Đại khái bản cũ, từ 1987 thì xem ở đây.
Dưới là bản mới.
.
---
BỔ SUNG
(các tin tức cũ đặt ở dưới, tin tức mới ở bên trên)
. Năm 2018
Một phụ huynh trường thực nghiệm đã chia sẻ (nghe nói bác này là con gái của ông Phan Đình Diệu, mình thì lần đầu tiên thấy Fb của bác này).
"
Ngọ nhà mình ngày xưa học cấp 1 Thực nghiệm. 3 năm đầu học theo chương trình thực nghiệm (2 lớp học chương trình này, 2 lớp học chương trình thường), lớp 4 và 5 học chương trình thường.
Mình kết luận thế này: về môi trường học thì thật là niềm vui và hạnh phúc vì các thầy cô rất yêu thương các con, được tự do và ít bài vở.
Về chương trình học (Toán) thì mình không ủng hộ. Vì quá khó. Và quan trọng là quá trừu tượng.
Toán: Ngay khi vào học, để học 3 < 5, các con được học: ánh xạ từ tập 3 phần tử vào tập 5 phần tử, còn thừa những phần tử không được ánh xạ vào vì vậy tập 5 phần tử nhiều phần tử hơn tập 3 phần tử, viết 3 < 5
Ngay lớp 1 các con học các hệ cơ số. Bài kiểm tra giữa kỳ HK 1 lớp 1 là đổi số 13 ra hệ cơ số 2 và hệ CƠ SỐ 3.
Tóm lại vô cùng trừu tượng. Ngọ nhà mình hiểu được (vừa vừa) là do các cô dạy cực kỳ cẩn thận, và mình vô cùng phục các cô. Mình nghĩ các cô đã được chuẩn bị rất kỹ. Ngay cô giáo Ngọ nói trước lớp: Toán của các con khó lắm, bố mẹ cũng không hiểu được đâu.
Nhưng có hai vấn đề:
1. Không phải tất cả các bạn đều hiểu như Ngọ, và bố mẹ các bạn phải mất rất nhiều công để giúp con.
2. Ngay cả khi đã hiểu thì sau đó Ngọ cũng quên. Khi Ngọ lên cấp 2, mình hỏi Ngọ hệ cơ số là gì, Ngọ quên sạch.
Mình luôn quan niệm, tư duy của trẻ phải đi từ trực quan đến trừu tượng. Còn các con đã phải học cái trừu tượng ngay lập tức. Điều đó đi ngược lại tự nhiên.
Mình nhớ môn tiếng Việt cũng rất khó: các loại từ, phức tạp lắm. Khi mình nói những chuyện này, mấy cô bạn học sư phạm ngoại ngữ bảo mình hồi năm thứ 1 đại học bọn tao học mấy khái niệm ấy đấy (hồi đấy mình dạy ở IFI, buổi trưa mình chỉ cần kể về bài tiếng Việt của Ngọ là cả bọn đánh xong bữa trưa và cafe).
Tóm lại theo mình, nếu cố dạy học sinh những điều trừu tượng, thì rất mất công và giáo viên phải cực giỏi. Nhưng quan trọng là không để làm gì vì đó là sự khiên cưỡng, hiểu thì rất khó, và quên thì rất nhanh.
Mình cho rằng phải dạy thật cụ thể, thật trực quan, và đi từ cái dễ, cái đơn giản trở đi.
-----------
Bổ sung.
Mình thêm vào đây phần mình viết trong cmt.
Có lẽ nhiều người chưa biết về mô hình trường Thực nghiệm, nên mình xin viết rõ nhé, mình sẽ đề cập 3 vấn đề:
- Cơ sơ vật chất, môi trường
- Phương pháp dạy học
- Sách giáo khoa
A. Thực tế.
1. CSVC:
Trường TN thật sự là thiên đường so với các trường công khác, trường rất rộng và đẹp, mỗi lớp có 40 học sinh (trong khi các trường trung bình khá khác ở ba Đình Cầu Giáy thường có 50 - 60 em, có nơi như NGhĩa Tân 69 hs/lớp).
- Các thầy cô rất quan tâm đến học sinh, tôn trọng học sinh, "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
- Có nhiều hoạt động võ, thể thao, cờ, nhảy múa, ..., hs tham gia nhiều.
- Gần như không có chuyện học thêm.
2. Phương pháp dạy học:
- Các môn học quan trọng mỗi môn một cô giáo.
- Vì lớp không đông và được quan tâm, nên cô giáo có thể triển khai phương pháp học với nhiều trải nghiệm, nhiều sáng tạo.
- Vì không đặt nặng thành tich nên các con học thật, điểm thật (trong khi các trường khác gần như 90 - 100% hs giỏi thì TN thường hsg chỉ chiếm 50%).
- Vì không đặt mục tiêu thi vào trường chuyên cấp 2, nên các con học rất vừa phải, ít bài tập. Năm con mình học lớp 4, cô giáo nói: "Có các bác phụ huynh hỏi tôi chuyện thi vào các trường chọn cấp 2. Tôi xin nói ngay rằng nếu các con trường mình mà đến giờ chua đi học thêm ở bên ngoài thì xin bỏ luôn ý định đấy, vì các con sẽ không cạnh tranh nổi với các bạn trường khác đâu". Trên thực tế, tỷ lệ hs TN đỗ vào các trường chuyên cấp 2 là rất rất rất ít so với các trường khác,
3. SGK:
2 lớp A, B học SGK như hs thường. 2 lớp C, D học theo SGK Thực nghiệm,
SGK TN như mình đã phân tích về môn Toán là quá khó, quá trừu tượng và thậm chí có thể dẫn đến hiểu sai.
B Suy nghĩ.
Theo mình, nếu hs TN thành công, học tốt, cởi mở, có tính sáng tạo, ... là do ở điểm 1 và 2: môi trường học tốt và phương pháp dạy và học tốt.
Điều mà mình không ủng hộ là điểm 3. SGK Toán khó và trừu tượng.
(về phần tiếng Việt, mình có một số suy nghĩ, mình hiểu logic của lý thuyết của sách, mình thấy hơi khó so với các con còn bé. Nhưng mình vẫn để mở các suy nghĩ, mình chưa kết luận lắm nên thế nào, chỉ là nêu cảm nhận thôi).
Mình tin rằng, nếu các con được hưởng các đk tốt ở điểm 1 và 2, thì nếu học với SGK thường các con sẽ học tốt.
https://www.facebook.com/phan.t.duong.9/posts/10213244440174093?__xts__[0]=68.ARAlDu0YH8coqbnFOLObSODPYox6UjwOP7YLjJ8dmXbh6WLzSr7OuQ8sKgR91G5zSvnr7YieKAwOF9kxeqcVcLhdmvcGAVGIMvnAtcI2-DUUZuI5rFFVkJKOdGRbdssFYRr3zdYEqJhhaj-F8hQmqq8S8A-FEec25a2uIpsoguVkEKby7w44D7akT_ll11VjsS3nLRdlb--d0hPIeLNwOX6iPh-SK9aaGaci5daPYA&__tn__=H-R
"
Ý THỨ NHẤT: CNGD của GS Đại dựa vào một mô hình khoa học quá cũ, đã bị vượt qua. Từ nửa đầu thế kỉ XX trở về trước, giáo dục thường dựa vào hai mô hình khoa học: mô hình xã hội học và mô hình sinh học. Dựa vào mô hình xã hội học, giáo dục xem cá nhân là thực thể xã hội, chủ trương đào tạo cá nhân thành con người văn hóa hiểu theo nghĩa rèn luyện để con người tự nhiên, con người bản năng thành những cá nhân tuân thủ các chuẩn mực, định chế được áp đặt từ bên ngoài. Người ta gọi đây là đường lối giáo dục theo tư tưởng "văn hóa hóa", "văn minh hóa" (Levi-Strauss: văn hóa là lấy hệ thống chế tài áp đặt lên con người tự nhiên). Dựa vào mô hình sinh học, giáo dục đề cao con người tự nhiên, chủ trương đào tạo con người thành những nhân cách tự do. Có thể gọi đây là quan điểm giáo dục theo tư tưởng "phản văn minh" (Anti-civilisation). CNGD của GS Đại dựa vào mô hình sinh học này.
Từ nửa sau thế kỉ XX, khi xác định bản chất của con người và HÌNH THỨC TỒN TẠI THỰC TẾ CỦA CÁ NHÂN để vạch ra tư tưởng giáo dục, ngoài Giáo sư Đại và nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, không ai dựa vào cặp phạm trù đối lập "tự nhiên - xã hội", "dã man - văn minh" như thế nữa. M.M. Bakhtin cho rằng, con người vừa là CÁ NHÂN TỰ TRỊ, nó lấy nó làm thước đo thế giới, vừa là con người xã hội, vì hình thức tồn tại thực tế của nó là TÔI - NGƯỜI KHÁC. Phát triển quan điểm "nhân vị" của Bakhtin, trên phạm vi toàn thế giới, người ta chủ trương giáo dục con người theo tư tưởng ĐỐI THOẠI.
Ý THỨ HAI: CNGD của GS Đại dựa vào nhiều giả định nhầm lẫn. Có hai nhầm lẫn ai cũng có thể nhận ra. Thứ nhất, ông hình dung học trò như những trang giấy trắng, những cái bình "rỗng nghĩa" có thể vẽ lên đó nhiều thứ, đổ vào đó nhiều nghĩa theo ý của nhà giáo dục. Nói cách khác, ông hình dung đối tượng của CNGD là những CHỦ THỂ PHI KÍ ỨC. Những ai có chút kiến thức về quá trình phát triển của con người, những ai từng đọc sách phân tâm học, sách về vô thức tập thể, sách "thai giáo", sách tâm lí học trẻ em, sách viết về lịch sử văn minh nhân loại đều có thể phản bác giả định nhầm lẫn nói trên. Thứ hai, ông giả định muốn dạy học sinh lớp 1 nói và viết phải dạy chúng phân biệt "âm" và"từ". Xin thưa, ngay từ khi đứa trẻ mới vài tháng tuổi, biết "hóng chuyện", trong lúc trò chuyện với nó, tập cho nó nói, người lớn đã dạy nó những bài học giao tiếp đầu tiên. Cho nên, muốn phát triển năng lực nói và viết cho học trò, cần dạy chúng CÁC THỂ LOẠI GIAO TIẾP LỜI NÓI. Tôi cho rằng phân biệt âm và từ là việc của nhà nghiên cứu chứ không phải là mục đích học tiếng Việt của những đứa trẻ có thể sau này làm bác sĩ thú y, hay kĩ sư nông nghiệp.
Hai ý tôi vừa nói ở trên thực ra chỉ là một: CNGD của GS Đại dựa trên những tư tưởng khoa học khoa học đã lỗi thời. Ước mơ đào tạo ra những con người tự do "không noi gương ai cả" của GS Đại đẹp đấy, nhưng cũng đầy ảo tưởng giống như ước mơ xây dựng một "THIÊN ĐƯỜNG MẶT ĐẤT" của chủ nghĩa cộng sản. Bởi vì luẩn quẩn trong cặp nhị nguyên "tự nhiên - xã hội", "dã man - văn hóa", GS Đại biến hệ thống CNGD thành HỆ THỐNG CHẾ TÀI áp đặt lên cả thày, lẫn trò, biến giáo viên và học sinh thành những cỗ máy hoạt động theo những gì đã được ông "lập trình" sẵn.
https://www.facebook.com/khachoa.la/posts/1560782617356526?__tn__=K-R
GS Hồ Ngọc Đại: "Ngô Bảo Châu không phải học trò tôi tự hào nhất mà là một cậu sửa xe"
Tô Lan Hương (Ghi) - Ảnh: Mai Lân - Thiết kế: Đỗ Linh |
GS Hồ Ngọc Đại – cha đẻ của Công nghệ Giáo dục Thực nghiệm là người gây bão trong dư luận nhiều ngày qua về phương pháp dạy Tiếng Việt. Nhưng ông nói, Công nghệ Giáo dục của ông không chỉ là chuyện dạy Tiếng Việt. Giấc mơ lớn hơn, là tạo nên một thế hệ biết mình là ai, biết mình muốn gì.
Ông đã dành cho Báo Điện tử Trí thức Trẻ một cuộc chia sẻ thú vị về cách mà ông đã dạy học trò của mình.
Rất nhiều người hỏi tôi, tại sao tôi là con rể TBT Lê Duẩn, là một Tiến sĩ Tâm lý học, mà lại đi làm ông thầy giáo dạy cấp I, có đáng không?
Đáng đến từng xu!
Khi tôi còn đi học, có một lần tôi được chọn làm học sinh tiêu biểu, là đại biểu của cả tỉnh. Nhưng tôi thấy không hạnh phúc.
Hồi đó tôi nói với thầy giáo tôi: Em muốn làm cái gì đó thật lớn, thật đích đáng, vượt lên hơn hẳn tầm của họ chứ không phải chỉ nhỉnh lên chút chút. Và tôi chọn làm giáo dục.
Tôi đi học Liên Xô về, là Tiến sĩ Tâm lý học, chú Sáu Búa ( ông Lê Đức Thọ - PV) đề nghị tôi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi từ chối.
Nhiều người nghĩ Thứ trưởng, Bộ trưởng là cao nhất. Nhưng tôi nghĩ Bộ trưởng thì cũng chỉ chịu trách nhiệm với nền giáo dục này, với đất nước này 1-2 nhiệm kỳ. Tôi muốn giúp ích đất nước này lâu hơn thế. Nên tôi nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho phép tôi đi dạy lớp 1, mở trường Thực nghiệm.
Vì sao tôi lại muốn dạy lớp 1? Giai đoạn phát triển quan trọng nhất của một con người là 11 năm đầu đời. Tôi muốn dạy cho trẻ con ngay từ đầu để chúng khỏi lầm lạc và mất thời gian.
Một dân tộc muốn đi lên thì cần có nền tảng. Nền tảng đó chính là giáo dục. Tôi nghĩ rằng sự phát triển của một dân tộc sẽ bắt đầu từ chính những đứa trẻ lớp 1 đó. Giấc mơ của tôi là tạo thành một dân tộc Việt Nam từ chính những đứa trẻ cấp 1 ấy. Thế nên người ta nghĩ chức vụ là quan trọng, làm Bộ trưởng, Thứ trưởng mới là quan trọng, còn tôi, tôi nghĩ rằng dạy trẻ con mới là quan trọng.
Khoá đầu tiên của trường Thực nghiệm có rất nhiều đứa trẻ xuất thân trong những gia đình trí thức danh giá. Tôi biết ơn những ông bố, bà mẹ ấy vô cùng. Đó là những phụ huynh tuyệt vời nhất trong cuộc đời làm giáo dục của tôi.
Họ không biết tôi là ai, không hiểu về mô hình Giáo dục Thực nghiệm. Nhưng họ gửi con cho tôi. Chỉ vì họ tin tôi – một ông tiến sĩ khoa học.
Tôi luôn hình dung, tôi sẽ tạo ra những đứa trẻ mà tự chúng nó phải trở thành chính mình, không giống một ai, vì nó là một, là riêng, là duy nhất, không giống bất cứ ai trên đời này từ ADN đến cách nghĩ. Ở trường tôi cũng không có thi đua, xếp hạng, không có khen thưởng, không có chấm điểm. Ở đó, thầy trò chúng tôi dạy và học theo một phương pháp hoàn toàn khác với những ngôi trường khác bên ngoài.
Khi trẻ con ở các nơi khác học đánh vần, học trò tôi học thơ lục bát. Khi trẻ con ở các trường khác viết văn tả người, tả cây, thì tôi cho học trò đọc Balzac, Hugo. Tôi không ép lũ trẻ phải viết theo những bài văn mẫu. Chúng tôi ra một đề bài, và học sinh có thể trả bài theo cảm nhận: đôi khi chúng viết một bài văn, đôi khi chúng làm thơ, đôi khi chúng nộp một bức tranh chúng vẽ. Và đều được chấp nhận.
Tôi không chấm điểm học trò, vì tôi nghĩ rằng, quan trọng là tụi nhỏ thích môn học đó, chứ điểm cao hay điểm thấp không có ích gì. Nếu nó thấy đó là môn học nó thích và có ích cho nó, nó sẽ tự khắc học. Không thì ép thế nào cũng vô nghĩa.
Tôi cho rằng mọi đứa trẻ đều phải được yêu thương và tôn trọng, được hạnh phúc. Nên tôi không chấp nhận mọi hành vi bạo lực của người khác dành cho học trò mình. Một lần, tôi thấy một người mẹ đánh con trong sân trường Thực nghiệm. Tôi bước lại hỏi lý do.
Người mẹ nói:
-Thằng bé lề mề nên đến muộn.
Tôi giận lắm:
-Nó đến muộn tôi vẫn cho vào lớp. Sao cô đánh nó? Cô phải xin lỗi học trò tôi ngay!
Người mẹ ngạc nhiên lắm:
-Nhưng nó là con tôi, tôi có quyền đánh nó, thưa thầy!
Tôi trả lời:
-Con của cô là ở nhà cô. Còn bước vào cổng trường này thì là học trò tôi. Cô đánh học trò của tôi thì cô phải xin lỗi. Nếu không thì cô đưa con cô về, không để thằng bé học ở đây nữa.
Và thế là người mẹ phải xin lỗi con, còn tôi tự tay dẫn thằng nhỏ vào lớp.
Sau này thằng bé lớn lên, trở thành một người rất tốt, tôi rất hài lòng.
Ở trường Thực nghiệm cũng có một ông bố rất hay đánh con. Và mỗi ngày bị bố đánh, thằng nhỏ đều đánh bạn ở trường, như một cách trút giận.
Khi tôi biết chuyện, mỗi ngày tôi đều chờ ông bố đó đến đón con và dặn dò:
-Hôm nay về đừng đánh con nhé!
Ngày hôm sau tôi lại gặp, và lại hỏi:
-Hôm nay anh có đánh con không?
Ông bố trả lời:
-Thưa thầy, không ạ!
- Tốt lắm. Thế cố gắng thêm một ngày nữa nhé. Đừng đánh nó hôm nay!
Cứ như thế trong hơn nửa tháng trời tôi liên tục thoả thuận với ông bố đó như thế, rất vui vẻ và kiên trì thì ông bố bỏ thói đánh con, còn thằng nhỏ đến trường cũng không đánh bạn nữa.
Thằng nhỏ lớn lên cũng rất tốt, rất đàng hoàng. Tôi rất vui!
Tôi không chấp nhận giáo dục trẻ con bằng bạo lực. Tôi không đánh con và cũng không dùng các phương pháp đe doạ tinh thần với học trò của mình.
Duy nhất một lần trong đời tôi phạt học trò, vì lỗi liên tục bỏ học và đi học muộn. Hội đồng Kỷ luật nhà trường yêu cầu tôi xử phạt nó.
Tôi gọi thằng bé lên, hỏi:
-Hôm qua đến muộn phải không?
-Phải ạ!
-Còn đi muộn nữa không?
-Thưa thầy, chưa biết ạ!
Thế là tôi véo tai nó một cái. Nó kêu đau, nhưng miệng vẫn đáp:
-Thầy vẫn còn khoẻ nhỉ?
Và tôi bật cười, tha cho thằng nhỏ về lớp.
Năm ngoái ngày Hội trường, gặp lại thằng nhóc đã lớn đó, nó vẫn làu bàu:
-Thầy ơi, tai em vẫn còn đau đấy!
Thằng nhỏ giờ cũng trở thành người đàng hoàng, tôi rất vui!
Tôi quan niệm rằng, thời gian là thứ duy nhất trên đời này không lấy lại được, nên mọi khoảnh khắc trôi qua với lũ trẻ, tôi đều không muốn lãng phí. Tôi muốn để lũ trẻ cảm nhận cuộc sống theo mọi cách.
Các ông bố bà mẹ thường hay cấm con tắm mưa. Mà bọn trẻ con thì lại rất thích nên suốt ngày giấu bố mẹ đi tắm mưa trộm. Hôm đó hết giờ học, trời mưa to, tôi bảo tụi nhỏ thích thì cứ ra sân trường mà nghịch cho thoả thích. Thế là lũ trẻ oà ra. Bố mẹ chứng kiến cũng lo con ốm. Nhưng tôi thì nghĩ một trận mưa ốm sao được, quan trọng là bọn trẻ con vui.
Ở trường Thực nghiệm, tôi chỉ treo duy nhất một khẩu hiệu – cũng là kim chỉ nam của trường Thực nghiệm: "Học tập là hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui".
Hồi đó, ngày nào tôi cũng ra đứng trước cổng trường mỗi giờ tan học, gặp từng phụ huynh và hỏi: "Hôm nay con anh chị đến trường có vui không?".
Tôi cũng hay hỏi mẹ Ngô Bảo Châu như thế. Nhưng thằng bé rất đáo để. Khi mẹ nó bảo: "Thầy quan tâm đến con lắm đấy". Nó phủ nhận ngay: "Không phải thầy quan tâm đến con đâu. Tại mẹ đẹp đấy". Khi mẹ thằng bé kể lại chuyện đó cho tôi, tôi cười sung sướng, vì học trò của tôi đã có suy nghĩ riêng của chính nó và dám nói suy nghĩ đó ra. Thế là tôi mừng, không thể trách giận gì được.
Ngô Bảo Châu có lẽ là một trong những học trò nổi tiếng và thành đạt nhất của trường Thực nghiệm. Khi Ngô Bảo Châu đạt giải Fields, báo chí viết về cậu ấy, người người ca ngợi cậu ấy. Là thầy, tôi cũng rất tự hào. Nhưng Ngô Bảo Châu không phải là học sinh khiến tôi tự hào nhất, ưng ý nhất. Niềm tự hào lớn nhất của tôi là một cậu học trò giờ làm nghề sửa xe!
Cậu học trò tôi kể có một niềm đam mê kỳ lạ với máy móc và đặc biệt thích sửa xe. Cậu ấy đi du học, có hai bằng đại học ở nước ngoài. Nhưng đến khi về nước, cậu ấy không làm việc văn phòng máy lạnh, mà mở một quán sửa xe. Cậu ấy nói với con trai tôi – cũng là bạn học của cậu ấy: "Tao bây giờ hạnh phúc lắm vì ngày nào cũng được vặn ốc".
Tôi hài lòng vô cùng, vì thế là tôi đã giáo dục thành công, để học trò của tôi trở thành chính nó chứ không phải trở thành ai khác, biết mình muốn gì, biết mình thích gì, chứ không bận tậm đến áp lực của bố mẹ hay sức ép của người đời.
Mỗi khi gặp các phụ huynh có con học ở trường Thực nghiệm ngày xưa, tôi rất vui vì họ đều nói: "Con tôi lúc đi học thì thấy lo. Nhưng càng lớn càng ổn". Không lời khen nào với tôi giá trị hơn lời khen đó
Những ngày qua, dư luận lên án công nghệ giáo dục của tôi. Tôi cười, vì họ không hiểu. Nhiều người hỏi tôi bị xúc phạm, bị thoá mạ như thế tôi có buồn không? Tôi cũng cười, vì tôi không quan tâm. Tôi thấy cũng có cái tốt, là nhân chuyện này, có nhiều người chưa biết về Công nghệ giáo dục của tôi đã mày mò tìm hiểu xem đó là gì. Khi biết rồi thì họ không chửi nữa. Còn những người vẫn chửi, tôi tin vì họ vẫn chưa hiểu. Tôi mừng vì phương pháp giáo dục của mình đã được người ta quan tâm và biết đến nhiều hơn.
Dù có rất nhiều khó khăn, nhưng tôi chưa bao giờ nản chí. Tôi vẫn nhớ, ba vợ tôi (cố TBT Lê Duẩn – PV) từng nói khi còn sống: "Thằng Đại đúng đấy! Nhưng vài chục năm nữa người ta mới nhận ra" . Bây giờ thì tôi hiểu, có khi không phải mấy chục năm, mà nhiều lần mấy chục năm nữa mới thành công. Nhưng tôi vẫn kiên trì và sẽ có người tiếp tục thay tôi để kiên trì giấc mơ đó.
Cũng có người nói chuyện đưa sách CNGD (sách công nghệ giáo dục – pv) vào dạy ở các tỉnh là có động cơ tiền bạc, có biểu hiện lợi ích, và ông Hồ Ngọc Đại cũng nhận kha khá tiền, tôi cũng cười.
Chứ cả gia đình tôi đều biết, tôi là một người cả đời không để ý đến tiền. Con trai tôi vẫn nói tôi "số đỏ". Hồi bé thì có bố mẹ nuôi. Đến lúc lớn thì có vợ nuôi. Về già có con nuôi. Luôn có người chăm lo cho tôi để tôi yên tâm làm khoa học. Nên cả đời mình tôi chưa từng một lần phải lo gánh nặng cơm áo, lo chuyện mang tiền về nuôi vợ nuôi con.
Tôi nhớ có duy nhất một lần tôi được lĩnh một khoản tiền lớn, tôi mang về cho vợ. Vợ tôi cười, bảo: "Thôi, anh giữ lại mời bạn uống bia". Nhà có việc gì dù bé dù lớn vợ tôi cũng không kêu ca với tôi. Ai mà nói với tôi, bà ấy lại gạt đi, bảo: "Để yên cho ông Đại làm khoa học".
Hồi đó khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận ngỏ ý muốn nhân rộng sách CNGD và trình bày rằng Bộ rất khó khăn về kinh phí, tôi đã nói tôi tặng Bộ Giáo dục công trình của tôi, không lấy tiền.
Nhưng dù không quan tâm đến tiền, tôi cũng hiểu, SGK là một lĩnh vực thu lợi nhuận khủng khiếp. Mà không chỉ có sách giáo khoa, còn có rất nhiều loại sách bổ trợ đi kèm nữa. Giống như khi có một bệnh nhân ốm, người ta kê kháng sinh và hàng chục loại thuốc bổ đi kèm.
Sách CNGD của tôi chỉ có một cuốn, không có sách bổ trợ. Năm học này có hơn 800.000 học sinh trong cả nước dùng sách của tôi. Thì hẳn sẽ có nhiều nhóm làm sách giáo khoa khác bị ảnh hưởng về lợi ích. Và tôi cho rằng cơn bão tấn công tôi xuất phát từ đó.
Nhưng tôi đã đủ già để hiểu: "Họ chỉ chấp nhận vì lợi ích của họ. Đừng hy vọng họ vì lợi ích của chúng ta". Tôi là nhà khoa học, tôi không biết chuyện sách giáo khoa được bán thế nào, không quan tâm chuyện lỗ lãi của ai đó ra sao. Tôi chỉ quan tâm một việc, sách giáo khoa của tôi đến được tay trẻ con. Việc còn lại, pháp luật sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh!
"
Trong suốt thời gian diễn ra các cuộc tranh cãi trên mạng về CNGD của Hồ Ngọc Đại tôi đã im lặng, chỉ thể hiện ý kiến của mình bằng cách chia xẻ những bài viết mà theo tôi là xác đáng, có căn cứ khoa học, có lí, có tình. Sau khi quan sát, theo dõi, đọc và chứng kiến những gì diễn ra, tôi xin có một vài ý kiến sau đây:
1/ Khi tôi đang còn là sinh viên học tại trường Lomonosov, thì bác HNĐ đang làm tiến sĩ cũng ở trường đó. Khi ấy, qua chuyện trò tôi thấy bác rất tâm huyết, hăng say nói về một mơ ước, một dự án giáo dục sẽ cố gắng thực hiện ở VN. Cái mấu chốt của dự án giáo dục này, theo như tôi hiểu, đó là dạy và phát huy tối đa năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của trẻ em, là niềm tin mãnh liệt rằng trẻ em thông minh hơn chúng ta, các bậc người lớn, thường nghĩ về chúng. Bác nói không thể chịu được khi thấy trẻ em bị đào tạo như những con vẹt, sau này chỉ có thể trở thành những nô bộc tư tưởng. Thật ra, dự án GD này không phải ý tưởng, chương trình của bác Đại, mà của thầy bác, một GS ở Lomonosov, khi đó đã được đưa vào thí nghiệm ở cấp tiểu học tại Liên Xô. Thấy học trò của mình quá kết chương trình này, mong muốn đưa về thực hiện ở đất nước mình, ông thầy đã đồng ý chuyển giao miễn phí. Khi về Việt Nam, nếu bác Đại không phải con rể ông Lê Duẩn, không có cái mác tiến sĩ MGU, không có tài thuyết phục và trên hết là cái nhiệt tình “bão lửa” của tuổi trẻ, chắc chắn trường thực nghiệm Giảng Võ không bao giờ ra đời được. Sau mấy chục năm trôi qua, bác Đại nay cũng đã già, tôi không hiểu các truyền nhân của bác sẽ ra sao với chương trình công nghệ này. Có vẻ như mọi chuyện vẫn ổn, nếu không bất thình lình tóe ra một làn sóng chống lại chương trình giáo dục này, trong đó diễn ra ở tất cả mọi góc cạnh cuộc đấu tranh giữa một bên là những người phản đối kịch liệt thậm chí kèm theo những lời lẽ thóa mạ, chửi bới vô văn hóa và một bên là những trí thức, các nhà văn hóa có tâm thực sự đối với giáo dục nước nhà đã cho ra những bài viết có cơ sở, luận cứ khoa học về chương trình giáo dục của HNĐ, với lời lẽ điềm tĩnh, thuyết phục, những bài, như đã nói ở trên, tôi đã chia xẻ.
2/ Nhưng cũng không thể nói bác Đại và những cộng sự không có lỗi trong chuyện này. Tôi rất ngạc nhiên vì tại sao một chương trình thực nghiệm kéo dài đến thế mà không có những tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Những con số biết nói, những đánh giá về mặt được và không được của chương trình sẽ thuyết phục tất cả, cho dẫu có đám lợi ích nhóm đi chăng nữa, thì chúng cũng chẳng có cơ hội để tung âm binh vào phá, và ông bố miền Tây trong cái clip nọ không phải chửi bới, xúc xiểm con thơ rằng chỉ qua những cái ô trống vô hồn mà đọc thành tiếng (à mà chẳng phải chỉ có ông bố miền Tây đâu nhé), cũng như không thể xuất hiện cái clip đốt sách mông muội từng tồn tại thời quân Minh vào nước ta, hay thời Hitle lên nắm chính quyền!..
Hơn nữa, chương trình thực nghiệm cũng mới chỉ ở bậc tiểu học và dừng ở đó suốt từ bấy đến nay. Phải có một tổng kết xem từ sự cải cách mang tính cách mạng như thế lại chuyển đối tượng dạy dỗ của mình lên cấp phổ thông trung học, về với GD hiện tại với đầy rãy những tội lỗi khiếm khuyết, thì cái gì đã và đang xảy ra. Liệu đã có những bài viết đúng đắn nào về vấn đề này?
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, chương trình CNGD lại không phải là đứa con ruột của bác Đại. Nếu là con ruột thì bác toàn quyền dạy dỗ, sửa đổi, nhưng đây chỉ là con nuôi, thì cho dù có yêu quý đến mấy, cũng phải nhìn trước ngó sau để mà cư xử. Vậy, đã có bài tổng kết nào nói tới việc chương trình dành cho trẻ em Nga này đã được “Việt Nam hóa” ra sao cho phù hợp với trẻ em Việt Nam? Có những thay đổi, loại trừ và bổ sung gì và hướng phát triển của nó, sao cho móc nối được với hai cái toa tầu cấp 2 và 3 nặng chình chịch phí trước để cả đoan tầu GD tiến lên? Chưa và chưa! Và đây chính là nhiệm vụ của bác Đại cùng các cộng sự.
3. Bài viết đã dài, tôi ít hi vọng vào những trí thức tay mơ ngại đọc, chỉ thích hùng hổ phán và luận tội để thỏa mãn cái tôi của mình. Tôi hi vọng vào những trí thức chân chính, vì họ hiểu rằng trong chiến trận những người lính trinh sát là những kẻ dũng cảm, liều chết nhất và than ôi, trong mười kẻ đi, may ra có một người sống sót trở về. Trong văn chương và trong giáo dục cũng y vậy.
"
https://www.facebook.com/dao.tuananh.399/posts/10210482828300614?__xts__[0]=68.ARCWF0TYJdRzlzPBPJKplTvb0ChKmcjxM0IfkNbRFG5bNRBZecaiJau0K0j2vME0aLA02ARel_l6PCYp5ktQhZe83eOwGYIRnGsc06BH-5yFk9Y3mKiXTqNyqgnKdlzaogQDUs8Ff15rpkKYtBocMUucCL6VwvNCVqnrg2vaJjZc6sIx5L6rooVoNZ6CzyoD4-WpD2iP2JaZYqlkrBe970tH98H7JQ9Z4aBoBAw&__tn__=H-R
"
Tôi là bác sĩ, nhưng cũng là giảng viên gần 20 năm. Tôi dạy học sinh dựa trên y học bằng chứng (Evidence based medecine). Tôi không khuyến khích học sinh phải coi những gì tôi nói là chân lý, mỗi người có thể có suy luận của riêng mình, nhưng xin hãy tôn trọng những đóng góp với mục đích làm cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.
Để cung cấp thêm thông tin, tôi xin tóm tắt 7 cột mốc trong lịch sử phát triển giáo dục sau 1975 của Việt Nam.
1. Năm 1981 cải cách giáo dục lần thứ 3, cả nước thống nhất học sách cải cách, duy chỉ có Trường Thực nghiệm CNGD học sách của GS. Hồ Ngọc Đại.
2. Năm 1986, nhận thấy có năm có tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó đã quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại.
3. Năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước theo chương trình 2000. Sách Công nghệ giáo dục (CNGD) của Giáo sư Hồ Ngọc Đại được đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.
4. Năm 2006 ngành giáo dục phát hiện nạn ngồi nhầm lớp diễn ra phổ biến, có học sinh sáng học lớp 6 chiều học lớp 1 để tập đọc. GS. Hồ Ngọc Đại đưa sách giáo khoa CNGD quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số".
5. Năm 2008, Bộ GD&ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh.
6. Năm 2013 Bộ GD&ĐT bỏ thuật ngữ "thí điểm", tài liệu Tiếng Việt 1 CNGD được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn.
7. Năm 2016 đã có 48 tỉnh tham gia
Và năm 2018 một phong trào "tấn công" phương pháp học tiếng Việt của Thầy Đại với việc đánh tráo khái niệm thành sửa chữ tiếng Việt (của Thầy Hiền) diễn ra rầm rộ và bài bản. Tôi tôn trọng sự tranh luận nhưng tôi cũng quyết "lôi ra ánh sáng" nếu có những lợi ích đằng sau việc xoá sổ công nghệ giáo dục với ngôi trường ở "mảnh đất vàng" Liễu Giai hay phục vụ mục đích độc quyền bán sách giáo khoa trên toàn bộ Việt nam.
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10216899368987079&set=a.4928685585548&type=3&theater
"
lang băm không phải không bao giờ chữa được bệnh. nhưng lang băm khác với bác sĩ. bác sĩ chữa bệnh theo những quy trình được nghiên cứu khoa học. lang băm chữa bệnh theo quy trình chưa được nghiên cứu, thậm chí ất ơ.
tôi nghĩ công nghệ giáo dục cũng như vậy. không ai biết cả ông hồ ngọc đại lẫn phạm toàn có những nghiên cứu gì về tiếng việt được giới học thuật công nhận. thậm chí tôi còn ngờ ông hồ ngọc đại không có chuyên môn gì về tiếng việt, và không hiểu tiếng việt là gì. ở xứ sở này nhiều khi thằng chột lại làm vua, như xuân tóc đỏ chẳng hạn. cứ theo như báo chí đưa tin cách thức phát âm tiếng việt trong công nghệ giáo dục là của người nga, được đưa về việt nam. có thể thấy tiếng việt đối với người nga là ngoại ngữ, không phải là tiếng mẹ đẻ, nên cách thức dạy tiếng là kiểu dạy một tiếng đơn âm cho người có tiếng mẹ đẻ là tiếng đa âm. hơn nữa, đối với một ngoại ngữ, người ta không cần cầu kỳ phân biệt x, s hay d, gi,r ... mà chỉ cần bám theo một phương ngữ phổ biến. trái lại, đối với người việt nam, tuy có thể không phát âm x, s hay d, gi,r khác nhau, nhưng đó là khiếm khuyết, và cần được dạy để có thể phát âm và phân biệt được chúng, chứ không phải giản lược để đơn giản hóa. đơn giản hóa ngôn ngữ mẹ đẻ là bần cùng hóa, hạ cấp ngôn ngữ. đúng là một kiểu lang băm trong giáo dục.
"
https://www.facebook.com/donga01/posts/10215636148888794?__xts__[0]=68.ARBWS-fKgzlq61yOCPnJgvl7R952To1rL3N8IRSrKoKtXEdUra_gzxtZjo6_m6klctixNSJRVyGSO5ghW8fcUV1S2z7S3G_PAMObg0wzsHwIf-GFhupXgzPuXwJV3T4GhsN-lBJmjL8f9s4AE5102aWBOSNhtATJsmRKZ_GvJHljag3exEf0N0iVaXx1w4ZQ-NviLMA6Lwl49hhu3vTJFP0ieChti-DesmXl7q1fZQ&__tn__=-R
GS Hồ Ngọc Đại: Sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục là thành tựu lớn nhất và sẽ tồn tại vĩnh viễn
(VTC News) - GS Hồ Ngọc Đại - Chủ biên cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục khẳng định, sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục là thành tựu lớn nhất và sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Video: GS Hồ Ngọc Đại: "Cha mẹ đừng can thiệp vào việc học của con"
Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện một số clip chia sẻ việc dạy học sinh tập đọc với phương pháp mới khiến các học sinh chỉ đọc hình tam giác, ô vuông mà không đánh vần được chữ khiến nhiều phụ huynh hoang mang.
Sáng nay (8/9), tại Hà Nội, buổi đối thoại với chuyên đề "Công nghệ giáo dục trong kỷ nguyên 4.0", GS Hồ Ngọc Đại - Chủ biên cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục khẳng định, sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục là thành tựu lớn nhất.
Phụ huynh phải ‘chịu thua’ để dạy trẻ
GS Hồ Ngọc Đại khẳng định, nền giáo dục nước ta đang áp dụng còn nhiều ảo tưởng. Đây là thời của mỗi cá nhân và giáo dục cũng phải đáp ứng được điều đó.
GS Đại nêu quan điểm, nếu trước đây chỉ có 5% người dân đi học, 95% người đi làm, thì giờ đây, 100% trẻ đến trường. Trẻ em đi học phải vui vẻ, hạnh phúc. Hai việc cốt yếu để xây dựng nền giáo dục mới là xây dựng nền tảng lý thuyết không thể bắt bẻ và cơ sở kỹ thuật tốt nhất. Nếu ngày xưa có khẩu hiệu “Thầy giảng thật hay, học trò cần ghi nhớ”, thì đến thời GS Hồ Ngọc Đại là “Thầy không giảng, trò không cần cố gắng”. Học phải tự nhiên như hít thở không khí hàng ngày. Học sinh không bao giờ phải ôn tập.
"Nền giáo dục của chúng ta phải là nền giáo dục mà mỗi cá nhân được là chính mình. Chúng ta sống thật hơn, tạo ra sự thật xứng đáng hơn, chứ không phải sự thật trong tưởng tượng.
Tôi đã đưa vào sách lớp 1 những thứ tốt đẹp nhất vì tôi muốn đất nước này có một thế hệ khác, tự xác định được thời đại của mình. Trẻ con làm gì cũng có cái lý. Vì vậy, người lớn không nên lấy mình là khuôn mẫu cho trẻ con, bố mẹ không nên lấy mình làm chuẩn cho trẻ con, không có quyền áp đặt trẻ con. Vậy nên, bố mẹ hãy tạo cho các con được hưởng những cái mới chưa ai có. Người lớn, giáo viên phải “chịu thua” để dạy trẻ".
Sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục là thành tựu lớn nhất
Nói về những ý kiến tranh luận trên mạng xã hội thời gian qua, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định, sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục là thành tựu lớn nhất và sẽ tồn tại vĩnh viễn.
GS Đại cho rằng, trẻ em đi học phải vui vẻ, hạnh phúc. Hai việc cốt yếu để xây dựng nền giáo dục mới là xây dựng nền tảng lý thuyết không thể bắt bẻ và cơ sở kỹ thuật tốt nhất.
"Khi 100% học sinh đến trường, các em cần được nói và nghe ngôn ngữ của cuộc sống mỗi ngày.
Tôi làm giáo dục và bắt đầu xây dựng từ cái nhỏ đến cái lớn. Tôi là người có ý thức xây dựng lý thuyết về giáo dục. Tôi nhận thấy những thứ cũ kỹ trong giáo dục sẽ thất bại và nền giáo dục mới sẽ thành công.
Sứ mệnh của giáo dục là tạo ra những cái mới cho trẻ em. Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục chưa từng có, để cho mỗi cá nhân trong xã hội trở thành chính nó, chứ không phải là bản sao của riêng ai. Vì vậy, tôi luôn tiếp thu những đóng góp có ích cho bộ sách để điều chỉnh.
Học sinh 6 tuổi học sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục sau một năm, chữ nào chắc chắn chữ đó nên không thể tái mù chữ. Người trưởng thành, hay học sinh cấp hai, cấp ba nếu viết sai thì do thầy, cô dạy chưa đúng. Theo tôi, tương lai của bộ sách công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn", GS Đại khẳng định.
Về phản ứng của dân mạng, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng: “Tôi là nhà tâm lý học khoa học trẻ em mà người ta nói tôi không hiểu tâm lý. Nhiều người lấy những câu chữ vớ vẩn để phê phán tôi. Việc lên tiếng trước dư luận chỉ làm mọi chuyện thêm phức tạp. Những người không biết gì mà chỉ trích, tôi sẽ không chấp”, ông Đại chia sẻ.
>>> Đọc thêm: Nhiều phụ huynh kéo đến trường thắc mắc về sách công nghệ giáo dục: Sở Giáo dục Cần Thơ lên tiếng
https://vtc.vn/gs-ho-ngoc-dai-sach-tieng-viet-lop-1-cong-nghe-giao-duc-la-thanh-tuu-lon-nhat-va-se-ton-tai-vinh-vien-d424895.html
"
Ông là thầy, có thân phận tôn quý, nên vốn ai cũng sẵn lòng kính trọng.
Ông có công trình nghiên cứu giáo dục mang ra thực nghiệm nên thêm tiếng tăm.
Ông có nhiều thế hệ học trò, nhiều người thành đạt, mặc nhiên ông là người thầy khả kính, là tượng đài, là cây cao bóng cả.
Ông mạnh miệng chỉ trích Bộ Dục và Nhà xuất bổn Dục về các bê bối triền miên, càng khiến cộng đồng kiêng nể và thán phục, xem ông là bậc chính nhân quân tử…
Thế nhưng,
“Công nghệ giáo dục”, chỉ riêng cái tên nghe thấy như không chuẩn Việt!
Công nghệ của ông khởi phát từ thập niên 70 khi công nghệ thông tin chưa ra đời.
Công trình nghiên cứu và áp dụng hơn nữa đời người mà vẫn cứ là chương trình thực nghiệm, chưa thấy tổng kết đánh giá một cách rõ ràng.
Phương pháp của ông đi từ tư duy trừu tượng, với những khái niệm về ngữ âm, vần, tiếng cùng các khuôn hình vuông, tròn, tam giác vô tri, trẻ đọc thuộc làu làu, gạn hỏi lại chẳng biết chữ chi mô.
Phương pháp tối ưu mà sao lòng dân không thuận, địa phương nơi cấm cửa nơi cấp phép lưu hành và làn sóng phản ứng của cộng đồng như bão tố, triều dâng?
Đăng đàn trả lời báo giới ông trợn mắt, phùng mang, luôn tay chỉ trỏ, miệng cười đầy khinh mạn, nói nhanh, nói gắt, kẻ cả bề trên, rằng những người chỉ trích ông là ngu, những câu phê bình là vớ vẩn, rằng phụ huynh biết gì mà dạy, không được can thiệp vào việc học của con em mình, rằng ông sẽ phá tan chương trình giáo dục cũ và “công nghệ giáo dục” sẽ trường tồn, bất diệt…!!!
Than ôi! Giá trị đích thực mà “công nghệ giáo dục” mang đến chưa biết ra sao nhưng trước mắt dư luận ồn ào, cộng đồng hoang mang lo lắng, các cháu học sinh bước vào lớp một trong tình trạng chơi vơi.
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=878890895643568&id=100005679961364&__xts__[0]=68.ARD5RYpN3UGspVs-jS-3N7uvS2NL4-FsZfcIPOoHEnbcyAg4Bh9J8aIm-ymBZAFwkA-KocNag5wgPNaowm71LKtq_MrxbbN0RgMwl_ZIT-7R9AAALH5yVCSbZ0usTCjIA4JCWwpVESTzU91W__WVDtE6b1riyuuENoAEuENigNa4WXW--Ohkwd32YRpWIL2NSxv0BHQh7wCRwYt5bw6zctSK0sqElDdMnZCVPZc&__tn__=-R
GS Hồ Ngọc Đại: "Giáo dục hiện đại không noi gương ai cả"
08/09/2018 22:46 GMT+7
- Tại buổi toạ đàm “Công nghệ giáo dục trong kỷ nguyên 4.0” do Hội Truyền thông số tổ chức sáng 8/9, GS Hồ Ngọc Đại - “cha đẻ” của chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục cho rằng cần có một nền giáo dục phù hợp với thế kỷ 21.
Thực hành lý thuyết để làm cơ sở xây dựng nền giáo dục mới
Trong phần nói chuyện kéo dài trong 2 giờ, ở tuổi 84, GS Hồ Ngọc Đại vẫn giữ chất giọng hùng hồn và những từ ngữ gai góc. Ông chia sẻ về cơ duyên đi học ở Nga từ những năm 1970, làm tâm lý giáo dục và gặp các thầy lớn ở đó như thế nào. Việc trở về nước, bắt tay vào làm giáo dục với trường Thực nghiệm là tham vọng để ông thực hành lý thuyết của mình, từ đó làm cơ sở để xây dựng một nền giáo dục mới.
GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Thanh Hùng |
“Những giải pháp của tôi có 2 cơ sở hết sức bền vững, 1 là triết học, 2 là tâm lý học. Khi có được tâm lý học hiện đại, có triết học vững chắc thì tôi hoàn toàn tự tin để xử lý vấn đề giáo dục”.
Trong buổi nói chuyện, GS Hồ Ngọc Đại kể tới các nhà tư tưởng có ảnh hưởng tới mình như Marx, Hegen, Freud, Piaget…và đặc biệt là các vị thầy tâm lý sư phạm của Nga.
Giải thích về tham vọng muốn tạo ra một nền giáo dục mới chưa từng có trong lịch sử, GS Đại cho rằng:
“Ở thế kỷ 21, thế hệ được sinh ra mới này có thể có những điều mà thế hệ ông bà, bố mẹ chúng chưa hề có, do đó cần một nền giáo dục chưa hề có”.
Theo ông, nền giáo dục cũ thường dạy trẻ theo kiểu noi gương thánh hiền, phấn đấu theo gương hay trở thành người này, người khác. “Còn một nền giáo dục hiện đại là làm sao mỗi người cần được trở thành và xứng đáng với chính “nó”, không phải học theo ai cả".
Nền giáo dục đó phải được xây dựng trên nền tảng lý thuyết không thể bắt bẻ và cơ sở kỹ thuật tốt nhất, tiếp cận được những gì mới nhất và thành tựu của nhân loại.
"Chịu thua" mới có thể dạy trẻ
Ông cũng nhìn nhận việc tư tưởng giáo dục lấy cá nhân làm cơ bản của mình dễ bị phản ứng, nhất là trong thời điểm mấy chục năm về trước.
GS Hồ Ngọc Đại đánh giá nền giáo dục nước nhà đang áp dụng còn nhiều ảo tưởng và cho rằng đây là thời đại của mỗi cá nhân, giáo dục cũng phải đáp ứng được điều đó.
“Trước đây, chỉ có 5% người dân đi học, bây giờ gần 100% đi học, vì thế phải làm sao cho trẻ đi học phải cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Việc người lớn cứ lấy mình làm chuẩn, áp đặt suy nghĩ của mình với trẻ con, tưởng là tốt nhưng thực chất là tàn bạo. Trẻ con khi làm gì cũng đều có lý của nó, chứ không phải theo cái lý của mình”.
Do đó, theo GS Đại, người lớn, giáo viên phải “chịu thua” mới có thể dạy trẻ. Người lớn không nên và không được phép lấy mình làm khuôn mẫu cho người khác mà nên để cho những đứa trẻ được sống hồn nhiên.
Nếu ngày xưa có khẩu hiệu “Thầy giảng thật hay, học trò cần ghi nhớ”, thì với GS Hồ Ngọc Đại là “Thầy không giảng, trò không cần cố gắng”. Lý giải về điều này, ông cho rằng cần làm sao để học sinh không có cảm giác học mới là học. Việc học phải được tiếp cận tự nhiên như hít thở.
“Khi người ta không biết, người ta nói thì tôi không chấp”
Được hỏi về những chỉ trích về hướng dẫn cách đánh vần, cách dạy đọc chữ và những vấn đề khác liên quan đến cuốn sách Tiếng Việt 1 thời gian vừa qua, GS Hồ Ngọc Đại cho biết ông “không chấp” vì người ta không biết. Đối với ông, "cơn bão chỉ trích" là "vớ vẩn".
“Tôi có cái may mắn rất lớn là dùng những thành tựu của nhân loại đã có chứ không phải tự sáng kiến ra".
GS Hồ Ngọc Đại: Bao giờ tôi cũng ý thức được trách nhiệm với đất nước. Ảnh: Thanh Hùng |
Chẳng hạn, tiếng Việt lớp 1 là thành tựu 300 năm nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt, tổng kết lại làm giáo trình cho sinh viên năm 3 trường ĐH Tổng hợp Lomonoxov năm 1977. Năm 1978, thành tựu này được đưa vào lớp 1 dạy khóa đầu tiên.
Hay việc phát âm chữ a, bờ, cờ là do học giả Hoàng Xuân Hãn đưa ra. "Ở lớp bình dân học vụ người ta dạy, i tờ có móc là 2, i ngắn có chấm tờ dài có ngang. Chứ trước kia là a bê xê, nên mới đọc là bê a ba. Đã bê lại còn a ba được, ngớ ngẩn thế mà người ta vẫn cho là đúng".
Chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục năm 1978 tôi đưa vào dạy lớp của GS Ngô Bảo Châu. Lớp 1 khi đó học kỳ 1 không học chữ mà học toàn các hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Bởi phải nắm được cái tiếng, còn biểu hiện cái tiếng bằng gì chả được. Tiếng nói, âm nghe được là vật thật, chữ là một vật thay thế. Mà đã vật thay thế là quy ước và có luật lệ quy ước”.
GS Đại nói rằng tài liệu Tiếng Việt lớp 1 của Công nghệ giáo dục là điều an ủi ông lớn nhất, một công trình của lịch sử chứ không phải của cá nhân, ông để tên mình là để chịu trách nhiệm.
Sau phần thuyết trình của GS Hồ Ngọc Đại, một số khán giả đã nêu thắc mắc với ông như: Đã tiếp nhận và lắng nghe những góp ý từ giới nghiên cứu ngôn ngữ ra sao, tại sao vẫn ứng dụng quan niệm "chân không về nghĩa" khi giới ngôn ngữ cho rằng đây là lý thuyết đã lạc hậu, một số ngữ liệu trong sách không phù hợp, giải pháp dạy học này phù hợp với trẻ xem tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai chữ không phải tiếng mẹ đẻ,v.v... GS Đại cho rằng bộ sách đã được viết với nhiều tâm huyết.
"Tôi có thể yên tâm mà nói rằng, cho dù tất cả công trình của mình vô nghĩa đi chăng nữa thì cuốn tiếng Việt lớp 1 cũng an ủi tôi. Bởi trong đó thể hiện những lý thuyết về tư tưởng khoa học, những tư tưởng về tâm lý học, những triết học về cuộc đời".
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc triển khai tài liệu Tiếng Việt Công nghệ giáo dục
- Trưa 7/9, Bộ GD-ĐT đã gửi tới các cơ quan báo chí thông tin về việc triển khai tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.
Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục: Vì sao 3 chữ c/k/q đều đọc là "cờ"?
Với môn Tiếng Việt 1 CNGD, học sinh sẽ học cấu trúc ngữ âm của tiếng, không phải đi từ chữ rồi trở lại âm như chương trình hiện hành mà đi từ âm đến chữ, tức là đi từ trừu tượng đến cụ thể.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/gs-ho-ngoc-dai-giao-duc-hien-dai-khong-noi-guong-ai-ca-475670.html
Thầy Đại, thầy Hiển có hưởng lợi từ tiền bán sách công nghệ giáo dục?
(GDVN) - Nếu vẫn giữ 100 triệu đồng / 2,45 tỷ đồng vốn điều lệ, cổ đông mang tên Hồ Ngọc Đại đang có 4,08% cổ phần trong công ty bán sách công nghệ giáo dục độc quyền.
Trong bài viết trước, Bộ Giáo dục nên dừng o bế Giáo sư Đại, chấm dứt lấy ngân sách làm sách giáo khoa, chúng tôi đã phân tích mâu thuẫn trong tuyên bố của Giáo sư Hồ Ngọc Đại "tặng bản quyền" Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. [1]
Thứ nhất, tuyên bố này cho thấy dường như Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang có sự ngộ nhận về chủ sở hữu các kết quả đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo Luật Khoa học và Công nghệ, Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục và tất cả các sản phẩm của các đề tài nghiên cứu về công nghệ giáo dục mà thầy Đại và cộng sự tiến hành, sử dụng ngân sách nhà nước thì đều thuộc sở hữu nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là đại diện chủ sở hữu.
Thứ hai, tuyên bố này trái với thực tế việc sử dụng Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục và các tài liệu liên quan hiện nay, lại do một công ty tư nhân khai thác và mang về lợi nhuận không nhỏ cho một nhóm người từ việc bán sách độc quyền, khép kín.
Ảnh minh họa: VTV.vn. |
Trong bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục đặt vấn đề cần làm rõ nhóm lợi ích đang hưởng lợi từ bản quyền Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục.
Xin được lưu ý rằng, chúng tôi không bình luận về cách đánh vần theo Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, và thầy Đại cũng đã, đang có những giải thích khá chi tiết về việc này trên truyền thông.
Điều chúng tôi quan tâm là tiền bán sách chảy vào túi ai, vì đó là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân chúng bị cưỡng bách phải mua và không biết con mình đang bị thí điểm.
Doanh nghiệp sân sau?
Theo thông tin kết xuất từ Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngày 5/9/2018, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục là một doanh nghiệp tư nhân, đăng ký thành lập ngày 14/6/2010 tại Hà Nội.
Vốn điều lệ của công ty này là 20,2 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập chính:
Một là Công ty Cổ phần Sách giáo dục tại thành phố Hà Nội nắm 20 tỷ đồng, tỷ lệ 99%.
Tiền thân công ty này là Trung tâm phát hành sách tham khảo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hiện do một Phó tổng biên tập của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cổ đông sáng lập thứ 2 là ông Cấn Hữu Hải, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần sách giáo dục tại thành phố Hà Nội, cựu Giám đốc Công ty Cổ phần Sách dân tộc - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, góp vốn 100 triệu đồng, tỷ lệ 0,5%.
Cổ đông sáng lập thứ 3 có tên là Hồ Ngọc Đại, đăng ký hộ khẩu thường trú tại số 16B Nguyễn Biểu, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, góp vốn 100 triệu đồng, tỷ lệ 0,5%.
Ngày 20/12/2013 Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sách giáo dục tại thành phố Hà Nội quyết định thoái toàn bộ 20 tỷ đồng, tương 2.000.000 cổ phần đăng ký mua tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục;
VEPIC là sân sau của ai? |
Nhưng vốn thực góp là 1,1 tỷ đồng, tương ứng 110.000 cổ phần. Thời điểm chuyển nhượng cổ phiếu là ngày 1/1/2014. [2]
Theo văn bản số 780/NXBGDVN do ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ký ngày 19/6/2018 về việc báo cáo công bố thông tin năm 2017 thì:
Từ năm 2014 đến 2017, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ 51% vốn điều lệ Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục (1,25 tỷ đồng / 2,45 tỷ đồng). [3]
Chúng tôi không rõ, cổ đông sáng lập Hồ Ngọc Đại hiện nắm bao nhiêu cổ phần của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục.
Nhưng theo số liệu từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, vốn điều lệ của công ty này trong 4 năm qua (2014-2017) duy trì ở mức 2 tỷ 450 triệu đồng, khác rất xa số vốn điều lệ khi đăng ký thành lập.
Và nếu so với khả năng thu được tiền bán sách độc quyền và khép kín thông qua quản lý ngành dọc từ trường qua phòng, sở về thẳng công ty lên tới hơn 300 tỷ đồng [3], thì lời lãi của nó thật khủng khiếp.
Đó là chưa kể tới, hầu như doanh nghiệp này không mất 1 đồng nào cho quảng cáo, chi phí mặt bằng, nhân viên...Phải chăng các chi phí trung gian này sẽ được chia cho "hệ thống phân phối" nằm trong ngành giáo dục?
Nếu vị cổ đông có tên Hồ Ngọc Đại vẫn giữ 100 triệu đồng trong tổng số 2 tỷ 450 triệu đồng vốn điều lệ của công ty này, thì cổ đông này chiếm 4,08% cổ phần.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại trong lễ tổng kết triển khai tài liệu thí điểm Công nghệ giáo dục năm 2014, ảnh: nxbgd.vn. |
Tất nhiên đây chỉ là chữ "nếu" giả định, cụ thể con số này là bao nhiêu chỉ có người trong cuộc mới nắm rõ.
Thứ trưởng đỡ đầu, tiếp thị qua tổ chức ngành dọc khép kín
Trong bài viết trước, Vụ Tiểu học có phải sân sau của Giáo sư Đại, ai cứu học sinh thoát thí điểm?, chúng tôi đã nêu thông tin:
2 đời Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học là ông Lê Tiến Thành, ông Phạm Ngọc Định đã có công đầu với thầy Hồ Ngọc Đại trong việc chèn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục vào Dự án VNEN.
Ở đây chúng tôi xin nhắc lại một số mốc thời gian, ngõ hầu có thể giúp bạn đọc hình dung rõ hơn sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục với VNEN thành một hệ thống phân phối độc quyền và khép kín.
Thầy Hồ Ngọc Đại đã công khai tuyên bố rằng, ông được Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khi đương chức giúp đỡ triển khai đại trà Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục bằng cách dùng từ "thí điểm" để "lách luật".
Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục được quay trở lại nhà trường kể từ năm 2008 theo Quyết định số 6219/QĐ-BGDĐT ngày 14/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số tỉnh "tự nguyện".
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, năm 2008 tác giả mô hình Trường học mới Colombia đã tiếp cận Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại một hội nghị về giáo dục ở Philippines do Ngân hàng Thế giới tổ chức, để tiếp thị mô hình này. [5]
Còn theo báo cáo đánh giá tác động của mô hình VNEN do một nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới thực hiện, thì sự kiện tiếp thị mô hình trường học mới nói trên diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 9/2/2009 đến 12/2/2009 tại Cebu, Philippines. [6]
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chọn cách im lặng? |
Mô hình Trường học mới được nhập khẩu từ Colombia về thí điểm trong phạm vi hẹp tại Việt Nam từ năm học 2010-2011, thì tháng 6/2010 Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục được thành lập.
Năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo xin được viện trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD (và 3 triệu USD đối ứng từ ngân sách) để triển khai mở rộng thí điểm VNEN ra cả nước.
Lập tức Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được chèn vào dự án này và nhanh chóng lan theo VNEN.
Ngày 15/2/2012 Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển ký công văn số 607/BGDĐT-GDTH, gửi các sở giáo dục và đào tạo về việc đăng ký phương án dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục.
Công văn hướng dẫn rất chi tiết cách mua sách:
"Để chủ động trong công tác chỉ đạo, năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở Giáo dục và Đào tạo có nhu cầu áp dụng phương án dạy học Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục đăng kí cụ thể tổng số huyện, số trường, số lớp, số giáo viên, số học sinh tham gia.
Bản đăng kí gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Tiểu học) trước ngày 10/4/2012.
Để chuẩn bị tốt tài liệu phục vụ năm học 2012-2013, Bộ đề nghị các sở Giáo dục và Đào tạo chủ động liên hệ trực tiếp với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Trường Phổ thông Công nghệ giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Điện thoại 04 62816079) để mua tài liệu.
Đối với các vùng học sinh được cấp phát tài liệu học tập, kinh phí mua tài liệu được lấy từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục đào tạo năm 2012 đã phân bổ cho địa phương.
Chi tiết xin liên hệ với chuyên viên Trần Hải Toàn, Vụ Giáo dục Tiểu học, ĐT: 0438682356; 0913380079; mail: trantoan_edu@yahoo.com.vn."
Những quy luật bất thường qua 3 lần thay sách giáo khoa |
Ngày 25/2/2013, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký công văn số 1181/BGDĐT-GDTH gửi các sở về việc đăng ký dạy học theo Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục;
Nội dung chúng tôi trích dẫn phía trên được nhắc lại, chỉ thay thời gian năm học 2013-2014, hạn nộp báo cáo 10/4/2013.
Ngày 17/3/2014, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký công văn số 1277/BGDĐT-GDTH gửi các sở về việc đăng ký dạy học theo Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, cách mua sách có điều chỉnh chút ít:
Các sở có thể đăng ký với công ty sách và thiết bị giáo dục địa phương, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục Hà Nội hoặc cha mẹ học sinh tự mua.
Năm 2015, 2016 Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Phạm Ngọc Định ký công văn gửi các sở về việc đăng ký dạy học theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục;
Đó là công văn 1409/BGDĐT-GDTH ngày 26/3/2015 và công văn 1922/BGDĐT-GDTH ngày 29/4/2016.
Cách hướng dẫn mua sách trong 2 công văn này giống công văn 1277/BGDĐT-GDTH mà Thứ trưởng Hiển ký năm 2014, với 3 phương án lựa chọn;
Nhưng trên thực tế cha mẹ học sinh hầu hết khó có thể mua được Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục cũng như sách VNEN ở các hiệu sách.
Với một hệ thống bán sách khép kín và đồng bộ như thế này, cha mẹ học sinh không có lựa chọn nào khác ngoài "tự nguyện" móc hầu bao.
Trước khi nghỉ hưu đúng 3 tháng, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển vẫn kịp ký công văn số 1296/BGDĐT-GDTH ngày 30/6/2016 gửi Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam ở tiểu học từ năm học 2016-2017.
Công văn có đoạn:
"Bộ sách giáo khoa của mô hình này sẽ được chỉnh lí, hoàn thiện để trở thành 1 trong những bộ sách giáo khoa phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng chính thức từ năm học 2018-2019, phù hợp với chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội". [7]
Tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết và ông Ngô Trần Ái, ai trung thực? |
Thế nên chẳng có gì lạ khi Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục có văn phòng đặt ngay tại tòa trụ sở của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội - đơn vị "được cho là trúng thầu" sách VNEN.
Câu hỏi chúng tôi xin đặt ra ở đây là, Giáo sư Hồ Ngọc Đại có cổ phần trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục hay không? Nếu có, thì thầy Đại và / hoặc người thân đang giữ bao nhiêu cổ phần?
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nguyên Vụ trưởng Lê Tiến Thành, nguyên Vụ trưởng Phạm Ngọc Định và người thân, có ai sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp tư nhân này không?
Các Phó vụ trưởng, các chuyên viên Vụ Giáo dục tiểu học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã và đang giúp thày Đại triển khai Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, có hưởng lợi gì từ doanh nghiệp này không?
Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến gì trước việc bản quyền các công trình nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước mà Bộ là chủ sở hữu, đang được sử dụng để kinh doanh, mang lại lợi ích cho một nhóm người?
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến đâu, trong việc để cán bộ và các đơn vị thành viên tham gia vào hệ thống tiếp thị và cung ứng độc quyền tài liệu sử dụng như sách giáo khoa (VNEN, Công nghệ giáo dục)?
Nguồn:
[1]https://www.youtube.com/watch?v=9U3yqMZhb3g
[2]http://s.cafef.vn/ebs-123324/ebs-thoai-von-tai-cong-ty-con-la-cong-ty-cp-dau-tu-va-pt-truong-cong-nghe-giao-duc.chn
[3]https://drive.google.com/file/d/1KOA70HbF3khS0Y6GTIHHDNayjTpA-SeT/view
[4]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dan-phai-bo-hang-tram-ty-dong-moi-nam-nuoi-cach-danh-van-la-post189349.gd
[5]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/VNEN--Rang-hay-cung-lam-dieu-hay-post170139.gd
[6]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ai-thau-cam-voi-hoc-tro-phu-huynh-o-lop-VNEN-post178245.gd
[7]http://bariavungtau.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=5532:1296bgdt-gdth&catid=77:personal-tech&Itemid=459
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post189640.gd
GS Hồ Ngọc Đại: Nếu có công nghệ giáo dục, 30 năm sau sẽ có một dân tộc khác
GS. Hồ Ngọc Đại: Chạy trường làm gì? Nơi trẻ học tốt nhất là gần nhàTrước đây, giáo dục nặng về dạy chữ thì giờ chuyển sang dạy làm ngườiHọc chữ mà không cần hiểu, khác nào ăn mà không cần hấp thụ?
Áp lực trong giáo dục là câu chuyện được đề cập khá nhiều tại Việt Nam. Chuyện thi cử, học hành, dạy thêm, học thêm đến chạy trường, chạy điểm… “nóng” từ mỗi gia đình trong các dịp nghỉ hè đến đầu năm học mới.
Với các gia đình có con bắt đầu lứa tuổi đến trường đầu cấp, áp lực này càng tăng gấp bội. Đằng sau mỗi mùa khai giảng năm học mới là biết bao lo lắng, chuẩn bị thậm chí là những cú sốc cho những em nhỏ hay chính phụ huynh.
Vậy làm thế nào để gỡ nút thắt của vấn đề này?
GS Hồ Ngọc Đại: Nếu có công nghệ giáo dục, 30 năm sau sẽ có một dân tộc khác |
Là người hơn một lần từ chối làm thứ trưởng Bộ GD&ĐT để được dành trọn tâm huyết cho Công nghệ giáo dục, mấy chục năm đã trôi qua, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại vẫn đau đáu với mong muốn làm sao để việc đi học của trẻ thực sự là niềm hạnh phúc.
Ngày 19/6 tại CGD Victory – Hệ thống trường Thực nghiệm thứ ba tại Hà Nội, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại cùng các chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế đã chia sẻ về tư tưởng và quan điểm giáo dục về chủ đề: "Trường học không áp lực – Đi học là hạnh phúc".
GS Hồ Ngọc Đại là người đưa ra khái niệm “công nghệ giáo dục” và triển khai ở Việt Nam với mô hình thực nghiệm ra đời từ năm 1978 (trường Thực nghiệm) tại Giảng Võ, Hà Nội.
Đến năm 1985, trường Thực nghiệm được phép mở rộng ra các tỉnh đăng ký triển khai. Năm 1990, đề tài quốc gia Công nghệ giáo dục được nghiệm thu, thành lập Trung tâm Công nghệ giáo dục.
GS. Hồ Ngọc Đại: Chạy trường làm gì? Nơi trẻ học tốt nhất là gần nhà
(GDVN) - GS.Hồ Ngọc Đại khẳng định: Hiện nay, phụ huynh “chạy trường, chạy lớp” không hề dựa vào tiêu chí nào mà tất cả là do nghe tin đồn.
|
Năm 1986, bộ sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ra đời, hiện nay được áp dụng đại trà với hơn 40 tỉnh thành lựa chọn.
Công nghệ giáo dục, hiểu theo một cách đơn giản nhất, là tổ chức công cuộc giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm chứ không phải thầy giáo.
Học là chơi chứ không phải quá trình vật lộn đau khổ. Học không có thi cử, không chấm điểm.
Giáo viên không được phép soạn giáo án. Người thầy mang kinh nghiệm cá nhân dạy học là tư duy cũ. Thầy cô hiện đại phải dùng công nghệ giáo dục.
Công nghệ này muốn thay thế nền giáo dục nhồi nhét, thầy đọc trò chép, về nhà thì học thêm và gò lưng luyện giải bài mẫu.
Ở nơi đó các em học sinh sẽ được giáo dục khoa học, phát triển tư duy song song với giáo dục lối sống, hình thành nhân cách cũng như kết hợp bồi dưỡng tâm hồn thông qua các môn nghệ thuật, năng khiếu, rèn luyện thể chất, và đặc biệt trau dồi ngoại ngữ - chìa khóa của công dân hội nhập toàn cầu.
Nếu có công nghệ giáo dục, 30 năm sau chúng ta sẽ có một dân tộc khác. |
Năm 2012, sự việc hàng loạt người dân thủ đô xếp hàng từ nửa đêm rồi xô đổ cánh cổng trường này để mong mua được một lá đơn cho con “ứng thí” vào lớp 1, thể hiện sự tin tưởng vào mô hình thực nghiệm.
Sau gần 40 năm nhìn lại mô hình này, GS Hồ Ngọc Đại cho biết, công nghệ giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc: Ai cũng học được; Học gì được nấy; Học đâu chắc đó.
Do vậy giúp học sinh đọc thông viết thạo, đúng chính tả, không thể tái mù chữ. Bất kỳ tiếng nào miễn là nghe được, nhắc lại được thì viết được.
Nếu học theo cách đó thì xong lớp 1 đọc thông viết thạo, hết lớp 2 viết thành câu, hết lớp 3 không bao giờ viết sai câu.
Bằng kinh nghiệm 46 năm liên tục nghiên cứu về giáo dục Tiểu học, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định, rõ ràng, trẻ em thế kỷ 21 đi xe hiện đại, sử dụng điện thoại di động hiện đại, sử dụng internet siêu tốc và máy vi tính hiện đại.
Một nền giáo dục tiên tiến phải thống nhất được mục tiêu và các chuẩn mực
(GDVN) - Trong điều kiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa rất cần có sự thống nhất về mục tiêu và các chuẩn mực, đó là thể hiện trình độ phát triển giáo dục.
|
Ngay cả đồ chơi và trò chơi chúng cũng không còn chơi những đồ chơi và trò chơi của các thế kỉ trước.
Do đó, chúng rất cần được hưởng nền giáo dục hiện đại, nội dung hiện đại, phương pháp hiện đại thì ngược lại, chúng đang bị "nhồi nhét" kiến thức theo phương cách cũ.
“Bây giờ trẻ em hiện đại có những cái bố mẹ, ông bà nó chưa có. Bạn mua cái tivi về bố mẹ đang loay hoay thì nó xong rồi.
Ngày xưa, học Tiếng Việt lớp 1 là để xóa nạn mù chữ và chỉ có 5% dân cư đi học để làm ông này ông nọ. Bây giờ 100% dân cư đi học.
Ngày trước 95% dân cư không đi học vẫn sống bình thường. Ngày nay 100% dân cư muốn sống bình thường phải đi học.
Và khi 100% dân cư đi học thì buộc giáo dục phải có công nghệ, có phương pháp giáo dục đổi mới” – GS. Hồ Ngọc Đại lý giải.
“Nếu có người hỏi phương pháp giáo dục của tôi khác thế nào, tôi sẽ trả lời: Họ dạy một lớp 30 học sinh còn tôi dạy 30 học sinh trong một lớp.
Tôi dạy từng trẻ một, tôn trọng quyền cá nhân của các em. Mỗi học sinh đều có cuộc sống, hạnh phúc và đau khổ riêng”, GS Hồ Ngọc Đại nói.
Chỉ có cách dựa vào giáo dục hiện đại để dạy từng trẻ một, chúng ta mới có hy vọng vài ba năm nữa sẽ có một thế hệ tài năng.
Khi làm đúng công nghệ thì sẽ cho ra sản phẩm tất yếu. Để xây dựng nền giáo dục hiện đại cần tạo ra phương pháp mới mà ai cũng học được và học đến đâu được đến đó. Và nếu có công nghệ giáo dục, 30 năm sau chúng ta sẽ có một dân tộc khác.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GS-Ho-Ngoc-Dai-Neu-co-cong-nghe-giao-duc-30-nam-sau-se-co-mot-dan-toc-khac-post168814.gd
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng phản biện GS. Hồ Ngọc Đại về công nghệ giáo dục
(GDVN) - Giáo sư Châu được gia đình cho ra học trường khác sau một thời gian thấy học ở trường thực nghiệm không đạt kết quả tốt về môn toán...
Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại và sự im lặng khó hiểu của giới chuyên mônLàm thế nào để sách của GS. Hồ Ngọc Đại vào được nhà trường?
LTS: Sau bài viết "Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại và sự im lặng khó hiểu của giới chuyên môn", Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài phản biện Giáo sư Hồ Ngọc Đại về giáo dục từ Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Viện trưởng Viện toán lý thuyết - Viện Toán học Toulouse - Cộng hòa Pháp, Giáo sư Đại Học Toulouse.
Được biết Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng từng là học sinh Việt Nam trẻ nhất đạt Huy chương vàng Toán Quốc tế năm ông 14 tuổi rưỡi. Ông được phong Giáo sư Toán tại Đại học Toulouse năm 32 tuổi. Năm 2015, Chính phủ Pháp phong ông làm Giáo sư ngoại hạng.
Loạt bài phản biện Giáo sư Hồ Ngọc Đại về giáo dục đã được Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng viết từ năm 2012, bao gồm 6 phần.
Nay để rộng đường dư luận và góp thêm tiếng nói bàn bạc vấn đề dư luận các nhà giáo, phụ huynh và học sinh Việt Nam đang quan tâm liên quan đến Công nghệ giáo dục và sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng gửi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng 6 nội dung phản biện của ông.
Tòa soạn trân trọng gửi đến quý bạn đọc lần lượt 6 vấn đề Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng phản biện Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Văn phong và nội dung bài viết phản ánh nhận thức, quan điểm của tác giả, tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.
GS.Hồ Ngọc Đại là một người cả đời nghiên cứu về giáo dục, nên ắt hẳn phải thâm hiểu hơn tôi nhiều về triết lý giáo dục.
Tuy nhiên, có một số tư tưởng của ông liên quan đến những vấn đề cơ bản của giáo dục làm tôi rất băn khoăn, nên muốn đem ra đây bàn cãi.
Phần 1: Từ trừu tượng đến cụ thể hay là từ cụ thể đến trừu tượng?
Một trong các phương châm của GS.Hồ Ngọc Đại “từ trừu tượng đến cụ thể”. (Phương châm này thể hiện khá rõ trong chương trình lớp 1 “công nghệ giáo dục” về toán và tiếng Việt của Hồ Ngọc Đại, mà tôi sẽ bàn phía dưới).
Ví dụ, trong bài “Giải pháp phát triển giáo dục: từ góc nhìn nghiệp vụ sư phạm” [1] có đoạn:
"Một. Nguyên tắc phát triển. Môn học thiết kế theo lôgích nội tại của Hệ thống khái niệm khoa học, tôn trọng sự phát triển tự nhiên của Đối tượng, không có sự cưỡng bức từ ngoài.
Sự phát triển này sẽ là tối ưu, nếu quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ đơn giản đến phức tạp…"
“Từ đơn giản đến phức tạp” thì đúng quá rồi, vì phải có các yếu tố đơn giản mới hợp lại thành phức tạp được.
Nhưng tại sao lại “từ trừu tượng đến cụ thể, từ chung đến riêng”?!
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng. |
Theo tôi thì ngược lại mới đúng, tức là phải đi từ riêng đến chung, đi từ cụ thể đến trừu tượng, mới là quá trình học tự nhiên.
Nhiều khi “khái niệm trừu tượng” chỉ là cái vỏ, có hay không không quan trọng bằng cái ruột bên trong ra sao.
Khi có “ruột” rồi mới cần “vỏ” để “đóng gói” lại cho “ngăn nắp” chứ toàn vỏ không mà rỗng ruột thì chẳng để làm gì.
Khi tôi nói chuyện với các SV ngành toán, có nhận thấy rằng nhiều bạn thông minh nhưng hổng kiến thức cơ bản, chính vì học một cách quá trừu tượng mà thiếu ví dụ cụ thể.
Ví dụ như học giải tích hàm với các không gian rất trừu tượng, nhưng không viết được công thức Parceval cho chuỗi Fourier.
Không phải vô cớ mà Albert Einstein từng nói: Dạy học bằng ví dụ không phải là “một cách dạy học” mà là “cách duy nhất để dạy học”.
Chắc GS.Hồ Ngọc Đại sẽ đồng ý rằng các kiến thức về thần kinh học (neuroscience) giúp ích rất lớn cho các ngành khác như tâm lý học và giáo dục học.
Theo hiểu biết hạn chế của tôi, thì hệ thần kinh gồm có các tế bào thần kinh được nối với nhau bởi các “dây nối” chằng chịt thành một mạng (hình dung tương tự như mạng internet).
Thông tin chứa đựng trong một cụm tế bào thần kinh càng dễ được kích hoạt nếu cụm tế bào đó càng có nhiều dây nối đến các tế bào khác.
Khi con người học một khái niệm hay bất cứ một cái gì đó mới, thì hệ thần kinh ghi nhớ lại khái niệm đó vào trong một cụm tế bào thần kinh, và tạo cầu nối từ cụm tế bào đó đến các tế bào khác.
Để tạo được các cầu nối tức là phải nhận ra được các sự liên quan.
Một khái niệm trừu tượng khi vào não phải có được những cái gì đó đã có trong não để “bám víu” vào qua các cầu nối, thì mới giữ lại được và dùng được chứ không thì dễ bị quên đi hoặc tốn chỗ vô ích.
Những ví dụ cụ thể dễ hiểu và những khái niệm đã quen thuộc chính là những thứ để khái niệm trừu tượng mới bám vào.
Có cần dạy “toán cao cấp” cho học sinh cấp 1?
GS.Hồ Ngọc Đại tự hào về việc dạy “toán hiện đại, cao cấp” cho học sinh cấp 1 ở trường thực nghiệm. Ví dụ, bài báo “Nhiều phụ huynh chẳng hiểu gì về trường thực nghiệm” [2] có đoạn:
"Trẻ con lớp 1 ở trường Thực nghiệm được học tiếng Việt, toán hiện đại, cao cấp. Hiện đại không có nghĩa là nửa vời mà là tư duy hiện đại, tư duy theo cách làm việc và cũng cần xác định tư duy cái gì, làm việc cái gì là tốt và xứng đáng nhất với trẻ con."
Các từ “hiện đại, cao cấp” ở đây có thể gây cho một số người hiểu nhầm là trẻ em cấp 1 có thể học được toán cao cấp thật. (Có là thần đồng toán học thời nay như Terrence Tao cũng không giỏi đến mức vậy).
Nói một cách chính xác hơn, thì “toán hiện đại, cao cấp” của GS.Hồ Ngọc Đại chủ yếu là đưa một ngôn ngữ toán học trừu tượng vào cho học sinh cấp 1 học, chứ thực ra không có kiến thức “cao cấp” ở đó.
Nếu chúng ta bỏ một cái xe đạp 3 bánh cho trẻ con vào 1 cái vỏ thùng xe máy, thì không vì thế mà xe đạp 3 bánh biến thành xe máy.
Một “kiện hàng” mà “vỏ” quá nặng thì “ruột” bị nhẹ đi.
Tôi e là khi học sinh lớp 1 mất quá nhiều thời gian vào việc “tiêu hóa” ngôn ngữ toán học hình thức, thì thời gian dành cho việc học những khái niệm cơ bản nhất của toán học lại bị giảm đi, dẫn đến hổng kiến thức cơ bản.
Và kết quả môn toán của các học sinh học chương trình thực nghiệm của GS.Hồ Ngọc Đại cũng không lấy gì làm khả quan lắm, như bài báo “Trường thực nghiệm: hóa ra là …” [3] phản ảnh.
GS Ngô Bảo Châu hay được lấy làm ví dụ về sự thành công của trường thực nghiệm, nhưng có một chi tiết mà báo chí bỏ qua.
Đó là Giáo sư Châu được gia đình cho ra học trường khác sau một thời gian thấy học ở trường thực nghiệm không đạt kết quả tốt về môn toán.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, luôn cần làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, chứ mấy khi sử dụng các thuật ngữ trừu tượng như “phần bù của tập hợp A trong tập hợp B”.
Trẻ em không dùng ngôn ngữ trừu tượng như là “phần bù của tập hợp A trong tập hợp B” thì không có nghĩa là không biết làm phép toán đó.
Mà chỉ có nghĩa là nó suy luận một cách cụ thể hơn, trực tiếp hơn, không cần phải qua cái “vỏ” trừu tượng hình thức hóa đó.
Ngôn ngữ trừu tượng hình thức trong toán học là cần thiết ở những mức độ nào đó, nhưng lạm dụng nó thì chỉ làm cho mọi thức trở nên rối rắm phức tạp mà không đi vào bản chất vấn đề.
Ông V.I. Arnold có viết mô tả những người bị “mắc bệnh hình thức” trong toán học đại loại như sau:
Thay vì nói “Vova rửa tay” thì người ta nói “có một tập hợp các trạng thái tay của Vova gồm có các phần tử là …, có một thời điểm T mà trước thời điểm đó tay Vova ở trạng thái bẩn, sau thời điểm đó trở thành trạng thái sạch, v.v.”
(Nghe nói ông Kolmogorov thời thế kỷ 20 cũng mắc sai lầm đưa lý thuyết hình thức về tập hợp vào dạy đại trà cho trẻ nhỏ ở Nga nhưng rồi phải bỏ sau khi bị la ó phản đối?)
Tất nhiên, khi xã hội thay đổi, hiện đại lên, thì việc dạy các môn học cũng cần hiện đại lên theo. Nhưng “hiện đại” và “hình thức” là hai thứ hoàn toàn khác biệt.
Trong thế giới hiện đại, học sinh có thể được trang bị một cái “cặp điện tử” chỉ nặng có 1kg mà vừa viết, vừa vẽ, vừa đọc, v.v. được trên đó thay vì một cái cặp với đống sách vở giấy bút nặng chình chịch.
Nhưng khi học chúng vẫn cần phải đi lên từ những cái cụ thể, quen thuộc rồi mới hiểu được các thứ hình thức trừu tượng.
Tài liệu tham khảo:
GS.Nguyễn Tiến Dũng
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post171744.gd
. Năm 2015
TRẦN HƯƠNG GIANG
07:35 28/09/15
(GDVN) - Những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục hãy xem xét lại nội dung của chương trình Giáo dục công nghệ trước khi áp dụng trên diện rộng như hiện nay.
Phân dạy chéo ban, giáo viên mệt mỏi, học sinh mất hứng thú học tậpThầy Văn Như Cương: "Biển học mênh mông, sách vở chỉ là vùng biển gần bờ"Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm vụ “sách dạy học sinh đi trên thủy tinh”Nhìn nhận những than phiền của người dân và sự nỗ lực của ngành giáo dục
LTS: Khi đọc bộ sách Tiếng Việt lớp 1 – chương trình Giáo dục công nghệ của ông Hồ Ngọc Đại đang được phổ cập ở 40 tỉnh thành, tác giả Trần Hương Giang gửi thư tới những người làm trong ngành giáo dục.
Bức thư này, phải nói là chứa nhiều nước mắt và sự lo lắng cao độ cho tương lai của mọi người...
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả.
Kính gửi: Những người làm trong ngành giáo dục
Tôi chỉ là một người công nhân bình thường và cũng là một người mẹ. Con tôi năm nay bước vào lớp 1, bắt đầu làm quen với con chữ và đó cũng là hành trang mà cháu sẽ mang theo trong suốt cuộc đời.
Vâng, chính bởi vậy tôi luôn nhất trí với quan điểm của các nhà lãnh đạo rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” hay “Giáo dục là nền tảng của mỗi quốc gia” .
Trước những trọng trách như vậy thì những người làm trong ngành giáo dục cũng phải chịu sức ép vô cùng lớn. Tôi hết sức thông cảm với điều đó.
Tôi cũng hiểu rằng để có được như ngày nay chúng ta phải trải qua biết bao cuộc cải cách, đó là thành quả đóng góp của biết bao người tâm huyết với ngành giáo dục nước nhà.
Và hiện nay thế hệ con tôi cũng đang phải tiếp tục đối mặt với những cuộc cải cách mới.
Không xem quảng cáo… đừng đọc báo |
Phải có cải cách thì xã hội mới tiến bộ vì cải cách là sửa đổi cái cũ đã trở thành lạc hậu để cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện tại và định hướng cho tương lai. Tôi hoàn toàn ủng hộ điều đó.
Nhưng khi đọc bộ sách Tiếng Việt lớp 1 – chương trình Giáo dục công nghệ của ông Hồ Ngọc Đại mà nhà trường đang dạy con tôi (theo thông tin tôi tìm hiểu được thì cả nước hiện nay có khoảng 40 tỉnh thành đang được phổ cập chương trình này, trong đó có Hải Phòng), tôi nhận thấy những vấn đề sau:
- Ý nghĩa của nhiều từ ngữ trong sách không phù hợp với lứa tuổi Tiểu học.
Đặc biệt nội dung một số câu chuyện không mang tính giáo dục, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển đạo đức, trí tuệ và hình thành nhân cách của trẻ.
- Nhiều nội dung mâu thuẫn với những điều mà Luật Giáo dục quy định. Cụ thể:
I. Dùng từ không mang tính phổ thông, không thống nhất, nhiều từ không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông.
Điều này mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11:
“1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học”.
Và khoản 2 Điều 6 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung số 44/2009/QH12: “2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý...”
1. Trong một câu vừa dùng từ “mẹ” vừa dùng từ “má” khiến các cháu khó hiểu:
VD: Má là chị dì Na / Bà là mẹ cả má, cả dì Na. (tr43-Tiếng Việt 1-tập 1).
2. Cùng đề cập đến bãi biển nhưng lúc thì dùng từ “bể”, lúc thì “biển”. Trong từ điển tiếng Việt phổ thông chỉ giải nghĩa từ “bể” trong : bể bơi, bể phốt.
VD: Hè cả nhà đi bể nghỉ... (tr47-Tiếng Việt 1-tập 1)
...Bé Ngân đi nghỉ mát ở bể (tr29-Tiếng Việt 1-tập 2)
Biển Nha Trang... (tr71-Tiếng Việt 1-tập 2)
3. Cùng nói về con gà lúc thì dùng từ “cô”, lúc thì “nó” làm các cháu khó hiểu dễ nhầm lẫn:
VD: Bố mẹ ra phố, Nga ở nhà nghe ra-đi-ô. Ra-đi-ô rè rè, Nga bỏ ra hè. Ồ, ở ổ rạ có cô gà ri. A, nó đã đẻ. (tr55-Tiếng Việt 1-tập 1).
4. Nhiều từ mang tính chất địa phương, không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông:
VD: chú ỉ (tr69-Tiếng Việt 1-tập 1).
Giô ra, dô ra, vô ra , vỏ xe (tr72-Tiếng Việt 1-tập 1).
Sắp nhỏ các nhà lân cận... (tr39-Tiếng Việt 1-tập 2).
Ghe ngo (tr5-Tiếng Việt 1-tập 2)
5. Câu văn miêu tả hành động không phù hợp với không gian ngoài bãi biển.
II. Dùng những từ ngữ, đoạn văn gợi cho trẻ liên tưởng đến những hình ảnh - hành động - thái độ tiêu cực, tạo cho trẻ tâm lí nặng nề, bị ám ảnh bởi những hành động – thái độ đó.
Nhiều cụm từ khó hiểu, không mang tính chất giáo dục, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Điều này mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Giáo dục số 38/2005/QH11: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ...”.
Và khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục số 38/2005/QH11: “2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
1. Cụm từ “Thu đủ bù chi” (tr4-Tiếng Việt 1-tập 2): nội dung không phù hợp với trẻ lớp 1
2. kề cà / cò kè /ghe ngo/ Cứ kể cà kê (tr5-Tiếng Việt 1-tập 2).
kề cà: để mất nhiều thì giờ về những việc không quan trọng.
cò kè: có nghĩa là nài thêm bớt từng chút một khi mặc cả.
ghe ngo: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông.
cà kê: dài dòng hết chuyện này sang chuyện khác.
Trang 29 sách Tiếng Việt 1 – tập 1 có viết: Bé kể cà kê. Bà để bé kể, bà chả chê bé.
3. lúy túy/xúy xóa/quỵ lụy/dĩ hòa vi quý (tr14,15-Tiếng Việt 1-tập 2).
lúy túy/xúy xóa : không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông.
quỵ lụy: tự hạ mình chịu nhục trước người khác để cầu xin, nhờ vả.
dĩ hòa vi quý: coi sự hòa thuận êm ấm là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuê xoa, không phân biệt phải trái (khó hiểu đối với các cháu).
4. bạt ngàn man dã (tr21-Tiếng Việt 1-tập 2).
bạt ngàn: nhiều vô kể và trên một diện rất rộng.
man dã ~man dại~dã man: tàn ác theo lối loại thú, hết sức vô nhân đạo.
(Vậy nên giải thích ý nghĩa của cụm từ này cho các cháu thế nào? Có cần thiết phải đưa vào sách lớp 1 không?).
5. sàm sỡ (tr31-Tiếng Việt 1-tập 2)
sàm sỡ: (tt) đến mức gần như thô bỉ trong quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ
thô bỉ: là thô lỗ và bỉ ổi, đáng khinh.
6. chằm chặp/nhắm mắt làm ngơ (tr32-Tiếng Việt 1-tập 2)
chằm chặp~ chằm chằm: (cách nhìn) chăm chú, thẳng và lâu, không chớp mắt, thường có ý dò xét (hành vi thiếu lịch sự)
nhắm mắt làm ngơ: làm như không biết gì cả về một sự việc có thật đang diễn ra trước mắt.( cách tự lừa dối mình)
Bộ Giáo dục nên dừng o bế Giáo sư Đại, chấm dứt lấy ngân sách làm sách giáo khoa |
7. nhăm nhe/lăm le/trăm thứ bà giằn (tr33-Tiếng Việt 1-tập 2)
nhăm nhe~lăm le: có ý định và sẵn sàng, chỉ chờ có cơ hội là làm ngay (việc gì đó với ý đồ không tốt).
trăm thứ bà giằn : nhiều thứ linh tinh, lôi thôi.
8. câng cấc/xấc lấc/tâng hẩng (tr41-Tiếng Việt 1-tập 2).
câng: (tt) trơ lì và vênh váo, tỏ ra bướng bỉnh, trông rất đáng ghét
xấc: (tt) thiếu lễ độ, khinh thường người khác
tâng hẩng: (từ địa phương) chưng hửng
(cách biểu hiện những thái độ của những kẻ vô học)
9. cà rịch cà tàng (tr47-Tiếng Việt 1-tập 2): không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông.
10. xập xí xập ngầu (tr55-Tiếng Việt 1-tập 2).
- mười bốn mười năm, tiếng Quảng Đông Trung Quốc
- làm nhập nhằng để gian lận (Phương ngữ, Thông tục).
11. xiết nợ/nghiệt ngã (tr70,71-Tiếng Việt 1-tập 2)
xiết nợ: lấy của người khác, bất kể đồng ý hay không, để trừ vào nợ.
nghiệt ngã: khắt khe đến mức gắt gao, khó chịu đựng nổi.
12. Què quặt/quá quắt/ngoa ngoắt/quằn quặt (tr86, 87-Tiếng Việt 1-tập 2)
ngoa ngoắt: ngoa và lắm lời một cách quá quắt, hỗn hào
quằn quặt: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông
13. Ghen ghét/bèn bẹt/kèn cựa (tr90,91-Tiếng Việt 1-tập 2)
Ghen ghét : do ghen tị mà sinh ra ghét
kèn cựa : ghen tức với người khác về địa vị, quyền lợi và thường tìm cách dìm họ để giành phần hơn cho mình
(không giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ mà từ nhỏ đã được biết thế nào là kèn cựa, ghen ghét thì liệu có thành người tử tế được không?)
14. Xoen xoét/toèn toẹt (tr94-Tiếng Việt 1-tập 2)
Xoen xoét: từ gợi tả lối nói luôn mồm (thường là những điều không thành thực) một cách dễ dàng, trơn tru như không biết ngượng.
toèn toẹt : từ mô phỏng tiếng nhổ hoặc tiếng hất nước mạnh, (làm việc gì) một cách dứt khoát, thẳng thắn, không cần lưỡng lự, giữ gìn (hàm ý coi thường người khác, ví dụ : Nói toẹt ra trước mặt).
15. Ăn quỵt/suỵt chó/hàng thịt nguýt hàng cá (tr97-Tiếng Việt 1-tập 2).
Ăn quỵt : cố tình ăn không, lấy không, không chịu trả cái lẽ ra phải trả
hàng thịt nguýt hàng cá: đây là thái độ của những người làm ăn buôn bán kèn cựa nhau, không phù hợp đưa vào trường học để giáo dục trẻ em.
16. Mồm loa mép giải (tr107-Tiếng Việt 1-tập 2) : to tiếng và lắm lời, nói át cả người khác (hàm ý chê)
17. Hùng hục (tr114-Tiếng Việt 1-tập 2) (làm việc gì) dốc toàn bộ sức ra để làm nhưng thiếu suy nghĩ, tính toán.
18. Quýt làm cam chịu/hứa hươu hứa vượn (tr129,130-Tiếng Việt 1-tập 2).
Quýt làm cam chịu : ví trường hợp kẻ này gây nên lỗi lầm, sai trái nhưng người khác (thường là người thân thiết, gần gũi) lại phải gánh chịu hậu quả.
hứa hươu hứa vượn: hứa rất nhiều nhưng không thực hiện lời hứa.
19. Oái oăm/quằm quặp/khuýp khuỳm khuỵp (tr132-Tiếng Việt 1-tập 2)
Oái oăm: trái với bình thường một cách kì quặc
quằm quặp: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông
khuýp khuỳm khuỵp: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông.
Nếu có thì dùng trong hoàn cảnh nào?
20. Huyễn hoặc (tr133-Tiếng Việt 1-tập 2)
huyễn hoặc: làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn, tin vào những điều không có thật hoặc có tính chất mê tín.
Ví dụ: tự huyễn hoặc mình/dùng những chuyện kì bí để huyễn hoặc người khác
21. Quyềnh quàng/huyếch hoác (tr136-Tiếng Việt 1-tập 2).
Quyềnh quàng: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông
huyếch hoác: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông
22. Câu chuyện “Mụ phù thủy”: làm trẻ bị ám ảnh bởi những điều không có thực (tr15-Tiếng Việt 1-tập 2)
23. Câu chuyện “Vẽ gì khó”: (tr63-Tiếng Việt 1-tập 2)
- Tạo cho trẻ có tâm lí tự ti, sợ bị chê khi làm những việc thiết thực, có những chuẩn mực cụ thể :
“Chó, trâu quanh năm ngày tháng ai chẳng thấy, vẽ sai bị chê ngay.”
- Khuyến khích trẻ làm những việc không có thực, mọi người không biết để không bị góp ý, phê bình:
“Ma quỷ đã ai thấy bao giờ, thích thế nào thì vẽ thế ấy, ai dám hoạnh họe”
hoạnh họe: bắt bẻ điều này điều nọ để ra oai, làm khó dễ cho người khác
24. Câu chuyện “Quả bứa”: (tr87-Tiếng Việt 1-tập 2)
- Người lớn hành xử thiếu văn hóa, ngôn từ thô tục, cần phải loại bỏ những hành động và ngôn từ này nếu muốn giáo dục các cháu thành người văn minh lịch sự.
Khi hai cháu tranh nhau quả bứa, cậu Cả phân xử bằng cách bổ quả bứa ra và nói: “Năm, mày thấy quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Sáu, mày nhặt quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Dành phần ruột trả thù lao cho quan tòa phân xử, của tao. Cậu cả vừa ăn vừa bỏ đi.”
25. Câu chuyện “Cá gỗ” (tr101-Tiếng Việt 1-tập 2)
- Không giáo dục các cháu yêu lao động để vươn lên khỏi cuộc sống nghèo đói, thiếu thốn mà dạy các cháu thích sự ảo tưởng, tự lừa dối chính bản thân mình.
Bà mẹ dặn các con: “Khi thích ăn hãy nhìn vào cá gỗ, mút mút mấy cái y như đang ăn cá thật vậy.”
- Nội dung không phù hợp với xã hội hiện nay.
26. Câu chuyện “Cháo rìu” (tr129-Tiếng Việt 1-tập 2)
- Không giáo dục các cháu có lòng tự trọng. Sẵn sàng dùng trí khôn vặt để lợi dụng người khác, làm lợi cho bản thân mình.
27. Câu chuyện “An Dương Vương” (tr16-Tiếng Việt 1-tập 3)
- Không giáo dục các cháu tính kiên trì, sáng tạo và tự học hỏi mà hướng các cháu có tư duy dựa dẫm ỉ lại vào người khác để đạt được mục đích của bản thân.
“An Dương Vương xây thành Cổ Loa mãi không xong. Sau nhờ Rùa Vàng giúp mới xây được.”
Tôi tự hỏi:
- Chúng ta có cần thiết phải đưa những từ ngữ thiếu trong sáng làm vẩn đục tâm hồn thơ ngây của chúng như vậy không?
- Chúng ta có thể mong các con thành người tử tế qua những câu chuyện không có tính giáo dục như vậy không?
- Đọc thông viết thạo để làm gì nếu không hiểu ý nghĩa của điều mình đang đọc hay viết?
- Nắm chắc ngữ pháp để làm gì trong khi đạo đức và nhân cách phát triển sai lệch?
- Nếu rèn luyện kỹ năng vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn thì liệu có đảm bảo cho các con phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ ... theo khoản 2 Điều 28 của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 không?
- Nếu nội dung học như vậy thì liệu có đảm bảo tính kế thừa giữa các cấp học; liệu có bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế theo như khoản 2 Điều 6 của Luật giáo dục sửa đổi bổ sung số 44/2009/QH12 không?
- Nếu cứ tiếp tục được truyền dạy những kiến thức như vậy, liệu các con có thể hình thành và phát triển các phẩm chất theo mục 1 - Điều 9 của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT:
Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai;
Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn; để giáo viên có thể đánh giá các con hay không?
Vụ Tiểu học có phải sân sau của Giáo sư Đại, ai cứu học sinh thoát thí điểm? |
Vì tương lai của chính chúng ta, người lớn chúng ta hãy nghiêm túc nhìn lại mình và tự cải cách mình ngay lúc này. Hãy làm gương để chính con em mình noi theo. Hãy tôn trọng và lắng nghe những nguyện vọng của lớp trẻ.
Những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục hãy xem xét lại nội dung của chương trình Giáo dục công nghệ trước khi áp dụng trên diện rộng như hiện nay.
Đừng biến các cháu thành vật thí nghiệm vô giá...trị nữa mà tội nghiệp các cháu. Xin các vị hãy nghĩ lại đi. Làm ơn hãy vì tương lai con em chúng tôi, dù chỉ một chút thôi.
Có thể những ý kiến của tôi chưa chắc đã được các vị quan tâm nhưng nếu không lên tiếng thì tôi thực sự cảm thấy xấu hổ với chính mình, với con tôi.
Nếu không lên tiếng thì có lẽ tôi đã mắc bệnh nan y “có mắt như mù, có tai như điếc, có mồm như câm”
Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của những người quan tâm tới giáo dục.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn riêng của tác giả.
Trần Hương Giang
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post162071.gd
. Năm 2013
Ngô Bảo Châu cho biết đã bỏ ngang việc học ở trường thực nghiệm do ông bố không muốn cho học tiếp, để chuyển sang trường khác.
GS Ngô Bảo Châu: Tôi thích học vẽ trước học Toán
14:08 12/03/2013Đó là chia sẻ của Giáo sư Ngô Bảo Châu trong dịp về Việt Nam tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á.
Trong chuyến thăm này, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu sẽ có bài giảng về chủ đề “Phương pháp học tập” cho sinh viên các trường đại học.
- Xin Giáo sư cho biết, cảm xúc của mình khi tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối- Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á trong đó có cuộc nói chuyện với sinh viên các trường đại học tại Việt Nam?
- Tôi cảm thấy rất vinh dự được tham gia chuỗi sự kiện “Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á.
Đây là nguyên nhân để tôi suy nghĩ rất nhiều về bài nói chuyện về vấn đề “Học như thế nào”? Câu hỏi này khó quá khiến tôi suy nghĩ và muốn viết về vấn đề này nhiều lần rồi nhưng đều bị hoãn lại. Đây là lần cuối cùng bắt buộc phải viết, phải hoàn thành. Tất nhiên, kết quả ra sao thì các bạn sẽ đánh giá.
- Xin GS cho biết lịch làm việc cụ thể của ông trong đợt về Việt Nam lần này?
- Tôi về Việt Nam được một tuần rồi. Tuần đầu tôi làm việc ở Viện nghiên cứu cao cấp về Toán. Tôi đi vắng từ giữa tháng 9 năm ngoái cho đến bây giờ. Tất nhiên vẫn thường xuyên trao đổi anh chị em ở Viện về công việc.
Tuần này tôi làm việc theo chương trình của quỹ hòa bình Quốc tế. Tôi có buổi nói chuyện ở ĐH Bách khoa Hà Nội về chủ đề “Phương pháp học tập”. Ngày 15/3 tại ĐH Mở TPHCM, tôi cũng có cuộc gặp mặt học sinh trường Quốc tế Anh. Thứ bảy tới, tôi sẽ có một buổi nói chuyện với học sinh khiếm thị.
- Hiện nay, có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về nước? Tuy nhiên, thực sự để đảm bảo mức lương và chế độ đãi ngộ như nước ngoài thì ngân cách không thể lo nổi. Đó có phải là lý do các nhà khoa học và chuyên gia nước ngoài hạn chế về nước hay không, thưa GS?
- Cách đây vài năm có một khảo sát trên mạng rất hay hỏi ý kiến các bạn đang làm tại Mỹ và châu Âu là các nhà khoa học trẻ: “Yếu tố gì quan trọng nhất để quay lại làm việc ở Việt Nam”.
Câu trả lời không hoàn toàn giống như câu hỏi trên. Thu nhập là một trong những yếu tố. Kết quả khảo sát thì thu nhập đứng thứ ba chứ không phải đứng đầu tiên. Hai yếu tố đầu là môi trường làm việc và khả năng thăng tiến trong công việc (khác với thăng tiến trong thu nhập).
Tuy nhiên, tôi nghĩ ý kiến này phản ảnh đúng tâm tư của các bạn trẻ làm việc ở nước ngoài. Các bạn trẻ đang làm việc ở nước ngoài chưa có gia đình, chưa phải nhiều trách nhiệm với con cái thì vấn đề thu nhập không phải yếu tố đặc biệt lắm. Họ về mà sống một cuộc sống nghèo khổ thì không ai lựa chọn nhưng không nhất thiết đòi hỏi phải có cuộc sống giàu sang gì.
Cái họ cần là có điều kiện làm việc thực sự, làm khoa học, làm điều họ muốn không mất thời gian vào việc khác. Đấy là điều kiện làm việc, tức là họ có thể lao động chân chính trong lĩnh vực họ muốn và được quyền tự do làm công việc của họ, có điều kiện tập hợp bạn bè đồng nghiệp làm gì đó.
Nhưng thực tế cho thấy, một số bạn bè tôi, dưới tuổi tôi, nhiều người gặp nhiều khó khăn, rất nhanh chóng họ bị guồng vào cách làm việc hiện tại. Đương nhiên tôi không có chỉ trích cách làm việc. Nhưng rõ ràng, thời gian họ tập trung vào nghiên cứu khoa học, làm việc đơn thuần ít trong khi họ mất rất nhiều thời gian mà đáng ra họ không mất thời gian vào những việc đó.
- GS là người làm Toán nhưng cũng là người viết sách và trau chuốt câu từ của mình. Theo GS, văn học có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
- Tôi nghĩ là tất cả những người làm khoa học tự nhiên cũng như trong ngành nghệ thuật việc chăm chút câu từ là rất quan trọng. Trong mỗi phát ngôn, những cái mình viết ra tự đặt chuẩn, tự đòi hỏi nỗ lực lớn để ý kiến mình được diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc. Không dùng từ thừa, không dùng sáo từ.
Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng bạn đọc, tôn trọng người đối thoại với mình cũng là tôn trọng chính mình. Quan trọng nhất mà ít người để ý đến là cần cố gắng trong nỗ lực, nỗ lực bắt mình lựa chọn câu từ thích hợp, diễn đạt sáng sủa. Chính điều đó làm cho tư duy của mình sáng sủa, mạch lạc hơn. Ngôn ngữ của mình quyết định tư duy của mình, tự bằng lòng trong cách diễn đạt mập mờ, thì suy nghĩ của họ cũng không được.
- Từ khi đảm nhiệm vai trò ở viện nghiên cứu cao cấp về Toán. Xin Giáo sư chia sẻ về công việc cũng như dự án mà ông đang làm?
- Viện Cao cấp về Toán được nhà nước thành lập từ năm 2011 nhưng thực sự đi vào hoạt động từ năm 2012. Tuy còn non trẻ nhưng rất may mắn đội ngũ anh chị em làm việc ở Viện nghiêm túc, chuyên nghiệp và trơn tru. Khách ở trong nước và ngoài nước đến tham dự ở Viện đều tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng về cách làm việc ở đây.
Bản thân tôi rất là vui vì các bạn trẻ đang làm việc ở Viện rất hăng say, đang làm khoa học thực sự. Đối với chúng tôi đây là phần thưởng lớn cho những cố gắng trước đây của mình.
Tất nhiên, tôi có nhiều việc ở Viện và công việc bên ĐH Chicago. Tôi đảm nhận hai mảng việc lớn. Ở mảng hoạt động chuyên môn, ba tháng hè về tôi tổ chức một lớp học cho các em sinh viên năm cuối và giảng viên các trường đại học. Năm ngoái có gần 20 em đến từ khắp mọi miền đất nước do các khoa Toán của các trường cử các em lên học. Ngoài ra, có 5-7 em làm nghiên cứu ở nước ngoài, các em này rất khá. Các học viên làm việc từ sáng đến chiều, học, trao đổi cùng nhau. Có hôm tôi giảng bài, có hôm tôi giao sách vở để các em tự đọc, tự thảo luận với nhau. Các em sinh hoạt khoa học rất là vui. Năm nay tôi vẫn sẽ tổ chức như vậy.
Công việc về quản lý, tôi không tham gia vào trực tiếp. Việc này của GS Nguyễn Tuấn Hoa đảm nhiệm. Tôi chỉ đảm nhiệm mảng khoa học của Viện. Viện không có biên chế vĩnh viễn, các nhà khoa học chỉ đến làm việc ở Viện một thời gian ngắn, hàng năm ngày 15/3 là hạn chót để cho các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài cũng như trong nước gửi hồ sơ làm việc ở Viện. Họ đến Viện để làm đề tài gì, họ làm việc cùng với ai, sinh viên nào, muốn giáo sư nước ngoài nào làm việc với họ- đó là những điều kiện mà Viện có thể hỗ trợ các nhà khoa học ở Việt Nam.
Tôi là chủ tịch hội đồng khoa học và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Hội đồng khoa học gồm 15 người này sẽ thỏa luận tất cả những hồ sơ đó, loại ra những hồ sơ yếu, chọn hồ sơ tốt. Ngoài ra, tôi chủ động mời các anh chị em đang là chuyên gia ở nước ngoài để khuyến khích họ, tập hợp họ đến làm việc ở Viện.
- Điều gì thôi thúc GS đến với Toán học và ai là người mà ông ngưỡng mộ, yêu thích?
- Tôi thực sự không thích thú lắm với môn Toán, cũng thích nhưng không phải thích thú vì học ở trường thực nghiệm vui lắm. Lúc đó, tôi thích học vẽ hơn, học mỹ thuật, học vẽ bánh xe, về cơ chế chuyển lực. Rất thú vị.
Sau lên cấp 2, cụ thân sinh đi Liên Xô về không muốn tôi tiếp tục học ở trường thực nghiệm. Khi thi sang trường chuyên toán tôi bị trượt. Lúc đấy tôi khó chịu lắm, nghĩ lúc đó mình học rất giỏi lại thi trượt. Cũng nhờ một số thầy cô giáo bạn thân, bạn bè, học trò của bố tôi dạy thêm về Toán, lúc đó tôi mới bắt đầu tiếp xúc bài toán khó. Đặc điểm, đó là một trong những đặc điểm của các em học sinh thích môn toán, càng làm những bài toán khó càng thích. Vì nó khó nên càng thích toán hơn.
Hiện tại, người ta cứ nghĩ là cần phải làm nhẹ chương trình vì nặng quá. Tôi không đồng ý với việc giảm nhẹ chương trình. Sẽ rất sai lầm vì nhiều khi những cái khó, cái hóc búa làm trẻ em thích học hơn, nó có điều kiện chứng tỏ mình. Nếu cố tình làm việc học trở lên quá tẻ nhạt, đơn điệu, dễ dàng chẳng có cách gì học sinh thích học tập.
Người ảnh hưởng nhất đến tôi với tư cách nhà khoa học chính là người thầy giáo người Pháp của tôi là Giáo sư Gerard Laumon, người đã hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi. Thầy Laumon không có nhiều học sinh lắm, số lượng học sinh cũ của ông dưới 10 người, nhưng trong số nhóm học sinh của ông có một chị bây giờ trên 30 tuổi, lúc bạn ấy được nhận chức Giáo sư của ĐH Havard khi chưa ba mươi tuổi. Có lẽ, đó là một trong những giáo sư trẻ nhất của trường đó từ trước đến nay.
Bây giờ, tôi vẫn chưa biết thầy sắp xếp thời gian như thế nào. Mỗi lần tôi có việc gì gọi điện cho ông để hỏi chuyện, ông nói chuyện quá hai tiếng đồng hồ, mà không bao giờ cảm thấy thiếu thời gian. Ngay đến bây giờ, tôi và các bạn bè đã trưởng thành, ông vẫn thường xuyên, cứ một tháng gọi điện thoại một lần cho từng người một, hỏi xem có việc gì không, có chuyện gì buồn không? Đó là một con người tuyệt vời.
Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhà khoa học thứ năm đến Việt Nam trong khuôn khổ chương trình “Cầu nối” lần thứ 4 tại Đông Nam Á, sau chuyến thăm của các giáo sư đạt giải Nobel Kinh tế, Y học, Vật lý và Hóa học trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến 1/2013.
|
Theo Tiền Phong
https://news.zing.vn/gs-ngo-bao-chau-toi-thich-hoc-ve-truoc-hoc-toan-post307388.html
Thứ Năm, 10/08/2006 - 16:13
PGS. TSKH Nguyễn Kế Hào:
“Tôi từ chức vì bị đẩy đến bước đường cùng”
Dân trí Cách đây 5 năm, một sự kiện gây sự chú ý đặc biệt của dư luận là việc người đứng đầu ngành Tiểu học cả nước, PGS. TSKH Nguyễn Kế Hào, đột ngột xin từ chức với một câu nói nổi tiếng: “Tôi từ chức vì không muốn làm điều thất đức!?”...
Điều mà ông Vụ trưởng Vụ tiểu học khi đó cho là “thất đức” chính là Chương trình Tiểu học 2000, thực chất là sự lừa dối trẻ thơ của một số người nhằm trục lợi cá nhân. Ông có lẽ là quan chức đầu tiên của ta dũng cảm từ chức vì phản đối quyết định của cấp trên mà ông cho là sai lầm.
Năm năm không phải là quãng thời gian quá dài nhưng cũng đủ để chiêm nghiệm, nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách khách quan, thẳng thắn hơn. Nhất là giờ đây, ông đã có thể công khai những điều mà vào thời điểm đó ông không muốn và có thể là cả không dám nói. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông về sự kiện khá hy hữu trong lịch sử công chức Việt Nam này.
Tôi không thể vừa đá bóng, vừa thổi còi
Năm 2001, ông đã làm đơn xin từ chức. Nguyên nhân công khai thì đã nói nhiều. Nhưng đằng sau đó là gì? Liệu có lý do nào khác?
Tháng 2/2001, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành một quyết định điều động hầu hết thành viên Vụ Tiểu học tham gia với tư cách tác giả sách giáo khoa Chương trình Tiểu học 2000. Đây là một quyết định có tính pháp lý, đặt tôi vào thế đường cùng, chỉ có hai cách lựa chọn. Một là chấp hành sự phân công của Bộ, tham gia Chương trình Tiểu học 2000. Hai là không chấp hành phân công của lãnh đạo và khi đó, đương nhiên là phải từ chức. Và như bạn đã biết, vì lương tâm và lòng tự trọng, tôi đã chọn con đường thứ hai.
Vì sao khi đó, Bộ GD&ĐT lại có quyết định mà theo ông tức là “đẩy vào bước đường cùng” nhưng thực tế, nếu tham gia, ông sẽ rất có lợi?
Thứ nhất, ngay từ những ngày đầu, tôi đã phản đối quyết liệt vì dự án chương trình bộc lộ rất nhiều sai lầm về cả tư duy khoa học cũng như tính thực tiễn. Nó thực chất chỉ là phương tiện để một số người moi tiền của Nhà nước hơn là một công trình khoa học. Vì vậy, tôi là lực cản cuối cùng của dự án đó nhất là khi ấy tôi đang là Vụ trưởng Vụ Tiểu học nên với chương trình Tiểu học, tôi có tiếng nói nhất định.
Nếu tôi đồng ý tham gia, tức là tôi đồng ý với chương trình và chắc chắn sẽ có ai phản đối hay nói khác được. Và khi đó, với trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý toàn bộ ngành Tiểu học cả nước, tôi tham gia nghĩa là tôi “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Thứ hai, tôi biết nếu tham gia chương trình, tôi sẽ có danh vì được ghi tên là tác giả biên soạn sách và đương nhiên cùng với đó sẽ có nhiều lợi ích kinh tế khác.
Họ định “bịt miệng” tôi
PGS. TSKH Nguyễn Kế Hào sinh năm 1942 tại Vĩnh Phúc.
Năm 1961, là giáo viên cấp II.
Năm 1967, theo học tại Trường đại học Lômônôxốp (Nga).
Năm 1979, đi nghiên cứu sinh tại Viện hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên Xô.
Do bảo vệ xuất sắc luận án Phó tiến sĩ (bây giờ gọi là tiến sĩ), năm 1984 được trở lại Nga làm luận án tiến sĩ khoa học với tiêu đề:“Hình thành hoạt động học cho học sinh tiểu học”.
Năm 1994, được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD&ĐT) và năm 2001, làm đơn xin từ chức.
Ông cùng với một số nhà giáo dục cách tân như PGS.TS Hà Vĩ, PGS.TS Đặng Ngọc Diệp dưới sự chủ soái của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại khởi xướng ra “trường phái” giáo dục thực nghiệm ở nước ta.
|
Nhưng nếu nhận làm, ông sẽ có điều kiện để sửa chữa những điều mà ông cho là sai lầm của chương trình.
Không đơn giản như thế. Họ “nhả” cho tôi cái chức ấy với ý đồ dùng cả danh lẫn lợi để “bịt miệng” tôi, khiến tôi “há miệng mắc quai” mà phải im lặng. Còn tất cả, họ đã làm xong hết từ lâu rồi. Tôi chỉ có “nhiệm vụ” đều đều ký, đều đều nhận... tiền thôi.
Ngoài những lý do trên, liệu có còn nguyên nhân nào khác? Ví như sự ghen ghét ở ông chẳng hạn?
Không có sự ghen ghét đơn giản vì khi đó, tôi đã 59 tuổi, chỉ còn chưa đầy một năm nữa là nghỉ hưu. Ghen ghét mà làm gì? Tôi vốn là một thày giáo ở một vùng quê nghèo khó nên thấu hiểu những nỗi khốn khổ của các cháu học sinh. Mặt khác, khi đất nước có chiến tranh, nhiều bạn bè tôi ra trận rồi không trở về, trong đó có cả đứa em trai thân yêu của tôi. Còn tôi, là một trong số ít người được Đảng, Nhà nước cho đi du học ở Liên Xô 11 năm trời công phu và tốn kém. Tôi vô cùng biết ơn điều đó. Vì vậy, với trách nhiệm của một công dân với đất nước, người thầy với học trò, tôi không đang tâm làm điều thất đức đó.
Điều thất đức! Liệu ông có nặng lời?
Tôi không nghĩ chuyện nặng hay nhẹ. Vì sao không được dùng từ đó khi một số người vì những đồng tiền bất lương mà đang tâm lừa dối cả trẻ thơ? Đó là một tội ác. Cho nên chữ “thất đức” theo tôi là đích đáng và nói theo ngôn ngữ báo chí bây giờ thì “đúng người, đúng tội”.
Nếu tư lợi, dù chỉ vài ngày cũng cố tận hưởng
Dù lý giải bằng bất cứ lý do gì thì việc ông từ chức thực chất là đầu hàng, là sự trốn chạy?
Đó là do anh ở ngoài nhưng nếu vào địa vị tôi khi đó, có thể anh đã nghĩ khác. Ngay từ ngày đầu triển khai dự án, tôi đã tiên liệu sự thất bại. Bốn năm trời, khi thì phản đối nhẹ nhàng, khi thì quyết liệt trong nội bộ nhưng vẫn không hiệu quả vì tôi luôn là “thiểu số đúng”. Tôi từ chức không phải vì trốn chạy mà để bảo toàn danh dự, trong sạch lương tâm và hơn cả là có điều kiện công khai nói ra sự thật những điều mà khi còn có chức vụ, tôi không thể nói được và cũng không được phép nói.
Nhưng khi đó, có ý kiến cho rằng ông từ chức chẳng qua vì đã sát đến... tuổi nghỉ hưu?
Có chuyện đó à? Thế thì vui nhỉ! Nhưng nói để nhà báo hiểu, nếu tôi nhận quyết định đó thì có lẽ đến giờ tôi vẫn... yên vị. Vì nếu không làm Vụ trưởng, tôi sẽ được mời tham gia rất nhiều dự án. Với lại, nếu đã có tính tư lợi thì dù chỉ vài ngày cũng cố mà tận hưởng chứ đợi gì đến mấy tháng, một năm.
Tôi đã tiên liệu đúng
Nghĩa là bây giờ, nếu được quyết định lại, ông vẫn không thay đổi?
Không. Để đi đến quyết định này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Đây cũng là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Và đến bây giờ, tôi vẫn thấy khi đó, tôi đã hành động đúng.
Ngày đó ông nói chỉ sau 3 năm, Chương trình Tiểu học 2000 sẽ thất bại...?
Và tiên liệu của tôi đã đúng. Năm 2005, Đảng đã phải ban hành Nghị quyết 9 trong đó khẳng định: “Kiên quyết giảm hợp lý nội dung chương trình học cho phù hợp tâm sinh lý học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở”. Sau đó, Bộ GD&ĐT, đã phải giảm tải 15%.
Sau “sự kiện” đó, ông hiện nay đang làm gì?
Là cán bộ khoa học nên sau khi thôi quản lý, tôi về tham gia giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội đồng thời hướng dẫn luận văn cho các học viên sau đại học.
Một cơ hội để chấn hưng giáo dục
Bộ GD&ĐT đã có Bộ trưởng mới. Điều này có tạo cho ông sự hy vọng về những chuyển biến trong một ngành mà những năm qua luôn được coi là có nhiều bất ổn?
Tôi nghĩ điều rất may là thời gian qua, mọi sự yếu kém, bất hợp lý... của ngành GD&ĐT đã được bộc lộ hết. Nghĩa là nó đã phơi bày tất cả thực trạng nên không cần phải mất thời gian để rà soát, tìm hiểu nữa. Do đó, đây là cơ hội cho nhà lãnh đạo mới của ngành nhìn nhận được triệt để rồi từ đó, đề ra những giải pháp nhằm chấn hưng giáo dục.
Như vậy nghĩa là cần có một cuộc “cách mạng” trong giáo dục?
Tôi không nghĩ như vậy. Bản chất của giáo dục là kế thừa + ổn định + đổi mới = phát triển. Mọi sự “gây sốc” chỉ làm tổn hại đến sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Nếu không vì lợi riêng, sự việc rất đơn giản
Nhiều năm qua, ngành Giáo dục tỏ ra khá lúng túng. Nó giống như một con đê yếu, cứ bịt chỗ này thì lại bục chỗ khác? Phải chăng làm giáo dục là quá khó?
Tôi không nghĩ làm giáo dục là khó hay dễ. Cái gì cũng vậy, khó thì rất khó nhưng dễ lại rất dễ. Giai đoạn khó nhất của giáo dục nước nhà là sau khi giành độc lập năm 1945. Ngày đó, cả nước chỉ có khoảng 5% dân số biết chữ. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, chúng ta đã tiêu diệt thành công giặc dốt, nghĩa là về cơ bản, đã xóa mù cho toàn dân. Việc lớn như thế mà chúng ta đã từng làm được thì việc bây giờ có thấm tháp vào đâu?
Vậy chả lẽ bây giờ chúng ta kém cỏi? Và công việc giáo dục đã trở nên quá sức?
Tôi không nói kém cỏi nhưng trong số những người lãnh đạo ngành giáo dục, có một số ít người “hơi bị” kém tâm. Thật ra, mọi chuyện có vẻ to tát thế nhưng nếu như có thật tâm, không làm những điều thất đức vì những lợi ích cá nhân thì mọi việc rất sáng sủa và đơn giản.
Xin cám ơn ông!
Bùi Hoàng Tám
. Năm 1949 (bản dịch tiếng Việt năm 2018)
"
Lời người dịch
Sau khi đọc bản dịch tiếng Anh “The origin of the peculiarities of the Vietnamese alpabet” do Alexis Michaud dịch[1] từ bản tiếng Pháp “L’origine des particularités de l’alphabet vietnamien”, của André-Georges Haudricourt (đăng trong Dân Việt Nam 3:61-68, 1949), tôi tìm được một phiên bản tiếng Việt “Nguồn gốc những điểm dị biệt trong bảng chữ cái tiếng Việt” do Cao Thành Việt dịch từ bản tiếng Anhnói trên[2]. Mặc dù trong lời giới thiệu phiên bản tiếng Việt này người dịch cho biết “bản dịch có nhận được góp ý qua đối sánh với bản gốc tiếng Pháp”, song tôi thấy bản dịch chưa thật sáng rõ,khá nhiều chỗ xa với bản nguồn tiếng Anh, một số chỗ dịch chưa chính xác (trong đó có một số khái niệm, thuật ngữ), thậm chí có một số đoạn, câu bị bỏ sót. Bởi vậy, tôi thấy cần dịch lại cho mình, và để những ai quan tâm đến lịch sử chữ quốc ngữ hiểu đúng hơn bài viết rất nổi tiếng của học giả nổi tiếng A.G. Haudricourt.
Bản này được dịch từ bản dịch tiếng Anh của Alexis Michaud, có đối chiếu với bản tiếng Việt của Cao Thành Việt. Trước và trong khi dịch, tôi và dịch giả Michaud có liên lạc và trao đổi qua email để làm rõ một số diễn đạt và đính chính một lỗi sai trong bản dịch tiếng Anh. Nhân đây tôi xin cảm ơn hai dịch giả Alexis Michaud và Cao Thành Việt đã đem đến cho tôi cảm hứng khi dịch lại bài này[3].
Võ Xuân Quế 5.2018
----------------------------
Lời giới thiệu của Alexis Michaud(trong bản dịch tiếng Anh)
Đóng góp của André-Georges Haudricourt vào Đông Nam Á học trên tầm quốc tế là không thể phủ nhận, tham khảo cuốn Haudricourt Festschrift (Suriya, Thomas and Suwilai 1985). Tuy nhiên, nhiều công trình của Haudricourt vẫn chưa được phổ biến với người đọc tiếng Anh. Một tuyển tập các công trình nghiên cứu quan trọng nhất của André-Georges Haudricourt,đang được một nhóm học giả quốc tế biên dịch và chuẩn bị xuất bản. Mục đích của nó là nhằm chia sẻ với giới học thuật các trước tác của Haudricourt mà phần nhiều trong số chúng là đề cập tới các vấn đề trong các ngôn ngữ Đông Nam Á, về ngôn ngữ học và nhân học xã hội.
“Nguồn gốc những điểm đặc biệt trong bảng chữ cái tiếng Việt” không phải là một trong những bài báo nổi tiếng nhất của Haudricourt, bởi vậy, nó sẽ không được đưa vào tuyển tập các trước tác của Haudricourt nói trên. Tuy nhiên, cho tới nay, bài báo này vẫn là một trong những nghiên cứu sâu sắc và có giá trị nhất về nguồn gốc chữ viết tiếng Việt hiện đại. Nó truy tìm nguồn gốc những con chữđặc biệt có trong chính tả của ngôn ngữ này bằng cách lần theo dấu vết các thói quen chính tả của các ngôn ngữ Roman,quen thuộc với những người đã chế tác ra nó. Bài báo thể hiện niềm đam mê của Haudricourt trong việc phục dựng nguồn gốc lịch sử của những hiện tượng phức tạp, cũng như kỹ năng thu thập các bằng chứng từ nguồn tư liệu cực kì phong phú của ông.
Bài báo này rõ ràngnhằm hướng đến một phạm vi bạn đọc rộng hơn hầu hết các công trình khác của Haudricourt. Văn phong của nó mang tính đại chúng và tránh dùng các thuật ngữ chuyên môn. Bài báo đã đăng trong số thứ ba, và cũng là số cuối cùng của tập san Dân Việt Nam, do Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp ở Việt Nam xuất bản năm 1948 và 1949. Bản gốc ngày nay rất khó tìm được, hơn nữa, đa số độc giả có quan tâm đến bài báo có thể không có vốn tiếng Pháp, trong khi vào năm 1949, Haudricourt tin chắc rằng đông đảo công chúng có thể đọc được tiếng Pháp. Bản dịch này nhằm đem tài liệu này đến với tất cả những ai quan tâm đến tiếng Việt và vấn đề văn tự nói chung.
Nhà xuất bản ở Việt Nam rõ ràng đã gặp nhiều khó khăn trong việc biên tập bài báo vốn sử dụng nhiều kí tự đặc biệt này. Bản dịch này sẽ đính chính những lỗi chính tả có trong tài liệu gốc. C được thay thế bằng G ở trang 64; dấu phụ trong p‘, t‘, k‘ lần lượt thay thế cho pc, tc, kc trong nguyên bản .v.v. Các phiên âm trong bản Phiên âm Ngữ âm Quốc tế IPA cũng được thêm vào một cách hệ thống trong bản dịch. Lời chú của dịch giả được để trong ngoặc vuông hoặc đặt ở phần chú thích cuối mỗi trang.
Dịch giả xin chân thành cám ơn Michel Ferlus vì đã giới thiệu bài báo này, cám ơn Boyd Michailovsky, Martine Mazaudon đã bỏ công nhuận sắc cho bản dịch và cám ơn Jean-Michel Roynard đã giúp đỡ dịch giả trong phần minh họa.
-------------------
TÓM TẮT
Những người có công sáng tạo bảng chữ cái Latin cho tiếng Việt là những nhà truyền giáo đến từ Bồ Đào Nha, Ý và Pháp. Kết quả là bảng chữ cái này kế thừa một số điểm đặc biệt có nguyên nhân từ hệ thống chính tả các ngôn ngữ Roman.
Các phụ âm bật hơi (aspirated) H, PH, TH, KH [IPA: /h/, /pʰ/, /tʰ/, /kʰ/] không có trong các ngôn ngữ Roman. Nhưng, trong các ngôn ngữ này, các tổ hợp chữ cái PH, TH, KH xuất hiện trong những từ gốc Hy Lạp, như những từ có phụ âm đầu trong tiếng Hy Lạp phi, theta, khi (φ, θ, χ), vốn là những phụ âm bật hơi trong ngôn ngữ này. Vì vậy những tổ hợp này đã được sử dụng để ghi các phụ âm tắc bật hơi tiếng Việt.
Các âm tắc mặt lưỡi (dorsal stop) C, G chỉ được sử dụng trước các nguyên âm /a/, /o/ và /u/. Lí do là trong các ngôn ngữ Roman đó là vị trí duy nhất mà những phụ âm này còn giữ được cách phát âm tắc (obstruent) mà chúng có trong tiếng Latin; GHE, GHI được dùng với giá trị ngữ âm mà chúng có trong tiếng Ý; tổ hợp KE và KI cần được lí giải từ chữ cái K được dùng trong tiếng Hy Lạp (kappa, κ) và trong các tiếng German.
Âm tắc môingạc mềm (labiovelar) QU và GU được mượn từ chính tả tiếng Ý và tiếng Latin.
Trong số những âm tiền ngạc (prepalatal), âm tắc vô thanh CH được lấy từ chữ viết Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, những chữ viết mượn tổ hợp đó từ chữ viết tiếng Pháp cổ, nơi nó được tạo ra để ghi một âm mới không có trong tiếng Latin.
Âm tắc hữu thanh D được dùng như một ký hiệu gần đúng để ghi một âm không có trong các ngôn ngữ châu Âu, nơi D là một âm hữu thanh tương ứng của T. Trong tiếng Việt, một chữ cái mới, Đ, được tạo ra [để ghi một âm tắc lợi-tiền thanh hầu hóa (preglottalized alveolar stop): /ɗ/], với nét ngang gợi lên một sự tương tự với chữ cái T.
Âm xáthữu thanh được viết là GI, như trong chữ Bồ Đào Nha và chữ Pháp (bấy giờ J vẫn chưa được sử dụng ở châu Âu).
Âm xát vô thanh X được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha và các phương ngữ Bắc của tiếng Tây Ban Nha: trong các ngôn ngữ này, S được phát âm ở sau miệng [IPA: âm quặt lưỡi /ʂ/] như trong tiếng Việt, trong khi ở các ngôn ngữ châu Âu khác, S chỉ là một âm xuýt lợi(anterior sibilant) như trong tiếng Pháp [IPA: âm lợi /s/].
NH [ghi âm mũi ngạc cứng /ɲ/] được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha; TR là một kí tự tương ứng ghi một âm không tìm thấy trong các tiếng châu Âu [IPA: /ʈ/].
Ô, Ê được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha và đó là lí do tại sao cặp Ê, E không có được giá trị ngữ âm như trong tiếng Pháp. [Trong tiếng Pháp, Ê dùng cho /ɛ/, E dùng cho /e/, nhưng trong chữ Quốc Ngữ tình hình lại ngược lại, Ê dùng cho /e/ và E dùng cho /ɛ/.]
Y được dùng trong chữ Quốc Ngữ giống như được tìm thấy trong tiếng Tây Ban Nha, nơi nó thay I khi đi giữa các nguyên âm hoặc ở cuối các từ. Chữ cái Y bắt nguồn từ bảng chữ cái Hy Lạp (upsilon, v).
Ơ và Ư được tạo ra để ghi các nguyên âm tiếng Việt không có âm tương đương trong các ngôn ngữ châu Âu [IPA: /ɤ/, /ɯ/].
GIỚI THIỆU
Hệ thống chữ viết “alphabet” dùng để ghi lại phát âm của các từ. Trên lí thuyết, mỗi chữ cái ghi một âm [một âm vị], tức một chữ cái đã cho luôn luôn ghi một và chỉ một âm; và một âm đã cho chỉ được ghi bởi một và chỉ một chữ cái. Điều lí tưởng này không được tìm thấy trong một bộ chữ “alphabet” nào của các ngôn ngữ có lịch sử và truyền thống văn chương lâu đời. Bởi vì theo thời gian, hệ thống chữ viết của chúng giữ nguyên trong khi cách phát âm thì thay đổi. Các văn bản viết được truyền từ thế hệ người nói này tới thế hệ khác mà không có sự thay đổi (hoặc thay đổi rất ít, dẫn đến “lạc hậu” so với sự thay đổi của ngôn ngữ nói). Vì vậy, mối tương quan giữa các kí hiệu (chữ viết) và các âm (nói) thay đổi theo sự thay đổi của ngôn ngữ nói. Cái tôi gọi là những điểm đặc biệt của một bảng chữ cái bao gồm sự bất tương xứng một đối một giữa các chữ cái với các âm: một và cùng một chữ cái dùng cho nhiều âm, hoặc cùng một âm được ghi bằng nhiều chữ cái khác nhau. Những điểm đặc biệt này bắt nguồn trong tiến trình lịch sử phát âm của ngôn ngữ đang thảo luận.
Khi một ngôn ngữ được ghi lại bằng chữ viết lần đầu tiên, hệ thống chữ viết dùng để ghi lại ngôn ngữ đó thường dựa trên hệ thống chữ viết của một ngôn ngữ khác và hệ thống chữ viết mới kế thừa những điểm đặc biệt từ hệ thống chữ viết nó dựa vào. Như vậy, do được xây dựng dựa trên hệ thống chính tả của một số ngôn ngữ Roman mà chữ Quốc ngữ của tiếng Việt cũng thừa hưởng những điểm đặc biệt [có trong cácchữ viết này], có thể được giải thích căn cứ trên diễn tiến phát âm của tiếng Latin ở châu Âu. Vào thế kỉ thứ III trước CN, như chúng ta đều biết, tiếng Latin chỉ được nói ở thành Rome, rồi lan rộng ra khắp châu Âu vào thời kỳ đế chế Roman cho tới thế kỷ thứ V sau CN, trừ một ít vùng không nói tiếng Latin, ví dụ như một vùng nhỏ phía Tây Pyrénées, nơi tiếng Basque vẫn được lưu giữ. Về sau những biến thể tiếng Latin nói ở các vùng khác nhau thay đổi theo những cách khác nhau: tiếng Latin vùng Florence trở thành tiếng Ý, tiếng Latin vùng Paris trở thành tiếng Pháp và tiếng Latin vùng Burgos trở thành tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trên toàn cõi Roman tiếng Latin cổ tiếp tục được dùng như là ngôn ngữ của tôn giáo và khoa học, cho dù cách phát âm nguyên gốc chính xác của nó đã thay đổi. Cho tới nay, tiếng Latin cổ vẫn là ngôn ngữ của Giáo hội Công giáo Roman và các nhà nghiên cứu lịch sử tự nhiên nói đến các cây trồng và vật nuôi bằng các tên Latin. Các ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha ngày nay được gọi là “các ngôn ngữ Latin”, “các ngôn ngữ Latin Mới” hay “các ngôn ngữ Roman”. Bảng chữ cái tiếng Latin được dùng cho các ngôn ngữ khác của châu Âu (tiếng Celtic, các tiếng German và các tiếng Slav) bởi các học giả biết cách phiên âm Latin các từ tiếng Hy Lạp (tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ văn hóa của thời kì Tiền Trung Cổ (Antiquity)).
Trong bài báo này, tôi sẽ chỉ ra những điểm đặc biệt mà bảng chữ cái tiếng Việt [hiện nay gọi là Quốc ngữ] đã thừa hưởng từ các ngôn ngữ Roman; vì sao nó khác với bảng chữ cái tiếng Pháp mặc dù tiếng Pháp cũng là một ngôn ngữ Roman; và hai bảng chữ cái tiếng Việt và tiếng Pháp khác với các bảng phiên âm của các nhà ngôn ngữ học như thế nào.
Trật tự sắp xếp các chữ cái trong một hệ thống chữ viết có một lịch sử lâu đời. Chúng ta biết rằng bảng chữ cái “alphabet” là phát minh của người Phoenicia (Tây-Bắc Palestine ngày nay) và từ đây lan đi khắp cộng đồng nói tiếng Hy Lạp. Ở Đông Hy Lạp, người ta đã cải tiến nó để cho ra đời bảng chữ cái tiếng Hy Lạp như ngày nay. Ở Tây Hy Lạp nó chuyểnsang một dạng thức hơi khác và lan truyền tới Ý, nơi người ta đã cải tiến nó để cho ra đời bảng chữ cái Latin (Roman). Thứ tự các chữ cái ngày nay trong bảng chữ cái Roman, chẳng hạn - thứ tự mà chúng ta dùng trong từ điển - là giống với thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Hy Lạp và tiếng Hebrew (ngôn ngữ của các cư dân sống ở khu vực Palestine cổ). Nólà một thứ tự truyền thống đơn thuần màta không thể giải thích hay chứng minh. Thứ tự này khác hẳn với thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Hindu cổ, được sắp xếp một cách khoa học, phân chia các phụ âm và nguyên âm, và phân loại các phụ âm theo vị trí cấu âm của chúng, bắt đầu từ vị trí sâu trong miệng sau tiến dần ra đến môi.
[Các phụ âm sẽ được trình bày đầu tiên (mục 1 của phần I) sau đến nguyên âm (mục 2); phần II sẽ bao gồm một số ghi chép về thanh điệu.]
Phần I: Các phụ âm và nguyên âm
Bảng chữ cái tiếng Hy Lạp và tiếng Latin được thiết lập rất tốt theo phát âm của tiếng Hy Lạp và tiếng Latin. Mỗi chữ cái ghi một âm.
1. Phụ âm
Tiếng Latin gồm hai loạt phụ âm tắc (phụ âm khi phát ra bị cản trở hoàn toàn tại một vị trí nào đó trong miệng) loạt hữu thanh (tức dây thanh rung), /b/, /d/, /g/, viết là B, D, G, và loạt vô thanh (tức dây thanh không rung), /p/, /t/, /k/, viết là P, T, C, Q. Hệ thống hai loạt phụ âm này vẫn còn tìm thấy trong tiếng Pháp. Trái lại, trong tiếng Hy Lạp cổ đại có tới 3 loạt phụ âm tắc: loạt hữu thanh (/b/, /d/, /g/, viết là Β, Δ, Γ), loạt vô thanh, không bật hơi (/p/, /t/, /k/, viết là Π, Τ, Κ), và loạt vô thanh bật hơi (/pʰ/, /tʰ/, /kʰ/, viết là Φ, Θ, Χ). Giới trí thức Latin ghi lại loạt phụ âm thứ ba này bằng cách thêm chữ H vào sau phụ âm tắc tạo thành các tổ hợp PH, TH, KH. Nhưngtrước khi thời kì Tiền Trung Cổ kết thúc, cách phát âm tiếng Hy Lạp biến đổi: tất cả các phụ âm tắc đều bị xát hóa, tức thay vì bị ngăn trở toàn bộ, luồng hơi vẫn thoát ra được từ một kẽ hở nào đó trên đường đi. Do vậy, khi bảng chữ cái Roman được dùng để phiên âm các ngôn ngữ German vào giai đoạn bắt đầu thời kì Trung Cổ, các tổ hợp PH, TH, KH vẫn còn được sử dụng nhưngcác từ chứa chúng bây giờ đã bị xát hóa. Kết quả là PH, TH, KH được các học giả sử dụng với giá trị ngữ âm mới, khác với giá trị của chúng trong tiếng Latin cổ: chúng được dùng để ghi các âm xát. Đây là lí do vì sao cho đến ngày nay, TH được dùng cho âm xát trong tiếng Anh và CH dùng cho âm xát trong tiếng Đức. Trong tiếng Latin PH (/pʰ/) phải được phát âm giống F (như /f/) và TH phải được phát âm giống T (/t/). Chính vì thế mà tiếng Pháp phát âm: /t/ cho TH và /f/ cho PH. Trong tiếng Việt, tình hình tương tự với tiếng Hy Lạp: TH vẫn là một âm tắc bật hơi giống như của tiếng Hy Lạp cổ; PH là một âm xát giống trong tiếng Hy Lạp hiện đại. Trong phiên âm khoa học, các âm xát cần phải được phân biệt một cách thận trọng với các âm tắc bật hơi. Âm xát thường được thể hiện bằng các con chữ Hy Lạp ɸ, Θ, χ cho loạt vô thanh (hai môi: /ɸ/, răng: /Θ/, ngạc mềm: /χ/) và β, δ, γ cho loạt hữu thanh (hai môi: /β/, răng: /δ/, ngạc mềm: /γ/). Các âm tắc bật hơi là ph, th, kh [IPA: /pʰ/, /tʰ/, /kʰ/], một sốtác giả phiên âm chúng là p‘, t‘, k‘, với một dấu móc nhỏ mà phần lõm hướng về bên phải: dấu “thở hắt” (spiritus asper) trong chữ viết tiếng Hy Lạp, được sáng tạo bởi người Hy Lạp thời Alexandria để miêu tả tính chất bật hơi có trong một số biến thể phương ngữ tiếng Hy Lạp (chứ không phải tiếng Hy Lạp vùng Athen), nơi mà chữ H đã được dùng để ghi một nguyên âm [viết hoa là H, viết thường là η]. Để ghi các âm trên, các nhà Anh Điêng học (Indianists) dùng chữ ph, th, bh, dh còn các nhà Hán học thì dùng p‘, t‘, b‘, d‘ để ghi chúng.
Tiếng Latin có bốn loại âm tắc: âm tắc môi (labials) B, P (/b/, /p/), được tạo ra với hai môi chạm nhau; âm tắc đầu lưỡi (apicals) - (dentals-âm răng) T, D (/t/, /d/), được tạo nên với đầu lưỡi (tên Latin là: apex) áp vào chân răng; âm tắc mặt lưỡi (dorsals, cũng gọi là âm vòm - palatals): C, G (/c/, /ɟ/), được tạo ra với gốc lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng - vòm miệng (palate). Chữ cái Q ghi một âm tắc vòm mềm (velar stop), được tạo nên bằng gốc lưỡi tiếp xúc với phần ngạc mềm (velum); trong tiếng Latin, âm này luôn bị môi hóa [IPA /kʷ/], tức là khi phát âm phải tròn môi (như trong nguyên âm U [IPA: /u/] của tiếng Việt). Bởi vậy, trong hệ thống chữ viết Latin, Q có thêm chữ cái U theo sau. QU [IPA: /kʷ/] là một âm tắc vô thanh tương liên với âm tắc hữu thanh GU [IPA: /gʷ/]. Sự đối lập này được bảo lưu trong tiếng Rumani, nơi mà từ Latin AQUA “nước” chuyển thành apa trong khi LINGUA “lưỡi” lại chuyển thành limba [tức là, sự đối lập giữa /kʷ/ và /gʷ/ trước đây trong tiếng Latin vẫn còn giữ nét đối lập về tính thanh trong tiếng Rumani, giữa /p/ và /b/]. Trong tiếng Latin, QUI là một âm tiết đơn /kʷi/], trong khi CUI lại là một kết cấu hai âm tiết [IPA: /ku.i/].
Cách phát âm tiếng Latin cổ của cặp đối lập QU và GU chỉ được bảo lưu trong tiếng Ý, và chính từ tiếng Ý mà cách đọc này được mượn để dùng trong chữ viết tiếng Việt [nơi QU viết cho /kʷ/]. Trong tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha các âm môi ngạc mềm (labiovelar) biến thành âm mặt lưỡi (dorsal) (trừ khi đứng trước A). Vì vậy, từ Latin QUAMQUAM được phát âm là CANCAN [IPA: /kɑ͂kɑ͂/, với phụ âm đầu là /k/, chứ không phải /kʷ/] trong các trường học ở Paris thế kỉ XVI.
C, G
Lịch sử của C rất phức tạp. Để bắt đầu, bằng việc so sánh bảng chữ cái tiếng Latin và bảng chữ cái tiếng Hy Lạp, người ta thấy rằng chữ cái thứ ba của bảng chữ cái Hy Lạp là một âm mặt lưỡi hữu thanh (voiced dorsal), Γ (viết thường: γ), chứ không phải âm mặt lưỡi vô thanh (unvoiced dorsal) như trong tiếng Latin (C). Sở dĩ như vậy là vì bảng chữ cái tiếng Latin chịu ảnh hưởng bởi người “hàng xóm” của mình - người Etruscan, người phân biệt các âm tắc bật hơi và không bật hơi [ví dụ: /tʰ/ và /t/] nhưng không phân biệt các âm tắc hữu thanh và tắc vô thanh [ví dụ: /d/ và /t/]. (Người Trung Quốc ở Bắc Kinh và Quảng Đông cũng vậy). Vì vậy, người Etruscan đã dùng chữ cái thứ ba của bảng chữ cái để ghi một âm mặt lưỡi vô thanh.Người Latin, trái lại, có sự phân biệt giữa âm tắc vô thanh và hữu thanh nên việc dùng cùng một chữ cái cho cả hai loại âm tắc này là không hợp lí. Vì vậy, họ đã thêm một dấu ngang để phân biệt chữ G với chữ C. C vẫn ở vị trí thứ ba trong bảng chữ cái, trong khi G rơi xuống vị trí ban đầu thuộc về Z [viết thường: ξ] trong bảng chữ cái tiếng Hy Lạp, kí tự mà lúc bấy giờ không được dùng trong tiếng Latin. (Hai chữ cái tiếng Hy Lạp là Y và Z nằm ở những vị trí cuối cùng trong bảng chữ cái tiếng Latin, bởi vì, như chúng ta sẽ thấy ở dưới, mãi về sau chúng mới được vay mượn).
Trong tiếng Latin, C có cùng một cách phát âm trong âm tiết CE cũng như trong âm tiết CO. Điều này vẫn còn được bảo lưu trong các ngôn ngữ Celtic của các đảo nhỏ thuộc Anh (Ai-len và xứ Wale), những ngôn ngữ không phải Roman (non-Romance) đầu tiên vay mượn bảng chữ cái Latin. Nhưng, trong tiếng Latin, từ thế kỉ thứ IV trở đi, khi phụ âm mặt lưỡi đi trước các nguyên âm E, I (/e/, /i/) - những âm đòi hỏi vị trí trước của lưỡi, nó trở thành một phụ âm tiền ngạc (prepalatal), trong khi phát âm nó phần trước và sau của lưỡi đều đồng thời tiếp xúc với phần trước ngạc. Những phụ âm như thế có mặt trong hệ thống âm vị các ngôn ngữ Đông Dương trong một thời gian rất dàivà giữ vị trí vững chắc trong các ngôn ngữ này. Trái lại, ở châu Âu, những âm mới này rất khó thẩm âm và điều nổi bật dễ nhận ra là khi phát âm chúng, lưỡi phải có hình dạng giống như một cái “máng”(channel-like form): nếu như “máng” nghiêng về phía cuống lưỡi, ta được âm xuýt sau (non-anterior sibilant stop)[4] [kí hiệu IPA ngày nay là /ʧ/, một âm tắc xát-lợi], như CI, CE trong tiếng Ý; nếu máng nghiêng về phía đầu lưỡi, ta được âm tắcxuýt trước (anterior sibilant stop) [IPA: /ʦ/, âm tắc xát-lợi (alveolar affricate)]: đây là cách CI, CE được phát âm trong tiếng Pháp cổ và tiếng Tây Ban Nha cổ. Âm sau cùng này hiện còn tìm thấy trong tiếng Bắc Kinh và tiếng Quảng Đông, song không có ở Đông Dương.
Trong khi đó, các phụ âm trong các âm tiết tiếng Latin như TIA, TIO đã trở thành những âm tắcxuýt trước [tức là âm xát /ʦ/] trong tiếng Ý cũng như các ngôn ngữ Roman khác. Chữ Z của tiếng Hy Lạp được vay mượn để ghi âm tắcxuýt trước hữu thanh [tức âm /ʣ/]. Trong tiếng Ý, Z biểu thị cho cả âm hữu thanh lẫn vô thanh [tức cả /ʣ/ and /ʦ/].
K, KH, GH
Khi bảng chữ cái Latin được dùng để ghi các ngôn ngữ Germanic (vào thế kỉ thứ VII), sau đó là các ngôn ngữ Slav, những ngôn ngữ có các âm tắc này, Z và C được sử dụng. Người ta đã phải mượn chữ cái K của tiếng Hy Lạp (kí tự trong bảng chữ cái tiếng Latin vẫn giữ nguyên vị trí gốc như trong bảng chữ cái tiếng Hy Lạp) để biểu thị âm tắc-mặt lưỡi (dorsal stop).
Điều này giải thích cho chính tả chữ Quốc ngữ, trong đó người ta viết CA, CÔ, CU [cho /ka/, /ko/, /ku/] nhưng KÊ, KI [cho /ke/, /ki/].Trong tiếng Việt, QU không thể sử dụng theo cách mà nó được sử dụng trong tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha [tức cho /k/] vì QU đã được dùng để biểu thị một âm khác của tiếng Việt [IPA /kʷ/]; âm /k/ tiếng Việt cũng không thể được viết là CH (như nó được dùng trong tiếng Ý) vì CH đã được dùng để biểu thị âm tắcvô thanhtiền ngạc, như ta sẽ thấy dưới đây. Điều này cũng loại bỏ việc dùng CH như một kí hiệu cho âm tắc bật hơi [IPA: /kʰ/]. Từ đó dẫn tới việc sử dụng KH để biểu thị âm tắc bật hơi này [IPA: /kʰ/], trước mọi nguyên âm. Tính mặt lưỡi hữu thanh cũng tạo ra một vấn đề tương tự: GA, GÔ, GU [cho các âm tiếng Việt /ɣa/, /ɣo/, /ɣu/], nhưng GHÊ và GHI [cho các âm /ge/ và /gi/, hiện nay là /ɣe/ và /ɣi/] chứ không phải là GÊ và GI; người ta cũng không thể dùng tổ hợp GUÊ và GUI, vốn được dùng trong trường hợpphụ âm đầu là một âm môi ngạc mềm, như cách ghi trong tiếng Ý, vì thế phải viết là GHÊ, GHI.
Trong ghi âm khoa học thì kí hiệu k vẫn thường được dùng cho âm tắcmặt lưỡivô thanh (unvoiced dorsal stop), và g được dùng cho âm tắcmặt lưỡivang (sonorant dorsal top).
CH
Trong các ngôn ngữ Tây Roman xuất hiện một âm tắc tiền ngạc (prepalatal stop) mới và sau đó chuyển thành một âm tắc xuýt sau (non-anterior sibilant stop) [IPA: âm xát sau lợi (postalveolar affricate), /ʧ/]. Trong tiếng Pháp, nó bắt nguồn từ âm tiết CA của tiếng Latin: ví dụ, calidum “nóng” thành chaud (tiếng Pháp), caballum “ngựa” thành cheval (tiếng Pháp). Âm tắc xuýt sau [IPA: âm xát sau lợi (postalveolar affricate), /ʧ/] được viết là CH, trong đó chức năng của H chỉ là báo hiệu rằng âm C này được phát âm khác với C trong CO và CE. Trong thời kì Charle Đại đế (Charlemagne) - thế kỉ thứ VIII, âm này vẫn là một âm tắc tiền ngạc (prepalatal stop); trong tiếng Pháp cổ (thế kỉ thứ IX), nó đã biến thành một âm tắc xuýt sau [IPA: /ʧ/] - một nét được bảo lưu trong tiếng Anh. Trong tiếng Bồ Đào Nha, nó lại bắt nguồn từ tổ hợp phụ âm đầu PL, CL; còn trong tiếng Tây Ban Nha, nó bắt nguồn từ tổ hợp CT nằm giữa từ (word-medial), ví dụ: tiếng Latin là noctem “đêm” ban đầu chuyển thành noite, như đang còn giữ trong tiếng Bồ Đào Nha, sau chuyển thành noche. Trong tiếng Basque, âm tắc tiền ngạc này vẫn còn tồn tại, ví dụ trong từ éche“ngôi nhà”.
Vận dụng tình hình đó trong các ngôn ngữ mà họ quen thuộc, thật dễ hiểu là những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ghi âm tắc tiền ngạc trong tiếng Việt bằng CH.
Kí hiệu khoa học của âm tắc ngạc (palatal stop), một âm ít gặp ở châu Âu, chưa thực sự thống nhất [IPA chuẩn hiện nay: /c/]; đôi khi nó được kí hiệu là kˈ hoặc tˈ trong đó dấu ˈ chỉ tính chất mềm hóa, một hiện tượng được đề cập đến trong tiếng Pháp là mouillure, nghĩa đen là ‘làm ướt’, vì khi phát âm âm này vị trí nằm ngang của mặt dưới lưỡi chạm vào ‘làm ướt’ ngạc. Kí hiệu này được mượn từ một ngôn ngữ Slav, tiếng Séc, và nó quen thuộc với công chúng châu Âu qua thương hiệu giầy Batˈa nổi tiếng. Các nhà ngữ âm học Anh và Trung Quốc phản đối cách thêm dấu phụ ở bên cạnh chữ cái và họ thêm một dấu lượn ở bên dưới con chữ. Các nhà Anh Điêng học ghi nó bằng C. Thực ra, âm tắc tiền ngạc này của tiếng Sanskrit chỉ đượclưu giữ ở Đông Dương, trong việc vay mượn chữ Sanskrit để ghi âm tiếng Khmer và tiếng Lào. Ở Ấn Độ, âm này đã chuyển thành một âm tắc xuýt sau [IPA: âm xát sau lợi (postalveolar affricate), /ʧ/]. Với những âm tắc xuýt (sibilant stop), các kí hiệu được dùng phổ biến trong tiếng Séc: C dùng cho âm tắc xuýt trước [tức /ʦ/], Č cho âm tắc non-anterior [tức /ʧ/] (vì vậy “Czech” được ghi là česky). Kí hiệu Č là một cách viết tắt của CZ, một tổ hợp vẫn còn được sử dụng trong tiếng Ba Lan. Tiếng Séc không có âm tắc xuýt trước hữu thanh (voiced anterior sibilant stop) nào, và Z được sử dụng để ghi một âm xát hữu thanh [tức âm xát /z/] như trong tiếng Pháp.
Tiếng Pháp cổ có những âm tắc như thế [IPA: tắc xát (affricate)]; vào thế kỉ thứ XIII chúng yếu dần thành những âm xát (sprirant). Âm tắcxuýt trước trở thành âm xát xuýtanterior. Kể từ đó, CE và CI được phát âm giống như SE và SI. Đồng thời, âm hữu thanh tương ứng biến thành âm hữu thanh tương ứng với /s/, tức /z/. Âm tắc xuýt sau[tức âm tắc xát /ʧ/] biến thành một âm xátnon-anterior: trong tiếng Pháp, CH không còn phát âm giống CH trong tiếng Anh [tức /ʧ/] nữa, mà phát âm giống SH trong tiếng Anh [tức /ʃ/]. Một âm đầu từ I của tiếng Latin theo sau bởi một nguyên âm cũng theo cách trên mà chuyển thành một âm tắcngạchữu thanh (voiced palatal stop) (giống như G trong GE, GI /ge/, /gi/), sau đó lại chuyển thành một âm tắc non-anterior hữu thanh (voiced non-anterior sibilant stop) [IPA /ʤ/] (âm đầu từ J, nguyên gốc trong tiếng Latin là I, vẫn có giá trị này trong tiếng Anh), và cuối cùng, vào thế kỉ thứ XIII chuyển thành một âm xátnon-anterior hữu thanh (voiced non-anterior spirant) như trong tiếng Pháp [IPA: /ʒ/].
GI, D, Đ
Kí hiệu của âm xát (/ʒ/) nói đến ở trên, như J trong tiếng Pháp, chỉ xuất hiện từ thế kỉ thứ XVII. Trước đó, J chỉ đơn giản là hình thức mà I biểu thị khi nằm ở vị trí đầu từ. Vì thế người ta từng viết jnde (trong tiếng Pháp hiện nay là Inde “Ấn Độ”), jure (hiện nay là ivre, “nói”), jean (cho danh từ riêng vẫn viết như Jeanngày nay; tương đương với “John” trong tiếng Anh).v.v. Trong tiếng Ý, tổ hợp GI từng được sử dụng trong tất cả các trường hợp mà âm tương ứng với nó là một phụ âm, ví dụ: Giovannis “John”. Như vậy, vào thế kỉ thứ XVII, khi một hệ thống chữ viết Roman được áp dụng cho tiếng Việt, J không tồn tại như một chữ cái riêng đối lập với I; cho nên ta có thể dễ dàng hiểu được vì sao GI sau đó được dùng để ghi âm xát hữu thanh tiền ngạc (/ʒ/). Khi nó trở thành kí hiệu ghi âm tắc tiền ngạc hữu thanh (voiced prepalatal stop)[5], mà người châu Âu nghe tựa như một âm ngạc hóa /d/ thì một chữ cái D đơn giản được dùng, không có thêm dấu phụ. Trong tiếng Việt cũng có một âm tắc răng [và tiền thanh hầu hóa - preglottalized] hữu thanh [IPA: âm khép hữu thanh (voiced implosive) /ɗ/] nên để ghi âm nó, những người sáng chế ra bộ chữ cái tiếng Việt đã nghĩ ra một chữ cái mới, Đ, bằng cách thêm vào chữ D một dấu ngang tương tự như cái trong chữ T, vốn là âm đối lập tính thanh với Đ.
S, TR
Âm tắcxuýt trước (anterior sibilant stop) của tiếng Tây Ban Nha cổ, được viết là C và Z khi phát âm nhẹ đi, nhưng không trở nên bị lẫn lộn với S giống như trong tiếng Pháp. Nó đã trở thành một âm xát răng (dental spirant) giống như TH trong tiếng Anh [IPA: /θ/]. Vì thế, khi phát âm nó lưỡi sẽ nhích ra trước hơn so với âm S tiếng Pháp. Ở một số vùng (đặc biệt là vùng Soule Basque), Z tương ứng với S tiếng Pháp: nó là một âm xát răng [IPA: /s/], trong khi S được phát âm lùi về sau hơn trong miệng và trở thành một âm xát quặt lưỡi (cacuminal/retroflex spirant) [IPA: /ʂ/]. “Cacuminal” có nghĩa là nó được phát âm ở đầu – tiếng Latin cacumen - vòm miệng, nó cũng có thể được gọi “quặt”, nghĩa là lưỡi quặt về sau. Tiếng Việt có một âm xát quặt lưỡi, nó được ghi bằng chỉ một chữ S đơn giản vì có sự tương đồng với âm S vừa nhắc đến ở trên, trong khi âm tắc tương ứng [IPA: /ʈ/] được ghi bằng kết hợp TR. Những phụ âm này hiếm gặp trong các ngôn ngữ châu Âu và người châu Âu thường nhầm chúng với những phụ âm xuýt sau (non-anterior sibilant). Chẳng hạn, tiếng Trung có một phụ âm được phiên âm là TCH trong hệ thống Latin hóa của EFEO (Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp), CH trong hệ thống Wade-Giles. Những kí tự này xuất hiện gợi ý rằng đây là một phụ âm tắcxuýt sau [IPA: /ʧ/], được phát âm với cuống lưỡi đồng thời chu môi ra trước, trong khi thực ra nó chỉ là một âm quặt lưỡi [IPA: /tʂ/], được phát âm với đầu lưỡi uốn cong lên chạm ngạc cứng. Những phụ âm như thế [IPA: âm quặt lưỡi (retroflex)] rất hay gặp ở Ấn Độ; các nhà Anh Điêng học phiên âm chúng bằng cách thêm một dấu chấm ở dưới: ṣ ṭ ḍ. Còn các nhà ngữ âm học Anh và Trung Quốclại thêm một dấu móc hướng về sau vào dưới chữ cái: ʂ ʈ ɖ [điều này đã trở thành chuẩn của IPA]. Những âm này hiếm gặp ở Đông Dương: ở đồng bằng Bắc bộ, chúng đã chuyển thành những phụ âm tiềnngạc (prepalatals).
X
Trong tiếng Latin, chữ cái X được dùng để ghi 2 âm: nó là chữ viết tắt cho CS. Trong các ngôn ngữ Roman, nhóm phụ âm này biến đổi theo cách giống nhóm CT: nó chuyển thành IS (vd: tiếng Latincoxa, tiếng Pháp cuisse [/kɥis/] “đùi”). Tuy nhiên vào thời Trung Cổ, xảy ra một thói quen chính tả liên kết các tổ hợp US và IS thành một kí hiệu đơn, kí hiệu phần nào nhìn qua giống với chữ X của tiếng Latin; thêm vào đó, từ có tổ hợp IS trong tiếng Pháp thường tương ứng với những từ có chữ X trong tiếng Latin; vì vậy, X trở nên được sử dụng thay thế cho S sau U hoặc I. Đó là lí do tại sao tiếng Pháp phát âm soixante ‘sáu mươi’ y như soissante [IPA: /swasɑ̃t/], Auxerre (tên một địa danh) y như Ausserre [IPA: /osɛʁ/], và Bruxelles (Brussels) y như Brusselles [IPA: /bʁysɛl/]; điều này cũng giải thích tại sao số nhiều của cheval‘ngựa’ là chevaux, số nhiều của genou ‘đầu gối’ là genoux. Đây đơn giản là một thói quen chính tả. Nhưng khi các từ được vay mượn từ tiếng Hy Lạp vào tiếng Pháp vào thế kỷ thứ XVI, chữ cái X lại được phát âm như KS, GZ [IPA: /ks/, /gz/].
Chúng ta đã thấy rằng trong tiếng Tây Ban Nha, tổ hợp IT đã biến đổi thành một âm tắctiền ngạc và điều tương tự cũng xảy ra với tổ hợp IS, được viết là X. Vì vậy, trong tiếng Tây Ban Nha cổ, X đại diện cho một âm xát tiềnngạc; song nó được người Pháp nghe như một âm xuýt sau(non-anterior sibilant): Don Quixotevà Ximena được người Pháp viết là Don Quichotte và Chimène [cả hai đều được phát âm với một /ʃ/]. Nhưng, tên của nhà truyền giáo nổi tiếng Xavier (một tên theo tiếng Tây Ban Nha xứ Basque, tương đương với tiếng Pháp vùng Basque là echeverry, ‘nhà mới’) lại được xem như một từ đã biết và được phát âm là Gzavié [IPA: /gzavje/].
Những dữ liệu này giải thích vì sao âm xát tiền ngạc (prepalatal spiral) trong tiếng Việt được ghi là X.
Kí hiệu của âm xát này trong bảng IPA là ç (chữ cái c với dấu móc câu nhỏ bên dưới), nhưng nếu nó được phát âm gần giống với một âm xuýt (trước, như trong tiếng Việt, hoặc không phải trước), thì dấu phụ biểu thị sự ngạc hóa được thêm vào phụ âm xuýt tương ứng (như được dùng trong tiếng Ba Lan: s’, c’). Những âm xát xuýt hàng trước luôn được ghi là S, Z [IPA: /s/, /z/]. (…)[6] Theo các nhà ngữ âm học Anhvà Trung Quốc, các âm tắc xuýt cần được ghi bằng hai kí hiệu, theo thứ tự tắc + xát: /ts/, /dz/ cho những âm xuýt trước lưỡi(anterior sibilants) và /ʧ/, /ʤ/ cho những âm xuýt sau (non-anterior sibilants). (…) Các âm tắc uốn lưỡi trong tiếng Việt và tiếng Hán đều được ghi là ṭṣ, ḍẓ hay ʈʂ, ɖʐ. Những âm tắc được các nhà ngữ âm học ghi với hai chữ cái được coi là bị tắcxát hóa (affricatived).
N, NH, NG
Các âm mũi (âm tắc hữu thanh với vòm mềm hạ thấp, khiến luồng khí từ phổi thoát ra một phần theo mũi) N, M có giá trị như nhau trong tất cả các ngôn ngữ. Nhưng trong tiếng Pháp, khi N, M ở vị trí cuối của một âm tiết, chúng không còn được phát âm như thế nữa: thay vào đó nguyên âm bị mũi hóa (vòm mềm hạ thấp trong khi phát âm nguyên âm). Trong tiếng Bồ Đào Nha, hiện tượng tương tự cũng xảy ra, nhưng N được viết thành dấu ̃, viết trên đầu nguyên âm. Các nhà ngôn ngữ học sau này dùng kí hiệu này để chỉ các nguyên âm mũi, ví dụ /ɑ̃/. Trong tiếng Tây Ban Nha, chữ N kép (hai chữ N) viết thêm dấu ̃, tức ñ; sau này chữ N kép này chuyển thành một âm mũitiền ngạc (prepalatal nasal); các nhà Anh Điêng học (Indianists)[7] đã mượn kí hiệu ñ này cho âm mũi-tiền ngạc. Trong tiếng Pháp và tiếng Ý, âm mũi-tiền ngạc bắt nguồn từ tổ hợp phụ âm GN của tiếng Latin; quy tắc chính tả này được bảo lưu trong tiếng Pháp và tiếng Ý, trong khi, trong phương ngữ Provençal và Gascon của tiếng Bồ Đào Nha, âm này được ghi là NH vì sự tương đồng với âm tắc tương ứng, CH. Cách viết NH này đã được vay mượn cho chính tả tiếng Việt. Các nhà ngữ âm học Anh ngữ và Hán ngữ học kéo dài và uốn cong nét đầu của N thành một nét cong: /ɲ/.
Cuối cùng, trong các ngôn ngữ Roman âm mũi mặt lưỡi (dorsal nasal) chỉ thỉnh thoảng mới gặp, khi N đi trước C hay G; âm này chỉ xuất hiện ở cuối từ trong tiếng Anh và tiếng Đức, và được viết là NG. Vì vậy thật tự nhiên để ghi âm này là NG trong tiếng Việt. Các nhà ngữ âm học Anh và Trung Quốckết hợp 2 kí tự này bằng cách kéo dài nét thứ hai của n như với chữ g, vì thế có: ŋ. Các nhà Anh Điêng học ghi âm này với một dấu chấm trên đỉnh n, tức ṅ.
V
Giờ chúng ta tìm hiểu nguồn gốc của V. Trong tiếng Latin, V và U không phân biệt nhau: V là kí tự dùng để ghi nguyên âm môi-ngạc mềm (labiovelar), còn U chỉ là dạng viết thảo của V. Khi theo sau U là một nguyên âm, nó trở thành một phụ âm môingạc mềm [IPA: /w/], rồi một phụ âm môirăng (tương ứng hữu thanh với F [IPA: /v/, đối lập với /f/]); sự biến đổi này xảy ra vào khoảng thế kỉ thứ VI sau Công nguyên. Trong khi đó không có sự thay đổi chính tả nào xảy ra cho đến tận thế kỉ thứ XVII, nên hai âm khác nhau này được viết như nhau. Chữ cái V được dùng ở vị trí đầu từ, khi nó biểu thị một nguyên âm (giống như trong vn “một” [trong tiếng Pháp hiện nay được viết là un]) cũng như khi nó biểu thị một phụ âm (như trong vent“gió” [vẫn được viết là vent trong tiếng Pháp hiện nay]). Ở vị trí giữa từ, U được dùng, như trong chanure “sợi gai dầu” [trong tiếng Pháp hiện giờ là chanvre] hay mur [tiếng Pháp hiện nay: mur]. Tuy nhiên, trong các ngôn ngữ khác, một kí tự khác được dùng sớm hơn thế kỉ thứ XVII: vì phụ âm môi ngạc mềm này đã chuyển thành một âm môirăng trong các ngôn ngữ Roman vào thế kỉ thứ VI, nên các học giả nói tiếng Roman, những người đã chế tác hệ thống chính tả cho các ngôn ngữ German, đã sáng tạo ra một kí tự mới cho phụ âm môingạc mềm mà họ bắt gặp trong các ngôn ngữ này: một chữ cái “double U” (trong tiếng Anh vẫn gọi như vậy), chữ cái đưa đến hình dạng ngày nay là W (được gọi là “double V” trong tiếng Pháp). Các phương ngữ của tiếng Anh và tiếng Pháp miền Bắc (Picard, Wallon) ngày này vẫn giữ một âm môingạc mềm này, bởi vậy cách phát âm từ Wallon [/walɔ̃/, chứ không phải /valɔ̃/]. Trong khi đó, trong tiếng Đức, Hà Lan và Ba Lan, W được dùng để ghi một âm môirăng (vì vậy mà phụ âm đầu Wagram, Würtenberg được phát âm như một âm môirăng [/v/]). Các nhà ngôn ngữ học phân biệt V môi-răng với W môingạc mềm.
H
Điểm cuối cùng cần chú ý về phụ âm, chúng ta biết rằng trong tiếng Pháp có một phụ âm có chữ viết nhưng không được phát âm: đó là âm “H bật hơi” (aspirated H) nhằm tránh việc đọc nuốt quán từ [vì vậy phải viết là la hache, le hibou “cái rìu”, “con cú” chứ không ghi là l’hache, l’hibou], song nó không còn được phát âm nữa, ngoại trừ ở một số khu vực (như Lorraine hay Normandie). Trái lại, tiếng Việt có một phụ âm được phát âm nhưng lại không có chữ viết: âm tắc thanh hầu (đột ngột mở thanh quản) đứng đầu các từ bắt đầu bằng nguyên âm. Trong phiên âm khoa học, âm này được ghi bằng một kí tự gọi là “spiritus lenis” của hệ thống chữ viết Hy Lạp, một dấu móc câu với phần lõm uốn về sau: ˁ.
Các nhà ngữ âm học Anh và Trung Quốc dùng dấu nghi vấn để ghi phụ âm này:? [IPA hiện thời: ʔ]
2. Nguyên âm
A, E, I, O, U
Tiếng Latin có 5 nguyên âm:
(i) A: một nguyên âm mở (tức với khoảng cách lớn nhất giữa lưỡi và vòm miệng)
(ii) và (iii): hai nguyên âm khép cực đại (maximally closed). I, một nguyên âm tiền ngạc (prepalatal), miêu tả chính xác hơn là một nguyên âm trước (anterior vowel), căn cứ vào vị trí lưỡi; I không phải là âm tròn môi, tức khi phát âm môi không mở rộng. U, một nguyên âm ngạc mềm, chính xác hơn là một nguyên âm sau (posterior vowel) (xét theo vị trí lưỡi) và là một âm tròn môi: môi chúm lại và tròn.
(iv) và (v): hai nguyên âm trung bình (nửa mở): E nằm giữa I và A; O nằm giữa U và A.
U, vào khoảng thế kỉ thứ 10, thay đổi giá trị ngữ âm trong tiếng Pháp cổ, trở thành một nguyên âm trước, tròn môi [IPA: /y/]. Phiên âm khoa học của nguyên âm tiếng Pháp này là ü (còn ö thì được dùng để kí hiệu cho nguyên âm nằm giữa ü và A); Phiên âm này bắt nguồn từ tiếng Đức, nơi xuất hiện dấu hai chấm (Tréma, hay Umlaut trong tiếng Đức) dùng cho E rút gọn: ü cho ue và ö cho oe. Trong khi đó, các nhà ngữ âm học Anh thích dùng cách phiên âm Y của Scandinavia hơn.
Y
Trong tiếng Hy Lạp cổ, nguyên âm khép dòng sau tròn môi [IPA: /u/], được ghi là Y, đã chuyển thành một phụ âm trước tròn môi (anterior rounded consonant). Các học giả Latin đã mượn chữ cái Y của Hy Lạp để kí hiệu cho nguyên âm này, hiện không còn trong tiếng Latin. Trong tiếng Hy Lạp, nguyên âm này sau đó bị lẫn lộn với I, và cả trong tiếng Latin nó trở nên được phát âm như I. Do đó mà người Pháp ngày này vẫn gọi chữ cái Y bằng cái tên “I Hy Lạp” (Greek I). Về vai trò của nó trong bảng chữ cái tiếng Việt: trong tiếng Pháp, Y thường được dùng để kí hiệu âm xát tiền ngạc hữu thanh (voiced prepalatal spirant) và liên hệ giữa Y với I giống như liên hệ giữa W với U; đây là cách ghi mà các nhà Anh Điêng học [và Phi-châu học] sử dụng. Song, các nhà ngữ âm học Anh lại ưa dung j để kí hiệu cho âm này hơn. [cách ghi là /j/ nay đã trở thành cách ghi chuẩn trong IPA].
Tiếng Latin phân biệt các nguyên âm ngắn và nguyên âm dài. Các kí hiệu là: a cho nguyên âm dài, ă cho nguyên âm ngắn; Kí hiệu thứ hai đã được dùng trong tiếng Việt. Các nhà Anh Điêng học thì chỉ ghi nguyên âm dài mà bỏ sót các nguyên âm ngắn. Các nhà ngữ âm học Anh và Trung Quốc thì biểu thị độ dài của các nguyên âm bằng dấu hai chấm viết sau nguyên âm hoặc viết kép “double” nguyên âm: a: hoặc aa. [IPA: /aː/]
Ê, Ô, Â
Trong các ngôn ngữ Roman, các nguyên âm dài xuất hiện khi hai nguyên âm đi cùng nhau; chúng được ghi tắt bằng cách chỉ ghi một nguyên âm đồng thời thêm dấu mũ ^ vào bên trên nó, ví dụ: trong tiếng Pháp aage được viết là âge, meur viết là mûr. (Trong tiếng Pháp, ^ thường thể hiện một âm vốn là s trước đây, ví dụ:fête “lễ mừng” có hình thức trước đây là feste, pâte “hồ dán” là từ paste.) Tình hình tương tự cũng xảy ra trong tiếng Bồ Đào Nha, khi oo viết thành ô, ee[8] viết thành ê. Trong tiếng Bồ Đào Nha, các nguyên âm mới có cách phát âm khép nhiều hơn: ô nằm ở vị trí trung gian giữa o và u, và ê nằm giữa e và i. Đây chính là nguồn gốc các cách ghi được sử dụng cho các nguyên âm tiếng Việt. Trong tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý hay tiếng vùng Provence (Pháp) đều không có những phương tiện để phân biệt hai nguyên âm elẫn hai nguyên âm o khác nhau này.
Trong tiếng Pháp, ô [IPA: /o/] khép nhiều hơn so với o [IPA: /ɔ/], và ê [IPA: /e/] cũng khép nhiều hơn so với e [IPA: /ɛ/]; theo tiêu chí này, một số nhà ngôn ngữ học đã sử dụng dấu sắc: ó, é để biểu thị mức độ khép hơn của các nguyên âm, và dấu huyền, tức ò, è để biểu thị mức độ mở hơn của các nguyên âm. Một cách khác là dùng dấu chấm vào bên dưới để chỉ các nguyên âm khép hơn và dấu móc vào bên dưới để chỉ các nguyên âm mở hơn. Cuối cùng, các nhà ngữ âm học Anh ngữ sử dụng e, o cho các nguyên âm đóng hơn và ɔ, ɛ (tức chữ C ngược và chữ epsilon của tiếng Hy Lạp) cho các nguyên âm mở hơn. Kí hiệu æ được dùng cho nguyên âm nằm giữa a và ɛ, giống như nguyên âm trong từ cat của tiếng Anh. Một chữ a nghiêng (i.e., ɑ) được dùng cho nguyên âm của từ pâte tiếng Pháp.
Trong tiếng Việt có một số nguyên âm sau không tròn môi [IPA: /ɯ/, /ɤ/]. Chúng được viết là ư và ơ, có thể là do lấy cảm hứng từ kí hiệu ü, ö đã nhắc đến ở trên, cho dù trên thực tế ư đối lập hẳn với ü xét về vị trí môi và lưỡi: ư [IPA: /ɯ/] là một nguyên âm sau và không tròn môi, trong khi ü [IPA: /y/] lại là một nguyên âm trước và tròn môi. Những nguyên âm này không có trong các ngôn ngữ Roman phía Tây, tuy nhiên chúng lại có trong các ngôn ngữ Roman phía Đông châu Âu: ví dụ: trong tiếng Rumani, từ “chó” có thể được ghi theo chính tả tiếng Việt là cưn. Các nguyên âm này thỉnh thoảng được ghi với hai dấu chấm (Tréma): ï, ë hoặc là với một dấu tròn phía dưới. Các nhà ngữ âm học Anh ghi chúng là /ɯ/, /ə/ [IPA /ə/ ngày nay được coi là một nguyên âm hàng giữa thực thụ, còn /ɤ/ được dùng cho một nguyên âm hàng sau, không tròn môi, độ mở trung bình], và /ʌ/, tức lần lượt viết ngược m, e và v. Nguyên âm cuối cùng (/ʌ/) tương ứng với âm â trong tiếng Việt.
Phần hai: Thanh điệu
Cuối cùng, chúng ta hãy tìm hiểu cách ghi các thanh điệu được mượn từ tiếng Hy Lạp cổ. Tiếng Hy Lạp cổ có hai thanh, được ghi là ´ và ῀, và một dấu thứ ba được dùng để ghi thanh điệu của những từ không có trọng âm: `. Những kí hiệu này được bổ sung thêm với các kí hiệu đánh dấu câu. Quả thực, trong các ngôn ngữ Roman, thanh điệu không thể được dùng để phân biệt các từ, song nó có thể phân biệt các câu, chẳng hạn, trong tiếng Pháp, câu nghi vấn C’est vrai? “Việc đó thật à?” nhờ dấu câu mà phân biệt với và câu trần thuật C’est vrai “Đây là sự thật.” Vì vậy, người ta đặt một dấu chấm nhỏ (giống với dấu chấm câu) dưới nguyên âm và một dấu hỏi trên nguyên âm để biểu thị thanh điệu [ở đây minh họa cho hệ thống 6 thanh trên nguyên âm A là: a à á ạ ả ã].
Các nhà ngữ âm học Anhvà Trung Quốc dùng một dấu thẳng đứng đặt bên phải từ kèm theo một dấu nhỏ mô tả đường nét và âm vực và tuyến điệu (modulation) của thanh điệu để kí hiệu chúng [ví dụ: ˥ ghi thanh cao, ˧ cho một thanh trung bình.v.v.].
Kết luận
Như vậy bảng chữ cái tiếng Việt là một sản phẩm có những cứ liệu lịch sử được xác định rõ ràng.
Những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến vùng Viễn Đông bằng đường biển đều đến từ bán đảo Iberia: họ là người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và xứ Basque. Trong số họ, những học giả đã sử dụng bảng chữ cái tiếng Latin để ghi âm tiếng Việt chính là các nhà truyền giáo đạo Thiên chúa - những người tinh thông tiếng Latin, tiếng Ý và tiếng Hy Lạp. Tất cả những điểm đặc biệt của bảng chữ cái tiếng Việt vì vậy mà có thể được giải thích trên cơ sở của những cứ liệu này.
Nhìn vào những bảng phiên âm khoa học dựa trên bảng chữ cái Roman đã được trình bày và thảo luận ở trên, ta thấy rằng chúng thuộc vào hai nhóm sau: (i) những bộ chữ được sử dụng cho các ngôn ngữ Phương Đông đã có chữ viết Latin hóa riêng trước đó của mình, trong trường hợp này việc phiên âm tiếng Latin cơ bản chỉ là việc chuyển tự, tức thay thế một chữ cái của bảng chữ cái bản địa bằng một chữ cái Latin nhằm tạo điều kiện dễ dàng nhất cho việc in ấn của các nhà in châu Âu; (ii) những bộ chữ được các nhà ngữ âm học, những người có mục đích phiên âm tất cả những sắc thái phát âm. Loại bảng chữ cái thứ hai này chủ yếu được dùng ở các nước không có bộ chữ cái Latin hóa (ví dụ: Trung Quốc) hoặc các nước mà chính tả khác xa với phát âm (ví dụ như Anh: rất khó có thể đoán được âm nguyên đích thực trong từ tiếng Anh, cho dù trên thực tế tiếng Anh dùng bảng chữ cái Latin). Nhưng, bảng chữ cái ngữ âm được thiết kế ra cho việc viết tay và rất khó cho việc in ấn.
Tài liệu tham khảo
1. Alexandre de Rhode (1991), Từ điển Annam - Lusitan -Latin (bản dịch của Hoàng Xuân Việt, Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính), NXB Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
2. André Martinet (1956), La Description phonologique avec application au parler franco provençal d'Hauteville (Savoie), Genève: Droz.
3. André Martinet (1981), “Fricatives and spirants”, Suniti Kumar Chatterji commemoration volume ed. by B. P. Mallik, Burdwan, West Bengal, India: Burdwan University Press, pp. 145-151.
4. André Martinet (1985), “Two proposals”, The Study of Sounds (Onsei no Kenkyuu), Commemorative volume for the 50th anniversary of the Phonetic Society of Japan XXI, pp. 67-72.
5. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh Việt - Việt Anh, NXB Khoa học Xã hội.
6. Haudricourt, A.G. (1949), “L’origine des particularités de l’alphabet vietnamien”, Dân Việt Nam (3), pp. 61-68.
7. Haudricourt, A.G. (1953), “La place du vietnamien dan les langues austroasiatique” (Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á), BSLP (49), pp. 122-128.
8. Haudricourt, A.G. (1954), “De L’origine Des Tons En Vietnamien” (Nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt), Journal Asiatique (242), pp. 69–82.
9. Haudricourt, A.G. (2010), “The origin of the peculiarities of the Vietnamese alphabet” (Alexis Michaud trans.), Mon-Khmer Studies (39), pp. 89–104.
10. Jacqueline Thomas, Luc Bouquiaux and France Cloarec-Heiss (1976), Initiation à la phonétique: phonétique articulatoire et phonétique distinctive, Presses Universitaires de France, Paris.
11. Michel Ferlus (1982), “Spirantisation des obstruantes médiales et formation du système consonantique du vietnamien”, Cahiers de linguistique - Asie Orientale (11:1), pp. 83-106.
12. Michel Ferlus (2001), “Les hypercorrections dans le thổ de Làng Lỡ (Nghệ An, Vietnam) ou les pièges du comparatisme”, Paper presented at the Quinzièmes Journées de Linguistique de l'Asie Orientale, Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales, Paris.
13. Ratanakul Suriya, David Thomas and Premsrirat Suwilai, Eds. (1985), Southeast Asian Linguistic Studies presented to André-G. Haudricourt, Mahidol University, Bangkok.
Hình 1: Từ bảng chữ cái tiếng Hebrew và tiếng Hy Lạp đến bảng chữ cái tiếng Latin.
Hình 2: Những tương ứng qua bảng chữ cái tiếng Việt, tiếng Pháp và bảng phiên âm khoa học
[1]http://sealang.net/archives/mksj/pdf/MKSJ-39.89.pdf
[2]https://vnu-vn.academia.edu/VietCao
[3]Các thuật ngữ ngữ âm trong bản tiếng Anh được để trong ngoặc đơn để người đọc tiện đối chiếu.
[4]“non-anterior sibilant stop” đượcCao Thành Việt dịch là “tắc-xuýt-phi tiền” và “anterior sibilant stop” là “tắc-xuýt-tiền”. PGS. TS Phạm văn Hảo cho biết trong “Từ điển Thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu Anh-Việt, Việt-Anh” (2005) của Cao Xuân Hạo & Hoàng Dũng, hai thuật ngữ này trong tiếng Việt là: “tắc xuýt không hàng trước” và “xuýt hàng trước”. Tôi e cả hai thuật ngữ trên chỉ mới dịch theo nghĩa đen của từ “anterior” (trước), song trong ngữ âm học “anterior sounds” được hiểu là: “những âmđược cấu âm từ phía trước ổ răng (alveolar ridge)” (http://sites.fas.harvard.edu/~interns/eng101quiz/definitions.html). Ở đây tôi tạm dùng “tắc xuýt trước” cho (anterior sibilant stop) và “tắc xuýt sau” cho (non-anterior sibilant stop), và để nguyên từ của bản nguồn tiếng Anh trong ngoặc đơn (chú thích của VXQ).
[5]Vào thời gian bài báo của Haudricourt được xuất bản (1949), người ta cho rằng dựa trên cơ sở việc phục nguyên âm và sự vay mượn của tiếng Việt từ các ngôn ngữ láng giềng, âm vị được viết là D trong chữ Quốc ngữ không phải là một âm tắc tiền ngạc-hữu thanh (voiced prepalatal stop) (tương ứng nhất trong IPA là /ɟ/) khi chữ Quốc ngữ mới ra đời, mà là một âm xát răng (dental sprirant), được Ferlus 1982 ghi là δ (Xem thêm Ferlus 2001). Tương ứng nhất trong IPA của âm này là /ð/. Tuy nhiên, Ferlus phân biệt rạch ròi giữa âm xát “spirant” và âm xát “fricative” dựa theo quan điểm của Martinet 1956:24-25. Martinet cho rằng, “spirant” và “fricative” là hai nhóm âm khác nhau: “Cần thiết phải minh định sự khác biệt giữa phương thức cấu âm lơi (relaxed) - có xu hướng gần với phương thức nguyên âm mà chúng tôi gọi là “sprirant” - với các phụ âm được cấu âm theo phương thức phụ âm đúng nghĩa, đặc trưng bởi sự cọ xát khi luồng hơi thoát qua vị trí cản trở: loại này chính là những âm “fricative” đúng nghĩa.”[trong bản dịch của chúng tôi]; xem thêmMartinet 1981, 1985 và Thomas, Bouquiaux and Cloarec-Heiss 1976:29-31. Tuy nhiên, Haudricourt không đưa ra sự phân biệt giữa hai thuật ngữ trên trong bài báo này: ông dùng “spirant” trong cả bài (Chú thích của Alexis Michaud).
[6]Trong bản dịch tiếng Anh có hai câu bị xóa được kí hiệu bằng (…), (chú thích của Alexis Michaud).
[7]Những người nghiên cứu ngôn ngữ các bộ tộc da đỏ ở châu Mỹ (ND).
[8]Trong bản dịch tiếng Anh ee bị nhầm thành ec (Alexis Michaud đã kiểm tra và khẳng định điều này với tôi qua trao đổi email - VXQ chú thích)
"
http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nguon-goc-nhung-diem-da-c-biet-trong-bang-chu-cai-chu-quo-c-ngu
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này
- "Giáo dục" hóa "Ráo zục" sau 30 năm Đổi Mới, từ học vần lớp 1
- Đừng vội và đừng nản : chữ Hangul vẫn vô địch, chữ Nôm đã vào tầm cao châu lục
- Các chàng Batman và Captain của XÔI LẠC TV bất ngờ xuất hiện, làm lu mờ VTV
- Đừng vội và đừng nản : chữ Hangul vẫn vô địch, chữ Nôm đã vào tầm cao châu lục
- Các chàng Batman và Captain của XÔI LẠC TV bất ngờ xuất hiện, làm lu mờ VTV
- Về sở hữu toàn dân, kinh tế Đảng, và kinh tế quốc doanh (bài Trương Huy San, tháng 4/2018)
- Văn nghệ Thứ Bảy : "Bàn về Văn hóa", những bài cũ trong một cuốn sách mới ra của Nguyễn Kiến Giang
- Kiến giải của một nhà nghiên cứu kinh tế : Lo Việt Nam sẽ chỉ còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới : 15 - Hương ước làng Trang Liệt (Bắc Ninh)
- 3 nguyên tắc cơ bản trong chi tiêu mà Việt Nam vi phạm (theo Bộ trưởng Đầu tư và Kế hoạch)
- 3 nguyên tắc cơ bản trong chi tiêu mà Việt Nam vi phạm (theo Bộ trưởng Đầu tư và Kế hoạch)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 10 (tổng quát về Đại hội VI)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987, 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)
- Một bài viết của cụ Vũ Khiêu chào mừng đồng chí Gooc-ba-chốp (1986)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5 (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987, 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)
- Một bài viết của cụ Vũ Khiêu chào mừng đồng chí Gooc-ba-chốp (1986)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5 (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 3 (những kí ức tản mạn của cụ Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 2 (đêm 26 tháng 11 năm 1983, truyện của Phùng Gia Lộc)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 2 (đêm 26 tháng 11 năm 1983, truyện của Phùng Gia Lộc)
. Năm 2015
Trả lờiXóaCho con trẻ học sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, tương lai của chúng ta sẽ ra sao?
TRẦN HƯƠNG GIANG
07:35 28/09/15
(GDVN) - Những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục hãy xem xét lại nội dung của chương trình Giáo dục công nghệ trước khi áp dụng trên diện rộng như hiện nay.
Phân dạy chéo ban, giáo viên mệt mỏi, học sinh mất hứng thú học tập
Thầy Văn Như Cương: "Biển học mênh mông, sách vở chỉ là vùng biển gần bờ"
Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm vụ “sách dạy học sinh đi trên thủy tinh”
Nhìn nhận những than phiền của người dân và sự nỗ lực của ngành giáo dục
LTS: Khi đọc bộ sách Tiếng Việt lớp 1 – chương trình Giáo dục công nghệ của ông Hồ Ngọc Đại đang được phổ cập ở 40 tỉnh thành, tác giả Trần Hương Giang gửi thư tới những người làm trong ngành giáo dục.
Bức thư này, phải nói là chứa nhiều nước mắt và sự lo lắng cao độ cho tương lai của mọi người...
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả.
Kính gửi: Những người làm trong ngành giáo dục
Tôi chỉ là một người công nhân bình thường và cũng là một người mẹ. Con tôi năm nay bước vào lớp 1, bắt đầu làm quen với con chữ và đó cũng là hành trang mà cháu sẽ mang theo trong suốt cuộc đời.
Vâng, chính bởi vậy tôi luôn nhất trí với quan điểm của các nhà lãnh đạo rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” hay “Giáo dục là nền tảng của mỗi quốc gia” .
Trước những trọng trách như vậy thì những người làm trong ngành giáo dục cũng phải chịu sức ép vô cùng lớn. Tôi hết sức thông cảm với điều đó.
Tôi cũng hiểu rằng để có được như ngày nay chúng ta phải trải qua biết bao cuộc cải cách, đó là thành quả đóng góp của biết bao người tâm huyết với ngành giáo dục nước nhà.
Và hiện nay thế hệ con tôi cũng đang phải tiếp tục đối mặt với những cuộc cải cách mới.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng phản biện GS. Hồ Ngọc Đại về công nghệ giáo dục
Trả lờiXóaGS.NGUYỄN TIẾN DŨNG06:46 20/10/16
(GDVN) - Giáo sư Châu được gia đình cho ra học trường khác sau một thời gian thấy học ở trường thực nghiệm không đạt kết quả tốt về môn toán...
Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại và sự im lặng khó hiểu của giới chuyên môn
Làm thế nào để sách của GS. Hồ Ngọc Đại vào được nhà trường?
LTS: Sau bài viết "Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại và sự im lặng khó hiểu của giới chuyên môn", Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài phản biện Giáo sư Hồ Ngọc Đại về giáo dục từ Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Viện trưởng Viện toán lý thuyết - Viện Toán học Toulouse - Cộng hòa Pháp, Giáo sư Đại Học Toulouse.
Được biết Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng từng là học sinh Việt Nam trẻ nhất đạt Huy chương vàng Toán Quốc tế năm ông 14 tuổi rưỡi. Ông được phong Giáo sư Toán tại Đại học Toulouse năm 32 tuổi. Năm 2015, Chính phủ Pháp phong ông làm Giáo sư ngoại hạng.
Loạt bài phản biện Giáo sư Hồ Ngọc Đại về giáo dục đã được Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng viết từ năm 2012, bao gồm 6 phần.
Nay để rộng đường dư luận và góp thêm tiếng nói bàn bạc vấn đề dư luận các nhà giáo, phụ huynh và học sinh Việt Nam đang quan tâm liên quan đến Công nghệ giáo dục và sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng gửi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng 6 nội dung phản biện của ông.
Tòa soạn trân trọng gửi đến quý bạn đọc lần lượt 6 vấn đề Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng phản biện Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Văn phong và nội dung bài viết phản ánh nhận thức, quan điểm của tác giả, tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.
GS.Hồ Ngọc Đại là một người cả đời nghiên cứu về giáo dục, nên ắt hẳn phải thâm hiểu hơn tôi nhiều về triết lý giáo dục.
Năm 2013
Trả lờiXóaNgô Bảo Châu cho biết đã bỏ ngang việc học ở trường thực nghiệm do ông bố không muốn cho học tiếp, để chuyển sang trường khác.
GS Ngô Bảo Châu: Tôi thích học vẽ trước học Toán
14:08 12/03/2013
Đó là chia sẻ của Giáo sư Ngô Bảo Châu trong dịp về Việt Nam tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á.
Trong chuyến thăm này, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu sẽ có bài giảng về chủ đề “Phương pháp học tập” cho sinh viên các trường đại học.
- Xin Giáo sư cho biết, cảm xúc của mình khi tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối- Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á trong đó có cuộc nói chuyện với sinh viên các trường đại học tại Việt Nam?
- Tôi cảm thấy rất vinh dự được tham gia chuỗi sự kiện “Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á.
Năm 1949 (bản dịch tiếng Việt năm 2018)
Trả lờiXóa"
Nguồn gốc những điểm đặc biệt trong bảng chữ cái chữ Quốc ngữ
ANDRÉ-GEORGES HAUDRICOURT
Thứ hai, 06 Tháng 8 2018 14:06
. Năm 2018
Trả lờiXóaMột phụ huynh trường thực nghiệm đã chia sẻ (nghe nói bác này là con gái của ông Phan Đình Diệu, mình thì lần đầu tiên thấy Fb của bác này).
"
Phan Thi Ha Duong
30 Tháng 8 lúc 21:06 ·
Chương trình học của Trường Thực nghiệm.
Ngọ nhà mình ngày xưa học cấp 1 Thực nghiệm. 3 năm đầu học theo chương trình thực nghiệm (2 lớp học chương trình này, 2 lớp học chương trình thường), lớp 4 và 5 học chương trình thường.
Mình kết luận thế này: về môi trường học thì thật là niềm vui và hạnh phúc vì các thầy cô rất yêu thương các con, được tự do và ít bài vở.
Về chương trình học (Toán) thì mình không ủng hộ. Vì quá khó. Và quan trọng là quá trừu tượng.
Toán: Ngay khi vào học, để học 3 < 5, các con được học: ánh xạ từ tập 3 phần tử vào tập 5 phần tử, còn thừa những phần tử không được ánh xạ vào vì vậy tập 5 phần tử nhiều phần tử hơn tập 3 phần tử, viết 3 < 5
Ngay lớp 1 các con học các hệ cơ số. Bài kiểm tra giữa kỳ HK 1 lớp 1 là đổi số 13 ra hệ cơ số 2 và hệ CƠ SỐ 3.
Tóm lại vô cùng trừu tượng. Ngọ nhà mình hiểu được (vừa vừa) là do các cô dạy cực kỳ cẩn thận, và mình vô cùng phục các cô. Mình nghĩ các cô đã được chuẩn bị rất kỹ. Ngay cô giáo Ngọ nói trước lớp: Toán của các con khó lắm, bố mẹ cũng không hiểu được đâu.
Nhưng có hai vấn đề:
1. Không phải tất cả các bạn đều hiểu như Ngọ, và bố mẹ các bạn phải mất rất nhiều công để giúp con.
2. Ngay cả khi đã hiểu thì sau đó Ngọ cũng quên. Khi Ngọ lên cấp 2, mình hỏi Ngọ hệ cơ số là gì, Ngọ quên sạch.
Mình luôn quan niệm, tư duy của trẻ phải đi từ trực quan đến trừu tượng. Còn các con đã phải học cái trừu tượng ngay lập tức. Điều đó đi ngược lại tự nhiên.
Mình nhớ môn tiếng Việt cũng rất khó: các loại từ, phức tạp lắm. Khi mình nói những chuyện này, mấy cô bạn học sư phạm ngoại ngữ bảo mình hồi năm thứ 1 đại học bọn tao học mấy khái niệm ấy đấy (hồi đấy mình dạy ở IFI, buổi trưa mình chỉ cần kể về bài tiếng Việt của Ngọ là cả bọn đánh xong bữa trưa và cafe).
Tóm lại theo mình, nếu cố dạy học sinh những điều trừu tượng, thì rất mất công và giáo viên phải cực giỏi. Nhưng quan trọng là không để làm gì vì đó là sự khiên cưỡng, hiểu thì rất khó, và quên thì rất nhanh.
Mình cho rằng phải dạy thật cụ thể, thật trực quan, và đi từ cái dễ, cái đơn giản trở đi.
-----------
Bổ sung.
Mình thêm vào đây phần mình viết trong cmt.
Có lẽ nhiều người chưa biết về mô hình trường Thực nghiệm, nên mình xin viết rõ nhé, mình sẽ đề cập 3 vấn đề:
- Cơ sơ vật chất, môi trường
- Phương pháp dạy học
- Sách giáo khoa