển tên trạm thu giá về tên cũ là được, không cần chờ trình Chính phủ, chờ trình lâu lắm!".
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Minh Đạt |
Đi vào trả lời cụ thể, Bộ trưởng giải thích thêm sự chênh lệch giữa hợp đồng BOT và kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Theo ông, trong dự án BOT có nhiều phần gọi là dự phòng như dự phòng vật giá, dự phòng khối lượng, dự kiến công tác GPMB... Do đó, dự án BOT được duyệt bao gồm các khoản có thể phát sinh nên dự án có giá trị lớn.
Căn cứ quy định của pháp luật, Bộ GTVT ký hợp đồng với nhà đầu tư BOT theo dự án được duyệt. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, trong quá trình thực hiện dự án BOT, Bộ GTVT chủ động kiến nghị Kiểm toán Nhà nước cùng tiến hành kiểm toán trước khi Bộ GTVT quyết toán.
Với 56 trạm BOT, Kiểm toán Nhà nước đã tham gia kiểm toán 50 dự án, còn 6 dự án đang triển khai.
"Để đảm bảo quyền lợi của người dân, Nhà nước và DN, Bộ GTVT đã đàm phán với các nhà đầu tư BOT và trong hợp đồng có 1 điều khoản là giá trị sau quyết toán là căn cứ để Bộ GTVT điều chỉnh thời gian thu phí và các chính sách liên quan đến phí. Việc Kiểm toán Nhà nước phát hiện có sự chênh lệch là điều hiển nhiên", Bộ trưởng Thể khẳng định.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết, với những dự án triển khai nhanh, ít biến động giá, ít phát sinh khối lượng thì những phần dự phòng này là phần chênh lệch số năm mà Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra.
"Số liệu của Kiểm toán nhà nước và số lượng quyết toán của Bộ GTVT luôn tương đồng. Đặc biệt, số lượng quyết toán của Bộ GTVT trong nhiều dự án còn thấp hơn cả số liệu của Kiểm toán Nhà nước", người đứng đầu ngành Giao thông giải thích thêm và cho rằng, sự phát hiện và chỉ ra của Kiểm toán nhà nước là đúng nhưng Bộ GTVT đã tiến hành đúng chủ trương Đảng, Nhà nước với những dự án BOT.
Về thu phí BOT, Bộ trưởng GTVT khẳng định dựa trên quan điểm bảo vệ lợi ích của người dân. "Vừa qua khi mặt bằng giá tăng cao, chúng tôi rà soát và giảm toàn bộ 56 dự án BOT, có dự án giảm 2-3 lần, từ 35 nghìn/xe con xuống chỉ còn 15 nghìn, chúng tôi đứng trên quan điểm của Đảng, Nhà nước và nhân dân để điều chỉnh mức phí, căn cứ vào lưu lượng xe qua các trạm và khả năng hoàn vốn của dự án để điều chỉnh", Bộ trưởng GTVT nói.
Lần thứ 2 nhận trách nhiệm
Trả lời ĐB Nguyễn Anh Trí, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, thu phí không dừng là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Thủ tướng đã ban hành quyết định 07 nêu đến cuối 2018, toàn bộ dự án BOT trên QL1 là đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên phải hoàn thành thu phí tự động, toàn bộ trạm BOT trên các tuyến đường còn lại phải hoàn thành cuối năm 2019.
"Bộ GTVT đang triển khai quyết liệt, chúng tôi xem việc thu phí tự động không dừng là giải pháp công khai, minh bạch tốt nhất. Sắp tới khi vận hành toàn bộ thì người dân, các cơ quan nhà nước có thể giám sát nguồn thu một cách cụ thể", Bộ trưởng GTVT nói.
Ông giải thích thêm, vừa qua Bộ GTVT trình kế hoạch trung hạn 952 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 5 năm nhưng ngân sách nhà nước chỉ bố trí được 292 nghìn tỷ, do đó nhiều công trình dự án chưa có điều kiện bố trí vốn.
"Chúng tôi tiếp thu ý kiến của ĐB, bản thân tôi và lãnh đạo Bộ sẽ tới vùng Tây Bắc nghiên cứu, phối hợp với địa phương để báo cáo QH và Chính phủ", Bộ trưởng Thể nói.
Sau phần trả lời chất vấn của nhóm ĐB đầu tiên, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá Bộ trưởng đã đi thẳng vào vấn đề và vẫn còn dư 2 phút.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đăng đàn làm rõ thu phí - thu giá
Sáng nay, Bộ trưởng GTVT mở màn phiên chất vấn của QH. Ông sẽ làm rõ các vấn đề về BOT, trong đó có chuyện thu phí - thu giá.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Trực gác chắn lương thấp thì trách nhiệm sao cao được?
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ đạo phải có chế độ chính sách đảm bảo cho công nhân gác chắn, lái tàu... yên tâm làm việc.
Những vấn đề hứa hẹn làm nóng phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT
Sau 10 tháng đảm đương chức vụ, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước QH về những vấn đề nóng của ngành.
Thủ tướng: Không sử dụng tên 'trạm thu giá'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT không sử dụng tên “trạm thu giá”, tiếp tục nghiên cứu tên gọi cho phù hợp.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Gọi 'trạm thu giá' vì là luật
Về cách gọi "thu giá", Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”.
Thu Hằng - Nguồn clip: VTV
25.
Bộ GTVT đã có văn bản trình Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình giải thích việc tại sao có cụm từ “trạm thu giá”. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không chỉ là việc sửa cái tên cho phù hợp với chuẩn mực tiếng Việt mà là làm sao có cơ chế giám sát, thu đúng - thu đủ, minh bạch ở các trạm BOT thì Bộ GTVT chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Khi Bộ GTVT lại “chuyền bóng”
Trong văn bản của mình, Bộ GTVT giải thích thực chất của việc có “trạm thu giá” là “chuyển đổi cơ chế quản lý dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh từ cơ chế quản lý phí sang cơ chế quản lý giá”. Cụ thể, trước thời điểm 1.1.2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được quản lý theo cơ chế phí ban hành theo Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Sau thời điểm 1.1.2017 khi Luật Phí và lệ phí có hiệu lực thì theo danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo Phụ lục 02 của Luật Phí và lệ phí này thì có 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ trong đó “Phí sử dụng đường bộ” được chuyển đổi thành “Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh”. Như vậy, kể từ 1.1.2017 dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế giá là phù hợp với Luật Phí và lệ phí, Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Tại các Thông tư 35/2016/TT-BGTVT và Thông tư 49/2016/TT-BGTVT Bộ GTVT đưa ra định nghĩa: “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”. Tuy nhiên, có một số trường hợp các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “Trạm thu giá”.
Bộ GTVT thừa nhận việc viết tắt “Trạm thu gia” tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua và Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến của người dân, các cơ quan báo chí và sẽ yêu cầu Tổng cục ĐBVN làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp.
Trên thực tế, việc các trạm BOT sử dụng cụm từ “trạm thu giá” không phải là tự ý như văn bản giải trình của Bộ GTVT.
Tại Công văn 1296/TCĐBVN-TC do Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Mạnh Thắng ký ngày 9.3.2018 thì chính Tổng cục Đường bộ đã yêu cầu các nhà đầu tư, các chủ dự án, Tổng công ty thực hiện thay thế biển hiệu “Trạm thu phí” thành “trạm thu giá” đồng thời đôn đốc các Cục Đường bộ kiểm tra, giám sát.
Điều đáng nói là công văn trên, ở phần nơi nhận lại không ghi “gửi Bộ GTVT” để báo cáo. Bởi vậy cái sai khiến dư luận bức xúc không thể do “các nhà đầu tư” mà chính là do “đứa con” Tổng cục Đường bộ. Để rồi trong văn bản giải trình Phó Thủ tướng Thường trực, Bộ GTVT lờ luôn trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ và “đá bóng” ngay sang các nhà đầu tư BOT.
“Thu giá”, “thu tiền”, “thu vé” hay “thu phí” không quan trọng chỉ là tên gọi
Nhiều bạn đọc của Lao Động khi gửi những bức xúc của mình về khái niệm “trạm thu giá” cũng đã đưa ra những góp ý về việc sửa tên sao cho đúng. Bạn đọc Minh Hải (Hà Nội) cho rằng: “Theo tôi, nên gọi là trạm thu vé. Hoặc trạm bán vé BOT cũng được”. Trong khi đó bạn đọc Nguyễn Thu Trà đưa ra ý kiến là cần đổi thành “trạm thu... tiền” cho nó cụ thể, dễ hiểu. Tuy nhiên, đa số đều đồng tình vấn đề ở đây không phải là câu chuyện tên gọi và cũng không cần thiết sa đà vào ngữ-nghĩa. Cái cần thay đổi chính là sửa sai - căn nguyên gây bức xúc đối với người dân. Các ý kiến cho rằng: “Bản chất vấn đề nằm ở chỗ nếu Bộ GTVT muốn coi BOT là một loại hàng hoá thì phải minh bạch, công bằng, không độc quyền, độc đạo khi tiến hành các dự án BOT. Nếu phí BOT có lợi cho người dân và doanh nghiệp thì tự họ có nhu cầu sử dụng đường BOT và ngược lại họ chọn đường khác để đi. Hãy coi BOT như một thị trường chứ không phải chỉ là nơi tìm kiếm lợi nhuận lớn của doanh nghiệp và mục tiêu về hạ tầng của Bộ GTVT trong khi quyền lợi của các thành phần khác thì mặc kệ”.
Trong khi đó, theo con số mới nhất được Kiểm toán Nhà nước công bố hôm 21.5 vừa qua liên quan đến việc quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thì hàng loạt những sai phạm được đưa ra như chưa có quy định để tính thời gian hoàn vốn với các khoản tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng; 15 dự án không tính hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chi phí đầu tư xấp xỉ 1.700 tỉ đồng; 9 dự án tính chi phí bảo toàn vốn trong thời gian khai thác 940 tỉ đồng chưa phù hợp với ý kiến của Bộ Tài chính...
Kiểm toán Nhà nước cũng kết luận, vị trí đặt một số trạm chưa phù hợp, 31/87 trạm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm là 70km và 6 trạm thực hiện thu phí hoàn vốn trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 40 dự án là 120 năm so với phương án tài chính ban đầu và giảm giá trị đầu tư 1.467,3 tỉ đồng.
Rõ ràng vấn đề ở đây không phải câu chuyện ngữ nghĩa hay yêu cầu chủ đầu tư “thay lại tên” cho phù hợp. Điều cần là các dự án BOT phải được kiểm toán chặt chẽ, xây dựng được những phương án tài chính minh bạch.
Có ít nhất hai việc Bộ GTVT cần làm ngay thay vì chuyện đổi tên. Đó là xây dựng mẫu 1km đường cao tốc, để từ đó lấy mẫu xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, Thủ tướng đã yêu cầu từ 2 năm nay nhưng Bộ GTVT chưa thực hiện.
Việc thứ hai, là xây dựng tiêu chí đặt trạm thu giá theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng theo văn bản của Văn phòng Chính phủ ngày 23.5 vừa qua.
Và cuối cùng, Bộ GTVT cần cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là “chỉ xây dựng dự án BOT trên các tuyến đường mới để cho người dân, doanh nghiệp có sự lựa chọn”.
Đó mới là sửa sai, chứ dân không cần “xem đá bóng trách nhiệm” hay chỉ là sửa cái tên.
Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy: Sự minh bạch của BOT quan trọng hơn câu chữ
Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông - cho biết: Người dân quan tâm sự minh bạch, tính đúng đắn và chính xác của BOT hơn là thứ ngữ nghĩa. Tôi cho rằng, BOT phải thu theo ETC (thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng). Việc này làm càng sớm càng tốt. Ngoài ra, thương mại hóa giao thông cũng là vấn đề đáng chú ý. Tôi lấy ví dụ, trên một tuyến đường từ A-B, nếu có 2 đường thì nhà đầu tư sẽ làm một tuyến đường tốt hơn, đặt trạm BOT, ai có tiền đi đường đó. Song vẫn phải có đường khác cho người dân, phục vụ công cộng. Đường phục vụ giao thông là chính, không phải để thu tiền. CƯỜNG NGÔ thực hiện
BOT Cai Lậy: Chưa có ý kiến gì từ phía chủ đầu tư
Ngày 28.5, trao đổi với PV, ông Nguyễn Phú Hiệp - Giám đốc Cty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, Giám đốc Trạm BOT Cai Lậy - cho biết: Ông chưa nhận được bất cứ yêu cầu nào từ phía nhà đầu tư về chuyện giữ nguyên tên đang dùng “Trạm thu giá” hay đổi thành “Trạm thu phí”. KỲ QUAN
https://laodong.vn/kinh-te/bo-gtvt-tim-ten-khac-thay-cho-tram-thu-gia-phai-sua-sai-chu-khong-can-sua-ten-609709.ldo
24. Bác Trần Đăng Tuấn tiếp tục lên tiếng từ Fb của bác
Bây giờ chuyện giá hay phí không chỉ ở đường sá, mà đã và đang, sẽ là chuyện của trường học và bệnh viện nữa.
Không nói chuyện chữ nghĩa nữa, mà nói thực chất GIÁ hay PHÍ. Quan điểm của tôi là thế này:
1- Thưa anh Thể
Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chẳng hạn. Nó là đường mới. Đường cũ vẫn có. Đi đường cũ không phải mua vé để bù cho đường mới. Đi đường mới phải trả khá tiền. Đắt sẽ ít người đi. Hợp lý sẽ nhiều người đi. Theo tôi nếu làm BOT hay không BOT nhưng thu phí đường theo cách như thế không ai thắc mắc.
Còn quốc lộ 1 BOT như vừa qua là vấn đề. Quốc lộ 1 không thể chỉ là GIÁ được, vì nó bao hàm trong đấy con đường trước khi sửa là của dân của nước. Phần đầu tư BOT chỉ là thêm vào thôi, và chỉ là một hợp đồng có thời hạn. Dân có quyền đòi hỏi thu phí sao cho đúng, cho hợp lý. Thêm nữa, dân đi đường cũ (không chỉ QL1) mà phải góp tiền cho đường mới thì là chuyện quái dị. Phải có sự rõ ràng mạch lạc, công minh. Phải có nhận sai và sửa sai.
2- Thưa anh Nhạ
Có các trường đại học dân lập, đại học tư hoàn toàn. Học ở đó phải trả nhiều tiền. Dân không kêu ca. Theo cách nói bây giờ là phải trả theo GIÁ bao hàm đầy đủ các chi phí của các trường đó. Bây giờ bất cứ trường đại học nào muốn thu đúng, thu đủ (như ông nói là theo luật Giá), thì hãy như các trường nói trên, tự trả hết tiền đất đai, nhà cửa, tài sản, nhân lực. Khi đó tự định học phí là bao nhiêu mà thu. Đắt thì con em nó ra nước ngoài học hết. Đó là cạnh tranh. Bên Tây họ cũng thế.
Còn nếu trường đại học vốn là do dân do nước chắt chiu mãi mới có, rồi trên cái cơ sở ấy chuyển PHÍ thành GIÁ, đòi thu nhiều, thu đủ....thì nó lại giống như tráng nền mở rộng quốc lộ 1 rồi thu BOT.
3- Thưa chị Tiến
Bệnh viện tự lo từ A đến Z không liên quan nhà nước, giá dịch vụ thế nào không ai phản đối. Mắc quá họ ra nước ngoài hay sang viện khác chữa. Đó là cạnh tranh.
Nhưng cũng không lẫn lộn với chuyện bệnh viện do nhà nước đầu tư xây dựng lâu nay bằng tiền dân đóng góp. Nhà nước chưa thể cho dân chữa bệnh không mất tiền, nên phải thu phí - Đồng ý. Nhưng phí đó thành GIÁ thì không đồng ý. Nếu là GIÁ - hãy tự xây bệnh viện hay trung tâm khác và hạch toán tất tần tật vào kinh doanh chữa bệnh. Chuyển bệnh viện công sang thành bệnh viên tư cũng được. Nhưng phải mua lại, trả tiền cho nhà nước có thể đầu tư cho các bệnh viện công còn lại.
4- Với cả ba Anh Chị Bộ trưởng:
Tôi đồng ý các anh chị tính hết thành GIÁ.
Nhưng để thu đúng theo GIÁ, ai muốn thu hãy đầu tư cái giá trị mới bằng tiền của mình, không dựa vào cái tài sản chung của dân đã tích luỹ lâu nay làm nền như nền đường quốc lộ 1 thành đường BOT.
Nếu dựa vào nền đường cũ, thì phải là PHÍ. Nếu cơ sở vật chất và dạy và học có trước do công quỹ, thì là PHÍ. Nếu cơ sở vật chất khám chữa bệnh xuất phát là tiền công, thì là PHÍ.
Còn nếu định giá để kinh doanh giao thông, giáo dục, y tế - OK. Nhưng đừng nhập nhằng lẫn vào cái của dân của nước đã làm ra.
Tóm lại, hãy phân minh chỗ nào là PHÍ, chỗ nào là GIÁ. Chỗ nào là phúc lợi. Chỗ nào là kinh doanh. Không nạc mỡ lẫn lộn. Không diễn biến hoà bình từ PHÍ sang GIÁ.
23. Võ sư Huỳnh là người mực thước xưa nay cũng không nén được cơn giận, mà rằng trên Fb của ông:
"
Sau bộ giao thông lại đến bộ giáo dục!
Nếu thay từ học phí là "Học Giá" thì đội quân bị đao ngôn ngữ đang gia tăng.
Đề nghị ban bảo vệ sức khoẻ Trung Ương cho đi khám bệnh đao, bệnh tâm thần, và bệnh lú!
Nếu còn chút ý thức của người thì một loạt thằng bộ trưởng, con bộ trưởng thằng trưởng ban, con trưởng ban... phải từ chức rồi! Nhưng chúng như lũ lợn vẫn kêu éc éc và vẫn nhe răng phát biểu như chó đội mũ sưởi nắng!
Kính phục tài năng và trí tuệ của bọn người Robot ngoài hành tinh!
https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/961833023992867
22.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Vẫn gọi là học phí chứ không bỏ
30/05/2018 17:15 GMT+7
- Tại phiên thảo luận tổ chiều nay về dự luật Giáo dục và luật Giáo dục ĐH sửa đổi, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ giải trình làm rõ nội dung liên quan đến giá dịch vụ giáo dục đào đạo và học phí mà dư luận đang xôn xao.
XEM CLIP:
Bộ trưởng cho biết, liên quan đến học phí, Bộ đã xin ý kiến rất nhiều nhưng một số người hiểu chưa rõ. Trong điều 105 của luật Giáo dục vẫn ghi rất rõ là học phí và vẫn dùng học phí chứ không phải bỏ học phí.
Ông định nghĩa, học phí là khoản tiền người học phải nộp cho người cung cấp dịch vụ 1 phần hoặc toàn bộ. Quy định này vẫn còn.
"Tôi khẳng định ngay vẫn gọi là học phí chứ không phải bỏ học phí", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Thêm 1 điều gọi là giá dịch vụ để phù hợp với tính đúng, tính đủ
Tuy nhiên theo Bộ trưởng Nhạ, luật Giáo dục ĐH, vì theo luật Phí và lệ phí, chuyển một số phí dịch vụ và các loại khác theo luật Giá và trong thực tế học phí không phải bao trùm tất cả các chi phí mà cơ sở đào tạo cung cấp. Trong đó có một số chi phí nhà nước đặt hàng, bây giờ phải tính theo cơ chế gì thì phải áp dụng theo luật Giá, mới tính được giá.
"Bộ Giáo dục phối hợp với Bộ Tài chính tính theo khung giá để áp vào chứ không phải tuỳ tiện, tính bao nhiêu thì tính. Ngay cả lệ phí, giờ không gọi là lệ phí nữa mà trong giá dịch vụ ấy cũng phải được xem xét và Bộ Tài chính đồng ý thì lúc đấy mới được ban hành", Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng Nhạ, giờ không gọi là phí mà là giá dịch vụ để trong quá trình các tổ chức hoạt động họ trả. Hay những khoản tiền mà đơn vị được thu và tính trong định mức thì cũng phải tính trong thang tính đúng, tính đủ. Giá dịch vụ ở đây được hiểu là những chi phí tính đúng tính đủ mà 1 cơ sở đào tạo cần phải có để cung cấp 1 chương trình đào tạo.
Ông giải thích thêm, trong luật Giáo duc ĐH thêm 1 điều gọi là giá dịch vụ để phù hợp với tính đúng, tính đủ, theo luật giá nhưng trong giáo dục vẫn gọi là học phí.
Một số người không kết hợp giữa hai luật với nhau và điều 105 của luật Giáo dục vẫn ghi học phí; điều 65 luật Giáo dục ĐH là thêm một điều để sau này có lộ trình tính học phí theo Nghị định 16 và gần đây là Nghị quyết 19-NQ/TƯ.
"Tinh thần là các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập từng bước tính đúng tính đủ theo giá dịch vụ chứ giá dịch vụ không phải là thương mại hoá. Các cơ sở giáo dục ĐH công lập được tính toán một cách minh bạch các chi phí. Tên gọi vẫn gọi là học phí chứ không phải bỏ đi", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ một lần nữa khẳng định.
Bộ trưởng GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Thu Hằng |
Bộ trưởng GD - ĐT giải thích rõ hơn là do thông tin chưa đầy đủ nên cứ nghĩ đấy là bỏ học phí đi.
Ông nói thêm, trong thực tế, chi phí cho một hoạt động đào tạo một HS-SV tính vào học phí mà người học phải trả ở trường công lập chưa đủ, học phí chỉ là một phần. Phần còn lại, tương đối lớn, nhà nước vẫn phải chi.
"Từng bước tính chi phí quản lý tiền lương, tiền công, chi phí khấu hao từng bước theo Nghị định 16, đến năm 2020, từ 2021 là phải tính theo giá dịch vụ rồi. Do vậy đi theo lộ trình chuyển từ chi phí tính đúng, tính đủ trong đào tạo như vậy thì đây là về mặt chuyên môn thôi chứ không phải bỏ đi. Xin nói rõ về nội hàm 2 cái khác nhau", ông Nhạ nói.
Nói giá dịch vụ không hợp môi trường sư phạm
Theo ĐB Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình), từ trước đến nay “học phí” vẫn là cụm từ quen, giờ hiểu “giá dịch vụ” là theo quy định nghị định 16 nên là chuyển sang giá dịch vụ.
“Nói thật là trong quá trình trường tôi xây dựng tự chủ chúng tôi đề giá dịch vụ là theo nghị định 16, chúng tôi vẫn đóng mở ngoặc là học phí, phụ huynh dễ hiểu. Vì thế nên giữ từ “học phí”.
Phụ huynh đến nộp học mà nói giá dịch vụ nó không phù hợp môi trường sư phạm”, bà Dung nói và đề nghị nên giữ từ “học phí” nhưng quy định cụ thể là bao gồm những khoản gì.
Giám đốc ĐHQG TP.HCM Huỳnh Thành Đạt thừa nhận vẫn chưa có sự thống nhất giữa ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra. “Vẫn gọi tên là học phí thôi, nhưng bản chất là giá, vì phải tính toán đầy đủ các chi phí đào tạo. Vấn đề quan trọng là làm sao giá dịch vụ đào tạo phải bảo đảm cho các trường hoạt động, ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo cũng như sinh viên khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ”, ông nói.
|
Gọi 'học phí' thành 'giá dịch vụ giáo dục, đào tạo': Không nên áp dụng máy móc
Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên UB Kinh tế, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, tên gọi không phải là vấn đề và không nên áp dụng một cách máy móc.
Không gọi ‘học phí’ thành giá dịch vụ đào tạo
Cơ quan thẩm tra dự thảo luật không nhất trí việc thay thuật ngữ "học phí" bằng giá dịch vụ đào tạo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lý giải đề xuất SV sư phạm phải đóng học phí
Theo Bộ trưởng GD-ĐT, số sinh viên sư phạm ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành còn nhiều, gây lãng phí rất lớn.
Bộ trưởng GTVT: Đợi phiên chất vấn sẽ làm rõ tên ‘trạm thu giá’
Bộ trưởng GTVT cho biết, phiên chất vấn tới đây, ông sẽ đăng đàn làm rõ việc chuyển tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT.
Bộ trưởng Nội vụ nói về việc nhân tài Đà Nẵng ồ ạt xin nghỉ
Bộ trưởng Nội vụ cho rằng phải bố trí đúng người, đúng việc chứ không phải là những người học giỏi, có bằng cấp mà bố trí bất cứ một lĩnh vực nào.
Thu Hằng - Hồng Nhì
21.
Thứ Tư, 30/05/2018 - 14:03
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về đề xuất dùng tên “giá dịch vụ đào tạo”
Dân trí Sáng 30/5, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo là căn cứ vào Luật giá.
>> Không thống nhất đề xuất thay “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, học phí là khái niệm nghe quen tai, nhưng giờ đây chuyển sang tự chủ thì có rất nhiều chương trình đào tạo phải tính đủ chi phí dịch vụ theo Luật giá.
“Tính đúng, tính đủ để làm sao đảm bảo chất lượng, phù hợp chi phí, hay nói cách khác chi phí tương xứng chất lượng. Tính toàn bộ để hạch toán theo tự chủ và đó là giá dịch vụ đào tạo”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ông Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, học phí là cách gọi truyền thống, không bao gồm tất cả các chi phí tạo ra dịch vụ đào tạo, trong thực tế nếu dựa vào học phí thì còn thiếu rất nhiều các khoản thu hợp pháp khác để phát triển nhà trường, phục vụ đào tạo.
“Dự thảo luật vẫn đang giai đoạn Quốc hội họp bàn cho ý kiến. Nhưng tôi xin nói lại là về nội hàm có sự khác nhau nên cần cân nhắc tên gọi cho thuận và phản ánh đúng bản chất”, ông Phùng Xuân Nhạ giải thích.
Về tên “giá dịch vụ đào tạo” hay dùng tên khác, ông Nhạ cho biết, hiện vẫn đang bàn. Nhưng bản chất vẫn là tính đúng, tính đủ phí đào tạo theo Luật giá, Luật phí và lệ phí.
Trình bày trước Quốc hội sáng 30/5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề xuất đưa vào cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” để tính phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác...
Theo đó, đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện thì Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.
Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước: cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khóa học cùng với thông báo tuyển sinh.
Tuy nhiên, trình bày báo cáo thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đông Phan Thanh Bình cho hay, Ủy ban không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong dự thảo luật.
Quang Phong
20.
30/05/2018 10:08 GMT+7
TTO - Trình bày trước Quốc hội sáng 30-5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề cập việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học và đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tên gọi "giá dịch vụ đào tạo" được đề xuất trong Luật giáo dục đại học sửa đổi được hiểu là bao gồm phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác...
Tăng tính tự chủ đối với các trường đại học
Đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện thì Bộ Giáo dục - đào tạo chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.
Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước: cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khóa học cùng với thông báo tuyển sinh.
Luật giáo dục đại học sửa đổi cũng đề cập các vấn đề như cơ chế tự chủ, cơ chế quản lý tài chính với các trường đại học, thời gian đào tạo... Theo đó, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (chi thường xuyên và đầu tư) và cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, có nghị quyết thông qua của hội đồng trường.
Bộ Giáo dục - đào tạo cùng các cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ trực tiếp thanh kiểm tra các hoạt động tài chính này.
Rút ngắn thời gian học đại học
Dự thảo sửa đổi luật xác định thời gian đào tạo tín chỉ trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy quy định cho từng chương trình và trình độ đào tạo. Số lượng tín chỉ cần tích lũy đối với mỗi trình độ được quy định trong khung trình độ quốc gia.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật.
Điểm mới đáng chú ý trong dự thảo là việc thay đổi về thời gian đào tạo đại học và sau đại học. Theo đề xuất, thời gian đào tạo đối với diện đại học sẽ kéo dài 3-5 năm học tập trung liên tục tùy theo ngành đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (so với quy định hiện hành là 4-6 năm).
Đối với những người tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, thời gian học tập do cơ sở đào tạo quyết định căn cứ vào kết quả học tập đã tích lũy được công nhận; đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện 1-2 hai năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học.
Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện 3-4 năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ...
Không nhất trí thay "học phí" bằng "giá dịch vụ đào tạo"
Trình bày thẩm tra dự thảo sửa đổi Luật giáo dục đại học sau đó, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết đa số ý kiến đại biểu tán thành việc rút ngắn thời gian học, tuy nhiên cần làm rõ việc giao thẩm quyền cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định thời gian đào tạo cụ thể đối với mỗi trình độ của giáo dục đại học theo từng lĩnh vực, hình thức tổ chức đào tạo để bảo đảm tôn trọng tính tự chủ của cơ sở giáo dục đại học.
Về "giá dịch vụ đào tạo", các đại biểu không nhất trí việc thay đổi thuật ngữ như thể hiện trong dự thảo luật sửa đổi.
Chiều nay các đại biểu sẽ thảo luận tại tổ về những nội dung sửa đổi Luật giáo dục và Luật giáo dục đại họ
19.
Phó Thủ tướng: Sớm đổi tên trạm thu giá BOT
29/05/2018 21:44 GMT+7
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu đặt tên gọi các trạm BOT phải chuẩn xác, đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhắc đến giá dịch vụ BOT, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng mấy hôm nay dự luận đang sốt lên chuyện 'giá' hay 'phí'.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ |
"Thực chất đó là phí chuyển sang giá nhưng đặt tên thế nào cho chuẩn xác, giữ được sự trong sáng của tiếng Việt thì chúng ta phải nghiên cứu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu Bộ GTVT cập nhật sớm việc này.
Ông cũng chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục rà soát các trạm BOT đã quyết toán, giảm giá phí dịch vụ đường bộ.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho hay, các trạm BOT đã cơ bản hoàn thành điều chỉnh giá, phí đường bộ theo chỉ đạo của Chính phủ là “ưu tiên giảm phí hơn giảm thời gian thu phí”…
Ngoài ra, Bộ GTVT sẽ triển khai thu phí không dừng tại 2 làn 2 chiều và 1 làn hỗn hợp ở 78 trạm BOT vào cuối năm 2018, tới hết năm 2019 sẽ đưa tất cả các làn thành thu phí không dừng, bảo đảm giảm chi phí nhân công.
Mới đây, nhiều trạm thu phí BOT bất ngờ đổi tên gọi thành "trạm thu giá". Bên hành lang QH vừa qua, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể giải thích, theo quy định hiện hành, phí là khoản người dân phải trả khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, trong khi BOT là sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp nên mới có sự chuyển đổi cách gọi sang thu giá (giá sử dụng đường bộ).
Bộ trưởng cho rằng, việc thay đổi sang cơ chế giá này sẽ giúp cho việc điều hành giá dịch vụ BOT linh động và nhanh chóng hơn cơ chế phí. Theo cơ chế phí như cũ, mỗi lần muốn thay đổi phải thông qua HĐND tỉnh.
Ông khẳng định, trong phiên trả lời chất vấn của QH vào tuần sau, ông sẽ giải thích rõ những vấn đề liên quan đến BOT, trong đó có câu chuyện tên gọi trạm thu giá.
Bộ trưởng GTVT: Đợi phiên chất vấn sẽ làm rõ tên ‘trạm thu giá’
Bộ trưởng GTVT cho biết, phiên chất vấn tới đây, ông sẽ đăng đàn làm rõ việc chuyển tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.
Thu giá BOT: 'Bộ GTVT đã gây hiểu lầm, hiểu sai'
Về cách gọi “thu giá”, theo ĐB Lê Thanh Vân, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai thì nên khắc phục.
BOT từ thu phí thành thu giá: Vì phí thấp hơn giá?
Chuyên gia cho rằng, sau khi các trạm thu phí BOT bị người dân phản ứng, Bộ GTVT đã chuyển sang dùng từ “trạm thu giá” để tránh.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Gọi 'trạm thu giá' vì là luật
Về cách gọi "thu giá", Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”.
Thu Hằng
18.
An Chi
Tuy là cùng một trường nghĩa nhưng giá và phí không thể dùng thế cho nhau được.
Giá là một từ Hán - Việt mà chữ Hán hiện hành là [價]. Đây là một chữ hình thanh mà nghĩa phù là bộ nhân [亻] còn thanh phù là [賈]. Dùng để chỉ họ người, [賈] được đọc thành giả như trong Giả Đảo [賈島], Giả Nghị [賈誼], Giả Bình Ao [賈平凹]... Với âm cổ, [賈] có nghĩa là “mua, bán, buôn bán”, nếu là động từ; là “người buôn bán (tại cửa hàng cố định)”, nếu là danh từ. Đây chính là chữ cổ trong sĩ, nông, công, cổ. Với âm giá thì [賈] chính là tiền thân của chữ [價] hiện nay; nói một cách khác thì [價] và [賈] là những đồng nguyên tự (chữ cùng gốc) như Vương Lực đã chứng minh trong Đồng nguyên tự điển (Bắc Kinh, 1997, tr. 124-125). Nhưng cả hai chữ giá [價], [賈] này đều vốn thuộc thanh mẫu kiến [見] nên phụ âm đầu xưa của nó là C/k/(chứ không phải GI). Âm của nó trong Quảng vận (năm 1008) là “cổ nhạ thiết” [古訝切].
TIN LIÊN QUAN
Vậy “cổ nhạ” phải là cá và đây chính là âm xưa của hai chữ đang xét. Với âm này, ta có điệp thức cả, còn thấy trong giá cả, mà cả, mặc cả của tiếng Việt hiện đại.
Phí cũng là một từ Hán -Việt mà chữ Hán là [費]. Đây cũng là một chữ hình thanh mà nghĩa phù là bối [貝], cũng là tên của một bộ, còn thanh phù là phất [弗], thường đọc thành phật, như trong phật ý. Chữ phất [弗] mà lại hài thanh cho chữ phí [費] là do luật âm dương đối chuyển, như còn có thể thấy ở những trường hợp khác mà I/i/là nguyên âm chính, thí dụ: chí [至] hài chất [桎] (có người đọc thành “trất”); bất [必], nay đọc thành tất, hài bí [秘]; ni [尼] hài nật [昵]; thị [是] hài thật [寔].
TIN LIÊN QUAN
Từ điển tiếng Việt của Vietlex do Hoàng Phê chủ biên giảng giá là “biểu hiện giá trị bằng tiền” còn phí là “khoản tiền phải trả cho một công việc phục vụ, dịch vụ công cộng nào đó”. Từ đây suy ra, giá chỉ là một khái niệm trừu tượng còn phí thì lại là hiện vật cụ thể (bằng tiền) nên mới có chuyện chủ một quán giải khát ở Long An đã đổi được trên 22 triệu đồng tiền lẻ có mệnh giá 200 - 500 đồng để phục vụ tài xế nộp phí BOT.
Vậy giá thì không thể “thu” được, dù cho có diễn đạt đầy đủ thành “thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ”. Dù có dính tới đường trời thì giá cũng chỉ là một khái niệm trừu tượng mà thôi. Có người đã đưa ra hai cấu trúc thu giá riêng và thu giá củ trên Hà Thành ngọ báo số 2412 để chứng minh tính “hợp lý” của cấu trúc thu giá nhưng đó chỉ là do hiểu sai mà thôi. Đây là thông báo của Nhật-Tân Ban do Đoàn-Chính ký tên, cho biết trong hai ngày 25 và 26.9 (1935) thì thu tiền vé theo giá riêng để “tạ lòng quan khách”, sau đó lại tiếp tục thu tiền vé theo giá cũ(đã định từ trước). Sẽ là sai lầm thô thiển nếu ta lại hiểu cấu trúc thu giá (riêng, cũ) theo nghĩa từ vựng (lexical meaning) thuần túy; ở đây, nó phải - vì chỉ có thể - được hiểu theo nghĩa văn cảnh (contextual meaning) mà thôi.
17.
Bộ Giao thông vận tải sẽ đổi tên gọi 'trạm thu giá'
27/05/2018 15:57 GMT+7
- Bộ GTVT sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án xem xét tìm tên gọi nhằm đảm bảo chuẩn mực của tiếng Việt và phù hợp bản chất nguồn thu.
Trước ý kiến của dư luận về việc Bộ GTVT chuyển từ trạm thu phí sang trạm thu giá, Bộ này vừa có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình
Bộ GTVT cho rằng, việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ phí sang giá có lộ trình cụ thể và được thực hiện theo luật Phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua.
Cụ thể, giai đoạn trước 1/1/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001, theo đó “Phí sử dụng đường bộ” nằm trong danh mục phí, lệ phí quy định tại pháp lệnh này và do Nhà nước quản lý, ban hành (đối với quốc lộ thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính ban hành, đối với đường địa phương thẩm quyền UBND cấp tỉnh ban hành).
Trước thời điểm 1/1/2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được quản lý theo cơ chế phí ban hành theo pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001 và thông tư 159/2013 của Bộ Tài chính.
Trạm thu giá sẽ được đổi tên |
Giai đoạn từ 1/1/2017 đến nay, theo danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo phụ lục 02 của luật Phí và lệ phí này thì có 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ trong đó "phí sử dụng đường bộ" được chuyển đổi thành “giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh".
Trên cơ sở luật Phí và lệ phí và luật Giá, Chính phủ đã ban hành nghị định số 149/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 177/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Giá.
Trong đó, khoản 7, điều 1 quy định: Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ gồm: quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý. UBND tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh.
“Như vậy, kể từ 1/1/2017 dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế giá là phù hợp với luật Phí và lệ phí, luật Giá và nghị định số 149/2016 của Chính phủ”, văn bản khẳng định.
Cũng theo Bộ GTVT, triển khai luật Phí và lệ phí, luật Giá, nghị định số 149/2016 của Chính phủ, Bộ GTVT đã ban hành thông tư 35/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý và thông tư 49/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Tại các thông tư này đã quy định rõ, đầy đủ “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”.
Tuy nhiên, có một số trường hợp các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua.
Bộ GTVT nhận thấy, việc các nhà đầu tư sử dụng tên gọi “trạm thu giá” đã tạo ra những ý kiến bất bình trong dư luận và cần được sửa đổi.
Bộ GTVT sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án xem xét tìm tên gọi nhằm đảm bảo chuẩn mực của tiếng Việt và phù hợp với bản chất nguồn thu.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Gọi 'trạm thu giá' vì là luật
Về cách gọi "thu giá", Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”.
Thu giá BOT: 'Bộ GTVT đã gây hiểu lầm, hiểu sai'
Về cách gọi “thu giá”, theo ĐB Lê Thanh Vân, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai thì nên khắc phục.
Bộ trưởng GTVT: Đợi phiên chất vấn sẽ làm rõ tên ‘trạm thu giá’
Bộ trưởng GTVT cho biết, phiên chất vấn tới đây, ông sẽ đăng đàn làm rõ việc chuyển tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT.
Vũ Điệp
16.
Học giá, Viện giá, Lệ giá, Kinh giá và Ủy ban Vật … phí
XUÂN DƯƠNG
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ban hành ngày 19/5/2018, cán bộ lãnh đạo tương lai, bao gồm cấp chiến lược, cấp tổng cục, cục, vụ, phòng và tương đương ở Trung ương, cấp lãnh đạo, quản lý ở địa phương ngoài tiêu chí chung là “đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế” còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác như: “đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và ngang tầm nhiệm vụ”,…
Việc Trung ương ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho đến nay đã bộc lộ nhiều vấn đề, không chỉ là trình độ mà còn cả tâm đức.
Nguyên nhân có lẽ là do xưa nay, cán bộ được lựa chọn theo quy trình chứ chưa hẳn là do năng lực.
Nếu “quy trình” ấy là khoa học, minh bạch, được kiểm soát chặt chẽ thì chắc chắn không có chuyện “cả họ làm quan”, không có cả “bầy sâu” lẻn vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp còn người thi tuyển đạt tiêu chuẩn Hiệu trưởng đại học lại bị “hoãn” bổ nhiệm.
Phác thảo chân dung những kẻ “hại nước, hại dân” (2) |
Dân chúng và các vị đứng đầu Đảng, Nhà nước đều có chung nhận định, rằng cho đến nay quy trình “tối cao” giữ vai trò điều chỉnh hành vi của các “quy trình” khác chính là “Nguyên tắc Ngũ ngũ” - tức là “ngũ ệ” và “ngũ cờ” (5C).
Tại kỳ họp Quốc hội ngày 17/11/2015, phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã “khiến Quốc hội cười nghiêng ngả” và “bị Chủ tịch Quốc hội đánh giá là vòng vo”. [1]
Câu nói của ông Hoàng Tuấn Anh khiến “Quốc hội cười nghiêng ngả” được báo chí trích dẫn đại ý:
“Nhiệm kỳ 13 của ông sắp kết thúc, ông xin phép không dám trả lời, xin bỏ ngỏ (nhường) Bộ trưởng nhiệm kỳ sau”.
Gần đây, cũng tại một kỳ họp Quốc hội, giải thích về chuyện “nóng” BOT năm 2017, Bộ trưởng Giao thông cho rằng: “Rõ ràng đây là sản phẩm của giai đoạn trước”.
Ông Bộ trưởng Giao thông dùng từ “giai đoạn” chứ không phải “nhiệm kỳ” cho thấy quãng thời gian gọi là “trước” ấy chắc không phải chỉ một nhiệm kỳ.
Có sự trái ngược kỳ lạ trong ngôn từ giữa hai vị ngang cấp - cùng là Ủy viên Trung ương - ông Chủ tịch Hà Nội nói: “Nguyên tắc của tôi là không bao giờ đổ lỗi cho thế hệ trước” còn ông Bộ trưởng Giao thông thì bảo BOT là sản phẩm của “giai đoạn trước”.
Thế có phải ông chẳng dính líu gì đến giai đoạn trước?
Cánh báo chí đã cẩn thận thống kê thế này:
“Trong giai đoạn 2011-2015 có 62 dự án gồm 58 dự án BOT 170.355 tỷ đồng và 4 dự án BT 16.305 tỷ đồng.
Tóm lại, các dự án BOT “nở rộ” dưới thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng.
Xin hỏi, nay còn đồng chí nào chưa bị lộ? |
Và cũng giai đoạn này (2013-2015), ông Thể làm Thứ trưởng, tức là người giúp việc cho Bộ trưởng Thăng”. [2]
Nghe thiên hạ kháo nhau rằng chính ông là người ký BOT Cai Lậy, mà BOT này lại là “cái” được liệt vào hạng lùm xùm chẳng kém gì BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ hay tuyến BOT giao thông chạy qua cầu Việt Trì mới!
Có phải sau ba năm làm Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (2013-2015), từ khi luân chuyển công tác về làm Bí thư tỉnh Sóc Trăng (2015-2017) thì ông “đứt đuôi con nòng nọc” với ngành Giao thông, ông chẳng còn có trách nhiệm và nghĩa vụ gì nữa với ngành này (cho đến khi ông quay về làm Bộ trưởng)?
Ông Chủ tịch Hà Nội vốn là quan võ (Thiếu tướng), thế nhưng “văn” của ông kín kẽ khiến chẳng ai có thể bắt bẻ bởi ông “không bao giờ đổ lỗi cho thế hệ trước”, ông ấy không hề nói “thế hệ trước” có vấn đề gì, còn ai hiểu khác ý ông thì đó là quyền của người ta, ông không thể bắt buộc.
Ông “hưu quan” thì “nhường” cho nhiệm kỳ sau, ông “đương quan” thì bảo do “giai đoạn trước”, còn Dân suốt bao nhiêu năm được “thưởng thức” cả “sau” lẫn “trước”!
Thế lúc nào Dân không phải “thưởng thức” món đặc sản “sau trước” của các “Quý Quan”?
Nhân nói về “những lời có cánh” của quan, không thể không nhắc đến chuyện “Trạm thu giá” BOT mà dân chúng đang “mắt tròn, mắt dẹt”!
Ông Đỗ Văn Quốc, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Bộ Giao thông Vận tải giải thích:
“Việc chuyển đổi tên gọi từ phí sang giá là theo quy định của Luật phí và lệ phí được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017”.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết: "Giờ mình xem BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước".
Lý luận như ông Thể có nên hiểu thế này: Các khoản thu dính đến Nhà nước thì gọi là “phí”, còn thuộc doanh nghiệp thì gọi là “giá”.
Trạm thu giá Bến Lức. Ảnh: Vov.vn |
Nếu suy luận như thế được ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chấp nhận thì các trường học ngoài công lập từ nay không được thu học phí của học viên mà phải thu … “học giá”.
Kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học sắp tới các trường không được thu “Lệ phí tuyển sinh” mà phải là “Lệ giá tuyển sinh”?
Các bệnh viện không được phép thu “viện phí” mà phải là “viện giá”;
Nếu có nhắc đến Ủy ban Vật giá Nhà nước (từ 1966) thì theo Luật mà ông Thể viện dẫn, chắc phải đổi thành Ủy ban vật … phí?
Còn Nghị định số 2/CP của Chính phủ ban hành ngày 26/10/1992 “Về việc thành lập Ban vật giá Chính phủ” không biết có phải đổi thành “Ban vật …phí Chính phủ”?
Thêm nữa, từ nay những khoản “kinh phí” mà dân gian quen gọi là “lót tay” do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không liên quan đến nhà nước cho vào phong bì có được giữ nguyên hay bắt buộc phải đổi thành “kinh giá”?
Thực ra, để ý kỹ một chút “tâm tư” của một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải sẽ thấy ngay “tò vò làm tổ” ở đâu.
Quan văn và quan võ, quan “đương” và quan “hưu” |
Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP) - Bộ Giao thông Vận tải giải thích:
“Về bản chất, khi chuyển từ thu phí BOT sang thu giá BOT, Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giá khi có các yếu tố về giá biến động, còn điều chỉnh phí là thẩm quyền của Bộ Tài chính”. [3]
Thay “phí” bằng “giá” thì quyền quyết định chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Giao thông Vận tải, không biết điều này có liên quan gì đến khái niệm “nhóm lợi ích”?
Đã là “phí” thì phải theo luật, vi phạm là có ngày phải hầu tòa, còn “giá” thì nâng lên đặt xuống không liên quan đến luật mà là “linh động hơn rất nhiều”, điều này không phải dân cỏ (thảo dân) suy diễn lung tung mà chính do ông Bộ trưởng Thể công bố:
“Phí do Hội đồng nhân dân, Quốc hội quyết định, mang tính chất của Nhà nước.
BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên họ định giá và khi chuyển qua giá thì mới giảm giá để cân đối được phương án tài chính.
Chuyển đổi tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT không có gì khác mà chỉ là linh động hơn rất nhiều”. [4]
Ô hay, ông Bộ trưởng nước đôi như thế thì ai sẽ hoan hô trước tiên?
"Hoàng hôn nhiệm kỳ là bình minh lợi ích" |
“BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên họ định giá”?
Có lẽ bận nhiều việc nên ông Bộ trưởng Thể không biết chuyện một doanh nghiệp nhà nước hẳn hoi, mà lại chịu sự quản lý của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là công ty Tân Thuận đã tự định giá lô đất 32 ha ở Phước Kiển chỉ có 419 tỷ đồng trong khi báo điện tử Tapchitoaan.vn viết:
“Khu đất Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai với giá 419 tỷ đồng, được cho là chênh so với giá thị trường 2.000 tỷ đồng”. [5]
Đến doanh nghiệp thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh quản lý còn “tự định giá” như thế thì doanh nghiệp tư nhân thiếu gì cách “tự định giá” để được chấp thuận!
Việc “cân đối phương án tài chính” (của doanh nghiệp) đương nhiên phải do Bộ liên đới “điều chỉnh” và đương nhiên phải do một người cụ thể nào đó theo dõi, vậy có khiến cho “giá” chỉ có giảm chứ không tăng?
Không biết bao nhiêu bài báo phân tích chuyện một khi nắm thị phần chi phối như điện, xăng dầu,… thì việc doanh nghiệp “tự định giá” chẳng mấy khi bị phản đối, kể cả khi đại biểu đưa vấn đề ra trước Quốc hội.
Tò vò làm tổ ở đâu? |
Xin trích ý kiến đăng trên Vietnamnet.vn cuối năm 2017:
“Trên thực tế, vào tháng 3/2015, sau khi biểu giá điện bán lẻ 6 bậc đưa vào áp dụng, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra.
Khi ấy, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phải tổ chức hội thảo khắp 3 miền để lấy ý kiến đóng góp cho đề án cải tiến biểu giá điện”. [6]
Từ 2015 đến nay là mấy năm và biểu giá điện thay đổi như thế nào?
Có điều, khi quan chức Bộ Giao thông Vận tải đã “thành thực” chuyện “phí - giá” như thế thì dân chúng có nên thông cảm, bắt bẻ ngôn từ tí chút chứ đừng động đến “lợi ích cốt lõi” của Bộ này, đừng “huỵch toẹt” cái được ngụy trang kín đáo phía sau chỉ một từ “giá”!
Còn điều này dân chúng rất mong ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giải thích rõ thêm kẻo lại hiểu nhầm ý ông, rằng “nếu giải quyết không ổn thoả vấn đề này (BOT) sẽ dẫn đến dư luận trong và ngoài nước không tốt, ảnh hưởng đến đầu tư”.
Giữa “dư luận trong và ngoài nước” với lợi ích của dân thì bên nào quan trọng hơn, để thu hút đầu tư có nên đặt quyền lợi của dân thấp hơn “dư luận” hoặc doanh nghiệp?
Trong bài: “Đại cục của con dân đất Việt là gì?”, có câu thế này:
“Cứ tưởng đi tìm “một bộ phận không nhỏ” khó khăn lắm, hóa ra không phải”.
Đến nay đành phải “ngựa theo đường cũ” mà rằng:
“Cứ tưởng đi tìm “nhóm lợi ích” khó khăn lắm, hóa ra không phải”.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://www.baogiaothong.vn/bo-truong-hoang-tuan-anh-khien-quoc-hoi-cuoi-nghieng-nga-d128102.html
[2] http://dantri.com.vn/blog/phai-chang-ong-bo-truong-the-quen-20180524054307608.htm
[3]http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/bot-vi-sao-tram-thu-phi-chuyen-thanh-tram-thu-gia-450808.html
[4]http://thanhtra.com.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/bo-truong-giao-thong-tran-tinh-chuyen-thu-gia-bot_t57c1068n134318
[5]http://tapchitoaan.vn/bai-viet/kinh-te/du-an-phuoc-kien-tphcm-quoc-cuong-gia-lai-khong-co-y-dinh-dua-moi-viec-ra-toa
[6] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/khung-gia-dien-moi-dung-tren-400-so-dien-gia-dat-gap-doi-411294.html
Xuân Dươnghttp://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Hoc-gia-Vien-gia-Le-gia-Kinh-gia-va-Uy-ban-Vat--phi-post186475.gd
15.
Không chỉ ông Thể, các bộ trưởng đừng bao giờ tìm kiếm những đồng minh như ông Kiên. Khi có khủng hoảng truyền thông, những phát biểu của những người như ông Kiên chỉ có tác dụng "đổ thêm dầu vào lửa dư luận".
Chỉ khi đồng minh của quý vị là dân chúng, thì dẫu có mất ghế, quý vị cũng có chỗ đứng.
Tôi đồng ý, BOT là sản phẩm của "nhiệm kỳ trước". Nhưng, ngay cả khi ông Thể chưa từng là thứ trưởng và đã ký 20 dự án BOT, ông vẫn phải là người kế thừa trách nhiệm. Vấn đề của BOT không chỉ là tên gọi các trạm thu phí mà chủ yếu là những khuất tất của nó. Bao gồm việc Bộ GTVT cho các chủ đầu tư đặt trạm thu tiền trên những con đường không phải BOT và giá thành đầu tư các BOT cao một cách bất thường.
Ông Thể nên bắt đầu từ việc chấn chỉnh 20 BOT do ông ký khi làm thứ trưởng. Trước hết, đưa các trạm thu phí về đặt đúng chỗ (điển hình là trạm Cai Lậy). Sau đó, thuê kiểm toán tin cậy đánh giá mức đầu tư thực tế của các dự án.
Khi đã có con số thực đầu tư - được các quy định hiện hành chấp nhận - ở các BOT, ông cứ cho áp dụng "Luật Giá" để tính ra "mức phí" mà chúng tôi phải đóng. Đằng nào chúng tôi cũng phải dùng tiền để mua dịch vụ BOT, được coi là tốt hơn. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ông cứ thẳng thắn gọi: "Trạm thu tiền BOT" hoặc "Trạm bán vé BOT". Không việc gì phải trí trá.
14. Bài phản luận rất gay gắt của ông Chu Mộng Long
Thu giá: Trình độ chữ nghĩa Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Hán Nôm
Posted on Tháng Năm 26, 2018
Chu Mộng Long: Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Hán Nôm, tài khoản Fb Nandemo Meiyou, khẳng định khi anh ta “khảo cổ” (chắc là “khảo cổ học tri thức” giống Foucault?) thấy có từ “thu giá” đã từng được dùng!
Mà đã Viện trưởng Viện Hán Nôm nói thì chắc là đúng như in!
Vậy là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã bắt được vàng. Vàng ròng!
Ông Viện trưởng Viện Hán Nôm ấy nói gì? Rằng thì là, theo ông ấy, Bộ Giao thông vận tải dùng chữ “thu giá” là đúng. Bởi vì từ xưa người Việt đã dùng chữ này và được ghi trong sách vở. Dẫn liệu mà ông Viện trưởng đưa ra là “thu giá mới”, ‘thu giá cũ”, “thu giá riêng”… Có nghĩa là theo ông, chỉ cần gọt cái đuôi “mới”, “cũ”, “riêng” đi thì ta có từ ngữ gọn, chuẩn, hay?
Vậy sao ông không bạo gan đề xuất gọt cái đuôi khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thành “kinh tế thị trường” cho nó chuẩn xác. Hay là vì ông sợ mất ghế?
Thưa ông Viện trưởng, “thu giá mới”, ‘thu giá cũ”, “thu giá riêng”… vẫn là thu tiền sau khi đã xác định giá thu là cũ hay mới, chung hay riêng. Cho nên những cụm từ ấy hoàn toàn có nghĩa. Còn “thu giá” thì hoàn toàn vô nghĩa, trừ phi ông dùng chữ “giá thu”, tức mức giá đã được xác định khi thu!
Ngôn ngữ nào cũng vậy, dù là tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng Nga…, riêng từ ghép chính phụ hay cụm từ, phần kết hợp với danh từ hay động từ phải là cái được hạn định hay xác định về nghĩa gọi là định từ, định ngữ hay bổ từ, bổ ngữ. Nếu không có các từ ngữ xác định đó, từ được dùng sẽ mang nghĩa khái quát, còn kết hợp tùy tiện thì sẽ vô nghĩa! Chẳng hạn, nói ông Cường là Viện trưởng Viện Hán Nôm là xác định, còn nói ông là “Viện trưởng” hay “Viện trưởng Viện” là mơ hồ, gọi “Trưởng Hán” hay “Trưởng Nôm” là vô nghĩa. Nói “Cường nịnh thối Bộ trưởng” khác với nói “Cường nịnh”, vì không xác định Cường nịnh như thế nào, nịnh ai mà chỉ biểu thị một tính chất nịnh chung chung, còn nói “Cường Bộ” là vô nghĩa, “Cường thối” là đã mang nghĩa khác…
Nói “Thu giá” là viết tắt của “Thu theo giá” ư? Tôi lấy ví dụ tương đương sát sàn sạt thế này để các ông khỏi cãi về chuyện viết tắt. “Thu theo giá” mà viết tắt thành “Thu giá” thì “Thu theo đầu người” viết tắt là “Thu đầu”? Thời thực dân có câu văn nói về thu thuế: “Thuế thu bổ theo đầu người”, bọn thực dân có ngu mạt hạng cũng không viết “bổ theo đầu người” thành “bổ đầu”. Viết tắt tùy tiện như vậy thì đến lúc “Thu thuế đất” viết tắt thành “Thu đất”? Kiến tạo như vậy thì tai hại khôn lường! Thảo nào nhiều quan dựa vào sự kiến tạo ngôn ngữ theo cách ấy, thay bằng đi “thu thuế đất” các ông đi “thu đất” của dân dẫn đến mất ổn định, gây hỗn loạn từ địa phương này đến địa phương khác? Hành vi đánh tráo ấy, dân gọi là “cướp” có quá đáng không?
Phân tích trên là bài học vỡ lòng cho trẻ tiểu học. Không hiểu sao Viện Hán Nôm lại có ông Viện trưởng có trình độ như vậy?
Chưa nói chuyện “lách luật” vì doanh nghiệp tư nhân không được phép “thu phí” mà chỉ có thể dùng chữ “thu giá”, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giải thích như thể nói chuyện với trẻ em, rằng thì là đã có “Luật giá” thì ắt có “thu giá”, “thu giá” làm cho “phí được thu linh hoạt hơn theo giá cả thị trường” (?).
Thưa ông Bộ trưởng, “Luật giá” là đúng, vì đó là Luật quy định về giá cả để ổn định thị trường. Khái niệm “Luật giá” mang nghĩa khái quát toàn bộ khế ước về giá cả trong nền kinh tế thị trường, trong đó bao quát luôn cả quy định cụ thể về mức phí được thu cho hoạt động kinh doanh, vẫn có thể gọi tắt là “thu phí”. Không có chuyện “thu phí theo giá cả thị trường” mà gọi tắt một cách tùy tiện là “thu giá”.
Bản thân chữ “giá” có thể là giá ổn định hoặc giá biến đổi chứ làm gì có chuyện “giá” là phí có thể biến đổi, còn “phí” là giá ổn định? Trẻ em bị loạn não mới nói lẩn quẩn cối xay như vậy!
Mà nói “thu giá làm cho phí được thu linh hoạt theo cơ chế thị trường” thì liệu cơ quan chức năng và bên hoạt động kinh doanh có chấp nhận các tài xế mặc cả giá cả mỗi lần đi qua trạm BOT hay không? Giả định, cánh tài xế căn cứ vào lời giải thích của Bộ Giao thông vận tải, mỗi lần đi qua trạm cứ cù cưa đòi thỏa thuận giá cả thì giao thông sẽ thế nào? Bởi theo cơ chế thị trường, và theo lời ông, với tư cách là khách hàng, họ hoàn toàn có cái quyền đó!
Cái ông Cục trưởng gì đó nói, thực tiễn cho phép tạo ra từ mới. Dạ thưa, có mới kiểu gì thì bất cứ ngôn ngữ nào cũng có quy tắc kết hợp (cú pháp) chứ không có chuyện gán ghép tùy tiện. Thu thì thu cái gì cụ thể, xác định chứ không có chuyện thu cái “giá cả” trừu tượng. Nếu giữa hai bên thỏa thuận giá cả xong mới thu thì cái được thu vẫn là tiền chứ không phải thu cái “giá”. Tiền đó vẫn là “phí” nếu số tiền đó chi phí đúng mục đích!
Hay là do thứ “phí” đó chi sai mục đích hay chỉ để làm giàu cho một nhóm có thế lực nên mới đánh tráo một cách ngang ngược và ngu xuẩn thành “thu giá”? Mà Bộ Giao thông vận tải chưa thấy hết tai hại về sự cố sẽ xảy ra khi cánh tài xế thực hiện quyền dừng xe cù cưa mặc cả giá cả hay sao mà nói càn cho xong chuyện? Trong khi làm càn dẫn đến nói càn, chính Bộ Giao thông vận tải và ông Viện trưởng Viện Hán Nôm dốt nát đã cố tình phá hoại tiếng Việt đến mức hủy hoại nỗ lực của toàn dân và ngành giáo dục với ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt suốt cả ngàn năm nay!
https://chumonglong.wordpress.com/2018/05/26/thu-gia-trinh-do-chu-nghia-nguyen-tuan-cuong-vien-truong-vien-han-nom/13.
25/05/2018 01:08
Khi câu chuyện "trạm thu giá BOT" đang nóng hôi hổi, ông nghị Nguyễn Đức Kiên lại một lần nữa gây sốc dư luận và cử tri khi cho rằng đây là vấn đề đã được "luật hóa".
Qua trả lời của ông Kiên với báo giới bên hành lang Quốc hội, có thể hiểu nôm na rằng: "thu giá" là khái niệm đã được luật định, cứ thế mà thi hành, dư luận bức xúc là việc của dư luận.
Nói thẳng: Là Đại biểu Nhân dân, xin ông đừng xem thường người dân chúng tôi như thế!
Trong lúc nổ ra lùm xùm BOT giao thông, ông Kiên chính là người đã mạnh miệng bênh vực BOT và cho rằng người nghèo chả bị ảnh hưởng gì. Nay, khi dư luận đang bức xúc về một khái niệm mơ hồ, vô nghĩa thì lại nhận được từ ông một phản hồi đanh thép: "luật là luật". Xin hỏi ông Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên: Tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân ở đâu và được tôn trọng như thế nào?!
Thượng tôn pháp luật là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, điều đó ai cũng rõ. Nhưng, luật và các khái niệm được luật định phải làm sao cho dân hiểu, và khi dân hiểu thì mới thi hành được chứ? Là một Đại biểu Quốc hội, tham gia xây dựng pháp luật, việc tối thiểu là ông phải giải thích cho dân rõ khái niệm được luật định, ở đây là "thu giá" hay "trạm thu giá", là cái gì. Ông đâu thể ví von một khái niệm được luật định theo kiểu nói chuyện dân gian như thế. Đó là chưa nói đến trách nhiệm của ông và những người xây dựng pháp luật phải phổ biến, giáo dục, nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật.
Từ sự ví von của ông Kiên còn cho thấy dường như không hề có sự khác biệt về bản chất giữa "thu giá" và "thu phí", vì: "ở đây em là Hoa, là Lụa, nhưng ở quê em là H..., là Cà, thì cái chuyện ấy nó không quan trọng, bởi vẫn là em". Thưa ông Kiên, đây chính là một trong những mấu chốt làm dư luận dậy sóng, đặt vấn đề với lập luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Và như vậy, dư luận cho rằng ở đây có sự đánh tráo khái niệm để bảo vệ quyền lợi, bao che cho những khuất tất của BOT giao thông là hoàn toàn chính xác, chẳng có gì sai. Một vấn đề hệ trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của người dân như thế mà ông ví von nhẹ như không thì đúng thật là không thể hiểu nổi!
Cũng xin nói thêm, cái "trạm thu giá BOT" tới đây nếu ra đời "theo luật", không hiểu chúng ta sẽ "dịch" và giải thích làm sao với bạn bè, khách du lịch nước ngoài khi họ sử dụng cái "sản phẩm" hay "dịch vụ" này nhỉ?!
Câu chuyện BOT giao thông còn dài, chưa có hồi kết, người dân đang trông chờ Quốc hội và các bộ, ngành liên quan sẽ sớm đưa ra những giải pháp khả dĩ, minh bạch. Trước khi có được điều đó, xin các vị có thẩm quyền hãy cẩn ngôn và đừng "tra tấn" người dân bằng những phát biểu vô lối.
Anh Minh
Thu giá là thu phí bằng mọi giá?
24/05/2018 11:11
(NLĐO)- Sau khi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giải thích việc đổi tên các trạm thu phí thành thu giá, đa số ý kiến dư luận cho rằng từ này chưa có trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, có ý kiến mỉa mai đó là cách nói gọn của thu phí bằng mọi giá!
Theo giải thích của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc đổi tên trạm thu phí sang trạm thu giá là căn cứ theo quy định tại Thông tư 35 của Bộ GTVT quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ do bộ quản lý. Tuy nhiên, xét theo ngôn ngữ học hay theo luật mà các nhà chuyên môn phân tích, thì lý lẽ trên đều không đúng. Thế nên bạn đọc cho rằng đây là một kiểu đánh tráo khái niệm. Bạn đọc Văn Cao nhận xét: "Đây là sự đánh tráo khái niệm để lách luật , từ điển tiếng Việt không có từ thu giá và điều quan trọng là khi họ nói là thu giá thì sẽ tránh được các quy định của luật Phí và Lệ phí". Bạn đọc Minh Tran cũng đồng thuận với ý kiến trên: "Chơi chữ hoài. Thu giá với thu phí. Tui tra khắp tự điển tiếng Việt chẳng thấy chữ thu giá ở đâu hết. Chỉ có thu tiền thôi".
Bạn NAD nói thẳng: "Lý do để chuyển từ thu phí thành thu giá theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ GTVT là do các Bộ giải quyết rất chậm và HĐND quyết thì rất khó khăn. Vậy thì các Bộ này và HĐND cần phải cải tiến và chấn chỉnh hoạt động sao cho nhanh hơn chứ sao lại lách luật bằng câu chữ thế này, thưa Bộ trưởng". Nhiều bạn đọc đều cho rằng điều quan trọng không phải là việc đặt lại tên cho các trạm thu phí này mà là giải quyết dứt điểm những trạm BOT đặt sai chỗ, những bất hợp lý từ các trạm thu phí mà bộ trưởng đổ do "thời trước" để lại trong khi "thời trước" đó ông làm thứ trưởng.
Bạn Vũ Nguyễn hỏi: "BOT là khi ông làm thứ trưởng bộ giao thông, BOT là chủ trương đúng nhưng do làm ẩu, làm sai toàn chỉ định thầu, rồi đường làm một nơi, trạm thu BOT đặt một nẻo, dẫn đến phản ứng của người dân?".
Bạn Minh Quang phân tích: "Nói theo luật, nghị định là không sai nhưng ở đây người ta đang phản ứng cách sử dụng từ ngữ, giải thích từ ngữ của ông bộ trưởng. Cũng như người dân phản ứng BOT đặt sai vị trí chứ họ không quan tâm thu phí hay thu giá gì cả". Bạn Trương Trà Hùng nêu vấn đề: "Trước là thứ trưởng, giờ là bộ trưởng thì trách nhiệm thời nào cũng thuộc về bộ trưởng đương chức. Còn về "xảo ngữ" phí hay giá, người dân chúng tôi không cần biết mà chỉ cần biết rằng mình phải móc tiền ra trả bao nhiêu và điều đó có hợp lý không mà thôi".
https://nld.com.vn/ban-doc/thu-gia-la-thu-phi-bang-moi-gia-20180524104042289.htm
Luật số 11/2012/QH13 của Quốc hội : LUẬT GIÁ
QUỐC HỘI
______
Luật số: 11/2012/QH13
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________ |
LUẬT GIÁ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật giá.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Áp dụng luật
1. Các hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
2. Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
4. Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
5. Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.
6. Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Hiệp thương giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và làm trung gian cho bên mua và bên bán thương lượng về mức giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thỏa mãn điều kiện hiệp thương giá theo đề nghị của một trong hai bên hoặc cả hai bên mua, bán hoặc khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
8. Đăng ký giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi biểu mẫu thông báo giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá.
9. Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá.
10. Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.
11. Yếu tố hình thành giá là giá thành toàn bộ thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng hàng hóa, dịch vụ; lợi nhuận (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; giá trị vô hình của thương hiệu.
12. Giá thành toàn bộ của hàng hoá, dịch vụ là giá thành tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; giá mua hàng hoá, dịch vụ đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại;
b) Chi phí lưu thông để đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.
13. Mặt bằng giá là mức trung bình của các mức giá hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế ứng với không gian, thời gian nhất định và được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng.
14. Giá biến động bất thường là giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi lớn hoặc trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hoả hoạn, dịch bệnh.
15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
16. Báo cáo kết quả thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập, trong đó nêu rõ quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị của tài sản được thẩm định để khách hàng và các bên liên quan có căn cứ sử dụng cho mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
17. Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.
18. Mức giá bán lẻ điện bình quân là giá bán điện được xác định theo nguyên tắc tính tổng chi phí sản xuất, kinh doanh và mức lợi nhuận hợp lý bình quân cho 01 kWh điện thương phẩm trong từng thời kỳ, được sử dụng cùng với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện.
19. Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân là khoảng cách giữa mức giá tối thiểu và mức giá tối đa của mức giá bán lẻ điện bình quân.
20. Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện là bảng kê các mức giá cụ thể hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của mức giá bán lẻ điện bình quân để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý giá
1. Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
3. Nhà nước có chính sách về giá nhằm hỗ trợ khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.
Điều 6. Công khai thông tin về giá
1. Cơ quan nhà nước thực hiện công khai chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết, quyết định về giá của Nhà nước bằng một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.
3. Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm đưa tin về giá chính xác, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về việc đưa tin theo quy định của pháp luật.
4. Việc công khai thông tin về giá quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp thông tin không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
1. Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giá phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.
3. Định giá hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; thẩm định giá tài sản của Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được pháp luật quy định.
4. Thu thập, tổng hợp, phân tích và dự báo giá thị trường trong nước và thế giới để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.
5. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lý thi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
6. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.
Điều 8. Thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực được pháp luật quy định.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Thanh tra chuyên ngành về giá
1. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra chuyên ngành về giá là thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành về giá; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá
1. Đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; cán bộ, công chức thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá:
a) Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vào quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;
b) Ban hành văn bản không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục;
c) Tiết lộ, sử dụng thông tin do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để vụ lợi.
2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
d) Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.
3. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, đe dọa, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
b) Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;
c) Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng;
d) Giả mạo, cho thuê, cho mượn; sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của pháp luật về giá;
đ) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá, trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật cho phép;
e) Gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Đối với thẩm định viên về giá hành nghề, ngoài các quy định tại khoản 3 Điều này, không được thực hiện các hành vi sau:
a) Hành nghề thẩm định giá với tư cách cá nhân;
b) Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
c) Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.
5. Đối với tổ chức, cá nhân có tài sản được thẩm định giá và tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng kết quả thẩm định giá:
a) Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá để ký hợp đồng thẩm định giá;
b) Cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
c) Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
CHƯƠNG II
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT,
KINH DOANH VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC GIÁ
KINH DOANH VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC GIÁ
Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
1. Tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
2. Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.
3. Đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá, hiệp thương giá và cạnh tranh về giá dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ.
4. Áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.
5. Điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.
6. Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu, đồng thời phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau:
a) Hàng tươi sống;
b) Hàng hóa tồn kho;
c) Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;
d) Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
e) Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
7. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
8. Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước và các thông tin công khai khác.
9. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá; yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
1. Lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Chấp hành quyết định về giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Đăng ký giá bán hoặc giá mua đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
4. Kê khai giá bán hoặc giá mua hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã kê khai đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá theo quy định của Chính phủ.
5. Niêm yết giá:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.
6. Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình theo quy định của Luật này.
7. Cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
8. Giải quyết kịp thời mọi khiếu nại về giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền của người tiêu dùng
1. Lựa chọn, thỏa thuận và góp ý về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ đã mua không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, cam kết.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 14. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
1. Thanh toán theo mức giá thỏa thuận, mức giá đã lựa chọn hoặc mức giá do Nhà nước quy định khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá.
CHƯƠNG III
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TIẾT GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC
Mục 1
BÌNH ỔN GIÁ
Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:
a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;
b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:
a) Xăng, dầu thành phẩm;
b) Điện;
c) Khí dầu mỏ hóa lỏng;
d) Phân đạm; phân NPK;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
g) Muối ăn;
h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
k) Thóc, gạo tẻ thường;
l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Căn cứ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 18 của Luật này quyết định loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể để áp dụng biện pháp bình ổn giá phù hợp trong từng thời kỳ.
Điều 16. Trường hợp thực hiện bình ổn giá
1. Việc bình ổn giá được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có biến động bất thường;
b) Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 17. Biện pháp bình ổn giá
Áp dụng có thời hạn một hoặc một số biện pháp sau để thực hiện bình ổn giá phù hợp với các trường hợp được quy định tại Điều 16 của Luật này:
1. Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
3. Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống. Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:
a) Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;
c) Viện trợ của nước ngoài;
d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá;
4. Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;
5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
6. Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;
7. Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Luật này.
Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá
1. Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Luật này.
2. Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ; trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.
4. Cơ quan ban hành quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm quyết định thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.
5. Cơ quan, cá nhân quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 2
ĐỊNH GIÁ
Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
1. Nhà nước định giá đối với:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;
b) Tài nguyên quan trọng;
c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Các hình thức định giá:
a) Mức giá cụ thể;
b) Khung giá;
c) Mức giá tối đa, mức giá tối thiểu.
3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:
a) Định mức giá cụ thể đối với:
- Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh;
- Dịch vụ kết nối viễn thông;
- Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện;
b) Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền;
c) Định khung giá và mức giá cụ thể đối với:
- Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;
- Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;
d) Định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với:
- Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trừ dịch vụ được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
- Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước;
- Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.
4. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 20. Nguyên tắc định giá của Nhà nước
1. Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
Điều 21. Căn cứ, phương pháp định giá
1. Căn cứ định giá:
a) Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến;
b) Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
c) Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá;
2. Phương pháp định giá:
a) Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình.
Điều 22. Thẩm quyền và trách nhiệm định giá
1. Chính phủ quy định:
a) Khung giá đất;
b) Khung giá cho thuê mặt nước;
c) Khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 19 của Luật này theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
4. Cơ quan, cá nhân quyết định định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.
Mục 3
HIỆP THƯƠNG GIÁ
Điều 23. Trường hợp tổ chức hiệp thương giá
1. Hiệp thương giá thực hiện đối với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau:
a) Hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ quan trọng được sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế; có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán hoặc bên mua, bên bán phụ thuộc nhau không thể thay thế được.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán;
b) Khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 24. Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá
1. Bộ Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Sở Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán có trụ sở đóng trên địa bàn. Trường hợp bên mua và bên bán có trụ sở đóng tại hai tỉnh khác nhau cùng đề nghị hiệp thương thì hai bên thống nhất đề nghị một trong hai Sở Tài chính chủ trì hiệp thương; trường hợp không thống nhất được thì Sở Tài chính nơi bên bán đóng trụ sở chủ trì hiệp thương.
3. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá chịu trách nhiệm tổ chức việc hiệp thương theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Kết quả hiệp thương giá
1. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản về mức giá được thỏa thuận cho các bên sau khi hiệp thương.
2. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá nhưng các bên chưa thống nhất được mức giá thì cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định giá tạm thời để hai bên thi hành.
Quyết định giá tạm thời do cơ quan tổ chức hiệp thương công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.
Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận về giá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi đạt được thỏa thuận về mức giá.
Mục 4
KIỂM TRA YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ
Điều 26. Trường hợp kiểm tra yếu tố hình thành giá
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bình ổn giá, định giá;
b) Khi giá có biến động bất thường và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hàng hoá, dịch vụ phải kiểm tra yếu tố hình thành giá bao gồm:
a) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
c) Hàng hoá, dịch vụ khác khi giá có biến động bất thường theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 27. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với:
a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Điều 15 của Luật này.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với:
a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
CHƯƠNG IV
THẨM ĐỊNH GIÁ
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ
Điều 28. Hoạt động thẩm định giá
1. Tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này được hoạt động thẩm định giá.
2. Cá nhân không được hoạt động thẩm định giá độc lập.
3. Hoạt động thẩm định giá phải tuân thủ quy định về thẩm định giá của Luật này.
Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
1. Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.
4. Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Quy trình thẩm định giá tài sản
1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
4. Phân tích thông tin.
5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Điều 31. Tài sản thẩm định giá
1. Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
2. Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 32. Kết quả thẩm định giá
1. Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
2. Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
Điều 33. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
1. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.
2. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Mục 2
THẨM ĐỊNH VIÊN VỀ GIÁ
Điều 34. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
1. Có năng lực hành vi dân sự.
2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
3. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.
6. Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 35. Thẩm định viên về giá hành nghề
1. Thẩm định viên về giá hành nghề là người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
2. Quyền và nghĩa vụ của Thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại Điều 37 của Luật này.
Điều 36. Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá
1. Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
3. Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
5. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
6. Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.
Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề
1. Quyền của thẩm định viên về giá hành nghề:
a) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
c) Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
d) Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá;
c) Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;
d) Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;
đ) Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Mục 3
DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ
Điều 38. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
d) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
5. Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
d) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Điều 40. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 39 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
b) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
b) Không kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong 12 tháng liên tục;
c) Không khắc phục được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
d) Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Điều 41. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
1. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thẩm định giá, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá theo sự uỷ quyền bằng văn bản của doanh nghiệp thẩm định giá.
2. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và phải có ít nhất 02 thẩm định viên về giá, trong đó Giám đốc chi nhánh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá đã thành lập chi nhánh đó.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh thẩm định giá do doanh nghiệp thành lập.
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
b) Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;
c) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
g) Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;
b) Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;
c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;
d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
đ) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
e) Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;
g) Thực hiện chế độ báo cáo;
h) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức thẩm định giá nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan được thực hiện hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam.
2. Việc thành lập và hoạt động thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định hình thức, phạm vi cung cấp dịch vụ thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam.
Mục 4
THẨM ĐỊNH GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 44. Phạm vi hoạt động thẩm định giá của Nhà nước
Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
2. Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;
3. Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;
4. Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 45. Phương thức hoạt động thẩm định giá của Nhà nước
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá khi cần thiết để thẩm định giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 44 của Luật này. Hội đồng thẩm định giá giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm thẩm định giá theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của kết quả thẩm định giá.
Điều 46. Trình tự, thủ tục thẩm định giá của Nhà nước
Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thẩm định giá của Nhà nước.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 48. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)
Nguyễn Sinh Hùng
|
11.
26/05/2018 13:46 GMT+7
- Bộ trưởng GTVT cho biết, phiên chất vấn tới đây, ông sẽ đăng đàn làm rõ những vấn đề liên quan đến BOT, trong đó có cả nội dung chuyển tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT.
Liên quan đến việc đổi tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT gây xôn xao dư luận, trả lời báo chí bên hành lang QH ngay sau khi kết thúc phiên thảo luận về KTXH sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn VănThể cho hay, đợi đến phiên chất vấn tới đây, ông sẽ trả lời cụ thể.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể |
“Trong nội dung trả lời chất vấn lần này tôi sẽ cung cấp thông tin liên quan đến BOT”, Bộ trưởng Thể nói.
Liên quan đến việc đổi tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT, Bộ trưởng GTVT cho biết, đây cũng là nội dung nằm trong phần trả lời của ông về BOT.
Trước đó, trả lời báo chí bên hành lang QH hôm 22/5, ông Nguyễn Văn Thể đã lý giải việc dùng từ “thu giá BOT” thay cho “thu phí BOT” là theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá dưới sự quản lý của Bộ GTVT.
Điều này khác với phí là mang tính chất của Nhà nước do HĐND tỉnh quyết định. Việc đổi tên như vậy sẽ linh động hơn, giúp việc điều chỉnh nhanh chóng, không phải thông qua HĐND như trước đây...
Dự kiến Chủ tịch HN, TP.HCM cùng trả lời chất vấn
Cũng trong sáng nay, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc gửi ĐBQH phiếu xin ý kiến về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn. Có 5 nhóm vấn đề được đưa ra để các ĐB chọn 4.
Trong 5 nhóm này có nhóm vấn đề về GTVT như giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các TP lớn; giải pháp xử lý triệt để những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông BOT.
Bộ trưởng GTVT sẽ trả lời chính về nội dung này. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng các bộ Xây dựng, KH-ĐT, Tài chính, Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ... cùng tham gia trả lời và giải trình những vấn đề liên quan.
Ngoài ra, lần đầu tiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và TP.HCM sẽ tham gia "chia lửa" cùng Bộ trưởng GTVT.
4 nhóm vấn đề còn lại liên quan đến quản lý đất đai; xây dựng; giáo dục đào tạo; lao động việc làm sẽ do Bộ trưởng TN&MT, Xây dựng; GD-ĐT; LĐ-TB-XH trả lời chính. Cùng với đó là sự tham gia giải trình của một số bộ liên quan.
Phiên chất vấn dự kiến sẽ có sự tham gia trả lời của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam.
Riêng nội dung quản lý đất đai còn có sự ‘"đăng đàn" của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Phiên chất vấn sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 4 - 6/6.
Thu giá BOT: 'Bộ GTVT đã gây hiểu lầm, hiểu sai'
Về cách gọi “thu giá”, theo ĐB Lê Thanh Vân, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai thì nên khắc phục.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.
BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?
Vì sao trước đây các trạm thu phí BOT thu phí BOT để hoàn vốn dự án nhưng từ 1/1/2017 lại xuất hiện thuật ngữ thành thu giá BOT?
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Gọi 'trạm thu giá' vì là luật
Về cách gọi "thu giá", Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”.
Bộ GTVT siết trạm BOT đặt sai vị trí
Vị trí đặt trạm thu giá phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương...
Thu Hằng - Hương Quỳnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/bo-truong-gtvt-doi-phien-chat-van-se-lam-ro-ten-tram-thu-gia-bot-453297.html
10.
Thứ sáu, 25/05/2018 - 00:00
PNTĐ-Mấy ngày nay, dư luận liên tục dậy sóng vì một cái biển trưng ra trên đường quốc lộ: Trạm thu giá.
Mấy ngày nay, dư luận liên tục dậy sóng vì một cái biển trưng ra trên đường quốc lộ: Trạm thu giá. Điều mọi người sửng sốt, ngỡ ngàng và phản đối không phải chuyện giá cả, mà là việc sử dụng tiếng Việt tuỳ tiện, không có căn cứ, làm ảnh hưởng tới thói quen giao tiếp bình thường của tất cả những người tham gia lưu thông.
Việc đưa ra một từ ngữ, nhất là một thuật ngữ mới là chuyện thường tình trong cuộc sống. Các biển hiệu do Bộ Giao thông Vận tải đưa ra nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống cũng có thể rất mới lạ. Nhưng dù lạ mấy nó cũng phải phù hợp, nghe thuận tai và không gây xáo trộn thói quen sử dụng ngôn từ của cộng đồng.
Cái biển hiệu “Trạm thu giá” kia mắc một lỗi cần phải bàn. Đó là lỗi logic kết hợp.
Tổ hợp từ này có 3 thành tố có nghĩa: 1) trạm, 2) thu và 3) giá. Tiếng Việt ngàn xưa cho đến hôm nay sử dụng 3 từ này ra sao?
Theo Từ điển tiếng Việt bản mới nhất (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2017) thì:
TRẠM có 2 nghĩa: “1.[cũ] nhà dựng lên ở từng chặng trên dọc đường cái quan, dùng làm nơi vận chuyển công văn thời phong kiến. 2. nhà, nơi bố trí ở dọc đường giao thông để làm một nhiệm vụ nhất định nào đó”. Như vậy, trạm hiện dùng thuộc nghĩa thứ 2.
THU có 6 nghĩa: “1. nhận lấy, nhận về từ nhiều nguồn, nhiều nơi. 2. tập trung từ nhiều nơi về một chỗ. 3. đạt được, có được kết quả nào đó sau một quá trình hoạt động. 4. ghi lại âm thanh, hình ảnh nào đó bằng những phương tiện máy móc nhất định. 5. làm cho nhỏ lại hoặc gọn lại. 6. làm cho thân mình hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể gọn lại, choán ít chỗ hơn và thường khó nhận thấy hơn”. Ta dễ dàng nhận ra Thu trong trường hợp đang xét thuộc nghĩa 1.
GIÁ (mục II) có 2 nghĩa: “1. biểu hiện giá trị bằng tiền. 2. tổng thể nói chung những gì phải bỏ ra, tiêu phí, mất đi [thường là nhiều] cho một việc làm nào đó”. Ta cũng thấy nghĩa 1 của từ Giá này là thích hợp với nội dung đang xét.
Kết hợp “trạm + thu + giá” rõ ràng là cọc cạch, không ổn. Bởi không ai “thu cái biểu hiện bằng tiền” mà phải thu cái gì mà người ta thấy là họ có quyền làm điều đó.
Trong khi đó, từ PHÍ (trong kết hợp “trạm + thu + phí”) lại hoàn toàn thích hợp. PHÍ [mục II) có nghĩa là “khoản tiền phải trả cho một công việc phục vụ, dịch vụ công cộng nào đó”.
Tôi tin rằng, bất cứ một người dân nào đọc biển hiệu “TRẠM THU PHÍ” đều hiểu rõ yêu cầu cần phải trả một khoản tiền phải trả (với tư cách là người tham gia lưu thông trên đường).
Bộ Giao thông Vận tải giải thích “giá” ở đây là viết rút gọn tổ hợp từ “giá dịch vụ sử dụng đường bộ”. Kết hợp này nghe cũng không ổn vì “phí dịch vụ” sẽ được cụ thể hoá bằng các mức giá dịch vụ khác nhau. Sao không nói là “thu phí” vừa đơn giản, vừa dễ hiểu vì nó hoàn toàn phù hợp với ngữ nghĩa ta vẫn sử dụng (trong Phí sẽ có Giá cụ thể).
Đã đến lúc chúng ta dừng lại không mất nhiều thời gian bàn luận về một chuyện vô bổ, làm rắc rối ngôn ngữ tiếng Việt. Muốn thế, Bộ Giao thông Vận tải phải có tinh thần cầu thị, tiếp thu ý kiến nhân dân để đổi lại biển hiệu sao cho phù hợp.
PGS TS PHẠM VĂN TÌNH
9.
Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội chiều nay 23-5, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định luật đã quy định là thu giá rồi thì không thể sửa được và phải chờ đợi kiểm chứng.
Tin liên quan
Ông Nguyễn Đức Kiên trả lời câu hỏi thu phí hay thu giá của báo giới chiều nay 23-5
Sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Thể về các dự án và trạm thu phí BOT, ngày 23-5, dư luận và cộng đồng mạng cũng như người dân tỏ ra bức xúc trước khái niệm trạm thu phí bị đổi thành trạm thu giá và nghe chối tai.
Tại hành lang Quốc hội chiều 23-5, câu hỏi của báo giới được gửi tới ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Nhiều người cho rằng khái niệm thu giá đặt ra có thể tạo sự nhập nhèm vì phí là do Nhà nước quản lý và điều chỉnh, còn nếu ghi là thu giá thì sẽ do doanh nghiệp tự điều chỉnh và người dân sẽ bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp chỉ có điều chỉnh theo hướng tăng mà không giảm giá…
Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng cách suy nghĩ này là một chiều, mang tính cá nhân. “Ở đây chúng ta phải hiểu là chúng ta sống và làm việc theo pháp luật. Mà luật đã quy định là thu giá thì chúng ta phải gọi là thu giá, chứ không thể luật là thu giá nhưng chúng ta vẫn cứ yêu cầu phải là thu phí” – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu ý kiến.
Ông Kiên nói: “Chúng ta không thể quay lại bẻ nhau bằng từ điển tiếng Việt rằng giá là thế này, phí là thế kia. Với tư cách của một người xây dựng luật, tôi có thể nói là mặc dù luật chưa cover được 100% vấn đề của xã hội nhưng chí ít nó đã cover được 85-90% thì chúng ta cứ để thực hiện đã rồi mới điều chỉnh. Vì hàng năm, cứ 5 năm một lần chúng ta đều có đánh giá lại luật ấy, nên chúng ta cần tôn trọng thực tiễn”.
*Cũng là thu tiền, sao không sử dụng khái niệm thu phí cho dễ hiểu?
- Ông Nguyễn Đức Kiên: Vì luật bây giờ đã quy định là giá, không có phí nữa thì chúng ta cứ gọi là thu giá. Cái quan trọng là chúng ta phải nhìn vào bản chất của sự việc, rằng làm con đường đó nó có hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội không, có tạo thuận lợi cho người dân không? Còn cái việc gọi là trạm BOT, trạm thu giá BOT, trạm thu phí BOT chỉ là cái tên gọi thôi.
*Nhưng vấn đề là từ thu giá nghe chối tai và nhiều người cho rằng có sự mập mờ đánh tráo khái niệm để thu phí cao của người tham gia giao thông trên các dự án BOT?
- Cũng chỉ là tên gọi, cách gọi thôi, ví dụ lâu nay chúng ta không thích cái tên gọi là “cu Tý” nhưng thực tế có cả nhạc sỹ rất nổi tiếng có tên là Nguyễn Văn Tý. Vậy nhưng có người lại cho rằng tên gọi đó là không hay. Tôi ví dụ có những họa sỹ vẽ body painting, người thì bảo đấy là dung tục, người thì bảo đấy là nghệ thuật. Đó là quan niệm của mỗi người. Dung tục hay không dung tục là do cái đầu của mình.
*Nhưng theo các nhà chuyên môn thì việc dùng khái niệm giá là có chủ ý đánh tráo khái niệm…
Vấn đề là luật đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực rồi thì anh phải tuân theo. Quốc hội đã quy định đấy là giá dịch vụ thì phải dùng giá dịch vụ. Nếu anh cho rằng tôi nói như thế là không phản ánh đúng dư luận và sự bức xúc của dân thì tôi cũng chấp nhận vì tôi nói theo luật.
*Vậy khái niệm viện phí tại các bệnh viện tư nhân thì nên gọi là “viện phí” hay “viện giá” thưa ông?
- Thực ra là giá dịch vụ, giá nằm bệnh viện. Mình cứ quen gọi là phí giường nằm ở bệnh viện, đó là mình gọi thế thôi chứ nếu đúng là giá 1 giường nằm một ngày đêm ở bệnh viện. Anh chị vào khách sạn thì anh chị bảo đó là giá hay phí?
*Vậy tại sao học phí tại các trường tư vẫn gọi là học phí mà không gọi là học giá?
- Đó là vì ngay từ năm 1958 khi các bạn chưa ra đời thì đã gọi là học phí rồi nên bây giờ mọi người quen với từ học phí rồi, nhưng bản chất của trường tư nó chính là giá.
Từ khoá :
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Mai Thắng
Tôi tôn trọng ý kiến và quan điểm của ông về vấn đề bài nêu, nếu ông xem chúng ta cần 5 năm để đánh giá lại vấn đề này thì tôi cũng sẵn sàng. Nhưng ông hãy nhớ rằng, luật do chúng ta tạo ra do vật nó phải là sự đồng thuận cao nhất, ĐỪNG BAO GIỜ MÁY MÓC LUẬT NHƯ THẾ NÀY MỘT LẦN NÀO NỮA VÌ HÃY ĐỂ DÂN THẢNH THƠI KIẾM TIỀN VÀ ĐÓNG GÓP CHO XÃ HỘI CHO ĐẤT NƯỚC CHỨ CỨ ĐỂ DÂN BẬN TÂM NHỮNG VẤN ĐỀ NHƯ THẾ NÀY THÌ CÒN LÀM CÁI GÌ ĐƯỢC NỮA!
Phạm Kỳ
Mấy điều muốn gửi thẳng đến ông Kiên -Nói như ông Kiên-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về “giá” và “phí” là không thể chấp nhận được, giả thử vì lý do nào đó luật quy định từ nay gọi cơm là thứ khác (rất dơ bẩn) thì khi khách đến chơi nhà liệu ông có dám dùng từ đó để mời khách ( với lý do : sống và làm việc theo pháp luật). Biển đề thu giá thay cho thu phí đến tôi và dân xung quanh là dạng xe ôm, đồng nát còn cảm thấy là “quái thai trong kho tàng ngôn ngữ Việt ” mà ông làm đến chức ấy còn không hiểu
Thanh Tung
Vâng, chúng ta sống và làm việc theo pháp luật. Vậy thôi không cần phải nói nhiều nữa
8.
1- "Thu giá" là sự ngu độn về ngôn ngữ. Nhưng đây chẳng phải sự ngu độn thật thà. Ngu cái này nhưng cáo già trong cái khác. Bởi vì:
2- 'Thu giá" là sự trí trá về lập luận. Đường BOT không phải là "sản phẩm của doanh nghiệp". Nếu doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, làm đường riêng không dính gì vào các tuyến đường của nhà nước, thì đó mới là sản phẩm doanh nghiệp, họ định giá vé thế nào, có ai đi là việc của họ. Còn BOT là sản phẩm của hợp tác công tư. Doanh nghiệp làm đường trên đất nhà nước cho, cải tạo đường vốn có của xã hội, được khai thác trong thời hạn nhất định để hoàn vốn và có lãi trong khuôn khổ được định ra qua phương án tài chính. Hiện nay đa số các dự án đó ký với nhà nước là hợp đồng "mở". Nghĩa là thời gian họ được thu tiền căn cứ vào lưu lượng xe đi qua và mức phí xe đi qua phải trả. Cho nên họ mới được kêu ca là thu thấp thì phải thu lâu hơn. Bây giờ nói là sản phẩm của họ tức là phủi cái phần của dân của nước trong BOT đó.Thử hỏi nếu nó là sản phẩm của doanh nghiệp sao lại phải kiểm soát xác minh số tiền thực đầu tư, số tiền thực mỗi ngày thu vào như vừa qua đã buộc phải làm?
3- "Thu giá" là sự xảo quyệt về ý đồ. Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí theo pháp luật. Tách nó ra khỏi phí là để hợp pháp hoá việc thu tiền lần thứ hai đối với người dân trên nhiều đoạn đường BOT, đánh bật khỏi tay người dân vũ khí pháp lý hợp pháp để phản đối sự bất công thiếu minh bạch.
4- "Thu giá" là sự lỳ lợm và trắng trợn trong thái độ đối với người dân. Dân không phản đối BOT, dân không phản đối chuyện đi đường BOT tốt hơn thì phải nộp tiền. Cũng không phải BOT ở chỗ nào cũng không hợp lý. Có những đường, cầu BOT làm cả vùng xưa nay thiếu đường,thiếu cầu nay đi lại giao thương thuận lợi hơn. Cái đó dân ủng hộ. Dân phản đối cái gì?. Dân phản đối chuyện đường quốc lộ số 1 của đất nước tráng lên một lớp rồi thu như thể đường đó họ làm ra từ đầu. Dân phản đối chuyện không có lựa chọn, đi đường nào cũng phải nộp BOT. Dân phản đối chuyện khai khống giá trị đầu tư BOT rồi từ đó định ra giá vé và thời hạn thu. Dân phản đối chuyện cầu nhà nước làm vẫn đi được bị ngăn lại lùa xe sang bắt đi cầu mới phải trả tiền BOT. Dân phản đối chuyện cho thu BOT cả đường mới lẫn đường cũ để lùa dân sang đường mới BOT. Dân phản đối chuyện không dùng đường BOT nhưng buộc phải đi qua trạm và phải mất tiền. Dân phản đối chuyện ém giảm số lưu lượng xe qua trạm BOT để thu lời tối đa. Dân phản đối chuyện chẳng có cuộc đấu thầu nào cả mà chỉ số quan chức cùng doanh nghiệp ký với nhau làm BOT chỗ này, chỗ kia. Dân phản đối chuyện làm BOT có thể "tay không bắt..vàng". Dân phản đối vì đóng thuế, đóng phí đường bộ và đóng góp suốt bao năm bây giờ đất nước đến con đường xuyên Việt đầu tiên cũng chi chít trạm thu tiền. Dân phản đối vì tiền nộp BOT nhiều hơn chi cho xăng dầu, mọi hoạt động kinh tế hay dân sinh đều bị thêm gánh nặng.
Những cái đó có không? Dân phản đối có sai không?
Đành là có những cái sai đã xảy ra nhưng khó xoá đi làm lại được, mà phải chấp nhận hậu quả, thì cách làm vẫn là phải nhìn vào bản chất sự thật mà nói với dân.
Thay vì thẳng thắn rành mạch với dân, cùng dân tìm giải pháp khắc phục, thì lấy chữ mà che đậy bản chất vấn đề, nặn ra cái cơ sở lý cùn để ép dân phải theo. Đó là cái cách mà ngài Thể chọn.
5- Do vậy, "thu giá" chỉ xuẩn về chữ, chứ rất gian về tâm, về trí. Khi sự gian xảo xuất phát từ một quan chức cấp Bộ và những cố vấn của ông ta, nó là sự phá hoại tính công chính của Nhà nước. Tôi sẽ rất thất vọng nếu cái cách cư xử này được Nhà nước cho qua.
7.
NGÁO ĐÁ.
Bãi chiếu bóng nằm sát hông công sở huyện lỵ. Ấy là một khoanh đất rộng rãi, bằng phẳng, vuông vắn, mướt mát cỏ gà, cỏ may. Ngày thường người ta vẫn đánh trâu bò vào chăn thả trộm và lũ trẻ chúng tôi rạp mình đổ dế, đổ giun. Thế nên việc ngồi lên một đống phân khô chẳng lấy gì làm phiền toái lắm, thậm chí chiêm bái một bãi phân tươi còn là phúc phận đời người.
Xâm xẩm chiều là một cảm giác cực kỳ khó tả. Tiếng loa phóng thanh phát ra trên nóc con xe U-oát phóng với vận tốc võng cáng viện gái chửa con so dồn dập những thuyết minh vắn tắt về bộ phim tối nay sẽ chiếu. Khói lam chiều trong từng căn bếp rỗng bốc lên như cao hơn nhẽ bởi cái sự vội vàng đun nấu để rồi ăn quáng ăn quàng cho kịp dảo bước với thời gian. Đâu đó trong từng xóm nhỏ, nam thanh nữ tú đã í ới gọi nhau, hẹn hò như thể hẹn đò mùa nước lớn.
Cơm nước xong là tôi đu tường lâng láo lặn một hơi. Từ nhà ra bãi chiếu quãng độ già một cây số. Tôi cuốc bộ, tất nhiên rồi. Hòa mình vào dòng người đông đúc như đi hội trên con lộ lớn, tôi cố gắng chen ngang và bấu lấy gấu áo của những khuôn mặt rạng rỡ tinh tươm. Bởi những kẻ đó mới có tiền mua vé và hoan hỉ cho nhi đồng đu bám vào trong. Đừng dại dột bâu vào những khuôn mặt u ám và mồm miệng thời choanh choách tăm cật thum thủm mùi tre ngâm. Chả dính bạt tai thì cũng ăn vài đá đít. Lịt mề...!!!
Học thói láu cá tinh hoa là thế, ấy vậy mà vẫn phải đứng ngoài dù kẻ cho ký sinh rất đỗi nhiệt tình. Cái tội là tôi đã lớn quá mất rồi. Thế mới biết mọi sự trưởng thành đều chả mấy hanh thông mà lắm lúc lại tủi hờn như lông ngỗng. Thôi thì đành chờ tháo khoán vậy, nhưng cái huyên náo trong bãi chiếu rất dễ làm con người ta nổi điên và sặc sụa những than phiền. Mẹ kiếp, chỉ cách một cái rào mắt cáo thôi mà lở bồi đôi dòng phận người - kiếp chó. Chúng tôi quyết vượt rào trốn vé chứ nhất định không thèm nhăn nhó làm kẻ xem tháo khoán hẩm hiu. Nhưng tường thì cao, hào thì sâu, chửa kể bên trong đầy những công an lẫn dân quân túc trực, thì việc chui vào khó hơn cả hái sao.
Tôi đu bán lấy đám thanh niên sức dài vai rộng với hy vọng là họ sẽ công kênh hay đủn đít tôi lên. Thường thì lũ mạt hạng trong lúc khó khăn chúng thường đổi nết, nên cái sự đoàn kết hỗ trợ là rất ăn thua. Nhưng cứ hễ nhảy được vào trong rồi thì mạnh ai nấy chạy nên rất là tội tình cho những kẻ chậm chân. Việc ăn vài cái dùi cui hoặc đèn pin rồi dong ra như tội phạm chả làm người ta xót xa hay xấu hổ mà rất là bổ béo cho những leo trèo lần sau. Dăm vài lần như thế, nhiều đứa còn được ướm đi làm vận động viên điền kinh cho những môn phối hợp tân thời, rơi trúng vũng trâu đằm thì bơi lội còn giỏi hơn là Dã Tượng.
Tôi chả phẩm chất gì nên năm thì mới lọt, mười họa mới qua. Kẻ quen mặt thì bạt tai vung vít, người lần đầu thì đút đít chục dùi cui. Có kẻ đánh xong thì dong ra nhưng cũng có người lại tha cho vào bãi. Sự may rủi ấy không phải tại giời mà tại bởi cái tâm trạng người ta tươi hay là héo.
Đèo mẹ…!!! ( chích môt choác trong Bêu nắng - xuất bản mùa hè 2018 )
Thế thì phải đặt là TRẠM THU HỒI VỐN, chứ THU GIÁ cái (.) Tiên sư bố thằng con giời ngáo đá Giá - Đại Tiện - Thể ạ...!!!
Còn nếu vẫn quyết tâm thu Giá thì phải gọi là Trạm thu ( hoặc trả ) giá dịch vụ BOT nha. Thế mới rõ nghĩa và không bị què cụt như những con tinh trùng biến Thể. Hế hế...!!!
Giá: "Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá, dịch vụ đó".
Phí: "Phí hay lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ.".. (bản chất nó là biểu hiện giá trị bằng tiền của thù lao, giá cả và chi phí bỏ ra ...)
Từ 2 định nghĩa cơ bản trên thì giá chẳng phải là hàng hóa mà chả cần định nghĩa định ngheo thì giá cũng đéo bao giờ là để ám chỉ hàng hóa hay dịch vụ. Nó chỉ là biểu hiện giá trị của hàng hóa, dịch vụ đó.
Để tránh việc người dân phản ánh hiện tượng phí chồng phí, một số thành phần mông muội đã cưỡng hiếp ngôn ngữ, phỉ báng tiếng Việt bằng cách đổi từ "Trạm thu phí" sang "Trạm thu giá". Đây là một cách đánh tráo khái niệm một cách trơ trẽn, công khai và rất vô học. Điều này không làm thay đổi được bản chất vấn đề như khi cố tình gọi con chó là con mèo, nó phản ánh cái nhận thức, cái tâm, cái tầm cực kỳ kém cỏi và hèn hạ.
Dân nó chưa ỉa cho đầy mồm là còn may...!!!
Thu phí thì trả tiền - Thu giá thì phải...trả giá. Đậu má...!!!
Không khéo tới đây, trong điếu văn, chúng còn gọi đồng chí Đỗ Mười là Đậu Một Chục thì... bỏ bà. Thế mới ra cái vẻ...thu giá.
Hahaha...!!!
6.
Theo đó, TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng thu giá là một khái niệm hoàn toàn vô nghĩa trong tiếng Việt. “Bạn có thể thu phí, thu nợ, thu ngân… nhưng không thể thu giá, vì giá không phải là thứ để thu được. Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, dịch vụ. Thu biểu hiện bằng tiền quả thực rất tối nghĩa và ngô nghê”.
5.
Thu giá BOT: 'Bộ GTVT đã gây hiểu lầm, hiểu sai'
23/05/2018 18:49 GMT+7
- Về cách gọi “thu giá”, theo ĐB Lê Thanh Vân, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai thì nên khắc phục.
Liên quan việc Bộ GTVT thay từ “trạm thu phí” bằng “trạm thu giá”, trao đổi với báo chí bên lề QH chiều nay, ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhận định cách dùng ngôn ngữ như vậy "gây hiểu lầm, hiểu sai".
Không thể gọi là ''trạm thu giá'' được?
Theo ông Vân, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang giải thích theo hướng các trạm BOT là sản phẩm của các DN đầu tư, từ xây dựng đến hoạt động đến chuyển giao, thì phải tính đến lợi nhuận thu được để bù đắp cho đầu tư ban đầu.
ĐB Lê Thanh Vân |
“Anh Thể cố gắng giải thích là việc đó phải làm sao để có lợi cho cả nhà nước, người dân và DN", ông Vân nói.
Tuy nhiên, theo ĐB, chữ "giá" trong "trạm thu giá" của Bộ GTVT là không có nghĩa căn cứ theo từ điển tiếng Việt.
"Người dân phản ứng là có căn cứ để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, sự chuẩn mực của ngôn ngữ pháp lý. Đã là nhà nước thì phải dùng ngôn ngữ phổ thông, chuẩn mực, dễ hiểu và trước hết là thuần Việt” - ông Vân nói.
“Trong trường hợp này, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai rồi thì nên khắc phục, đừng có biện hộ bằng cách giải thích từ gốc rễ là luật với nghị định, không nên như thế”.
Ông Lê Thanh Vân nêu, theo luật Giá, giá phải phản ánh đúng chi phí đầu vào đầu ra, lợi ích cho các bên - là quy tắc để tính toán nghĩa vụ đóng góp của những người sử dụng dịch vụ. Theo cả luật Giá và luật Phí, lệ phí đều không để "duy danh định nghĩa" tên gọi của cái trạm đó là "trạm thu giá" được.
"Những người tham gia giao thông, nhất là các tài xế xe tải, phản ứng các trạm thu phí BOT thời gian qua đâu phải ở chỗ gọi là gì, mà ở mức giá. Trong chuyện này, thoả thuận của nhà đầu tư với người chấp nhận dịch vụ chính là chi phí mà người tham gia giao thông phải bỏ ra có hợp lý so với mức đầu tư của nhà đầu tư không", ông Vân nói.
ĐB Cà Mau cũng khẳng định, điều quan trọng đã là BOT thì phải có một bên đầu tư và bên kia hưởng dịch vụ, còn nhà nước có trách nhiệm cung cấp giao thông phổ biến nhất cho nhân dân. Những gì mà nhà nước thu của nhân dân thông qua thuế, ngân sách, nhà nước phải đảm bảo giao thông tối cần thiết cho nhân dân.
Đó chính là các tuyến quốc lộ, mà quốc lộ thì nhất định không được thu phí. Chỉ những chỗ các doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư để người dân có sự lựa chọn tốt hơn thì mới được thu tiền.
Ông Vân bày tỏ không đồng tình với việc Bộ GTVT căn cứ vào chữ nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật để lý giải cho cách gọi "trạm thu giá".
Thu giá sẽ là độc quyền
ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, BOT do nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư nên họ tính giá dịch vụ và những người sử dụng dịch vụ đó phải trả giá dịch vụ mình sử dụng. Cho nên chuyển từ phí sang giá là đúng với bản chất kinh tế thị trường. Nếu vẫn để phí, theo thẩm quyền do HĐND quyết định thì phản ánh không đúng.
ĐB Bùi Văn Phương |
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại rằng, DN được tự định giá khi chuyển từ phí sang giá sẽ nảy sinh vấn đề. Bởi thực tế, nhiều tuyến đường BOT hiện chỉ được làm trên những đường độc đạo hoặc chỉ là sửa chữa trên nền đường cũ của Nhà nước đầu tư. Trường hợp này nếu thu giá sẽ là giá độc quyền.
"Việc chuyển sang thu giá BOT là đúng theo quy luật thị trường nhưng phải xác định từng dự án cụ thể chứ không phải tất cả đều chuyển sang giá, bởi quá trình hình thành BOT khác nhau, có cái hoàn toàn do tư nhân làm, có cái là Nhà nước thuê theo hợp đồng xây dựng, chuyển giao", ông Phương nói.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách QH Nguyễn Đức Hải bày tỏ, gọi là phí hay giá khi bù đắp chi phí của nhà đầu tư cũng phải thực hiện đúng thẩm quyền, đặc biệt là phải chú ý đến lợi ích của nhân dân địa phương.
Theo ông, việc chuyển từ phí sang giá thể hiện sự vận động theo cơ chế thị trường, theo quan hệ cung cầu. Tức là trong cơ chế thị trường thì nhà đầu tư phải có sự tính toán cho phù hợp.
"Dù là cơ chế thị trường thì vẫn có sự kiểm soát của Nhà nước, đặc biệt là những loại hàng hóa cung cấp dịch vụ công cộng như trạm thu phí BOT. Trước hết, Bộ GTVT phải có trách nhiệm với người dân vì quản lý trực tiếp ngành giao thông. Sau đó, Bộ Tài chính và các ngành liên quan cũng phải kiểm soát, dù theo cơ chế thị trường.
Bản chất, nếu tham gia giao thông trên các tuyến đường BOT thì người dân cũng có quyền lựa chọn đi theo tuyến đường phù hợp khác. Và người dân cũng phải có ý kiến khi nhà đầu tư đề xuất các phương án tăng giá", ông Hải nói.
Phó chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, điều quan trọng hơn là cần xem con đường BOT đầu tư có đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, đảm bảo lợi ích các bên hay không, còn việc gọi đó là trạm thu BOT hay thu giá BOT... cũng chỉ là tên gọi.
ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, việc dư luận phản ứng chuyện Bộ GTVT đổi tên trạm thu phí BOT thành thu giá xuất phát từ nguyên nhân thiếu minh bạch, công khai trong đầu tư BOT. Thu phí hay thu giá thì cơ quan quản lý Nhà nước phải làm rõ, minh bạch, công bằng lợi ích các bên.
|
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.
BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?
Vì sao trước đây các trạm thu phí BOT thu phí BOT để hoàn vốn dự án nhưng từ 1/1/2017 lại xuất hiện thuật ngữ thành thu giá BOT?
Bộ GTVT siết trạm BOT đặt sai vị trí
Vị trí đặt trạm thu giá phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương...
Tài xế dừng xe tại BOT hơn 5 phút bị phạt 150.000 đồng
Công an đã ra quyết định xử phạt hành chính tài xế dừng xe quá 5 phút tại trạm BOT.
Xử phạt ô tô dừng quá 5 phút ở trạm BOT từ hôm nay
Các nhà đầu tư phải bổ sung camera ở khu vực trạm, thống kê các tình huống cố tình gây rối, kích động, để Tổng cục Đường bộ gửi Bộ Công an và UBND các tỉnh.
Hương Quỳnh
4.
"
Dư luận lại bị hút vào một câu chuyện, và như thường lệ là nó không mới, nó chỉ được thổi bùng lên vào lúc … cần bùng lên. Ngọn ngành của câu chuyện phí – giá này không đơn giản là từ ông Bộ trưởng Thể, mà nó đã nhen nhúm từ vài năm nay rồi.
Ngày 25/11/2015, Quốc Hội thông qua Luật Phí và Lệ Phí, trong đó có định nghĩa Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công. Nghĩa là không phải “nhà nước” thì không được thu phí. Cơ quan chủ trì soạn thảo luật này là Bộ Tài Chính.
Sau đó, ngày 30/12/2016 Bộ Giao thông Vận tải có thông tư 49/2016 quy định về vụ thu giá (chứ không phải thu phí) này. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thời điểm đó là ông Trương Quang Nghĩa, còn ông Thể đang bị ném đá qua nay lúc đó là Bí thư tỉnh Sóc Trăng. Thực tế, cách đây hơn nửa năm thì một số trạm thu phí đã dùng từ “thu giá” rồi chứ không phải mới đây, điển hình như hình này chụp tại trạm Cai Lậy danh tiếng vang lừng.
Xoáy vào bản chất chuyện phí – giá là không sai, nhưng ném đá cá nhân thì coi chừng việt vị.
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10213837540027400&set=a.1428769073954.2055649.1074637001&type=3&permPage=1
3.
'Thu giá' là từ vô nghĩa!
TTO - Hàng loạt biển 'thu phí” của các BOT hiện nay đang bị đổi tên thành 'thu giá'. Sự thay đổi này làm dấy lên những băn khoăn của dư luận về ý nghĩa và cách dùng hai cụm từ nói trên.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Huy Hiếu - phó vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải - cho biết việc chuyển đổi tên gọi phí sử dụng đường bộ sang giá dịch vụ sử dụng đường bộ là theo quy định của Luật phí và lệ phí được Quốc hội ban hành ngày 25-11-2015, có hiệu lực từ ngày 1-1-2017.
Nhưng ở góc độ ngôn ngữ học, chữ trạm "thu giá" liệu được dùng đúng? Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến của giới chuyên môn.
Bà NGUYỄN TRUNG THUẦN (nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển, Viện Từ điển học và bách khoa thư Việt Nam) nêu ý kiến:
Tôi khẳng định thu giá chưa bao giờ xuất hiện trong bất cứ từ điển tiếng Việt cũng như tiếng Hán nào. Đây chẳng qua là chiêu trò nhằm trốn từ “phí” vốn đã rất thông dụng trong tiếng Việt
TS ĐỖ PHƯƠNG LÂM
"Phí" và "giá" hoàn toàn khác nhau
"Phí" là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ.
Phí gắn với tiền cụ thể, nộp phí là nộp tiền, thu phí là thu tiền. Miễn phí là không phải trả tiền dịch vụ.
Các loại phí thường gặp trong đời sống là học phí, viện phí, án phí, cước phí, phí dự thi, dự tuyển, phí trông giữ xe ở các bãi giữ xe, phí tham quan (thường bằng hình thức bán vé), phí giới thiệu, tư vấn việc làm, phí bảo vệ môi trường, phí giao thông...
Mức phí là khoản tiền thu khá ổn định, muốn thay đổi nó phải có lộ trình, phải có một thông tư riêng về việc thu phí, mức phí cũng như lộ trình tăng phí của cơ quan có thẩm quyền.
Còn "giá" thuộc về phạm trù khác hẳn, là giá trị được biểu hiện bằng tiền, không gắn với đồng tiền cụ thể. Giá đầy biến động, luôn thay đổi, chỉ có thị trường mới điều tiết được giá mà chẳng cơ quan chức năng nào có thể can thiệp được.
Chẳng hạn, một tờ báo đưa tin: Giá heo hơi miền Bắc hôm nay đang được thu mua với mức giá rất tốt, khoảng 45.000 - 49.000 đồng/kg. So với hồi cuối tuần trước, hiện giá heo tại đây đã tăng 2.000 - 4.000 đồng/kg.
Một khi "giá" đã là giá trị được biểu hiện bằng tiền, không gắn với đồng tiền cụ thể, lại đầy biến động như thế thì thử hỏi "thu giá" là thu cái gì đây, là thu giá trị suông của đồng tiền? "Thu giá" sẽ được chốt ở mức nào đây, là chạy theo thị trường sao?
TS ĐỖ PHƯƠNG LÂM (Đại học Hải Phòng):
Không đúng quan hệ ngữ nghĩa
Gần đây, trong văn bản hành chính của một số cơ quan nhà nước xuất hiện các cụm từ mới: thu giá và trạm thu giá.
Sự xuất hiện của những cụm từ này khiến tiếng Việt hiện nay song song tồn tại cả hai danh từ trạm thu phí và trạm thu giá. Trong khi đại bộ phận người dân và các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng cách nói truyền thống trạm thu phí, thì riêng một số văn bản hành chính lại dùng từ trạm thu giá.
Trạm thu giá được Bộ Giao thông vận tải giải thích là "nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ...". Như vậy, từ cách nói này, chúng ta có thể hiểu giá là một thứ hữu hình có thể thu và nộp. Nhưng giá tức giá cả, là yếu tố Hán Việt, dùng để chỉ mức đo giá trị hàng hóa, chỉ thang độ như giá cả, giá thành, giá trị, giá chợ đen...
Giá chỉ là biểu hiện về giá trị, chứ không phải là cái gì cụ thể, vì thế không thể thu hay nộp. Còn phí là khoản tiền, khoản chi tiêu vào một việc nào đó như: học phí, lộ phí, viện phí... Theo Từ điển tiếng Việt, phí còn được hiểu là "khoản tiền phải trả cho một công việc phục vụ, dịch vụ công cộng nào đó".
Vì thế, chỉ có thể nói thu phí cầu đường mà không thể nói thu giá cầu đường. Các cụm từ thu giá, trạm thu giá được cấu tạo không đúng quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố.
Lẽ ra nên phân biệt phí đường bộ thông thường với phí BOT thì Bộ GTVT lại đặt ra khái niệm thu giá. Tạo ra một từ mới là thu giá, là một từ rất tối nghĩa, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Bởi nó là một từ không đúng quan hệ ngữ nghĩa giữa hai thành tố cấu tạo.
2. Ảnh của nhà văn Nguyễn Quang Vinh từ Fb của anh
"
"
1.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá
22/05/2018 17:27 GMT+7
- Trả lời báo chí bên lề QH chiều nay về lý do gọi phí BOT thành giá BOT, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.
Theo Bộ trưởng, phí do HĐND, QH quyết định, còn giá là do DN cung cấp, vì BOT là sản phẩm của DN nên cần điều chỉnh lại cho chính xác.
“Từ khi chuyển qua giá, giá sẽ được để cân đối theo phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua HĐND nên rất chậm. Chuyển đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá BOT không có gì khác mà chỉ là linh động hơn rất nhiều”, Bộ trưởng GTVT khẳng định.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể |
Không phải do Bộ GTVT quy định
Trong quá trình ra văn bản để điều chỉnh, Bộ có rà soát để từ ngữ chuẩn xác?
- Cái này là do quy định theo nghị định của Chính phủ.
Nhưng hiện nay, dư luận đang nói Bộ đánh tráo khái niệm?
- Việc này không phải do Bộ quy định mà do nghị định của Chính phủ quy định. Ví dụ sản phẩm sản xuất nhà máy thì họ ấn định giá bán, và BOT là 1 sản phẩm của DN cũng tương tự như vậy.
Giá này có tăng, giảm căn cứ theo quy luật thị trường?
- Sản phẩm nào cũng phải đem lại hiệu quả kinh doanh. Dự án BOT họ bỏ vốn toàn bộ thì cũng cần có phương án hoàn vốn. Nhà nước cố gắng điều chỉnh thấp nhất, tạo điều kiện cho xã hội. Hiện nay trạm thu giá nào có điều kiện giảm, mình đều giảm toàn bộ xuống mức thấp nhất để hỗ trợ chi phí người dân.
Về nguyên tắc sản phẩm đó của DN nhưng mình có điều tiết theo thị trường. Tại sao Chính phủ, bộ, ngành họp và QH yêu cầu xem xét, tức là mình phải điều tiết để đảm bảo lợi ích nhà đầu tư và hài hoà lợi ích người dân. Không phải sản phẩm anh làm ra là tự ấn định giá mà ký hợp đồng với Bộ để giám sát điều này.
Chính vì thế, vừa rồi, một số trạm mới giảm từ 35.000 xuống 25.000 đồng để hài hoà lợi ích các bên. Nghị định của Chính phủ quy định thay đổi thì phải điều chỉnh theo yêu cầu Chính phủ.
DN muốn tăng giá phải đăng ký với Bộ. Bộ xem xét khi nào cảm thấy hài hoà hết các lợi ích, bảo đảm chi phí xã hội thấp nhất thì mới được điều chỉnh, nếu không thì không được điều chỉnh.
Chuyển qua giá sẽ linh hoạt hơn
Chuyển từ phí sang giá có thay đổi bản chất việc thu tiền tại các trạm BOT?
- Mỗi một giai đoạn lịch sử thì khả năng chịu đựng của nền kinh tế khác nhau. Hiện nay chủ trương là giảm đến thấp nhất chi phí của hàng hóa. Về bản chất, hiện nay chúng ta điều chỉnh để làm sao khả năng chịu đựng của nền kinh tế thấp nhất.
Bản chất nhà đầu tư kinh doanh thì phải có lợi nhuận theo quy định của Nhà nước. Thu cao thì thời gian ngắn, thu thấp thì thời gian dài, tất cả cái này đều theo quy định của Nhà nước hết.
Mình quản lý nhà nước thì điều tiết làm sao bảo đảm hài hòa lợi ích của DN. Hiện nay hầu như mình giảm hết toàn bộ các trạm thu đến mức thấp nhất để bảo đảm làm sao chi phí thấp nhất.
Như vậy có nghĩa là có thay đổi bản chất so với trước đây?
- Có thay đổi chứ. Cái này ngày xưa mỗi lần điều chỉnh thì rất khó khăn vì điều chỉnh phí thuộc thẩm quyền HĐND địa phương mà HĐND thì không thể linh động được.
Chuyển qua giá thì bản chất nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy thôi, nhưng mình sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng để đáp ứng được điều kiện của từng trạm thu giá ở từng vị trí, từng khu vực. Có những vị trí mình giảm rất sâu vì những nơi đó điều kiện cho phép. Còn để HĐND quyết thì điều chỉnh từng mức rất khó khăn.
Hiện nay, theo quy định mới thì việc này chuyển từ Bộ Tài chính về Bộ GTVT.
Bộ đang tập trung xây dựng để cuối năm áp dụng thu giá tự động, mỗi DN có 1 trung tâm công nghệ. Có trung tâm công nghệ thì người dân, các thành phần kinh tế, DN, cơ quan nhà nước có thể giám sát được nguồn thu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, nguồn thu từ lúc đưa vào hoạt động cho đến khi kiểm ra.
Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ sẽ quản lý toàn bộ các trạm thu giá. Ở Tổng cục, Bộ cũng có thể khai thác được giúp cho việc thu chi bảo đảm công khai minh bạch, bảo đảm người dân có thể giám sát được thông qua các thiết bị điện tử mang tính chính xác cao, không còn tình trạng xé vé.
Trước mắt, cuối năm nay sẽ cố gắng vận hành đường cao tốc, quốc lộ, nhất là đường 1, đường HCM. Đến năm 2019 thì phủ kín toàn bộ các trạm của các quốc lộ khác.
Điểm e, khoản 2 điều 8 của nghị định 149/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 177/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Giá quy định thẩm quyền và trách nhiệm định giá của Bộ GTVT gồm:
- Giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách trung ương;
- Giá cụ thể đối với các dịch vụ hàng không bao gồm: Giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; giá dịch vụ điều hành bay đi, đến; giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; giá phục vụ hành khách; giá bảo đảm an ninh hàng không và giá dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;
- Giá tối đa đối với: Dịch vụ sử dụng đường bộ gồm đường quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh; dịch vụ sử dụng đò, phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do trung ương quản lý.
|
BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?
Vì sao trước đây các trạm thu phí BOT thu phí BOT để hoàn vốn dự án nhưng từ 1/1/2017 lại xuất hiện thuật ngữ thành thu giá BOT?
Thu phí trở lại trạm BOT Cai Lậy trong tháng 6
Trong tuần tới Bộ GTVT sẽ làm việc với tỉnh Tiền Giang để thống nhất phương án thu giá trở lại trạm BOT Cai Lậy.
Vì sao Bộ GTVT thu hồi trạm thu phí BOT Bảo Lộc 285 tỷ
Để đảm bảo khoảng cách các trạm thu phí không nhỏ hơn 70km theo quy định, Bộ GTVT quyết định thu hồi quyền thu phí trạm BOT Bảo Lộc trên QL20.
Đường đê cong vẹo chờ sụt vì ô tô trốn trạm BOT chạy rầm rập
Đường đê tả ngạn sông Đuống (qua xã Tân Chi, huyện Tân Du, Bắc Ninh) đang phải oằn mình gánh hàng ngàn ô tô trốn trạm BOT QL38 mỗi ngày.
BOT Cai Lậy: Giữ nguyên trạm, giảm giá vé
Trong 2 phương án xử lý BOT Cai Lậy, Bộ GTVT cho rằng phương án giữ nguyên trạm hiện tại, giảm mức thu từ 35.000 xuống 15.000 với xe con là ưu việt nhất.
Thu Hằng
27.
Trả lờiXóaNgày 4 Tháng 6, 2018 | 09:18 AM
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu chuyển tên “trạm thu giá” về “trạm thu phí”
GiadinhNet – Sáng 4/6, sau khi Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể có báo cáo tóm tắt trước Quốc hội và cử tri cả nước. Về việc đổi tên “trạm thu giá”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu lấy tên cũ là “trạm thu phí” và không cần phải nghiên cứu thêm.