Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/01/2016

Sưu tập tháng 1 năm 2016 : các loại đồn đoán về Bộ Tứ

Phân tích chuyên ngành duy nhất hiện có ý nghĩa, theo tôi, đã xuất hiện ngay từ năm ngoái (tháng 5/2015), xem lại ở đây.

Bây giờ thì làm một sưu tập tất cả các loại đồn đoán, suy đoán.

Bản quyền thuộc từng chủ nhân của đồn đoán. Tôi chỉ gom lại một chỗ mang tính khách quan.


Từ đây trở xuống là sưu tập. Xếp theo thứ tự ngược.

---


Từ số 32 xem ở entry bổ sung, tại đây.

31.


Hôm nay bầu Ban chấp hành TƯ khoá 12


Hôm nay, đại biểu Đại hội Đảng bầu các ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa 12 từ danh sách 246 ứng viên.

Trong phiên họp sáng nay, các đại biểu nhận danh sách bầu cử chính thức tại đoàn và tiến hành công tác ghi phiếu bầu cử bầu Ban chấp hành Trung ương khóa 12 tại đoàn.
Danh sách này được Đại hội thống nhất hôm qua, gồm 220 ứng viên ủy viên chính thức và 26 ứng viên ủy viên dự khuyết. 
Sau đó, Đại hội tiến hành bỏ phiếu bầu cử chính thức tại hội trường, chọn ra 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết của Ban chấp hành TƯ khóa 12.
Đại hội đảng 12, Bộ Chính trị, bầu cử nhân sự, ban chấp hành trung ương khóa 12
Toàn cảnh Đại hội. Ảnh: Phạm Hải
Ban kiểm phiếu sẽ tiến hành kiểm phiếu bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 ngay sau đó.
Chiều cùng ngày, trước khi nghe Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách các vị trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới là một số thủ tục quy trình liên quan văn kiện Đại hội.
Cụ thể, Đoàn Chủ tịch đọc báo cáo giải trình,tiếp thu ý kiến của đại biểu về các văn kiện Đại hội 12 của Đảng.
Các đại biểu sẽ ghi phiếu biểu quyết một số vấn đề thuộc nội dung các văn kiện Đại hội (nếu có).
Trước đó, hôm qua, trong phiên họp đến tối muộn, Đại hội đã biểu quyết đồng ý cho các ứng viên đề cử bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới xin rút được rút.
Theo đó, toàn bộ 29 ứng viên được đề cử chính thức và dự khuyết, trong đó các ứng viên chính thức là các ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng… xin rút đề cử đã được Đại hội chấp thuận cho rút.
Ngày mai, 27/1, Ban chấp hành Trung ương khóa 12 tiến hành họp hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ngày 28/1, kết quả bầu cử sẽ được công bố tại phiên bế mạc Đại hội. Tổng bí thư và Ban chấp hành Trung ương khóa 12 sẽ ra mắt chính thức.
Xuân Linh - Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286518/hom-nay-bau-ban-chap-hanh-tu-khoa-12.html



30.


Đại hội đồng ý cho cả 29 ứng viên rút



- Đại hội 12 đã đồng ý cho các ứng viên đề cử bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới xin rút được rút, theo kết quả cập nhật tối nay từ Đại hội. 

23 ứng viên được đề cử chính thức, trong đó có các ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xin rút đề cử đã được Đại hội chấp thuận cho rút. 
6 ứng viên dự khuyết xin rút cũng được Đại hội đồng ý cho rút.
Được biết, Thủ tướng là người có tỉ lệ đề nghị giữ lại cao nhất, tuy nhiên không quá bán.
Như vậy, toàn bộ 29 ứng viên đề cử bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương khóa 12 xin rút được Đại hội đồng ý cho rút hết.
Cuối giờ chiều nay, Đại hội Đảng 12 thực hiện quy trình biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đã báo cáo về tổng hợp số lượng đề cử bổ sung.
đại hội đảng 12, nhân sự, ban chấp hành Trung ương
Đại biểu dự Đại hội. Ảnh: Phạm Hải
Trong 62 ứng viên bổ sung cho vị trí ủy viên Trung ương chính thức khóa mới có 23 người xin rút. Trong 30 ứng viên bổ sung cho vị trí ủy viên dự khuyết có 6 người xin rút.
Đại hội đã tiến hành thủ tục bỏ phiếu kín quyết định cho hay không cho các vị này rút.
Trong 23 người được đề cử từ chối nhận đề cử có các ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và một số ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng khác.
Trên cơ sở kết quả bỏ phiếu về các trường hợp xin rút, Đoàn Chủ tịch có được danh sách ứng viên chính thức bầu vào Ban chấp hành Trung ương khóa 12.
Danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 được Đại hội quyết định, trong đó số dư trong danh sách bầu cử chính thức không được vượt quá 30% theo quy định.
Trước đó, chiều qua, các trường hợp được đại biểu Đại hội đề cử bổ sung đã chủ động xin rút rất nhiều, trong đó có các ủy viên Bộ Chính trị khóa 11. Còn hơn 90 nhân sự được đề cử bổ sung vào danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12, trong số này có 62 nhân sự được đề cử vào danh sách bầu ủy viên Trung ương chính thức.
Chiều mai, 26/1, có kết quả bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới
Sáng mai, các đại biểu sẽ nhận danh sách bầu cử chính thức tại đoàn, ghi phiếu bầu cử bầu Ban chấp hành Trung ương khóa 12.
Đại hội sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu cử chính thức tại hội trường.
Ngay sau đó sẽ tiến hành kiểm phiếu bầu cử. Buổi chiều, Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách các vị trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới.
Xuân Linh - Thủy Chung
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286511/dai-hoi-dong-y-cho-ca-29-ung-vien-rut.html



Thứ hai, 25/1/2016 | 17:52 GMT+7


Đại hội đồng ý cho Thủ tướng rút khỏi danh sách đề cử




Thông tin về kết quả kiểm phiếu vừa kết thúc cho biết, đa số đại biểu đều nhất trí với việc xin rút của các trường hợp có nguyện vọng không tái cử, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Đại hội XII đã đồng ý cho 23 người được đề cử bổ sung vào danh sách bầu uỷ viên chính thức được rút khỏi danh sách. Trong số này có 9 ủy viên Bộ Chính trị gồm: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; phụ trách Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải; phụ trách Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa.
Hiện đại hội tiếp tục bỏ phiếu vòng 2 đảm bảo giữ lại đúng số dư không quá 30%. Từ đó hoàn thiện danh sách để sáng mai bầu cử Ban chấp hành trung ương khoá mới.
dai-hoi-dong-y-cho-thu-tuong-rut-khoi-danh-sach-de-cu
Với gần 60% số phiếu tán thành, đại hội đã nhất trí để Thủ tướng không tái cử.
Trao đổi với báo chí trước khi đại hội kiểm phiếu, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường cho biết, trong số 92 người được đề cử tại đại hội chiều qua, 62 người được đề cử bầu ủy viên chính thức và 30 người vào danh sách bầu ủy viên dự khuyết. 29 trường hợp xin rút (23 chính thức và 6 dự khuyết). Đại hội đã bỏ phiếu để quyết định việc xin rút của từng trường hợp.
"Việc quyết định này được thể hiện bằng phiếu kín. Điều này rất dân chủ và chặt chẽ", ông Cường nói.
Như vậy với quy định số dư không quá 30%, ngoài danh sách 221 đại biểu được Ban Chấp hành khóa XI đề cử, Đại hội sẽ lựa chọn để chốt 36 đại biểu đưa vào danh sách bầu Ban Chấp hành khóa XII.
dai-hoi-dong-y-cho-thu-tuong-rut-khoi-danh-sach-de-cu-1
Đại hội đang tiến hành công tác bỏ phiếu và kiểm phiếu. Ảnh: Nhật Minh
Nếu số lượng được bầu nhiều hơn 36, đại hội sẽ bỏ phiếu tiếp để gút danh sách bầu Ban Chấp hành Trung ương vào ngày mai, 26/1.
"Tất cả danh sách ủy viên Trung ương khóa cũ trong đó gồm cả 9 đồng chí ủy viên Bộ Chính trị không tái cử xin rút vẫn phải bỏ phiếu. Đây là vòng đầu tiên", ông Cường nói.
Ban kiểm phiếu gồm 25 người, do ông Nguyễn Thế Trung, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương làm Trưởng ban kiểm phiếu.
Trước khi Ban kiểm phiếu làm việc, Đoàn Chủ tịch Đại hội đã báo cáo về tình hình các ứng viên, trong đó có gần 10 người không trong danh sách đại biểu dự Đại hội nhưng được đề cử. Những ứng viên nào không có trong danh sách dự Đại hội nhưng đủ hồ sơ vẫn được giới thiệu. Hiện có 3 người đủ hồ sơ.
Hoàng Thùy - Nhật Minh
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-hoi-dong-y-cho-thu-tuong-rut-khoi-danh-sach-de-cu-3348081.html





29.

Thứ hai, 25/1/2016 | 05:00 GMT+7


Hôm nay Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử


Sau khi đại biểu ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử vào Ban chấp hành Trung ương khoá XII (nếu có), Đại hội sẽ thực hiện quy trình biểu quyết thông qua danh sách.

Theo chương trình làm việc, sáng 25/1 Đại hội sẽ làm việc tại đoàn. Sau khi Đoàn Chủ tịch thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) Ban chấp hành Trung ương khoá XII, các đại biểu sẽ ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử vào Ban chấp hành Trung ương khoá mới (nếu có). 10h sáng, Đoàn Chủ tịch sẽ họp để xem xét các trường hợp xin rút.
Buổi chiều, Đại hội làm việc tại hội trường. Đoàn Chủ tịch sẽ báo cáo với Đại hội về việc bầu cử và danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.
Sau đó, Đại hội sẽ thực hiện quy trình biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử.
hom-nay-dai-hoi-bieu-quyet-thong-qua-danh-sach-ung-cu-de-cu
Toàn cảnh đại hội. Ảnh: Reuters.
Trước đó chiều 24/1, các đoàn đại biểu đã giới thiệu thêm hơn 60 người vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XII. Trong đó, hơn 50% không nằm trong Ban Chấp hành cũ, có người không dự Đại hội và quá tuổi.
Ngoài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được đề cử còn có Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phụ trách Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, phụ trách Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa...
Phó chánh văn phòng Trung đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, sau khi các đại biểu ghi phiếu xin rút khỏi đề cử, Đại hội sẽ thể hiện quyết định bằng việc bỏ phiếu kín. Nếu đa số đại biểu đồng ý cho rút thì sẽ không đưa những người này vào danh sách đề cử tại Đại hội nữa. Sau khi có danh sách trúng cử Ban chấp hành Trung ương khoá mới, Ban chấp hành sẽ họp phiên đầu tiên để bàn nhân sự Ban Bí thư, Bộ chính trị,Tổng bí thư.
Trước đó, thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng cho biết, ông Nguyễn Phú Trọng đã được ban chấp hành trung ương giới thiệu đề bầu vào vị trí Tổng bí thư với mục đích "ở lại để kế thừa, tập hợp giữ vững ổn định chính trị và khối đại đoàn kết của toàn dân, giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng".
Với 3 chức danh chủ chốt còn lại, ông Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cho hay, Ban chấp hành Trung ương XI đã giới thiệu ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Công an) làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó thủ tướng) làm Thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó chủ tịch Quốc hội) làm Chủ tịch Quốc hội.
Tuy nhiên, danh sách cuối cùng bầu vào ủy viên khoá XII sẽ do Đại hội quyết định.

Hoàng Thùy
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hom-nay-dai-hoi-bieu-quyet-thong-qua-danh-sach-ung-cu-de-cu-3347487.html



28.





 Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết thông tin này và nhấn mạnh: “Ý thức Đảng của các đồng chí rất cao và đã có ý nguyện xin rút từ lâu”
Trả lời báo chí bên lề Đại hội XII của Đảng ngay sau khi các đại biểu Đại hội tiến hành đề cử nhân sự bổ sung vào danh sách giới thiệu bầu Uỷ viên BCH Trung ương khoá XII (ngoài danh sách do BCH Trung ương khoá XI giới thiệu), chiều 24/1, ông Lê Quang Vĩnh cho biết, số dư đã vượt quá 30% theo quy định.
Những đồng chí thuộc BCH Trung ương khoá XI nếu được các đại biểu đề cử thì phải xin rút và Đại hội quyết định cho rút thì không đưa vào danh sách đề cử tại Đại hội. Còn đồng chí nào không thuộc BCH Trung ương cũ có quyền tự do nhận đề cử, ứng cử.
đại hội đảng
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh
Trong trường hợp danh sách do Đại hội đề cử hợp thành với danh sách do Trung ương giới thiệu có tổng số dư vượt quá 30% thì sẽ hình thành danh sách các đồng chí mới được đề cử để Đại hội bỏ phiếu kín, kiểm phiếu ngay tại Đại hội và lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ tối đa 30%.
“Ví dụ BCH Trung ương giới thiệu số dư 10% thì còn 20% để Đại hội đề cử, ứng cử. Với 180 Uỷ viên Trung ương chính thức thì 20% là 36 đồng chí. Nếu danh sách 300 thì cũng chỉ chọn 36 hợp vào danh sách do BCH Trung ương XI giới thiệu để hình thành danh sách bầu cử”, ông Lê Quang Vĩnh nói.
Sau khi hình thành danh sách bầu cử chính thức thì Đại hội sẽ bầu danh sách Uỷ viên chính thức và Uỷ viên dự khuyết riêng để dễ cho đại biểu thể hiện chính kiến của mình.
Ông Lê Quang Vĩnh cũng cho rằng các đồng chí như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được đại biểu đề cử là bình thường, là quyền của đại biểu.
“Tuy nhiên Ban chấp hành Trung ương khoá XI ra quyết định khá khó khăn là đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên 65 tuổi thì nhìn chung phải nghỉ hết, trừ “trường hợp đặc biệt”; các đồng chí Uỷ viên Trung ương trên 60 cũng phải nghỉ, trừ 4 “trường hợp đặc biệt” được Trung ương giới thiệu ra Đại hội”, Phó Chánh Văn phòng Trung ương cho biết.
Theo Quy chế thì những đồng chí là Uỷ viên BCH Trung ương khoá XI như các đồng chí nêu trên không được nhận đề cử mà phải xin rút. Đại hội sẽ bỏ phiếu quyết định có cho rút hay không. Việc này sẽ được tiến hành vào ngày mai (25/1).
Trả lời câu hỏi tại Đoàn hôm nay có đồng chí nào được giới thiệu xin rút chưa, ông Lê Quang Vĩnh khẳng định: “Tất cả các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư không được Trung ương giới thiệu đã rút hết. Vì ý thức Đảng của các đồng chí ấy rất cao và các đồng chí bày tỏ ý nguyện từ lâu rồi (từ Hội nghị Trung ương). Còn cho rút hay không do Đại hội quyết định”./.
(Theo VOV)
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286298/tat-ca-uy-vien-bo-chinh-tri-khong-duoc-trung-uong-gioi-thieu-xin-rut.html



27.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đề cử bổ sung

NGHĨA NHÂN - Chủ Nhật, ngày 24/1/2016 - 15:52

(PLO)- Ít phút trước đây, một ủy viên Trung ương Đảng khóa XI cho biết như trên.
Tiếp tục cập nhật
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - những người đã xin rút khỏi đề cử trong Hội nghị 14 của Trung ương khóa XI tiếp tục được đại biểu Đại hội XII đề cử bổ sung. 
Phiên thảo luận tại đoàn về danh sách giới thiệu ứng cử Ban Chấp hành trung ương khóa XII vừa kết thúc cách đây vài phút. Các trưởng đoàn đại biểu đang về phòng làm việc của Đoàn Chủ tịch Đại hội để báo cáo về tình hình ứng cử, đề cử bổ sung - những trường hợp nằm ngoài danh sách giới thiệu của Trung ương khóa XII.
Trả lời Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu TP Đà Nẵng trong buổi làm việc này, tại đoàn đã có một vài trường hợp được đại biểu giới thiệu thêm và tất cả đều không phải là Ủy viên Trung ương khóa XI.
Bước từ phòng họp của đoàn ra, một đại biểu đến từ Quảng Trị cho biết ở đoàn này, có giới thiệu thêm cả người trong và ngoài Trung ương XI. Một đại biểu đến từ một tỉnh miền Nam cũng cho biết kết quả như vậy ở đoàn của mình.
NGHĨA NHÂN
http://phapluattp.vn/thoi-su/chinh-tri/chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-thu-tuong-nguyen-tan-dung-duoc-de-cu-bo-sung-608816.html



Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH được đề cử bổ sung

 - Tại phiên họp hôm nay, Đại hội 12 đã nhất trí đề cử 62 nhân sự vào Ban chấp hành TƯ khóa mới.
Tại phiên họp tại đoàn chiều nay, các đại biểu Đại hội đã tiến hành ghi phiếu ứng cử, đề cử thêm nhân sự Ban Chấp hành TƯ khóa 12 (ngoài danh sách do Ban Chấp hành TƯ khóa 11 đề cử).
Đoàn Chủ tịch Đại hội đã nghe các Trưởng đoàn đại biểu dự Đại hội báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) vào Ban Chấp hành TƯ khóa 12.
Trao đổi với báo giới bên lề Đại hội, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ Vũ Ngọc Hoàng cho biết, trong số các nhân sự được giới thiệu, đề cử thêm, có khá nhiều người trong nhóm uỷ viên Bộ Chính trị quá tuổi đã xin rút trước đó.
Đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Được biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất.
Danh sách được giới thiệu đề cử còn có thêm Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa…
Đại hội Đảng
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Thế Dũng
Xem xét cho rút bằng bỏ phiếu kín
Ông Vũ Ngọc Hoàng cho biết, theo quy trình, sau khi được đề cử, các nhân sự trong danh sách được đề cử sẽ có ý kiến. Nếu ai xin rút, Đại hội sẽ xem xét cho rút hay không theo hình thức bỏ phiếu kín.
Những nhân sự được các đoàn giới thiệu vốn không nằm trong danh sách tái cử của Ban Chấp hành TƯ khoá 11, cũng là những trường hợp đã tự nguyện xin rút, khi ra Đại hội xem xét, quyết định mà không cho rút thì sẽ thế nào, ông Vũ Ngọc Hoàng cho biết, thì những trường hợp đó vẫn được đưa vào danh sách bầu, để Đại hội bỏ phiếu.
Khi được hỏi về quan điểm cá nhân với những người xin rút, Đại hội có nên đồng ý, ông Hoàng bày tỏ: Ai xin rút tôi cho rút hết, mình còn phải phấn đấu tiến tới tranh cử, họ đã tự nguyện rút, tại sao mình phải giữ lại? Ngày nay không thiếu cán bộ nên đồng chí nào xin rút cá nhân tôi đồng ý cho rút hết.
Về 4 trường hợp ủy viên TƯ đặc biệt (quá tuổi) được Ban Chấp hành TƯ khoá 11 giới thiệu tái cử gồm Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Đỗ Bá Tỵ, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam, ông Vũ Ngọc Hoàng cho hay, tại Hội nghị TƯ diễn ra trước Đại hội, TƯ đã bàn các trường hợp nhân sự này, thấy có một số lý do, sức khoẻ vẫn đảm bảo, rồi yêu cầu công việc đó đang lúng túng về nhân sự thay thế nên đã quyết định giới thiệu cho 4 trường hợp uỷ viên này tái cử.
Theo chương trình, sáng mai, Đoàn Chủ tịch thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) Ban chấp hành TƯ khóa 12 đến các đoàn.
Đại biểu sẽ ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử Ban chấp hành TƯ khóa 12.
Đoàn Chủ tịch họp để xem xét các trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử. Sau đó, Đoàn Chủ tịch sẽ báo cáo với Đại hội về việc bầu cử và danh sách ứng cử, đề cử các trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử Ban chấp hành TƯ khóa 12.
Cuối cùng, Đại hội sẽ thực hiện quy trình để biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử.
Xuân Linh
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286284/chu-tich-nuoc-thu-tuong-chu-tich-qh-duoc-de-cu-bo-sung.html


26.


24/01/2016 11:27 GMT+7
TTO - Thông tin này được ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam nói với báo chí bên lề đại hội Đảng XII, sáng 24-1.

Ông Vũ Trọng Kim trả lời báo chí sáng 24-1 -  Ảnh: Viễn Sự
Ông Vũ Trọng Kim trả lời báo chí sáng 24-1 -  Ảnh: Viễn Sự
Ông Vũ Trọng Kim nói: “Về vấn đề nhân sự ban chấp hành trung ương đã chuẩn bị kỹ tại các hội nghị trung ương 12, 13 và 14 vừa rồi, đặc biệt là hội nghị 14 chuẩn bị cho bốn vị trí chủ chốt, thảo luận trong từng trường hợp một và đồng chí Nguyễn Phú Trọng là một trong những sự giới thiệu đó.
Còn một số vị khác được giới thiệu thì tự rút để dồn sự tín nhiệm đó cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hôm trước tôi có phát biểu tại hội nghị trung ương hoan nghênh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác trong Bộ Chính trị đã tự xin thôi làm ứng cử viên để dồn phiếu cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Trách nhiệm như vậy rất cao, đặc biệt là có sự chia sẻ trách nhiệm lớn lao với Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Nội bộ các đồng chí trong Bộ Chính trị tôi thấy rất ổn.
Tôi cũng đã hai lần phát biểu tại tổ ở hội nghị trung ương và các đồng chí tổ trưởng cũng báo cáo cho Bộ Chính trị nghe thì cũng nói rất hoan nghênh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng.
Phát biểu tại hội nghị Ban chấp hành trung ương 14 tôi cũng nhắc lại việc này, thấy mọi người không đề cập gì ý kiến của tôi thì có nghĩa là mọi người thấy tôi nói hoàn toàn chính xác. Đúng không?
Ra trung ương giới thiệu vị trí Tổng bí thư thì ngoài đồng chí Nguyễn Phú Trọng còn giới thiệu bốn đồng chí khác,
Tuổi Trẻ: Đó có phải gồm ba người còn lại trong “tứ trụ” và ông Tô Huy Rứa?
- Đúng vậy!
Riêng việc giới thiệu vị trí Tổng bí thư phải qua ba lần bỏ phiếu. Như thế là dân chủ quá còn gì.
Lần thứ nhất là chọn phương án nào, phương án một thì giữ lại Tổng Bí thư, phương án hai là giữ lại Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phương án ba là cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị thảo luận và trung ương đã chọn phương án một.
Lần thứ hai, Trung ương đề cử thêm bốn đồng chí (như đã nêu) thì tất cả các đồng chí đó xin thôi, không ở lại.
Lần thứ ba là biểu quyết riêng đồng chí Nguyễn Phú Trọng và ý kiến trung ương đa số là đồng  ý. Tôi nghĩ là trung ương đã làm rất kỹ. Dân chủ tuyệt đối.
Tôi tham gia kiểm phiếu, chỉ để chuẩn bị công tác nhân sự có tới 14 lần kiểm phiếu. Trước hết thống nhất về quy trình, phương án rồi đi vào nhân sự cụ thể. Đề cử xong rồi rút gọn danh sách, và bỏ phiếu cho từng đồng chí chủ chốt, các đồng chí chủ chốt đó đều có tín nhiệm cao cả.
Ban Chấp hành trung ương là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội đã làm hết trách nhiệm của mình đối với đại hội XII, trong đó có vấn đề nhân sự. Tôi thấy công tác chuẩn bị như vậy là tốt quá.
Hội nghị 14 rất thành công, đồng chí Nguyễn Phú Trọng có tín nhiệm rất cao. Đó là một thông điệp rất tốt đến toàn dân, toàn quân, toàn xã hội về vấn đề chuẩn bị nhân sự.
Cho nên tôi nghĩ rằng là đại hội lần này các đại biểu nhất định sẽ ủng hộ theo sự chuẩn bị kỹ đó. Tôi tin tưởng vào các đại biểu tại đại hội vì đó là những người ưu tú trong các tổ chức đảng. Nguyên tắc sinh hoạt trong đảng là phải đề cao nguyên tắc số một bất dịch là tập trung dân chủ. Mà khi đã dân chủ, cởi mở thỏa mãn rồi thì có thể nói sự thống nhất đoàn kết trong Đảng rất cao. Còn bên ngoài họ nói thế này thế kia thì đó là luận điệu của kẻ xấu.
Ngoài xã hội có thể có việc này việc kia phức tạp nhưng đã vào tổ chức Đảng thì nói chung tôi rất tin tưởng, đó là những chiến sĩ cộng sản, là những người mà dân tin tưởng. Vì Đảng không phải chỉ lãnh đạo Đảng mà lãnh đạo nhà nước, xã hội.
* Thời báo kinh tế Việt Nam: Ông có nghĩ có phương án một đồng chí ngoài trung ương giới thiệu lại một đồng chí trong bốn đồng chí đã xin rút?
 - Có thể không mà cũng có thể có, đấy là quyền của đại biểu. Nhưng cá nhân các đồng chí đó thì theo nguyên tắc là phải xin rút, vì Ban chấp hành là một tổ chức chặt chẽ, giới thiệu ra ai thì Ban chấp hành giới thiệu bằng đa số phiếu.
Nếu họ nói là đã chuẩn bị cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng rồi, chúng tôi ứng cử làm gì nữa và xin rút thì như thế đại biểu cũng quan tâm ý kiến đồng chí đó chứ không phải chỉ quan tâm ý kiến của mình .
Còn những ai mà không giới thiệu ra thì không nằm trong nghị quyết. Vậy thì anh phải chấp hành quyết nghị của tổ chức. Đó là nguyên tắc. Nhưng các đồng chí ngoài trung ương thì tự do ứng cử, đề cử. Còn các đồng chí trong trung ương thì đã có khâu chuẩn bị rồi chứ không phải là mất tự do, ai nói mất tự do là không đúng. Vì anh đã có quyền đề cử ứng cử trong ban chấp hành trung ương trước đó rồi.
Đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ bên Mỹ cũng thế thôi, chuẩn bị nhân sự ra ứng cử tổng thống thì họ cũng họp lại để giới thiệu. Nếu tất cả đều ứng cử, rầm rầm như thế ai mà làm được mà phải chọn nhân vật đủ khả năng để vừa lãnh đạo, vừa duy trì công việc đất nước sắp tới.
Quy chế thông qua rồi, đại hội sẽ quyết định cuối cùng nhưng cá nhân được đề cử nêu ý kiến của mình là rất quan trọng. Anh không sẵn sàng làm lãnh đạo thì tôi cũng chịu chứ không lẽ bắt làm được sao. Do đó tôi nghĩ đại hội đa số sẽ nhất trí với ý kiến cá nhân đó thôi.
Tuổi Trẻ: Ông có thể tiết lộ số phiếu giới thiệu của Tổng bí thư tại hội nghị trung ương 14 được không?  
- Tổng bí thư có số phiếu cao.
* Hôm nay các đại biểu sẽ giới thiệu thêm ứng cử viên vào Ban chấp hành trung ương. Những người được đề cử ứng cử sau có được bảo đảm công bằng (so với những người được trung ương giới thiệu)?
- Khi đưa ra danh sách được Ban chấp hành trung ương giới thiệu và được giới thiệu tại đại hội thì đều như nhau, không có phân biệt gì cả.

ĐÀ TRANG - VIỄN SỰ

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160124/bon-nguoi-xin-rut-de-don-phieu-cho-ong-nguyen-phu-trong/1043563.html



25.


Giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng


 - 4 nhân sự cho 4 vị chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội vừa được giới thiệu sáng nay.


Sáng nay, 24/1, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim xác nhận Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 đã thống nhất giới thiệu 4 vị chủ chốt của Ban Chấp hành Trung ương khoá 12.
nhân sự Đại hội 12, ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Nguyễn Xuân Phúc (bên phải) được giới thiệu làm Thủ tướng.
Theo đó gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội lần lượt giới thiệu cho các ông, bà: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân.
Theo ông Vũ Trọng Kim, khi Đại hội Đảng 12 kết thúc và việc bầu 4 vị trị chủ chốt theo đúng như công tác chuẩn bị nhân sự của Ban chấp hành Trung ương khoá 11 thì chỉ có Tổng Bí thư là giữ ngay trọng trách của mình.
3 chức danh còn lại là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội phải chờ đến Quốc hội khoá 14 vào khoảng tháng 5/2016.
Nếu lúc đó, Quốc hội thống nhất bầu cả 3 nhân sự còn lại thì lúc đó mới chính thức nhận nhiệm vụ.
C.Hoàng - X.Linh
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286252/gioi-thieu-ong-nguyen-xuan-phuc-lam-thu-tuong.html






Chân dung, hồ sơ ứng viên 4 nhân sự chủ chốt khóa XII

Cập nhật lúc: 16:26 24/01/2016

(Kiến Thức) - Ứng viên cho 4 nhân sự chủ chốt khóa XII được BCH Trung ương khóa XI giới thiệu gồm: ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.



Trả lời báo chí bên lề Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, sáng 24/1, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Vũ Trọng Kim đã xác nhận danh tính các vị được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI chuẩn bị cho 4 chức danh chủ chốt trong nhiệm kỳ mới.

Cụ thể, ứng viên cho 4 nhân sự chủ chốt khóa XII gồm: Ông Nguyễn Phú Trọng tái cử vị trí Tổng Bí thư, ông Trần Đại Quang được giới thiệu vào vị trí Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu vào vị trí Thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân được giới thiệu vào vị trí Chủ tịch Quốc hội.

  Từ trái sang: ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.



Dưới đây là tóm tắt về tiểu sử của 4 ứng viên này:
1. Ông Nguyễn Phú Trọng
Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Kinh. Quê quán của ông ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. 
Trước khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (19/1/2011), ông Nguyễn Phú Trọng từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (26/6/2006 – 23/7/2011). 
Ông là một Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại huyện Gia Lâm nay là quận Long Biên Hà Nội.
Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương.
Năm 1967, ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân).
Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô).
Tháng 8/1983, ông về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (10/1983), Trưởng ban (9/1987), Uỷ viên Ban biên tập (3/1989), Phó tổng biên tập (5/1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (8/1991).
Năm 1992, ông được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư.
Từ 20 - 25/1/1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, ông cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII.
Tháng 8/1996, ông làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Đại học, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy.
Tháng 2/1998, ông phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiệu phó trường KHXH và Nhân Văn.
Từ tháng 8/1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.
Tháng 1/2000, ông làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Tháng 11/2001, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng.
Từ đầu năm 2003, ông trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.
Ngày 26/6/2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội thay ông Nguyễn Văn An, xin từ nhiệm.
Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, ông tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19/1/2011.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, như việc đề ra Nghị quyết Trung ương 4 với phong trào "Phê bình và tự phê bình".
2. Ông Trần Đại Quang
Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê quán tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ông là một Giáo sư – Tiến sĩ, một tướng lĩnh Công An Nhân dân Việt Nam với quân hàm Đại tướng; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII
7/1972-10/1972: Học viên trường Cảnh sát Nhân dân.
10/1972-10/1975: Học viên Trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
10/1975-11/1976: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, Bộ Nội vụ.
12/1978-9/1982: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ.
9/1982-6/1987: Phó trưởng phòng nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ; học Đại học An ninh (từ 1981-1986).
6/1987-6/1990: Trưởng phòng Tham mưu, Trưởng phòng nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ; học lý luận cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc (10/1989-4/1991).
6/1990-9/1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh rồi Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh; học Đại học Luật Hà Nội (1991-1994).
9/1996-10/2000: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1994-1997).
10/2000-4/2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Thiếu tướng (2003); được phong hàm phó Giáo sư năm 2003.
4/2006-1/2011: Trung tướng (4/2007), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; được phong hàm Giáo sư năm 2009. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
1/2011-12/2011: Trung tướng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị; đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Công an.
Từ 5/12/2011: Đồng chí được thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.
Ngày 29/12/2012: Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã trao Quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng cho đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Ông Nguyễn Xuân Phúc
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê quán tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12/5/1982, chính thức là ngày 12/11/1983.
Trước khi giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông đã đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch huyện Quế Sơn, Chánh văn phòng ủy ban huyện Quế Sơn. Năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thay người tiền nhiệm là ông Đoàn Mạnh Giao. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.
1973-1978: Sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Bí thư chi đoàn.
1978-1979: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng.
1980-1993: Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng; Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy khối Dân Chính Đảng Quảng Nam – Đà Nẵng khóa 1, 2. Học quản lý hành chính nhà nước tại Học viên Hành chính Quốc gia.
1993 – 1996: Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa 15, 16 tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.
1997 – 2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa 17, 18; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam: Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 6.
2001 – 2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (nhiệm kỳ 1999 – 2004); Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh. Đại biểu Quốc hội khóa XI, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội khóa XI.
2004 – 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (nhiệm kỳ 2004-2009); đại biểu HĐND tỉnh khóa 7; Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội khóa XI; Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Quảng Nam.
3/2006-5/2006: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
6/2006 – 8/2007: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội khóa XI.
Từ 8/2007 đến nay: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị; Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng Chính phủ.
4. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh ngày 12/4/1954, quê quán ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Bà Ngân là Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng, Cử nhân Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng khóa 9, 10 và 11, Bí thư Trung ương Đảng khóa 11, đại biểu Quốc hội khóa 12.
Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm 1981 và trở thành Đảng viên chính thức một năm sau đó.
Bà từng nắm giữ các chức vụ Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre, thứ trưởng Bộ Tài chính, bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương. Năm 2006, bà là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2001-2006), khóa X (2006-2010). Bà là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007-2011).
Năm 2007, bà Ngân được bầu làm Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội. Một trong những sự kiện để lại dấu ấn của bà Ngân là cuộc giải cứu lao động Việt Nam tại Lybia năm 2011.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, bà Ngân được tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, và được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 23 tháng 7 năm 2011 bà được Chủ tịch Quốc hội đề cử làm Phó Chủ tịch Quốc hội.
Đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch Quốc hội từ giữa năm 2011, bà được đánh giá cao ở sự thông minh, sắc sảo, quyết đoán trong các phiên điều hành Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là phiên thảo luận kinh tế - xã hội cuối năm.
Hồng Liên (Tổng hợp)

http://kienthuc.net.vn/doc-30s/chan-dung-ho-so-ung-vien-4-nhan-su-chu-chot-khoa-xii-625465.html




24.



23/01/2016 10:28 GMT+7
TTO - Ông Vũ Ngọc Hoàng, Uỷ viên Trung ương Đảng, phó tưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nói như vậy khi trao đổi nhanh với Tuổi Trẻ về Quy chế bầu cử tại Đại hội XII.

Ông Vũ Ngọc Hoàng - Ảnh: Việt Dũng
Ông Vũ Ngọc Hoàng - Ảnh: Việt Dũng
Quy chế bầu cử tại Đại hội XII được thông qua theo hướng tương tự Quy chế bầu cử trong Đảng (ban hành kèm Quyết định 244 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI).
Cụ thể quy định Uỷ viên Ban chấp hành (BCH) Trung ương khoá XI khôngứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách nhân sự do Ban chấp hành cũ đề cử.
Trước việc có ý kiến cho rằng như vậy là mất dân chủ, Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi nhanh với ông Vũ Ngọc Hoàng (Uỷ viên Trung ương Đảng, phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương).
Ông Hoàng nói:
Quy chế bầu cử tại Đại hội là do Đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua, thống nhất rất cao, gần như tuyệt đối.
Nếu nói quy chế này mất dân chủ thì tôi không rõ là mất dân chủ với ai, chẳng lẽ Đại hội mất dân chủ với Đại hội?
Cũng không phải Đại hội mất dân chủ với Ban chấp hành Trung ương, vì trước đó Ban Chấp hành cũng tham mưu, đề xuất như vậy (đó cũng là thể hiện trách nhiệm của Ban chấp hành đối với công tác nhân sự).
Đối với các đại biểu dự Đại hội (không phải Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương khoá XI), việc ứng cử, đề cử là rất dân chủ, tự do, thoải mái, tín nhiệm ai thì có quyền đề cử và có quyền tự ứng cử, không có hạn chế gì cả, kể cả việc giới thiệu những đảng viên chính thức không dự Đại hội.
Còn các đồng chí ở trong BCH cũ, những người đã trực tiếp tham gia thảo luận và có quyết nghị tập thể về việc giới thiệu nhân sự, nếu không có trong danh sách đề cử mà được các đại biểu giới thiệu tại Đại hội thì tôi nghĩ các đồng chí ấy sẽ có cách ứng xử phù hợp với trách nhiệm và ý thức tổ chức đối với quyết nghị về nhân sự mà trước đó mình đã tham gia bàn và biểu quyết.
Đối với các đồng chí xin rút, Chủ tịch Đoàn sẽ xem xét, đề xuất, báo cáo xin ý kiến Đại hội quyết định việc cho rút hay không. Đó chính là công việc “chốt” danh sách trước khi bầu cử.
Theo suy nghĩ của riêng tôi, đồng chí nào xin rút thì nên để cho rút, vì đây là việc tự nguyện xuất phát từ những lý do chủ quan hoặc khách quan nào đó và là suy nghĩ thật lòng chứ không lẽ là động tác giả.
Tất nhiên, quyết định là do trách nhiệm và trí tuệ của các đại biểu Đại hội.
* Ông nhận định gì về số dư trong bầu cử tại Đại hội?
- Chủ tịch Đoàn và BCH khoá XI sẽ báo cáo ra Đại hội phương án về công tác nhân sự. Đại hội sẽ xem xét thông qua, biểu quyết về số lượng, sau đó tiến hành thảo luận ở các đoàn để giới thiệu cụ thể.
Nội dung này sẽ được tập hợp đầy đủ, thông tin tới các Đoàn đại biểu, lúc này ai xin rút thì viết phiếu gửi Đoàn Chủ tịch.
Đoàn Chủ tịch sẽ nghiên cứu để tham mưu cho Đại hội, sau đó đưa ra Đại hội chốt danh sách, quyết định việc cho rút hay không cho rút. Danh sách chính thức để bầu cử sẽ có các nhân sự được đề cử bởi BCH khoá XI, có nhân sự được giới thiệu tại Đại hội.
Chắc chắn danh sách này sẽ có số dư, vì trước đó danh sách giới thiệu của BCH cũ đã có số dư rồi, tôi nghĩ lần này số dư sẽ không ít. Cuối cùng Đại hội bỏ phiếu kín, chọn nhân sự theo số lượng đã biểu quyết trước đó.
Đ.TRANG - V.V.THÀNH
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160123/dai-hoi-dang-xii-quy-che-bau-cu-khong-mat-dan-chu/1043050.html



23.















Đại hội Đảng 12 : Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn cơ may, dù rất nhỏ


mediaThủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (G) đến dự Đại hội Đảng lần thứ 12, Hà Nội, ngày 21/01/2016REUTERS/Luong Thai Linh/Pool
Sau một loạt thông tin, chưa thể được xác nhận chính thức, nhiều người đã cho rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể như đã bị gạt ra khỏi giàn lãnh đạo Việt Nam trong thời gian tới đây. Tuy nhiên, sau một lời giải thích của bộ trưởng Thông Tin Việt Nam vào hôm qua, 21/01/2016, một số nhà quan sát đã cho rằng không nên vội khai tử sự nghiệp chính trị của thủ tướng mãn nhiệm.

Trong một bản tin đánh đi từ Hà Nội, hãng tin Mỹ AP đã không ngần ngại cho rằng: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một cơ may mỏng manh để thách thức đối thủ là tổng bí thư đảng Cộng Sản trong việc tranh chức vị lãnh đạo cao nhất”. Cơ hội đó có được là nhờ vào một cách giải thích mới về các quy chế bầu cử phức tạp được xác định vào lúc khai mạc Đại Hội Đảng lần thứ 12.
Cho đến nay, tất cả mọi thông tin không chính thức đều tiết lộ rằng thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã không được Ban Chấp Hành Trung Ương khóa cũ đề cử làm ứng viên lần này, do đó ông không thể vươn tới chức tổng bí thư Đảng như ông mong muốn, và sẽ phải rút khỏi giàn lãnh đạo Việt Nam.
Ngay cả khi Đại hội Đảng diễn ra, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn bị quy chế bầu cử hiện hành ràng buộc (quyết định 244), vì sẽ không được quyền ứng cử, và đặc biệt là không được quyền nhận đề cử.
Theo báo mạng Việt Nam Vnexpress, vào hôm qua, khi trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông đã nhắc lại quy định đó: “Theo quy chế bầu cử được thông qua tại phiên trù bị, ủy viên nhiệm kỳ cũ không được Ban Chấp Hành nhiệm kỳ cũ giới thiệu, thì không được ứng cử. Còn nếu được Đại hội đề cử thì đồng chí đó phải xin rút, do quy định là không được ứng cử và không được nhận đề cử”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Bắc Son cũng nói thêm rằng: “Cuối cùng, quyền quyết định cao nhất vẫn là của Đại hội”.
Chính câu nói này đã khiến hãng tin Mỹ cho rằng “trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng không hoàn toàn tuyệt vọng”, vì các đại biểu tham gia Đại hội Đảng hoàn toàn có quyền đề cử những ai họ muốn, và nếu ông Nguyễn Tấn Dũng được đề cử, thì ông phải từ chối sự đề cử này, nhưng các đại biểu Đại hội 12 vẫn có thể bỏ phiếu bác bỏ lời từ chối đề cử đó.
Theo báo Vnexpress, Thứ Trưởng Thông Tin Trương Minh Tuấn đã nói rõ hơn về khả năng này: “Theo quy định, những người trong Ban Chấp Hành cũ không được đề cử, ứng cử và không được nhận đề cử nếu Ban Chấp Hành cũ không giới thiệu. Tuy nhiên, ra Đại hội, nếu những đại biểu chính thức của Đại hội mà không phải là ủy viên Ban Chấp Hành khóa cũ đề cử những người đó thì Đại hội sẽ xem xét bằng cách bỏ phiếu và nếu người đó xin rút thì Đại hội cũng xem xét có đồng ý hay không”.
Tóm lại hoàn toàn có khả năng diễn ra kịch bản theo đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được một đại biểu nào đó không phải là ủy viên Ban Chấp Hành khóa cũ đề cử, rồi theo đúng thủ tục, ông Dũng xin rút tên ra khỏi danh sách đề cử, nhưng đề nghị rút tên bị Đại hội bác bỏ.
Theo hãng AP, nếu kịch bản đó diễn ra, thì rõ ràng cuộc đọ sức sẽ xẩy ra giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, với 1.510 đại biểu trong vai trò trọng tài.
Đối với hãng tin Mỹ, nếu thực sự xẩy ra, thì cuộc đọ sức giữa hai lãnh đạo sẽ không diễn ra công khai, thậm chí các đại biểu có thể là sẽ không bỏ phiếu mà ngồi lại với nhau để tìm thỏa hiệp, và ngày 28/01 tới đây, khi Đại hội bế mạc, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn sẽ cho thấy một bộ mặt đoàn kết, thống nhất.



22.


Thủ tướng xin rút, giới thiệu Tổng bí thư tái cử


- Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, xác nhận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin rút và được rút khỏi danh sách giới thiệu bầu Ban chấp hành TƯ khóa mới.


Ông Võ Tiến Trung trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng chiều nay.
Đảm bảo tính kế thừa, giữ đoàn kết trong Đảng
- Chiều nay Đại hội đã bắt đầu nội dung về nhân sự, ông có thể cho biết về nội dung này?
Việc này Ban chấp hành TƯ 11 đã thảo luận rất kỹ. Có nhiều ý kiến cho rằng nên nâng Ban chấp hành TƯ lên, vì hiện nay có nhiều nhiệm vụ phát triển, trong Đảng cũng có những bộ phận thành lập thêm, như Ban Kinh tế TƯ, Ban Nội chính TƯ, do đó cần ủy viên TƯ.
đại hội đảng 12, nhân sự, Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Võ Tiến Trung
Thượng tướng Võ Tiến Trung. Ảnh: Phạm Hải
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không cần tăng lên nhiều, 200 ủy viên là được. Do đó so với khóa trước, tăng ủy viên TƯ chính thức từ 175 lên 180, ủy viên dự khuyết từ 25 xuống 20, như vậy vẫn giữ nguyên như cũ là 200, chỉ thay đổi giữa dự khuyết và chính thức.
Điều đáng nói là đây là lần đầu tiên TƯ có quy hoạch cán bộ chiến lược, nghĩa là quy hoạch các đồng chí TƯ, từ đó luân chuyển, đào tạo, ta đã mở 6 lớp đào tạo cán bộ chiến lược, học ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Do đó công tác chuẩn bị nhân sự lần này chặt chẽ hơn, thấu đáo hơn, từ cơ sở lên.
Các đồng chí vào TƯ lần này mà được Ban chấp hành TƯ 11 giới thiệu đều qua rất nhiều vòng, giới thiệu từ cơ sở, giới thiệu tại Ban chấp hành, Bộ Chính trị bỏ phiếu, được rồi mới ra TƯ chính thức giới thiệu.
Trong đó, lần này, Ban chấp hành TƯ giới thiệu thêm 5 đồng chí quá tuổi, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ở lại để mang tính chất kế thừa, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Đồng thời có 4 đồng chí đặc biệt ở quốc phòng, Thanh tra CP, QH, mà vị trí đó chưa có người thay thế, thì ở lại. Còn lại tất cả các đồng chí TƯ quá tuổi, mà tôi rất khâm phục là có đồng chí ủy viên Bộ Chính trị lớn tuổi, đều xung phong rút ra khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ.
Trung ương có nhiều ý kiến nên để thêm 4 đồng chí ở lại nhưng các đồng chí thống nhất với nhau rất cao là rút ra khỏi Bộ Chính trị, để một mình đồng chí Nguyễn Phú Trọng ở lại để đảm bảo tính kế thừa. Tôi đánh giá rất cao các đồng chí đó.
Với những người tự nguyện xin rút, hội nghị TƯ 14 cũng làm rất dân chủ. Bộ Chính trị không có quyền cho rút mà đưa ra trước TƯ bỏ phiếu kín. Cả 4 đồng chí, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được Ban chấp hành TƯ 11 cho rút.
Những điều mạng bên ngoài nói các đồng chí Bộ Chính trị ta tham quyền cố vị, phái này phái kia đều bị gạt bỏ. Chứng tỏ các đồng chí thống nhất rất cao giới thiệu một đồng chí ở lại, TƯ ca ngợi điều này.
- Vậy tiêu chuẩn cụ thể như thế nào cho các ủy viên TƯ để có thể gánh vác trách nhiệm sắp tới?
Tiêu chuẩn đã nêu rõ trong phương án nhân sự của Ban chấp hành TƯ. Đó là những người có năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, và đặc biệt có trách nhiệm với đất nước, có tư duy chiến lược…
Đặc biệt lần này, Bộ Chính trị và TƯ 11 đã đưa ra chỉ tiêu không để lọt những người cơ hội, thiếu phẩm chất đạo đức, người chủ trì đơn vị để xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng, mất đoàn kết, trù dập cán bộ… vào TƯ.
Tôi rất tin là TƯ khóa 12 sẽ lãnh đạo đất nước chúng ta phát triển vững mạnh.
Có số dư
- Với quy chế bầu cử này, các ĐB có gặp khó khăn gì không?
Không có gì khó khăn cả, quy chế này rất thuận lợi. Các đoàn sẽ thảo luận và các ĐB hoàn toàn có quyền ứng cử, đề cử Ban chấp hành TƯ. Khi người được đề cử muốn rút thì do ĐH quyết định cho rút hay không. Vừa tập trung, vừa dân chủ.
Đồng chí nào muốn ứng cử thì chuẩn bị hồ sơ, theo hướng dẫn đã có trước Đại hội. Trong đó có lý lịch trích ngang, nhận xét của địa phương… Không có gì phức tạp cả vì đảng viên nào cuối năm cũng có bản kiểm điểm và nhận xét của địa phương nơi mình cư trú.
ĐB nào giới thiệu người mới cũng phải có trích ngang để báo cáo trước Trung ương và Đại hội về người đó, và người đó phải cung cấp hồ sơ để các ĐB đọc, xem xét có xứng đáng không trước khi bỏ phiếu.
Bên cạnh đó, tất các đảng viên đều có hồ sơ lưu tại đơn vị, trong trường hợp cần, Ban tổ chức Đại hội vẫn có thể lấy hồ sơ một cách khẩn cấp.
- Số dư của danh sách giới thiệu tại Đại hội lần này là bao nhiêu, thưa ông?
Ban chấp hành TƯ khóa 11 đã giới thiệu số dư là hơn 10%, số dư 21 trên 200 người được bầu. Số dư còn lại, gần 20%, Đại hội sẽ bỏ phiếu những người mới ứng cử, những người đề cử thêm, để lấy từ cao xuống thấp đến đủ số dư 30%.
Một số tỉ lệ trong Ban chấp hành mới như trên 10% nữ, trên 10% dưới 40 tuổi… Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có một ủy viên TƯ, riêng Hà Nội và TP.HCM được thêm mỗi nơi 2 người.
Chung Hoàng (ghi)

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286183/thu-tuong-xin-rut-gioi-thieu-tong-bi-thu-tai-cu.html




21.




Thứ Tư, 20/01/2016 - 17:43




















































Dân trí “Do yêu cầu khách quan nên phải có một đồng chí thuộc trường hợp đặc biệt ở lại. Ban đầu cũng có ý kiến khác nhau nhưng Bộ Chính trị họp thảo luận, nếu ở lại nhiều thì không trẻ hóa đội ngũ chủ chốt… Đây cũng là lần Bộ Chính trị không tái cử nhiều nhất, bởi theo tôi biết, chưa có đại hội nào không tái cử đến 9 đồng chí trong Bộ Chính trị.”


 >> “Người lãnh đạo chủ chốt phải trong sạch, không điều tiếng”


Ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ với phóng viên Dân trí như vậy ngay trước ngày khai mạc Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Là người trực tiếp tham dự các Hội nghị Trung ương, nhất là Hội nghị Trung ương 14 vừa rồi, ông đánh giá thế nào việc chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng khóa XII tới đây?
Quá trình chuẩn bị nhân sự của Đảng khóa XII bắt đầu từ giữa nhiệm kỳ XI. Từ thời điểm đó đã quy hoạch nhân sự Trung ương, rồi quy hoạch nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bộ Chính trị đã hướng dẫn các cấp ủy Đảng trực thuộc TW, các Ban Đảng và các ủy viên TW phát hiện giới thiệu nhân sự, Bộ Chính trị tập hợp lại, nghiên cứu lựa chọn và đề xuất danh sách, đưa ra Trung ương thảo luận, thông qua quy hoạch ấy. Khi thực hiện công tác nhân sự, trước tiên phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch đó mà làm, tất nhiên cũng có trường hợp cá biệt chưa có trong quy hoạch. Như vậy, có thể nói công tác nhân sự được bắt đầu sớm, điều đó cũng thể hiện tinh thần dân chủ, đồng thời cũng có thời gian cân nhắc, suy nghĩ các phương án.
Hội nghị 14 là bước cuối cùng chuẩn bị cán bộ chủ chốt, còn Hội nghị 12 chuẩn bị Ban Chấp hành, Hội nghị 13 chuẩn bị Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Phiên thảo luận những vấn đề liên quan đến nhân sự ở Hội nghị 14, Chủ tịch đoàn kiên trì để thảo luận cho hết ý kiến mới lần lượt bỏ phiếu. Hôm đó bỏ phiếu tới 13 lần liên quan đến những vấn đề nhân sự. Tôi nghĩ trong công tác nhân sự thảo luận cho hết ý kiến, sau đó bỏ phiếu kín là phản ánh thực chất hơn so với giơ tay.


Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng

Qua đó có thể nói quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII kỹ lưỡng, công phu, có trách nhiệm, các phiên thảo luận cũng rất thẳng thắn, dân chủ, hết ý kiến. Mà tôi thấy trong quá trình ấy ý kiến ngược xuôi cũng nhiều, thảo luận qua lại, rồi Bộ Chính trị tiếp thu, điều chỉnh, đưa ra xin ý kiến Trung ương quyết định tập thể.
Như ông nói quá trình chuẩn bị nhân sự được thực hiện từ rất sớm, tuy nhiên phải đến Hội nghị Trung ương 14 mới có thể hoàn tất công việc này. Qua quan sát các bước làm nhân sự, dường như chúng ta đang có khoảng trống nhất định về sự kế thừa, kế cận trong đội ngũ lãnh đạo, thưa ông?
Có việc đó! Việc quy hoạch từ giữa nhiệm kỳ giải quyết được nguồn cán bộ của Trung ương, Bộ Chính trị và Ban bí thư rất phong phú. Ở Hội nghị 14, Trung ương cũng phê bình và Bộ Chính trị nhận khuyết điểm về vấn đề cán bộ chủ chốt chuẩn bị có phần chưa kịp nên cuối cùng phải có một trường hợp “đặc biệt” - một đồng chí lớn tuổi phải ở lại và có biểu quyết cho phép chưa áp dụng đầy đủ tiêu chí về các chức vụ đã kinh qua như đề án nói lúc đầu..
Ban đầu cũng có ý kiến khác nhau, có đồng chí Trung ương đề nghị phải 2 – 3 trường hợp “đặc biệt” Bộ Chính trị ở lại, nhưng Bộ Chính trị họp thảo luận, nếu ở lại nhiều thì không trẻ hóa đội ngũ chủ chốt. Do vậy, ở lại ít nhất để trẻ hóa cán bộ. Đây cũng là lần các ủy viên Bộ Chính trị xin không tái cử nhiều nhất, nếu tôi nhớ không nhầm thì chưa có đại hội nào không tái cử đến 9 đồng chí Bộ Chính trị. Tập thể Bộ Chính trị (và Ban Bí thư nữa) đề xuất chỉ ở lại 1 trường hợp đặc biệt để đảm bảo tính kế thừa và sự ổn định.
Theo dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII, nhiệm kỳ tới sẽ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới. Với những những phương án nhân sự, đặc biệt là nhân sự chủ chốt sẽ trình ở Đại hội XII, ông kỳ vọng như thế nào về sự đổi mới ở nhiệm kỳ tiếp theo?
Trong quá trình thảo luận tôi cũng đề xuất phải đổi mới mạnh mẽ, đổi mới một cách căn bản. Đổi mới là câu chuyện lớn, lớn bậc nhất đối với nhiệm kỳ tới, phải tập trung cao cho việc đó. 30 năm trước nếu không đổi mới thì bây giờ chắc là tệ hại lắm, còn bây giờ nếu không tập trung cho đổi mới tiếp theo thì đất nước khó vượt qua khó khăn, sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, sẽ tụt hậu xa hơn nữa, rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp và lùng bùng nhiều chục năm không ra được, đất nước không phát triển được và cũng không ổn định được.
Đối với cán bộ Trung ương đã chuẩn bị, tôi hi vọng và mong muốn cuộc đổi mới tiếp tục sẽ khá hơn. Nhưng hi vọng là thế, mong muốn là thế, còn phải qua thực tiễn nữa, mình không thể đoán trước đầy đủ mọi điều, tôi chỉ dựa trên cơ sở bài học thực tiễn mấy nhiệm kỳ qua đã cho ta những lời khuyên xác đáng, còn lại là cán bộ quyết tâm đổi mới và không bị “lợi ích nhóm” chi phối.
Gần đây, kể cả trong hội nghị Trung ương, Tổng Bí thư có nói ba ý mà tôi rất lưu ý. Thứ nhất: phải vững bước tiến lên trên con đường đổi mới. Thứ hai: Phải kiểm soát quyền lực. Thứ ba: Phải dân chủ. Tôi nhất trí cao những ý kiến đó và rất mong như vậy. Tôi hi vọng nhiệm kỳ tới sẽ đổi mới nhiều hơn, không những đổi mới kinh tế mà kể cả đổi mới trên lĩnh vực văn hóa và chính trị.
Theo tôi, đổi mới trên lĩnh vực chính trị có 4 việc quan trọng nhất, đó là cơ chế kiểm soát quyền lực, cơ chế thực thi dân chủ, đổi mới công tác cán bộ và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Ông từng nói Đảng phải đổi mới công tác cán bộ theo hướng có ứng cử tự do, có tranh cử. Với điều kiện như hiện nay, có lẽ khó có thể có việc tự ứng cử, tranh cử ngay trong Đại hội XII?
Tự ứng cử thì lâu nay đã làm rồi. Còn ứng cử tự do và tranh cử là cơ chế tiến bộ. Ở nước ta phải tiến đến ứng cử tự do nhiều hơn (lâu nay đã có nhưng còn ít) và tranh cử, nhưng để làm được phải có cơ chế và bước đi phù hợp. Tôi nghĩ dân chủ phải có bước chuẩn bị, nếu không dân chủ sẽ bị thụt lùi vì môi trường không lành mạnh hoặc mất ổn định. Không phải cứ tự phát tiến lên dân chủ mà những người đứng đầu phải có tư tưởng tiến bộ, tích cực chuẩn bị về mặt tư tưởng và cơ chế để cho đảm bảo quá trình dân chủ hóa ấy tích cực và được lành mạnh. Đó là việc lớn bậc nhất đối với các nhà lãnh đạo nước ta.
Với cơ chế của chúng ta đã có lâu nay, tôi nghĩ và tin Đoàn chủ tịch Đại hội sẽ thực hiện dân chủ nhất. Dân chủ được hiểu theo nghĩa tự do ứng cử, đề cử để có số dư tương đối nhiều và cung cấp thông tin một cách chân thực đầy đủ cho đại biểu trước khi bỏ phiếu.
Nhưng có thể tổ chức tranh cử ngay tại Đại hội?
Tranh cử của mình mới ở dạng tự do ứng cử, đề cử để có số dư đáng kể, còn tranh cử theo nghĩa cho các ứng viên lên trình bày các chiến lược của mình và tranh luận với nhau thì có lẽ chưa được vì chưa chuẩn bị theo kiểu đó. Phải tiếp tục nghiên cứu để một số năm nữa làm được như vậy. Còn tự do ứng cử, đề cử để có số dư và cung cấp thông tin đầy đủ thì tôi tin Đại hội này làm được.


Ông Vũ Ngọc Hoàng: Chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” và thoái hóa là một trong hai nhóm vấn đề quan trọng nhất (việc thứ nhất là đổi mới) trong nhiệm kỳ tới
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” và thoái hóa là một trong hai nhóm vấn đề quan trọng nhất (việc thứ nhất là đổi mới) trong nhiệm kỳ tới

Vấn đề phòng chống tham nhũng ở nhiệm kỳ vừa qua được nêu rất nhiều và đã có nhiều động thái mới như người đứng đầu Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương là Tổng Bí thư hay đã thành lập Ban Nội chính trung ương…, nhưng hiệu quả phòng chống tham nhũng được đánh giá chưa cao, chưa được như mong muốn. Vậy theo ông vấn đề chống tham nhũng cần được đặt ra và thực thi như thế nào trong nhiệm kỳ tới?
Tôi nghĩ việc chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” và thoái hóa là một trong hai nhóm vấn đề quan trọng nhất (việc thứ nhất là đổi mới) trong nhiệm kỳ tới. Thời gian gần đây, chúng ta đã đề ra thêm các cơ chế, rồi cũng xử lý được một số vụ án lớn và thực tế cũng đã tuyên án tử hình nhiều nhất so với các nhiệm kỳ trước.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn thấy chưa đạt yêu cầu như mong muốn, dù rằng thời gian vừa qua nếu không làm được một số việc như đã làm thì tình hình chắc sẽ còn xấu hơn.
Điều tôi thấy rõ hiện nay là chưa chặn đứng được đà suy thoái. Muốn chặn được thì phải đổi mới cơ chế trong đó có kiểm soát quyền lực. Còn nếu cứ đi giải quyết vụ việc, giải quyết hậu quả thì trong thời gian đó lại xảy ra nhiều vụ khác. Cho nên phải đổi mới căn bản, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực, cơ chế quản lý mới chặn đứng được suy thoái.
Ông đã từng có nhiều phân tích về tham nhũng, lợi ích nhóm, vậy ông đánh giá mức độ của mối liên hệ giữa tham nhũng và lợi ích nhóm hiện nay như thế nào?
Lợi ích nhóm thực chất là một phần của tham nhũng nhưng là phần nguy hiểm nhất. Phần đó là phần tham nhũng có tổ chức, có kế hoạch phối hợp nhịp nhàng, trong đó bao gồm cả tham nhũng về chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ, tham nhũng bằng chủ trương, cơ chế.
Lợi ích nhóm như ông nói là phần nguy hiểm nhất, nhưng việc chống lợi ích nhóm dường như chưa có hiệu quả cụ thể và trong một trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Dân trí, ông Vũ Mão, nguyên ủy viên Trung ương Đảng đã nói là chúng ta chưa phát hiện ra trường hợp cụ thể nào?
Có thể tìm trong các vụ án tham nhũng lớn đã truy tố, xét xử thì sẽ thấy có lợi ích nhóm trong đó.
Vậy vấn đề chống lợi ích nhóm trong khóa tới làm thế nào để thực hiện hiệu quả nhất?
Như tôi đã nói là phải có cơ chế, trong cơ chế đó có vấn đề cực kỳ quan trọng là cơ chế kiểm soát quyền lực. Nếu không kiểm soát quyền lực thì không chống được lợi ích nhóm. Bởi vì lợi ích nhóm tức là lạm dụng quyền lực, mà không kiểm soát được quyền lực thì không chống được lợi ích nhóm.
Ông có nghĩ 5 năm tới đây là thời điểm thích hợp để Trung ương khóa XII, các lãnh đạo chủ chốt ghi dấu ấn mạnh mẽ về chống tham nhũng và lợi ích nhóm?
Tôi nghĩ, Ban lãnh đạo tập trung làm tốt được việc đó là sẽ dấu ấn rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.
Xin cảm ơn ông!
Cấn Cường - Quang Phong (thực hiện)
http://dantri.com.vn/xa-hoi/day-la-lan-co-so-uy-vien-bo-chinh-tri-khong-tai-cu-nhieu-nhat-20160120172337674.htm



20. VnEx đưa lại danh sách

Bộ Chính trị



Họ và tên: Trương Tấn Sang

Ngày sinh: 21/1/1949
Quê quán: Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Dân tộc: Kinh
Chức vụ:
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, VIII, IX, X, XI
- Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, X, XI
- Bí thư Trung ương Đảng khóa X, XI (từ tháng 5/2006 đến tháng 8/2011)
- Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI, XIII
- Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Trình lý luận chính trị: Cao cấp
Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân Luật)
http://vnexpress.net/interactive/2016/ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-11/bo-chinh-tri.html



Họ và tên: Nguyễn Phú Trọng

Ngày sinh: 14/4/1944
Quê quán: Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Dân tộc: Kinh
Chức vụ:
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, VIII, IX, X, XI
- Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, X, XI; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001)
- Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh
- Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII
- Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Trình lý luận chính trị: Cao cấp
Trình độ học vấn: Giáo sư, tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng); Ngữ văn
http://vnexpress.net/interactive/2016/ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-11/ban-bi-thu.html

19.

Thứ tư, 20/1/2016 | 14:00 GMT+7


Đại hội XII: Không đề cử, ứng cử nhân sự ngoài danh sách


Các đại biểu tham gia Đại hội Đảng lần thứ XII sẽ không tiến hành đề cử, ứng cử ngoài danh sách đã được Ban chấp hành Trung ương thống nhất, theo quy chế được thông qua tại phiên họp trù bị sáng 20/1. 


Phiên họp được điều hành bởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau khi ông Lê Hồng Anh - Thường trực Ban Bí thư tuyên bố lý do cuộc họp, thủ tục xin ý kiến và thông qua chương trình phiên trù bị, quy chế làm việc của Đại hội.
Trong phiên họp trù bị, đại biểu đã hoàn thành các phần việc, gồm: bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua chương trình làm việc, Quy chế bầu cử của Đại hội cũng như Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
Đại hội đã nhanh chóng thông qua quy chế bầu cử với nội dung tương tự quy chế bầu cử của Đại hội XI. Nội dung này đã được hội nghị Trung ương 13, 14 thông qua. Quy chế và chương trình sau đó cũng đã được gửi đến 68 đoàn đại biểu lấy ý kiến thảo luận tại đoàn. Khi đến hội nghị thì tuyệt đại đa số đồng ý.
Trước đó, theo Quyết định 244 về Ban hành quy chế bầu cử trong Đảng được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký ngày 9/6/2014, ủy viên ở cấp triệu tập đại hội không được đề cử người ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.
Cụ thể, ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
dai-hoi-xii-khong-de-cu-ung-cu-nhan-su-ngoai-danh-sach
Quy chế bầu cử của Đại hội 12 không khác nhiệm kỳ trước. Ảnh minh hoạ: Nhật Minh
Theo giải thích của Ban tổ chức Trung ương, sở dĩ cần quy định như vậy vì trong quá trình chuẩn bị nhân sự cấp ủy khoá tới, cấp ủy cấp triệu tập đại hội đã được thực hiện quy trình dân chủ rộng rãi từ dưới lên trên; thảo luận, bỏ phiếu giới thiệu cấp ủy viên đương nhiệm tiếp tục tái cử cấp ủy và những người mới sẽ tham gia cấp ủy khoá tới. Chỉ những người được trên 50% số cấp ủy viên đương nhiệm giới thiệu mới được đưa vào danh sách để cấp ủy đề cử với đại hội. 
Như vậy, các cấp ủy viên đã thực hiện trách nhiệm của mình và tham gia vào quyết định của cấp ủy thì không được nói và làm khác với quyết định của cấp ủy. 
Ngoài nội dung nêu trên, phiên trù bị cũng đã bầu Đoàn Chủ tịch gồm 17 người, gồm 16 ủy viên Bộ Chính trị và bà Hà Thị Khiết - người duy nhất 8 lần dự Đại hội Đảng. 
Thư ký đoàn có 5 người do Chánh văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng làm trưởng đoàn, có ông Phạm Minh Chính - Phó trưởng Ban tổ chức Trung ương; Tổng biên tập báo Nhân dân Thuận Hữu; Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai; Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM Võ Văn Thưởng.
Ban thẩm tra tư cách đại biểu do ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương làm trưởng ban. Buổi chiều 20/1, các đoàn nghiên cứu tài liệu tại đoàn. 
Theo kế hoạch, sáng 21/1 Đại hội sẽ khai mạc với sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu khai mạc. Thủ tướng sẽ mời Tổng bí thư lên đọc báo cáo chung của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về các văn kiện. Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI sẽ do ông Lê Hồng Anh đọc.
Chiều 21/1, các đại biểu họp đoàn thảo luận về văn kiện Đại hội. Sau đó trong 2 ngày 22-23/1, Đại hội sẽ thảo luận tại hội trường. Sáng 24/1, báo cáo nhân sự sẽ được công bố trước phần thảo luận, bầu nhân sự khoá mới.

Hoàng Thuỳ - Nhật Minh
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-hoi-xii-khong-de-cu-ung-cu-nhan-su-ngoai-danh-sach-3345544.html




18.


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Bác trước Đại hội


Sáng nay, trước giờ khai mạc phiên trù bị Đại hội lần thứ 12 của Đảng, hơn 1.500 đại biểu tham dự Đại hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.


Tham gia đoàn đại biểu có: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; các ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và các đại biểu tham dự Đại hội.

Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ: "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".
viếng Lăng Bác, Đại hội Đảng 12, Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
viếng Lăng Bác, Đại hội Đảng 12, Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
viếng Lăng Bác, Đại hội Đảng 12, Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với người sáng lập và rèn luyện Đảng, cũng như công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc.

Sau lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn đại biểu đã tới đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, bày tỏ tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã không tiếc máu xương, dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ: "Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ".
viếng Lăng Bác, Đại hội Đảng 12, Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Đoàn đại biểu tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn. Ảnh: VGP

Sau đó, các đại biểu dự họp phiên trù bị của Đại hội tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) để bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu và thông qua quy chế làm việc, quy chế bầu cử tại Đại hội.
Đại hội sẽ chính thức khai mạc ngày mai, 21/1 và kéo dài đến 28/1. Đây là Đại hội thường kỳ, 5 năm tổ chức một lần.
Với 1.510 đại biểu, đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên cả nước, tham dự, Đại hội 12 sẽ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội 11 và nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới đất nước, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm tới.
Chủ đề của Đại hội 12 là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Đại hội lần này sẽ thảo luận, thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá 11; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khoá 11; Báo cáo về tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khoá 11 và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có); Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá 11 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Đại hội cũng bầu Ban chấp hành Trung ương khoá 12, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội.
Phạm Hải - Chung Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/285437/lanh-dao-dang-nha-nuoc-vieng-lang-bac-truoc-dai-hoi.html

17.


Ngày 19/1/2016 : Cụ Rùa Hồ Gươm vừa từ trần






16. Bình loạn của bác Cù Huy Hà Vũ trên RFA



Ý kiến TS Luật Cù Huy Hà Vũ về vai trò ông Nguyễn Tấn Dũng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-01-16

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg10226980-622.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 5/11/2015.
AFP PHOTO / KHAM
Tiếp tục lấy ý kiến của trí thức trong và ngoài nước về vấn đề bầu bán của Hội Nghị 12 sắp tới Mặc Lâm phỏng vấn TS Luật Cù Huy Hà Vũ ghi nhận ý kiến của ông về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong suốt hai nhiệm kỳ Thủ tướng vừa qua. TS Cù Huy Hà Vũ từng nộp đơn khởi kiện Thủ tướng Dũng hai lần và cuối cùng bị nhà cầm quyền đẩy sang Mỹ sống đời lưu vong. Chúng tôi xin được nhắc lại, ý kiến của người được phỏng vấn không nhất thiết là quan điểm của đài Á Châu Tự Do, xin mời quý vị theo dõi.

Để Trung Quốc thôn tính Việt Nam?

Mặc Lâm: Là người đã hai lần kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vì vậy bị chính quyền Việt Nam bỏ tù nhiều năm và hiện phải lưu vong tại Mỹ không thời hạn, Tiến sĩ có nghĩ ra một lý do nào đó để cho ông Dũng tiếp tục tồn tại?
TS Cù Huy Hà Vũ: Trước hết phải khẳng định rằng tôi bị chính quyền Việt Nam kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế từ ngày 5/11/2010 về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật hình sự là vì tôi đã đấu tranh đòi Dân chủ, Nhân quyền và chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam dưới mọi hình thức, trong đó có việc tôi đã hai lần kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa do đã ra Quyết định cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên, xâm hại môi trường, an ninh quốc gia – quốc phòng và văn hóa bản địa và do đã ra Nghị định cấm công dân khiếu nại tập thể, một văn bản trái Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Đúng là Nguyễn Tấn Dũng có các các tiêu chuẩn mà khó có ai ở Việt Nam có được. Đó là tham nhũng nghiêm trọng nhất Việt Nam, dùng quyền lực trắng trợn nhất để làm giàu cho con cái và người thân trong gia đình. 
-TS Cù Huy Hà Vũ
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã hai lần vào gặp tôi tại trại giam số 5 ở Thanh Hóa và đã đưa ra lời mời tôi sang Mỹ để tôi có điều kiện thực hiện quyền tự do ngôn luận, đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cũng như cho tương lai quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Chính quyền Việt Nam sau đó đã ra quyết định “Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù” đối với tôi và ngày 6/4/2014 đã đưa tôi thẳng từ nhà tù ra sân bay Nội Bài ở Hà Nội để tôi bay sang Mỹ, không cho tôi qua nhà tôi tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để gặpcon tôi và người thân và thắp hương bố mẹ tôi và bác ruột và là cha nuôi của tôi là Nhà thơ Xuân Diệu mặc dù tôi đã yêu cầu. Như vậy tôi ra khỏi nhà tù sau 3 năm rưỡi bị giam cầm là do sức ép mạnh mẽ đòi trả tự do cho tôi của mọi  người Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cùa cộng đồng dân chủ quốc tế, đặc biệt của chính phủ Mỹ. Đối với chính quyền Việt Nam tôi vẫn là tù nhân vì chính quyền Việt Nam chỉ tạm đình chỉ án phạt tù đối với tôi.
Tóm lại, tôi sang Mỹ là để tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam và hiện tôi vẫn là công dân Việt Nam, mang hộ chiếu Việt Nam. Tôi tin rằng cùng với sự đồng hành của mọi người Việt Nam có lương tri từ trong nước ra ngoài nước và công đồng dân chủ thế giới tôi sẽ đấu tranh thắng lợi và trở về Việt Nam trong một tương lai không xa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là kẻ đàn áp khốc liệt nhất những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cũng như là kẻ làm nội ứng tích cực nhất cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam nên dứt khoát phải bị nhân dân Việt Nam trừng phạt thích đáng. Không ai có thể biện hộ cho những hành vi phản nước hại dân này của Nguyễn Tấn Dũng trừ những kẻ cũng hại dân phản nước như Nguyễn Tấn Dũng.
Mặc Lâm: Trong bối cảnh Đại hội XII Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra vào tuần tới, những người đang được đồn đoán sẽ thay thế ôngNguyễn Tấn Dũng không có một chút gì sáng giá như tiêu chí thấp nhất của người lãnh đạo quốc gia. Dư luận vẫn cho là ông Dũng là ngôi sao, tuy là mờ nhạt nhưng vẫn khó có người đủ tiêu chuẩn như ông ta. Tiến sĩ có gì để phản biện nhận xét này?
TS Cù Huy Hà Vũ: Đúng là Nguyễn Tấn Dũng có các các tiêu chuẩn mà khó có ai ở Việt Nam có được. Đó là tham nhũng nghiêm trọng nhất Việt Nam, dùng quyền lực trắng trợn nhất để làm giàu cho con cái và người thân trong gia đình. Đó là phá nát và đưa kinh tế quốc gia đến bờ vực phá sản mà sự sụp đổ của Vinashine, Vinalines do chính Dũng trực tiếp thành lập và điều hành, tài chính quốc gia cạn kiệt đến mức Chính phủ của Dũng phải vay quốc tế để đảo nợ… chỉ là vài bằng chứng. Và nghiêm trọng hơn cả, đó là bán nước cho Trung Quốc.
cuhuyhavu-622
TS Cù Huy Hà Vũ đang được giới thiệu tại phòng họp báo, tại Raymond Buiding, Hạ viện Hoa Kỳ nhân dịp Chủ tịch Ủy ban nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Chistopher Smith giới thiệu tổng quát dự luật nhân quyền cho Việt Nam HR 1897 hôm 6/5/2014.
Cụ thể là Chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đã không hề kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mặc dù Trung Quốc không ngừng bồi đắp các đảo và bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở biển Đông thành các căn cứ quân sự, liên tục cho tàu thuyền đâm chìm các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam và mới đây nhất, liên tục xâm phạm không phận của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nguyễn Tấn Dũng đã cho Trung Quốc dưới các vỏ bọc doanh nghiệp vào chiếm cứ các khu vực xung yếu về an ninh quốc gia – quốc phòng tại Việt Nam, cho Trung Quốc thầu 90% các công trình trọng điểm quốc gia với giá cao ngất ngưởng trên thực tế, cho hàng hóa độc hại của Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, giết dần giết mòn người Việt Nam cả hiện tại lẫn tương lai, rắp tâm xóa bỏ môn lịch sử trong nhà trường…
Cụ thể là tiểu sử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do báo chí chính thức của Việt Nam đăng tải cho thấy Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ ra nước ngoài học tập và sinh sống. Thế nhưng vào năm 2009, trước khi bị bắt về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bản thân tôi đã được một sĩ quan quân đội nhiều lần tháp tùng Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Quốc cho biết: “Nguyễn Tấn Dũng nói tiếng Trung Quốc rất thạo. Ngoài những buổi họp chính thức ra, Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện trực tiếp với người Trung Quốc mà không cần phiên dịch”! Do đó, chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng đã có một thời gian sống ở Trung Quốc bởi Ngay cả học tiếng Trung Quốc ở một trường chuyên ngoại ngữ cũng không thể nói thông thạo vì đơn giản là không có môi trường giao tiếp. Vì thế việc Nguyễn Tấn Dũng dấu nhẹm bản thân đã từng sống tại Trung Quốc cho thấy Dũng đã được Trung Quốc tuyển mộ làm “điệp viên chiến lược” có nhiệm vụ “chui sâu, leo cao” trong bộ máy quyền lực của Việt Nam để phục vụ kế hoạch từng bước thôn tính Việt Nam của Trung Quốc. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải giữ kín thông tin về việc Dũng đã sống một thời gian tại Trung Quốc để không gây bất lợi cho việc Dũng thực hiện “điệp vụ bán nước” này.
Hành vi bán nước cho Trung Quốc một cách có bài bản, có hệ thống với quy mô chưa từng có trong lịch sử Việt Nam hiện đại này của Nguyễn Tấn Dũng đã đưa tôi đến khám phá kinh khủng rằng Nguyễn Tấn Dũng là điệp viên chiến lược của Trung Quốc với nhiệm vụ “chui sâu leo cao” trong bộ máy quyền lực của Việt Nam nội ứng cho kế hoạch từng bước thôn tính Việt Nam của Trung Quốc. Tóm lại Nguyễn Tấn Dũng là kẻ phản quốc lớn nhất và nếu không thanh trừng ngay thì việc Việt Nam trở thành lãnh thổ của Trung Quốc chỉ còn là vấn đề của năm, tháng mà thôi!

Cuộc chiến “một mất một còn”

Mặc Lâm: Tiến sĩ đánh giá thế nào về những khuôn mặt đang được đồn đoán là có ghế trong “tứ trụ” sắp tới của Việt Nam gồm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội?
Tôi tin chắc rằng Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng,cũng như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, là người kiên quyết chống Trung Quốc xâm lược và không có điều tiếng về tham nhũng chắc chắn sẽ tiếp tục được bầu làm Tổng bí thư Đảng. 
-TS Cù Huy Hà Vũ
TS Cù Huy Hà Vũ: Vấn đề quan trọng nhất của mọi đại hội Đảng cộng sản Việt Nam là bầu ai vào vị trí Tổng bí thư Đảng. Vì vậy tôi quan tâm chủ yếu đến ai có thể nắm Tổng bí thư Đảng nhất là trong bối cảnh đang có cuộc chiến quyết liệt chưa từng có, gọi là “một mất một còn”,để giành chức vụ này giữa một bên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một bên là liên minh chống Dũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Tại các Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam từ Đại hộiXI trở về trước thì việc chọn ai làm Tổng bí thư Đảng có gay cấn nhưng không quyết liệt vì chỉ chú trọng đến việc quyền lợi của Đảng mà coi nhẹ quyết tâm của Trung Quốc xâm lược nốt quần đảo Trường Sa sau khi đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nói riêng, biến Việt Nam thành thuộc địa, thậm chí lãnh thổ của Trung Quốc nói chung. Thế nhưng tại từ vài năm trở lại đây Việt Nam đứng trước nguy cơ mất nốt quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc gấp rút biến các đảo và đã ngầm chiếm được của Việt Nam thành các bàn đạp quân sự để đánh chiếm nốt quần đảo này của Việt Nam, thậm chí trước nguy cơ mất toàn bộ lãnh thổ vào tay Trung Quốc khi mà Trung Quốc dưới vỏ bọc doanh nghiệp cùng hàng vạn nhân công đã chiếm cứ các vị trí xung yếu về an ninh quốc gia – quốc phòng trên lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, chống Trung Quốc xâm lược sẽ là yếu tố quyết định để được chọn làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội XII. Tôi tin chắc rằng Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng,cũng như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, là người kiên quyết chống Trung Quốc xâm lược và không có điều tiếng về tham nhũng chắc chắn sẽ tiếp tục được bầu làm Tổng bí thư Đảng.
Mặc Lâm: TS vừa cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang là người chống Trung Quốc và không có điều tiếng gì, tuy nhiên giới quan sát chính trị cũng như dân chúng và những người tranh đấu đều cho là ông Trọng rất thân với Trung Quốc vì ông là Tồng bí thư và có cùng mục tiêu xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc. Ông giải thích sao về yếu tố này?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi cho rằng đấy là do thiếu hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam, về cá nhân các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản và cá nhân lãnh đạo hiện nay đều chống Trung Quốc nhưng những người không hiểu biết thấu đáo đảng cộng sản Việt Nam hay đồng nhất Đảng Cộng sản Việt Nam là phải bán nước cho Trung Quốc và người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đương nhiên và thậm chí là tay sai cho Trung Quốc. Không phải như vậy, không phải như vậy. Về trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Trương Tấn Sang là những người mà tôi có điều kiện để biết thì ông Nguyễn Phú Trọng là người giáo điều vì ông đã được đào tạo bài bản để xây dựng Đảng nhưng điều đó không có nghĩa là ông Nguyễn Phú Trọng vì bảo vệ đảng mà bán nước Việt Nam cho Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/another-view-about-pm-ntd-n-the-fours-ml-01162016072309.html








15. VOA dịch tin của phía Mĩ


‘Putin của Việt Nam' đưa đất nước rời xa Trung Quốc, đến gần Mỹ



Theo NBC, ông Dũng đã được coi là ứng viên hàng đầu cho vị trí tổng bí thư của Việt Nam, và nhiều người đã coi ông là 'Putin của Việt Nam'.
Theo NBC, ông Dũng đã được coi là ứng viên hàng đầu cho vị trí tổng bí thư của Việt Nam, và nhiều người đã coi ông là 'Putin của Việt Nam'.



'Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã trải qua 10 năm cầm quyền chống lại Trung Quốc và đưa đất nước gần hơn với Mỹ'.
Đó là nhận định của kênh truyền hình NBC của Mỹ về khả năng ông Dũng trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam trong Đại hội Đảng tuần tới.
NBC nói rằng ông Dũng đã được coi là ứng viên hàng đầu cho vị trí tổng bí thư của Việt Nam, và nhiều người đã coi ông là 'Putin của Việt Nam'.
Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer được NBC trích lời nói: “Chưa ai ở Việt Nam từng làm điều ông Vladimir Putin đã làm, tức là từng làm thủ tướng rồi sau đó làm tổng thống”.
Kênh truyền hình này còn cho rằng ông Dũng cần phải có sự cứng rắn của Tổng thống Nga Putin để đối phó với các yêu sách chủ quyền ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
NBC dẫn lời ông Ernest Bower, một chuyên gia người Mỹ hiện là giám đốc điều hành tập đoàn cố vấn BowerGroupAsia, nói rằng hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc khiến việc Việt Nam hướng về phía Mỹ là điều không thể tránh khỏi.
Ông Bower nói thêm rằng bất cứ ai lên lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam “cũng cần phải quyết tâm đứng lên chống lại các thách thức từ Trung Quốc”.
Theo hãng NBC, một dấu hiệu cho thấy Việt Nam ngả về phương Tây là việc 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị đã tới thăm Hoa Kỳ trong năm 2015, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tờ New York Times của Mỹ hôm nay cũng có bài bình luận về đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc vào thứ Tư tới.
Tờ báo cho rằng Thủ tướng Dũng, người ủng hộ mối quan hệ thân cận hơn với Mỹ, đang nỗ lực để lên thay ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng tờ báo dẫn lời các nhà phân tích, các nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng ông Trọng, một người bảo thủ, có vẻ như sẽ tiếp tục nắm vị trí Tổng bí thư.
Theo New York Times, kết quả của Đại hội đảng thường được quyết định nhiều tháng trước khi khai mạc, nhưng cuộc đấu đá giữa phe thân ông Dũng và ông Trọng khiến tình hình căng thẳng tới phút chót.
Tờ báo nhận định rằng bất kỳ ai lên nắm chức Tổng bí thư cũng phải chân nhắc kỹ càng vị trí chiến lược của Việt Nam giữa Trung Quốc, đồng minh về tư tưởng và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Hoa Kỳ, quốc gia được nhiều nhân vật cấp cao trong đảng Cộng sản Việt Nam coi là đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo NBC, New York Times

http://www.voatiengviet.com/content/putin-vietnam-dua-dat-nuoc-roi-xa-trung-quoc-den-gan-my/3151754.html




14.


Xây dựng BCH Trung ương khóa XII đủ năng lực lãnh đạo đất nước

Thứ Hai, 18/01/2016 18:05



Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XII của Đảng, trả lời phỏng vấn TTXVN về nhiều nội dung trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.



Các nội dung bao gồm: những kết quả nổi bật qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; những điểm mới trong nội dung Văn kiện trình Đại hội XII; yêu cầu tiêu chuẩn nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; công tác tổ chức phục vụ Đại hội.






Ðồng chí Lê Hồng Anh phát biểu tại một hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
* Xin đồng chí cho biết đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng?

Hương Thủy (thực hiện) (TTXVN)


Trong 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, trước những biến động phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực như: Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; các nước lớn cạnh tranh quyết liệt giành ảnh hưởng trong khu vực.



Tình hình phức tạp, căng thẳng ở Biển Đông đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng trong 5 năm qua, nhìn tổng quát, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành quả quan trọng: Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát giảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 5% năm 2015. 



Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả tích cực bước đầu. Văn hóa, xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. 



Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hòa bình, ổn định được giữ vững để phát triển đất nước. Quan hệ đối ngoại, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy...



Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng và đạt một số kết quả quan trọng - đặc biệt Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được triển khai thực hiện, đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo tiền đề để đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng.



Những kết quả nêu trên tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn trong giai đoạn mới.



Những kết quả nêu trên là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, giải quyết kịp thời, có kết quả nhiều vấn đề mới phát sinh. 



Hoạt động của Quốc hội được đổi mới, nâng cao chất lượng, ngày càng đi vào thực chất, dân chủ; chất lượng ban hành luật, pháp lệnh được nâng lên, tăng cường công tác giám sát tối cao của Quốc hội: đã ban hành Hiến pháp năm 2013 có nhiều đổi mới, đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của nhân dân. 



Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp đã quản lý, điều hành năng động, thường xuyên bám sát diễn biến của tình hình để đưa ra các chủ trương, giải pháp phù hợp. Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa để huy động các nguồn lực, các giai tầng xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



Bên cạnh những thành quả quan trọng đạt được, chúng ta cũng còn những hạn chế, khuyết điểm, đó là việc đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện; một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,... chưa được ngăn chặn và đẩy lùi; một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chuyển biến chậm; hội nhập quốc tế có mặt chưa chủ động, hiệu quả chưa cao.



* Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong 5 năm tới. Những điểm mới nổi bật trong nội dung văn kiện trình Đại hội XII là gì, thưa đồng chí?



Trong nội dung văn kiện trình Đại hội XII của Đảng lần này, Đảng ta đã đề cập bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung trên cơ sở kế thừa, phát triển những quan điểm, chủ trương đã có. Những điểm mới nổi bật trong nội dung văn kiện trình Đại hội XII được thể hiện trên một số lĩnh vực như sau:


Trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta tích cực đổi mới mô hình tăng trưởng và hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường, dự thảo Văn kiện nêu lên 4 vấn đề: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực; phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển văn hoá, xây dựng con người; quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. 

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Đảng ta khẳng định đây là một trong những lĩnh vực rất quan trọng. Trong dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng, so với văn kiện Đại hội XI, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có những điểm mới, đó là: nhận thức về mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, phương châm bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có bước phát triển; thế trận quốc phòng toàn dân gắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được củng cố; sức mạnh về mọi mặt của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được tăng cường; triển khai đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. 

Thực hiện công tác đối ngoại để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đối ngoại để phục vụ đối nội. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng ta xác định cần "Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân"; "Tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc". Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Trong đó chú trọng đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng.

* Xin đồng chí nêu rõ những yêu cầu, tiêu chuẩn nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, có tính kế thừa và phát triển?

Để xây dựng Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã đặt ra 4 yêu cầu:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII phải thật sự là một tập thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí, hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có tầm nhìn chiến lược; có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về tính chiến đấu, tính kỷ luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân; đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

- Có số lượng và cơ cấu hợp lý để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tăng cường số lượng Uỷ viên Trung ương Đảng ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng.

- Bảo đảm tính kế thừa và phát triển liên tục.

- Việc giới thiệu nhân sự, nói chung phải trên cơ sở quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo; giữ vững nguyên tắc, quy chế, quy định, phát huy trách nhiệm, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan trong giới thiệu, đánh giá, lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động, cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm...; cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch phá hoại, gây rối nội bộ.

Đồng thời quy định tiêu chuẩn: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII phải là những đồng chí tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác; bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ theo Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước; đồng thời chú trọng 3 nhóm tiêu chuẩn:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích dân tộc; có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, gắn bó mật thiết với nhân dân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động. 

- Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ.

- Có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược và kiến thức toàn diện để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới tại lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; qua thực tiễn thể hiện rõ là người có năng lực sáng tạo, nhiệt huyết, làm việc có hiệu quả, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đoàn kết, quy tụ, phát huy được đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công; có ý thức, trách nhiệm và khả năng tham gia thảo luận, đóng góp vào các quyết định chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ. 

Ngoài những tiêu chuẩn nêu trên, tại nhiệm kỳ này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thẳng thắn nêu nội dung không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII những người có một trong các khuyết điểm. 

- Bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải.

- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình. Chịu trách nhiệm chính về nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị.

- Không chịu nghiên cứu, học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút.

- Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải thích rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi. 

- Có vấn đề chưa rõ về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.

Để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cần có cơ cấu hợp lý để phân công phụ trách các lĩnh vực công tác đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan trọng yếu của Nhà nước ở Trung ương, địa phương và lực lượng vũ trang. 

Tuy nhiên, trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, không nhất thiết địa phương nào, lĩnh vực nào, ngành nào cũng phải có người tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trên cơ sở tính toán, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII dự kiến là 200 đồng chí, gồm 180 uỷ viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết (khoá XI có 175 uỷ viên chính thức và 25 uỷ viên dự khuyết); số lượng tái cử dự kiến khoảng 55 - 60% (đổi mới khoảng 40 - 45%).

Để bảo đảm tính kế thừa và phát triển, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cần có cơ cấu 3 độ tuổi, trong đó dưới 50 tuổi dự kiến 15 - 20%; từ 50 - 60 tuổi dự kiến 65 - 70%; trên 60 tuổi dự kiến 5 - 10%; trong đó, các đồng chí tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần đầu cần đủ tuổi để tham gia được 2 khoá, tối thiểu cũng đủ tuổi tham gia trọn 1 khoá. Phấn đấu xây dựng cơ cấu, tỉ lệ cán bộ nữ trên 10% (khóa XI là 8,13%), cán bộ trẻ dưới 40 tuổi từ 4 - 6% (khóa XI là 2,2%), cán bộ là người dân tộc thiểu số từ 9 - 10% (khóa XI là 8,75%); ngoài ra, có cơ cấu một số nhà khoa học, văn nghệ sĩ, lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia, đây cũng là một nét mới trong công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 28/1/2016. Xin đồng chí cho biết công tác tổ chức phục vụ để đảm bảo cho sự thành công của Đại hội XII, trong đó có công tác thông tin tuyên truyền về Đại hội?

Công tác tổ chức phục vụ Đại hội đã được triển khai sớm, từ cuối năm 2014, đã thành lập Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XII của Đảng. Ngày 5/01/2016 vừa qua, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XII của Đảng đã họp phiên thứ 5 để rà soát việc triển khai công tác tổ chức phục vụ Đại hội. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất. Các phần công việc như: Công tác đảm bảo an ninh, hậu cần; công tác tuyên truyền; việc đưa đón các đoàn đại biểu, đoàn khách quốc tế, chương trình văn nghệ chào mừng... đã có phương án cụ thể và sẵn sàng phục vụ.

Để công tác phục vụ Đại hội được chuẩn bị chu đáo, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XII của Đảng cũng đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp tục tổ chức diễn tập các phương án, rút kinh nghiệm. 

Riêng đối với công tác thông tin tuyên truyền về Đại hội XII, trên cơ sở Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Kết luận số 01-KL/TBTCPV, ngày 19/5/2014 của Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XII của Đảng về việc phân công nhiệm vụ tổ chức phục vụ Đại hội XII của Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 308-KH/BTGTW, ngày 20/01/2015 về công tác thông tin, tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Hướng dẫn số 165-HD/BTGTW, ngày 26/11/2015 về tuyên truyền đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII trên báo chí, trong đó xây dựng các nội dung tuyên truyền theo 3 đợt cao điểm: Trước, trong và sau Đại hội. 

Hiện nay, sau đợt tập trung tuyên truyền, phản ánh ý kiến đóng góp của nhân dân xây dựng văn kiện đại hội các cấp và văn kiện Đại hội XII, công tác thông tin tuyên truyền chuẩn bị bước vào đợt cao điểm thứ 2, tập trung vào nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền theo 7 nội dung trọng tâm trong thời gian Đại hội gồm: Tầm vóc, ý nghĩa Đại hội XII của Đảng; trách nhiệm của các đại biểu dự Đại hội; các hoạt động của Đại hội; các văn kiện trình tại Đại hội; các tham luận, các quyết định của Đại hội; Quy chế bầu cử trong Đảng; kết quả bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.

Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XII của Đảng đã thành lập Trung tâm Báo chí Đại hội XII có nhiệm vụ điều hành, quản lý, cung cấp thông tin cho báo chí về Đại hội. Trung tâm Báo chí Đại hội XII bố trí tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Dự kiến sẽ có khoảng 750 nhà báo trong và ngoài nước hoạt động tại Trung tâm Báo chí, trong đó có khoảng 100 nhà báo nước ngoài.

* Trân trọng cảm ơn đồng chí.

http://baotintuc.vn/thoi-su/xay-dung-bch-trung-uong-khoa-xii-du-nang-luc-lanh-dao-dat-nuoc-20160118180328876.htm




13.


Bỏ phiếu hai lần cho 4 chức danh chủ chốt

Lần đầu là do Trung ương giới thiệu, quyết định bằng phiếu kín để chốt danh sách. Vòng hai là bỏ phiếu chính thức đối với nhân sự cụ thể của từng chức danh.
Ông Vũ Ngọc Hoàng - ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ cho biết:

Tại hội nghị TƯ 14, Ban chấp hành TƯ đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và bỏ phiếu đề cử bổ sung hai ủy viên TƯ khóa 11 thuộc trường hợp “đặc biệt” giới thiệu tái cử khóa 12;

Đại hội Đảng, chức danh chủ chốt, Trung ương Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội
Ông Vũ Ngọc Hoàng
Một ủy viên Bộ Chính trị thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa 12. Đồng thời bỏ phiếu giới thiệu 4 trường hợp để TƯ khóa 12 xem xét phân công ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước với số phiếu rất tập trung.
4 chức danh lãnh đạo chủ chốt, mỗi chức danh (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch QH) được hội nghị TƯ 14 bỏ phiếu hai lần.
Lần đầu là do TƯ giới thiệu nhiều phương án, có những trường hợp xin rút. Bộ Chính trị không quyết định việc cho rút mà do TƯ quyết định. TƯ quyết định bằng phiếu kín, bỏ phiếu “chốt” danh sách để đồng ý cho rút hay không cho rút đối với các trường hợp xin rút.
Vòng hai là bỏ phiếu chính thức đối với nhân sự cụ thể của từng chức danh. Cả hai vòng này số phiếu đều rất tập trung và thể hiện ý chí của TƯ và Bộ Chính trị là thống nhất.
Đối với phương án một trường hợp “đặc biệt” là ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 được giới thiệu lại để tham gia khóa 12, trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư thống nhất rất cao (có 19/19 ý kiến giới thiệu).
Các lãnh đạo (các chức danh chủ chốt) của Đảng và Nhà nước đã bàn thảo với nhau nhiều lần và đi đến thống nhất như phương án Bộ Chính trị đã đề xuất với TƯ.
Tất cả phương án nhân sự nêu trên là sự chuẩn bị và giới thiệu của Ban chấp hành TƯ khóa 11 để Đại hội 12 và Ban chấp hành TƯ khóa 12 xem xét quyết định cuối cùng. Các phương án được chuẩn bị kỹ lưỡng, dân chủ; vừa thể hiện tính kế thừa, vừa đảm bảo trẻ hóa.
Đối với câu hỏi: Liệu quy chế bầu cử do TƯ ban hành có hạn chế quyền ứng cử, đề cử tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 hay không? Câu trả lời là “không”.
Tại Đại hội thì thực hiện theo quy chế bầu cử do Đại hội thông qua. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc.
Đại hội mới là cơ quan có quyền quyết định cao nhất các vấn đề của Đảng, trong đó có nhân sự. Còn tất nhiên Trung ương có nhiệm vụ tham mưu cho Đại hội xem xét.
Trong đợt đại hội các địa phương vừa qua, TƯ có ban hành quy chế, trong đó có tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy cũ đối với quyết nghị về nhân sự của tập thể cấp ủy (do bản thân anh đã tham gia bàn), chứ không phải quy định cho các đồng chí mới tham gia lần đầu.
Quy định đó cũng có mặt khách quan là cấp ủy viên cũ đã tham gia bàn để ra quyết nghị, với ý thức trách nhiệm và cả lòng tự trọng nữa, cần có trách nhiệm với quyết nghị chung của tập thể.
Tất nhiên, về mặt khoa học xây dựng tổ chức thì vấn đề này nhiệm kỳ sau cũng nên có nghiên cứu thêm, nhằm phát huy dân chủ tối đa và bảo đảm quyền bảo lưu ý kiến của các cấp ủy viên khi họ không thống nhất với tập thể thì có quyền thể hiện công khai trong tổ chức ấy hoặc với cấp cao hơn, kể cả vấn đề nhân sự trực tiếp liên quan đến cá nhân mình.
Đó là nói đối với trường hợp cá nhân ấy có ý kiến khác với tập thể, còn trong trường hợp anh đã thống nhất với tập thể ấy rồi thì còn gì phải nói đâu, chẳng lẽ trong sinh hoạt tập thể anh nói khác, ra ngoài anh nói khác?
Tính trung thực đâu cho phép như vậy! Nó còn là nhân cách nữa, sự lành mạnh của một tổ chức nữa.
Về ý kiến đề nghị tôi nói thêm về đổi mới? Đây là một câu chuyện dài và hay nhưng chỉ xin nói vắn tắt vài ý. Phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và căn bản.
Kinh tế đã có đổi mới nhiều nhất nhưng cũng mới nửa đường, phải đi tiếp, theo hướng kinh tế thị trường hoàn thiện, đến cùng, học kinh nghiệm của các nước phát triển để làm.
Về bản chất thì theo tôi kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản không khác nhau, nó đều phải là kinh tế thị trường, nó phải là nó, chỉ có điều trình độ phát triển thì chủ nghĩa xã hội phải hơn, trước khi hơn thì phải bằng người ta đã.
Rồi không chỉ đổi mới kinh tế, mà còn phải đổi mới đồng bộ về mặt văn hóa và chính trị nữa, trong đó có vấn đề cải cách giáo dục, phát triển năng lực người học, xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, thực hiện tự chủ đại học và tự do học thuật; có vấn đề kiểm soát quyền lực và thực thi dân chủ rộng rãi trong lĩnh vực chính trị.
Đặc biệt gần đây, kể cả ở các hội nghị Trung ương, người lãnh đạo cao nhất, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã nhấn mạnh phải “vững bước tiến lên trên con đường đổi mới” và ông lưu ý phải “kiểm soát quyền lực”. Ông đúng! Rất đúng. Tôi rất mong nước ta như vậy!
Theo VOV
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/285071/bo-phieu-hai-lan-cho-4-chuc-danh-chu-chot.html




Công bố nhân sự sau khi có kết quả bầu cử

- Nhân sự Ban chấp hành TƯ, các vị trí chủ chốt sẽ được công bố khi có kết quả bầu cử theo đúng quy định của Đại hội.
Khai trương Trung tâm báo chí 
Sáng nay, lễ khai trương Trung tâm báo chí Đại hội (ĐH) Đảng 12 đã diễn ra tại Hà Nội. Ngay sau đó là buổi họp báo về ĐH.
Dự lễ khai trương và họp báo có Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân, Chủ tịch Hội Nhà báo VN Thuận Hữu, Phó chánh VP TƯ Đảng Lê Quang Vĩnh, Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ Mai Văn Chính và Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn.
trung tâm báo chí, Đại hội Đảng
Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Thế Kỷ cho biết trung tâm báo chí được bố trí trên diện tích 1.000m2 với 170 máy tính cố định phục vụ báo chí. Trung tâm đã nhận được đăng ký đưa tin của gần 600 phóng viên, kỹ thuật viên của các cơ quan báo chí trong nước, 118 phóng viên của hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài.
Báo chí muốn phỏng vấn các đại biểu có thể đăng ký qua trung tâm báo chí để xin ý kiến và bố trí.
Thông tin toàn diện, khách quan, chân thật
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Đinh Thế Huynh đã thông báo một số nội dung thảo luận quan trọng của ĐH cũng như những văn kiện chủ yếu mà ĐH sẽ thông qua.
Ông nhắn nhủ báo chí: "Mong các nhà báo thông tin toàn diện, khách quan, chân thật về ĐH".
Chủ tịch Hội Nhà báo VN Thuận Hữu thông báo những nội dung cốt lõi của các dự thảo văn kiện trình ĐH, bao gồm quá trình soạn thảo, tinh thần chung và những điểm mới nổi bật, hoạt động lấy ý kiến nhân dân với 26 triệu lượt góp ý.
"Các ý kiến cơ bản tán thành, đánh giá cao các dự thảo văn kiện, coi đây là công trình nghiên cứu công phu. Đảng Cộng sản VN trân trọng tiếp thu tất cả các ý kiến, cả những ý kiến trái chiều cũng được xem xét", ông Thuận Hữu nói.
Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ Mai Văn Chính cung cấp thông tin về đại biểu ĐB dự ĐH: Trong tổng số 1.510 ĐB đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên, có 197 ĐB đương nhiên và 1.300 ĐB được bầu; 194 ĐB nữ, 174 người là ĐB dân tộc thiểu số; có 55 ĐB là giáo sư, phó giáo sư, trong đó có 2 viện sĩ, 241 tiến sĩ, 511 thạc sĩ...
Có 2 ĐB trẻ nhất ĐH là dưới 30 tuổi, 2 ĐB cao tuổi nhất ĐB là trên 70 tuổi.
Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân nhấn mạnh lại đường lối đối ngoại sẽ được ĐH Đảng 12 kế thừa và phát huy: Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực, chủ động tham gia các cơ chế đa phương, thúc đẩy xu thế hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Trong đó, hội nhập kinh tế là trọng tâm, là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị.
Đến nay đã có 156 thư điện của các đảng của 72 nước gửi đến chúc mừng ĐH 12 của Đảng, cao nhất trong các kỳ ĐH gần đây.    
Không còn mốc thành nước công nghiệp
Tại họp báo, Đài Truyền hình VN đặt câu hỏi: Trong các dự thảo văn kiện của ĐH Đảng 12, có những điểm gì mới mà liệu ĐH có là sự khởi động cho công cuộc Đổi mới lần thứ hai?
Chủ tịch Hội Nhà báo VN Thuận Hữu cho biết điểm mới của các văn kiện thể hiện ngay ở chủ đề: Cùng với phát huy sức mạnh toàn dân tộc, chủ đề còn nhấn mạnh "phát huy dân chủ XHCN", cùng với bảo vệ vững chắc Tổ quốc, chủ đề còn nhấn mạnh "giữ vững môi trường hòa bình, ổn định".
"Các dự thảo văn kiện cũng không còn nêu mốc thời gian cụ thể cho mục tiêu trở thành nước công nghiệp, mà nhấn mạnh phấn đấu sớm đưa nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại", ông Thuận Hữu nói.
"Về an ninh, quốc phòng cũng có điểm mới về nhận thức, mục tiêu, giải pháp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng quân đội và công an, đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại...".
Ông Thuận Hữu nhấn mạnh: "Tinh thần quan trọng là phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và tiềm năng sáng tạo của nhân dân, tôn trọng những điểm khác biệt, không trái với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, phát triển dân chủ XHCN đồng thời xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN".
Về xây dựng Đảng, các dự thảo nhấn mạnh kiên trì thực hiện nghị quyết TƯ 4, chống suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức trong đảng viên. Về phát triển kinh tế là sự thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường XHCN.
"Sau 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, ĐH sẽ tiếp tục tinh thần đổi mới này", ông Thuận Hữu nhận định.

Việc chuẩn bị nhân sự của ĐH được thực hiện dân chủ

Báo Tuổi trẻ đặt câu hỏi: Ngay sau hội nghị TƯ 14, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin nêu cụ thể danh sách 4 ứng cử viên cho 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, nhà nước, còn gọi là "tứ trụ", xin bình luận?
Thứ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn trả lời: "Đúng là trên mạng sau hội nghị TƯ 14 có một số thông tin về các lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Nhưng chúng ta không nên căn cứ thông tin trên mạng để suy diễn công tác nhân dự của ĐH 12. Việc chuẩn bị nhân sự của ĐH được thực hiện dân chủ, nghiêm túc, đúng quy định, quy trình. Nhân sự Ban chấp hành TƯ, các vị trí chủ chốt, quan trọng sẽ được công bố khi có kết quả bầu cử theo đúng quy định của ĐH".
Thông tấn xã VN hỏi về những ưu tiên chính trong công tác đối ngoại của Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Đảng Hoàng Bình Quân nhấn mạnh "phát huy, kế thừa, coi trong quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng".
"Mục tiêu là để VN có nhiều cơ hội, có dịp thể hiện trách nhiệm của mình, là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế", ông Hoàng Bình Quân nói.

Dự kiến có 180 ủy viên TƯ chính thức

Báo Nhân dân muốn biết ý kiến đóng góp của nhân dân với các dự thảo văn kiện ĐH tập trung vào các vấn đề gì.
Phó chánh VP TƯ Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết nhân dân góp nhiều ý kiến về thể chế kinh tế, chống tham nhũng, xây dựng Đảng, đặc biệt là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, quyền của quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trong tính hình mới, trong đó có cả vấn đề Biển Đông.
"Tất cả đã được nghiên cứu, chắt lọc, tổng hợp, tiếp thu tối đa để hoàn thiện các văn kiện", ông Lê Quang Vĩnh nói.
Đài tiếng nói VN muốn biết Ban chấp hành TƯ dự kiến có bao nhiêu ủy viên, Phó trưởng ban Tổ chức TƯ Mai Văn Chính cho biết dự kiến có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.
Báo VietNamNet hỏi việc xin rút khỏi danh sách giới thiệu để ĐH bầu Ban chấp hành TƯ khóa mới được thực hiện như thế nào.
Ông Mai Văn Chính cho biết việc này do Đoàn Chủ tịch ĐH xem xét, đề xuất ĐH quyết định cho rút hay không cho rút.
Hãng thông tấn AP đề nghị có thông tin ngay sau khi có kết quả bầu Ban chấp hành và các vị trí chủ chốt của Đảng vì đây là vấn đề được dư luận, nhân dân quan tâm.
Ông Nguyễn Thế Kỷ khẳng định sẽ có họp báo ngay sau khi ĐH kết thúc, trong đó Tổng bí thư khóa 12 được bầu tại ĐH và một số lãnh đạo sẽ trả lời báo chí ngay tại trung tâm báo chí.
Báo Sài Gòn Giải phóng hỏi về việc xem xét, đề xuất, bổ sung sửa đổi Điều lệ Đảng, đặc biệt liên quan đến quyết định 244 của Bộ Chính trị so với Điều lệ hiện hành.
Ông Mai Văn Chính cho biết: Điều lệ Đảng rất hệ trọng, mới được ĐH 11 của Đảng thông qua, thời gian từ sau khi hướng dẫn thi hành đến nay chưa dài, còn một số điểm mới được bổ sung sửa đổi trong Điều lệ Đảng khóa 11 vẫn cần có thêm thời gian để kiểm chứng.
"Lần này, qua tổng kết thực hiện Điều lệ từ đầu nhiệm kỳ tới nay cho thấy những vướng mắc, hạn chế trong thi hành Điều lệ Đảng khóa 11 chủ yếu do nguyên nhân chủ quan, khâu tổ chức thi hành chưa nghiêm. Những vướng mắc xuất phát từ quy định Điều lệ Đảng, để từ đó bổ sung bổ sung sửa đổi, thì chưa nhiều", ông Chính cho biết đang trình ĐH sẽ xem xét có bổ sung, sửa đổi hay không.    
Trao đổi bên lề với báo chí sau họp báo, Phó chánh VP TƯ Đảng Lê Quang Vĩnh giải thích rõ hơn việc công bố thông tin bầu cử nhân sự của ĐH: Theo Điều lệ, ĐH Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Ban chấp hành TƯ là cơ quan lãnh đạo của Đảng giữa hai kỳ ĐH.
"Sau khi được bầu, Ban chấp hành TƯ sẽ họp phiên thứ nhất để bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, UB Kiểm tra TƯ và Chủ nhiệm UB này. Sau khi bầu sẽ báo cáo ĐH, sau đó sẽ cung cấp thông tin cho báo chí", ông Lê Quang Vĩnh nói.
"Ban chấp hành họp không phải đã xong xuôi, mà phải ra ĐH mới quyết định. Kết quả họp của Ban chấp hành TƯ phải được báo cáo trước ĐH, theo nguyên tắc công nhận nội bộ phải xong mới ra được bên ngoài".
Như vậy, ngày 28/1 sẽ công bố kết quả bầu nhân sự của ĐH Đảng 12. 
Chung Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/285075/cong-bo-nhan-su-sau-khi-co-ket-qua-bau-cu.html



12. Bài của BBC Việt ngữ và VOA.



'Đại hội 12: Cơ hội hiện vẫn là 50/50'

17 tháng 1 2016 Cập nhật lúc 23:37 ICT
Cơ hội cho các cánh được cho là đang 'tranh dành quyền lực' ở trong Đảng vẫn còn với tỷ lệ là 50/50 và phải chờ đợi 'ngã ngũ' ở Đại hội 12 sắp khai mạc từ ngày 20/01/2016, theo quan điểm của một blogger và nhà bình luận thời sự Việt Nam từ Sài Gòn.
Trao đổi với BBC hôm 17/01, blogger Nguyễn An Dân nói:
"Qua sự kiện này (Hội nghị TƯ14) người ta nói rằng ông Tổng Bí thư, dư luận đồn đoán và kể cả có một số trang Facebook, thí dụ như của anh nhà báo Trương Huy San, tức Osin Huy Đức, cứ như là ông (Nguyễn Phú) Trọng đã thắng cử rồi, một cái status của ông (Huy Đức) trên Facebook.
"Thành ra dư luận đồn đoán là ông Trọng đắc cử rồi, nhưng theo tôi cái đó chỉ năm ăn, năm thua, tại vì với tình hình đất nước bây giờ đòi hỏi phải đổi mới nhưng ông Nguyễn Phú Trọng là người 'không phù hợp' với sự đổi mới.


























"Những tố chất về chính trị của ông Trọng nó không phù hợp với đổi mới, thành ra cái khả năng mà ông ấy được bầu, thì theo tôi nó cũng không phải là chắc chắn như là dư luận đồn đâu.
"Mà chúng ta phải đợi kết quả kiểm phiếu của Đại hội 12 chúng ta mới biết được ai là người có thể đắc cử vào cái ghế Tổng bí thư (của Đảng CS) Việt Nam."

Phiến diện

Bình luận một bài viết mới đây trên trang mạng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, được cho là đã đưa ra một thông tin có tính chất 'cáo buộc nặng nề' với nhân vật đang là đương kim Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam, do tác giả, Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ đưa ra, blogger Nguyễn An Dân nêu quan điểm:
"Theo tôi, ông Cù Huy Hà Vũ ông nói hơi phiến diện, chắc có lẽ ông đi qua Mỹ lâu rồi nên ông thiếu thông tin. Chứ còn nói ông Nguyễn Tấn Dũng là 'điệp viên' của Trung Quốc, thì cái đó hoàn toàn là không có cơ sở nào hết.
"Cái thứ hai, tôi cũng mong rằng ông Cù Huy Hà Vũ nên nhớ lại rằng ông Nguyễn Tấn Dũng, khi ông được bầu làm Thủ tướng năm 2006, thì năm 2007, ông có chuyến đi qua Mỹ. Và ông đi Mỹ, trước khi ông đi Trung Quốc.
"Và cái thứ ba, ông Nguyễn Tấn Dũng có nhiều cái phát ngôn gây tổn hại đến hình ảnh ngoại giao của Trung Quốc, thí dụ ông chỉ trích Trung Quốc là 'kẻ xâm lược', ông chỉ trích Trung Quốc 'ru ngủ' Việt Nam bằng câu tình hữu nghị, mười sáu chữ vàng, bốn tốt, thì ông kiến nghị cái đó là tình hữu nghị mơ hồ, viển vông và lệ thuộc, thành thử những câu nói đó là không thể chấp nhận được (với Trung Quốc) về mặt ngoại giao," blogger nói với BBC từ Sài Gòn.
Mời quý vị theo dõi Phần Đầu của cuộc phỏng vấn của BBC với blogger Nguyễn An Dân tại đây.
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/01/160117_nguyenandan_party_personnel



Bài của VOA, được nhiều nơi lấy lại (đây là lấy từ nguồn BVN).



18/01/2016


Cuộc đua chức Tổng Bí thư VN “căng thẳng chưa từng thấy”


VOA Tiếng Việt
clip_image002
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là hai ứng viên hàng đầu cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
17.01.2016

Trang web của tờ The Diplomat hôm nay đăng bài viết của chuyên gia gốc Việt Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương nhận định như vậy về cuộc chạy đua giữa hai “đối thủ chính” là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong bài viết có tựa đề “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam?”, ông Lâm viết rằng câu hỏi về chuyện ai là Tổng Bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là điều “phức tạp nhất” trong mỗi kỳ Đại hội Đảng suốt nhiều thập kỷ qua.
“Nhưng dấu ấn của Đại hội 12 diễn ra vào tuần tới chính là việc cuộc đua giành vị trí cao nhất nước căng thẳng chưa từng thấy”, ông Lâm viết.
Nhà nghiên cứu từ Hawaii, Mỹ, cho rằng cuộc đua giữa ông Trọng và ông Dũng gay cấn là bởi vì hai ông này đại diện cho “hai thái cực khác nhau”, và “tính cách trái ngược nhau”.
“Điều cốt lõi là ông Trọng là người thủ cựu, trong khi ông Dũng lại là người có tư tưởng tư bản; một người trung thành với các nguyên tắc, trong khi người kia lại quan tâm tới các lợi ích”, chuyên gia gốc Việt viết. “Không như các nhà quan sát bên ngoài nghĩ, những tính cách đó không ngụ ý rằng ông Trọng là người thân Trung Quốc, chống phương Tây còn ông Dũng thân Mỹ và bài Trung Quốc”.
Tiến sỹ Vũ Hồng Lâm viết thêm rằng “thực tế phức tạp hơn nhiều”, và “cả ông Trọng lẫn ông Dũng đều không thể được miêu tả là mềm mỏng hay cứng rắn với Trung Quốc”.
“Mỗi người kết hợp sự mềm mỏng và cứng rắn theo cách riêng”, ông Lâm viết, đồng thời nêu ra các ví dụ cụ thể.
Chưa ngã ngũ
Nhà nghiên cứu này cũng đề cập tới khả năng ông Trọng sẽ tại vị “thêm hai năm”, rồi sau đó chuyển giao vị trí cho “ông Trần Đại Quang [Bộ trưởng Công an] hoặc ông Đinh Thế Huynh [Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương]”.
Tuy nhiên, tiến sỹ Lâm cho rằng mọi chuyện sẽ chỉ ngã ngũ khi Đại hội 12 đưa “ra quyết định cuối cùng” và khi ấy câu hỏi “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam?” sẽ có lời đáp.
Những ngày qua, các trang mạng “lề trái” cũng viết nhiều về chuyện đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “duy trì quyền lực thêm nữa”, trong khi đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “trắng tay”. Tuy nhiên, chưa có có quan chức nào công khai xác nhận hay bác bỏ điều đó.
Trong khi đó, báo chí trong nước dẫn lời ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, có nhiều thông tin “bịa đặt chuyện tranh giành quyền lực trước thềm Đại hội Đảng”.
Ông Kỷ được trích lời nói: “Các thế lực xấu nói rằng trong Đảng ‘có sự rạn nứt’, kể cả trong lãnh đạo cấp cao có sự ‘tranh giành quyền lực’, thậm chí ‘đấu đá’. Họ dựng lên những chuyện như đồng chí A, đồng chí B tham nhũng, lợi ích nhóm, có tội này, tội nọ. Có một số câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc đến mức những người giàu trí tưởng tượng cũng khó có thể dựng lên được”.
Tin cho hay, Đại hội Đảng lần thứ 12 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 20 tới ngày 28/1 ở Hà Nội.
Theo báo chí trong nước, Việt Nam sẽ triển khai lực lượng an ninh hùng hậu với “xe bọc thép chống khủng bố” để bảo vệ đại hội này.
Theo The Diplomat, Zing, VOA

http://boxitvn.blogspot.com/2016/01/cuoc-ua-chuc-tong-bi-thu-vn-cang-thang.html


11.


Bộ Chính trị không hề phân tán như thông tin bịa đặt

Ông Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: Trong Trung ương, trong Bộ Chính trị, trong Ban Bí thư có sự đoàn kết rất lớn, không hề có sự phân tán, không hề có sự lo lắng như những thông tin xấu, độc đưa ra.
Hội nghị TƯ 14 kết thúc hôm qua, cơ bản hoàn tất các công việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12, trong đó có công tác nhân sự.
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cho biết, hội nghị là tiền đề thuận lợi cho thành công của Đại hội.  
Dù ở lại hay không thì cũng vì lợi ích của Đảng, đất nước
Thưa ông, hội nghị TƯ 14 đã thảo luận các "trường hợp đặc biệt” tiếp tục tham gia Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị khóa 12, thông qua đề cử lãnh đạo chủ chốt. Đây là những nội dung rất quan trọng, được dư luận quan tâm. Ông có suy nghĩ như thế nào về những nội dung đã được thảo luận tại hội nghị?
Là những người tham gia phục vụ hội nghị TƯ 14, chúng tôi thấy rằng, các quy trình tại hội nghị diễn ra rất chặt chẽ theo đúng điều lệ của Đảng, đúng quy chế bầu cử trong Đảng và được tiến hành dân chủ, thẳng thắn, rất trách nhiệm.
công tác nhân sự, Ban Tuyên giáo TƯ, Nguyễn Thế Kỷ, đề cử lãnh đạo chủ chốt, hội nghị trung ương 14, Đại hội Đảng 12, Bộ Chính trị, thông tin xấu độc
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ
Những đồng chí nào tiếp tục ở lại tham gia TƯ, tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tham gia các cương vị cao như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, tức là được giới thiệu, chúng tôi nghĩ các đồng chí đó thực sự vì trách nhiệm với Đảng, với nhân dân, với đất nước.
Các đồng chí dù không tiếp tục tham gia trong khóa tới nữa hay những đồng chí tiếp tục tham gia khóa tới thì cũng vì công việc chung, vì sự nghiệp của Đảng, vì sự phát triển đất nước.
Cho nên, có thể nói, hội nghị đã thành công tốt đẹp và tạo những tiền đề hết sức thuận lợi để chúng ta tổ chức thành công Đại hội 12 của Đảng. Đây là điều chắc chắn phù hợp với sự chờ đợi trông mong của cán bộ, đảng viên và nhân dân, kể cả đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự kiện rất lớn của đất nước.
Thưa ông, khi các hội nghị TƯ gần đây diễn ra thì trên các trang mạng xã hội đã lan truyền nhiều thông tin không được kiểm chứng về công tác nhân sự của Đảng. Ông có bình luận gì về những thông tin này?
Bản thân tôi, nhiều khi nghe thấy những thông tin như vậy, tôi cảm thấy nực cười. Tại sao người ta có thể nghĩ ra được những thông tin như thế? Những gì diễn ra ở hội nghị lần này hoàn toàn không phải như những thông tin xấu độc, những thông tin bịa đặt, xuyên tạc ở bên ngoài, cho rằng có sự tranh nhau về quyền lực, đấu đá quyền lực…
Thậm chí ngay trong sáng 12/1, khi hội nghị đang diễn ra đã có thông tin đưa lên mạng rằng, đồng chí này được bao nhiêu %, đồng chí kia được bao nhiêu % số phiếu. Đó là những thông tin hoàn toàn bịa đặt nhằm tạo ra sự hoài nghi, mơ hồ, băn khoăn, lo lắng.
Tôi xin nói rằng, trong Ban chấp hành TƯ, trong Bộ Chính trị, trong Ban Bí thư có sự đoàn kết rất lớn, không hề có sự phân tán, không hề có sự lo lắng như những thông tin xấu, độc đưa ra. Dù tiếp tục ở lại hay không thì cũng vì lợi ích của Đảng, của đất nước.
Công tác nhân sự được thảo luận rất dân chủ chứ không như người ta rêu rao rằng có sự vi phạm nguyên tắc của Đảng, rồi áp đặt, vượt lên cá nhân, vượt lên tập thể… Đó là những thông tin hoàn toàn bịa đặt, hoàn toàn xuyên tạc một cách rất ác ý. Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác với những thông tin như thế.
Thưa ông, Đại hội 12 diễn ra vào lúc nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền dân tộc. Sau một thời gian chuẩn bị công phu, chúng ta sẽ bước vào Đại hội với một tâm thế như thế nào?
Chúng ta đi đến Đại hội với một không khí phấn khởi. Kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã có hơn 1 năm chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp. Những năm vừa qua, kinh tế - xã hội phát triển, chúng ta đạt được nhiều quan trọng, ngoạn mục.
So với mong muốn thì có thể chưa đạt, nhưng so với các nước trong khu vực, so với các nước đang bị khủng hoảng thì chúng ta là một đất nước bình yên, có nhiều khả năng phát triển, thậm chí nhiều người nói Việt Nam là một quốc gia đáng sống.
Trong quá trình phát triển bao giờ cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm. Chúng ta cũng nhìn nhận rõ để khắc phục. Ngay như công cuộc chống tham nhũng, trước Đại hội, Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng cùng các cơ quan chức năng đã tập trung giải quyết nhiều vụ án, trong đó có những vụ án tồn đọng mà có người sợ rằng không thể giải quyết triệt để nhưng chúng ta đã đưa ra xét xử hết sức nghiêm minh, tạo dư luận tốt.
Cán bộ, đảng viên và nhân dân đang rất mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội. Cá nhân ông có niềm tin như thế nào đối với thành công của Đại hội?
Tôi là đảng viên, một cán bộ thuộc một ban của Đảng, tham gia phục vụ 3 kỳ Đại hội. Đại hội 10, tôi là Phó giám đốc Trung tâm báo chí. Đại hội 11 và 12, tôi là Giám đốc Trung tâm báo chí của Đại hội. Như vậy, tôi là người có rất nhiều thông tin.
Tôi thấy rằng, bằng sự chuẩn bị công phu, bằng tình cảm, niềm tin, kỳ vọng của người dân, tôi tin rằng, Đại hội này sẽ thành công tốt đẹp. Sau Đại hội, chắc chắn chúng ta sẽ bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
Theo VOV





Trung ương biểu quyết nhân sự 'đặc biệt' tái cử

Trung ương biểu quyết thông qua nhân sự đề cử là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 11 thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá 12.
Phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 14 chiều nay, liên quan công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng 12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số ủy viên Trung ương khoá 11 thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá 12; nhân sự là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 11 thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá 12 và danh sách đề cử các vị ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khoá 12 với số phiếu rất tập trung.
hội nghị trung ương 14, ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, nhân sự đặc biệt tái cử khóa 12, đề cử Bộ Chính trị, đại hội đảng 12
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị Trung ương 14. Ảnh: VGP
Trung ương cũng đã thảo luận và thống nhất cao với tờ trình của Bộ Chính trị về dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội 12 của Đảng. Đồng thời, yêu cầu Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương, nghiêm túc rà soát toàn bộ các khâu chuẩn bị phục vụ Đại hội, để bảo đảm Đại hội thành công.
Thách thức hội nhập TPP
Về TPP, Tổng bí thư cho biết, hội nghị đã tập trung thảo luận, thống nhất cao về hiệp định này theo quy định của pháp luật về ký kết, tham gia các điều ước quốc tế. 
XEM CLIP TỔNG BÍ THƯ PHÁT BIỂU:




Ban chấp hành Trung ương đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Bộ Chính trị, đã kịp thời, chủ động đưa ra các mục tiêu, nguyên tắc lớn để định hướng các nội dung đàm phán ngay từ đầu, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình đàm phán. 
Trung ương cũng biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ban cán sự đảng Chính phủ, của các cơ quan có liên quan và trực tiếp là Đoàn Đàm phán Chính phủ đã nghiêm túc tiến hành đàm phán đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Trung ương khẳng định, cơ hội mà Hiệp định TPP đem lại cho nước ta là rất lớn, nhưng thách thức, khó khăn cũng không nhỏ. 
Tuy nhiên, các thách thức này đã được nhận diện và với kinh nghiệm của 30 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, với sự nỗ lực, sáng tạo và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta tự tin về khả năng vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội do Hiệp định TPP mang lại để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn.
Ban chấp hành Trung ương giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Đoàn Đàm phán tiếp tục cùng các bên tham gia TPP hoàn tất các thủ tục và chính thức ký kết hiệp định vào đầu tháng 2/2016.
Giao Bộ Chính trị chỉ đạo công tác chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn hiệp định theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo xây dựng nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có hiệp định TPP và chỉ đạo Chính phủ xây dựng chương trình hành động để triển khai thực hiện.
"Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp; công việc chuẩn bị cho Đại hội 12 của Đảng đã cơ bản được hoàn tất theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra.
Chỉ còn đúng một tuần nữa Đại hội sẽ chính thức khai mạc. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và của dân tộc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đang rất mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng vào thành công của Đại hội.
Tôi đề nghị các đồng chí Trung ương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm và kết quả tốt đẹp của Hội nghị Trung ương lần này, nghiêm túc thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị, lãnh đạo toàn Đảng khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại và mang tinh thần này vào Đại hội để tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ 12 thành công rực rỡ, đáp ứng được lòng mong đợi của toàn Đảng, toàn dân.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 11.
Nhân dịp đầu năm mới 2016 và chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Bính Thân, tôi chúc các đồng chí và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công".
                                                                     Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Linh Thư - Huy Phúc - Hồng Nhì - Nguồn clip: VTV
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/284343/trung-uong-bieu-quyet-nhan-su-dac-biet-tai-cu.html



10. Bài vừa lên của Jonathan D. London


Vietnam’s Leadership Succession Struggle

415 Shares
In Hanoi this week a pressure-packed political succession entered its final stages. But its outcomes remain undetermined. Instead, an intense struggle for power is underway within the country’s divided political elite, with leadership over the Communist Party hanging in the balance. With its expanding economy compromised by institutional weaknesses, its populous clamoring for more transparent and democratic governance, and its foreign relations confronted with escalating regional tensions, the implications of Vietnam’s leadership succession are not to be underestimated and extend well beyond Vietnam.
At the core of tensions is determination of the Party’s leadership for the 12th Party Congress, which will sit until 2021 and which is scheduled to get underway on the 21st of this month. Following tradition, the determination for the new leadership centers on the preparation of a leadership roster, which was to be finalized this week and voted upon next week, and which will ultimately determine who will occupy the positions of party general secretary, prime minister, state president, and national assembly president, among other key positions. The first two positions are the most powerful in Vietnam’s political hierarchy. Yet unlike China and, indeed, unlike most countries, Vietnam lacks a supreme leader and even a commander in chief.
The tensions in Vietnam this week center on a white-hot controversy that concerns both who is to be on the list and who has the right to decide it and thus with whom supreme authority lies.
Until very recently, the most compelling sub-plot in Vietnam’s leadership succession was the contest for the position of party general secretary, which had shaped up as a competition among the current general secretary Nguyen Phu Trong and his supporters on the one hand and the camp of Vietnam’s sitting prime minister, Nguyen Tan Dung, on the other. At this late moment, the question of whether one or neither of these principals will secure leadership remains undecided, even as Trong has by appearances gained the upper hand.
Vietnam’s politics are not meant to be dramatic. Yet within the last few days the competition for the position of general secretary and decisional power over the leadership roster has taken a series of dramatic turns. Perhaps most strikingly, a struggle has emerged over the decisional authority of the current general secretary, the 16-member Politburo he leads, and the 175-member Party’s Central Committee, with a host of retired and current party power-brokers seeking influence to the best of their abilities. It is a political scrum, to put it mildly. And while it is worth knowing who the principal contestants for power are, the most vital questions arising from the leadership succession concern the direction of Vietnam’s politics itself.
Let us start with the contest for position of party general secretary. Sitting Prime Minister Nguyen Tan Dung’s pursuit of the position draws support from the power base he has cultivated among elites across various sectors over the course of his two terms in office. Yet the prime minister is a controversial figure. To his supporters, he is Vietnam’s most eloquent statesman, a reform champion, and a patriot keen to end Hanoi’s deference to Beijing. Indeed, Dung projects a public commitment to market liberalizing reforms and a willingness to expand freedoms “in accordance with the law.”
Critics allege the prime minister is most committed to expanding the wealth and influence of his family and supporters and well-placed foreign investors, even from China. They hold him responsible for large-scale bankruptcies and profligate lending that have left Vietnam with an onerous public debt. According to these critics, Dung is a dangerous phony with a penchant for expanding his power while talking about “democracy” and “human rights” and vindictively silencing critics through draconian means. Conservatives mistrust the prime minister for his alleged association with ill-gotten wealth (over which he certainly has no monopoly), his willingness to hold Beijing to account for its expansionist conduct, and his enthusiasm for seeking advice from the likes of Tony Blair. And yet despite all this mistrust, Dung retains an enigmatic appeal. He has survived challenges by outwitting detractors.
Crucially, however, party conservatives, and in particular Party Secretary Nguyen Phu Trong retain control over key levers of procedural power, and are using these to block Dung’s path to power. What is their plan?
Though ineligible for another full term due to age restrictions, there is precedent for the party secretary to install himself for another one or two years, during which time he may use his control over the means of Party discipline and ideology to buttress his support base and groom the viable successor he currently lacks. This is precisely what he has done.
Not known for his intellectual dynamism, Trong and his supporters’ grit and determination have caught many off guard. This is best illustrated by the party secretary’s under-the-radar success in cajoling central committee members to tacitly accept a decision authored by himself forbidding current or future committees from nominating or voting persons for leadership positions who are not on the official list endorsed by the general secretary himself. Outside his narrow support base, enthusiasm for two more years of Trong’s stewardship is modest at best. Yet Trong has won a level of support the Politburo by offering potential swing votes a spot on the leadership roster he has authored.
However, through his aggressive pursuit (or usurpation, as some would have it) of authority, Trong himself has generated resentment, not only within the elite ranks of the central committee and Dung supporters, but also among broader segments of the Party and the general population. The upshot of this is that Vietnam’s leadership succession today is not limited to a competition between Dung and Trong and nor is it limited to the world of elite politics.
While many members of Vietnam elite have benefited from patron-client politics, years of political stalemate under the Trong-Dung rivalry have taken their toll, leading increasing ranks of hitherto-passive observers to the view that interest group politics of the sort Vietnam has developed have undermined the coherence and effectiveness of state policy. There is indeed a chance that Vietnam will say goodbye to both Dung and Trong. This could happen as a result of an unhappy compromise between the two camps. Still, for now this appears unlikely. Instead, a high-stakes and very public competition has taken shape.
Within the last few days however, two developments that only recently seemed unlikely have indeed occurred. The first of these developments is that, by most accounts, Trong has indeed nominated himself to serve an additional one or two years, despite age limits, while naming three other politburo members to his four-person roster, effectively terminating Dung’s candidacy.
Contest of Wills
But the story doesn’t end there. For over the course of the last several days the Central Committee together with at least one former politburo member have effectively declared the current party secretary’s ban on nominations to be illegal, null and void and have proceeded to put forward their own nominations, even as the Politburo has thus far declined to recognize them, and are even said to have rejected the general secretary’s roster by an open vote. The central committee, in other words, is claiming real authority in nominating and approving candidates. All of this sets the stage for a contest of wills for which there is decidedly no script.
No one knows how things will shape up. If one or both of the prime minister or party secretary exit, the main question is whether inheritors of the leadership-by-committee mantle will be mere acolytes of established interest-based camps or more independently minded leaders drawn from the politburo or, intriguingly, the military. If Trong prevails, slower reforms are likely. With Dung, all bets are off. Either way, Vietnam’s politics will be entering a new era.
For the 96 percent standing outside the party and the 99 percent standing outside the theater of elite politics, the struggle for Vietnam’s future has generated intense interest, albeit interest pulsing with currents of willful optimism, resignation, and outright desperation. While proponents of reforms lament the passing of yet another undemocratic election, others see the drama and chaos of the succession struggle as part of a larger process of political evolution.
Such a perspective is not without grounds. In recent years Vietnam’s political culture has become increasingly pluralistic. Vietnam is more open than China. Its citizens are less suppressed and exhibit a thirst for internationalization. With 30 million Facebook users and innumerable political blogs, the country has seen a rapid revival of interest in politics and in the long lost arts of social and political commentary. All of this is visible in the leadership struggle.
In recent weeks party elites have been leaking and counter-leaking internal memos and accusations and openly expressing their views over the Internet, while retired and even active party members have openly demanded the abandonment of Leninism as part of comprehensive institutional reforms. It is conceivable that the tensions and chaos kicked up by the current leadership succession will lend momentum to these calls. The notion that only tiny fractions of Vietnam’s population are interested in politics is fading fast. Indeed, Vietnam’s politics are evolving more rapidly than its political elites recognize.
While Vietnamese vary in their political perspectives, there is a broad desire among them for the country’s politics to be liberated from unaccountable politics dominated by entrenched elites. Whether the 12th party congress brings that outcome closer remains to be seen.
Jonathan D. London is a professor in the Department of Asian and International Studies and Core Member of the Southeast Asia Research Centre at the City University of Hong Kong. His recent publications includePolitics in Contemporary Vietnam: Party, State, and Authority Relations (2014, Palgrave Macmillan).
http://thediplomat.com/2016/01/vietnams-leadership-succession-struggle/





Posted on  by 































HN14, ĐH12: Rồi sao đây?


Như nhiều người, tôi đang theo dõi những sự kiện chính trị ở Việt Nam gần như 24/24. Trong tuần vừa rồi tôi đã viết một bài bằng tiếng Anh về vấn đề nhân sự v.v. để cố gắng giải thích cho thế giới bên ngoài những gì đang tiếp diễn ở Việt Nam. Nhưng mới viết xong thì kịch bản lại diễn biến phức tạp hơn! Hiện nay tôi có rất nhiều câu hỏi muốn hỏi khi đang quan sát và nỗ lực để hiểu một cách tối đa những gì đang xảy ra.
Như mọi người thấy, hiện trạng đang hết sức phức tạp… hay ít nhất có vẻ như thế. Dù ta đã nghe được tên của bốn vị trí thì người khác khuyên rằng còn chưa xong. Chắc là trong buổi chiều hay tối nay, hoặc ngày mai, và trong những ngày tới tôi sẽ có nhiều điều mới để đề cập. Nhưng lúc này tôi chỉ muốn chia sẻ cảm giác hối tiếc cho Việt Nam.
Trong những năm gần đây đã có vô số người từ các ngành xã hội khác nhau và cả trong lẫn ngoài bộ máy khuyến khích ‘Đảng ta’ để ‘cho phép’ sự phát triển của một trật tự xã hội dân chủ hơn, đa nguyên hơn, minh bạch, có trách nghiệm giải trình cao hơn hiện nay. Tất nhiên một xã hội như thế chỉ có được qua một quá trình đa chiều. Ở bất cứ nước nào để chờ một trật tự dân chủ hơn chạy từ trên xuống dưới là vô vọng.
Trong khi đó, qua nhiều năm, tôi đã luôn luôn có những bạn ở Việt Nam giữ quan điểm khác… những bạn này bảo tôi dân chủ (theo kiểu Tây – ít khi nói đến Nam Hàn hay Đài Loan, Nhật Bản, v.v.) là quá hỗn loạn cho Việt Nam.
Đúng ra, có khi trong quá trình dân chủ có tính khá hỗn loạn và luôn luôn có nguy cơ những cơ chế dân chủ sẽ bị phá hoại do những ‘kẻ’ cơ hội, những ai không muốn theo luật chơi dân chủ, hay những kẻ/nhóm muốn mua cả hệ thống, như ở Mỹ.
Vậy, nếu những gì ta đang thấy ở Việt Nam không được gọi là hỗn loạn thì gọi là cái gì? Xin nhấn mạnh: gọi nó ‘hỗn loạn’ tôi không có ý nói xấu chế độ mà chỉ miêu tả những gì đang thực sự xảy ra. Chắc chắn tôi cũng không nghĩ rằng giải pháp là nên có một chế độ toàn trị.
Về nguyên tắc, dân chủ là một cơ chế để giải quyết những căng thẳng trong xã hội một cách ôn hoà theo những luật chơi và bảo vệ một cách triệt để các quyền chính trị xã hội của mọi công dân.
Từ lâu, những nước theo khuôn khổ Lenin luôn luôn theo giả định là cơ chế đảng là cơ chế duy nhất có thể mang lại dân chủ thực sự cho dân, và điều đó phải được áp dụng qua cơ chế ‘dân chủ tập trung.’
Vấn đề với ‘dân chủ tập trung’ là dù được hiểu là cơ chế để đẩy mạnh những nguyện vọng dân chủ của dân thì trong hầu hết các trường hợp trong lịch sử và trong đương đại nó thành một thứ dân chủ giả hiệu, trong khi đó dân thiếu những cơ chế để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, chưa nói đến những vấn đề cần thiết nữa như có tiếng nói v.v… Trong một khuôn khổ như thế các quyền chính trị của dân bị coi nhẹ, những người có quyền thì thường coi công dân như là trẻ con.
Xin phép hỏi liệu vào chính lúc này đất nước Việt Nam đang là nạn nhân của cơ chế “dân chủ tập trung” hay là vấn đề cơ chế đó chỉ đang có một số thách thức kỹ thuật mà thôi? Cái làm cho tôi lo lắng là làm sao thoát khỏi tình trạng bế tắt này.
Chẳng hạn, dù trong những ngày tới những gì tiếp diễn theo kịch bản của TBT thì sao? Rất khó có thể tin rằng những căng thẳng mà chúng ta thấy hôm nay sẽ biến mất. Đúng không? Vấn đề quyền lực là vấn đề cơ bản nhất của mọi hệ thống chính trị. Uy quyền (tức authority) trong tay của ai? Ai nó? Ai nên có? Ai sẽ có? Ai có quyền quyết định?
Tôi thực sự không biết Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ giải quyết những căng thẳng đang bùng nổ và tôi hy vọng cho một kết thúc tốt nhất. Song, tôi thấy tiếc rằng cái mà Việt Nam có vẻ cần nhất vào đúng thời điểm này – một cơ chế dân chủ – thì rất khó có thể sẽ xảy ra. Vậy, làm gì?
Tôi đã đọc và nghe ý kiến của không ít người và trong đó cũng đặc biệt quan tâm đến những ‘ý kiến của đảng viên’, nhất là những người cho rằng giải pháp tốt nhất cho Việt Nam là để BCHTWĐ đề cử và ứng cử ra những ai mà họ muốn. Dù có vẻ hấp dẫn, đó cũng là một phương án có vẻ là trái với Quyết Định của TBT Nguyễn Phú Trọng do chính ông ấy ký và khẳng định chỉ có duy nhất Ông mới có quyền giới thiệu những phương án mà thôi, và không ai khác được quyền đề cử cả. Mặt khác, nguyên tắc của Ông TBT có vẻ làm cho nhiều người khó chịu có khác gì nguyên tắc của Đảng đối với dân? Có thấy sự mỉa mai gì không?
Là một người nước ngoài và là nhà phân tích, vai trò của tôi không phải là ủng hộ bên nào cả, chắc là bạn đọc cũng biết tôi đã gặp không ít khó khăn vì những đồng cảm của tôi đối với những người trong và ngoài bộ máy đang đòi một trật tự xã hội đa nguyên hơn, dân chủ hơn, và minh bạch hơn. Liệu ôm lấy những giá trị đó là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng hỗn loạn của hôm nay tại Việt Nam? Cũng là một phương án.
JL
http://xinloiong.jonathanlondon.net/2016/01/13/hn14-dh12-roi-sao-day/



9. Cô Tiên Lãng phản luận bác Beo Hồng


Thứ Tư, ngày 13 tháng 1 năm 2016

GIỚI THIỆU NHÂN SỰ “TỨ TRỤ”- BỘ CHÍNH TRỊ CÓ VI PHẠM QUYẾT ĐỊNH 224?

Cư dân mạng đang xôn xao bàn tán chuyện có hay không việc Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự “Tứ trụ” là trái với Quyết định 224?
Chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề này và phát hiện “nguồn cơn” của thông tin hàm hồ này xuất phát từ bài BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì cuối trên blog của bà Beo Hồng được đăng vào lúc 22:54 hôm qua, 12/01.2016 và từ bài “KẾT QUẢ BỎ PHIẾU TỨ TRỤ: BÍ MẬT NGHỊ TRƯỜNG?” được đăng hôm nay,13/01/2016 trên trang phản động TTXVA.

Việc trang phản động TTXVA đăng những thông tin xuyên tạc, bịa đặt hẳn mọi người không thấy là lạ. Họ viết như thế này, xin trích:

"Sáng ngày 8/1/2016, Bộ Chính trị đã có hội nghị họp bàn, chuẩn bị sắp xếp nhân sự “Tứ trụ” để trình Hội nghị TW 14. Ngay từ buổi sáng, hội nghị đã đi vào bế tắc khi bàn đến những trường hợp đặc biệt quá tuổi tiếp tục tái cử do có tới 04 ông là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tự đề đạt nguyện vọng được tái cử.
Do hội nghị bế tắc từ sáng, nên phải đến tối cùng ngày 8/1, Bộ Chính trị mới tiếp tục tổ chức họp để thống nhất việc đề cử vị trí “Tứ trụ”. Tại buổi họp này ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại một số nội dung Nghị quyết 244 của BCT quy định về việc đề cử, ứng cử, giới thiệu nhân sự Đại hội Đảng, trong đó có việc Bộ Chính trị đề cử nhân sự “Tứ trụ” trình Hội nghị TW phải theo quy trình từ dưới lên. Ông Nguyễn Thiện Nhân có nêu ý kiến về việc nếu Bộ Chính trị thông qua danh sách đề cử nhân sự “Tứ trụ” trình Hội nghị TW là không đúng với quy định và vi phạm Nghị quyết TW 244 do chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và BCT đặt ra, là không tôn trọng TW vì thế nên bỏ luôn Quy định 244 đi vì BCT đặt ra xong lại chính BCT vi phạm thì nên bỏ đi luôn để cho HNTW quyết định. Trong khi đó ông Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến ngược lại, đề nghị Bộ Chính trị tiếp tục thông qua danh sách cho dù có trái với quy định 244 của BCT và sẽ đưa ra xin ý kiến tại Hội nghị TW về việc trái quy định này. Ông Phùng Quang Thanh có ý kiến chung dung và cuối cùng là bảo vệ ý kiến của Ông Trọng là để BCT tiếp tục thực hiện việc đề cử 4 vị trí Tứ Trụ mặc dù có vi phạm Nghị Quyết 244."
Thế nhưng, bà Beo Hồng- người từng giữ chức Tổng Biên tập một tờ báo, dẫu phọt phẹt ở cấp sở, thì hẳn bà phải là Đảng viên Đảng CSVN? Theo chúng tôi, có lẽ bà đến với Đảng bằng một "cửa sau" nào đó nên dẫu có thẻ Đảng nhưng bà chưa bao giờ đọc các nghị quyết của Đảng. Trong bài BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì cuối trên blog của bà Beo Hồng được đăng vào lúc 22:54 hôm qua, 12/01.2016 có đoạn:

"Trần Lê Quỳnh: Người ta cứ nói ông Dũng vận động mạnh mẽ để trở thành TBT, nhưng một người rất thân với ông ấy lại nói thư xin nghỉ của ông ấy là suy nghĩ thật của ông ấy. Cô đánh giá thế nào ạ?
Cô sẽ trả lời cháu bằng 2 phần.
Thứ nhất. Ông Dũng là 1 trong 4 ủy viên BCT không tham gia vào việc bầu các chức danh mà cô đã viết ở phần 1 entry này.
Lý do: Chiểu theo Quyết định số 224 về Quy chế bầu cử trong Đảng, Điều 11, Mục  5 quy định thế này:” Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư ...”.
Như vậy, việc BCT đưa ra danh sách Tứ trụ là trái với quy định trên. nói cách khác, là đi ngược từ trên xuống thay vì phải đi từ dưới lên. Nên nhớ, quy định này ông Trọng vừa kí  năm 2014."
Đọc đoạn trích trên đây, chúng tôi dám cá rằng bà Beo Hồng chưa bao giờ nhìn thấy cái Quyết định 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng và các quy định của Đảng nói chung về công tác bầu cử trong Đảng. Bởi việc chuẩn bị, giới thiệu nhân sự lãnh đạo cho nhiệm kỳ mới là việc làm bình thường từ xưa đến nay ở tất cả các cấp ủy Đảng, kể cả ở chi bộ cơ sở đến cấp trung ương. 
Ngày 9-6-2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký Quyết định số 244-QĐ/TW về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng để thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị (khoá X). Bản Quy chế bầu cử trong Đảng mới có 7 chương và 38 điều, giảm 1 chương và tăng 5 điều so với Quy chế bầu cử trong Đảng cũ.
Việc bổ sung, sửa đổi và ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng lần này có ý nghĩa rất quan trọng và nhằm: Tiếp tục cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong tình hình mới; thực hiện theo đúng Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI và khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây. Vì vậy, quá trình chuẩn bị đề án đã được Bộ Chính trị chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành kỹ lưỡng, thận trọng và tập hợp được ý kiến rộng rãi của các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng.
 Dự thảo Quy chế đã lấy ý kiến tham gia của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; Bộ Chính trị đã tổ chức 2 Hội nghị khu vực để trực tiếp nghe ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy và thảo luận cho ý kiến nhiều lần; Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận ở hai Hội nghị Trung ương (8 và 9) trước khi biểu quyết thông qua.
Quy chế bầu cử trong Đảng có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:
1. Thẩm quyền ban hành và phạm vi điều chỉnh của Quy chế cao hơn, rộng hơn trước.
Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây do Bộ Chính trị ban hành và phạm vi điều chỉnh từ chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương. Quy chế bầu cử trong Đảng lần này do Ban Chấp hành Trung ương ban hành và phạm vi điều chỉnh từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương; mặt khác, khi tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cũng được vận dụng thực hiện theo Quy chế này.
2. Quy chế bầu cử trong Đảng mới được bổ sung thêm nhiều nội dung mới, trong đó có một số điều rất quan trọng, liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ của Đảng.
Quy chế bầu cử trong Đảng mới ban hành được bổ sung 12 điều so với Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây, trong đó có Điều 13 quy định về việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; Điều 16 quy định về số dư và danh sách bầu cử; các Điều từ 25 đến 31 quy định về việc bầu cử ở các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương. Cụ thể là:
- Điều 13 của Quy chế quy định: Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử người ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy. Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ. Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
Sở dĩ cần phải quy định như vậy là vì: Trong quá trình chuẩn bị nhân sự cấp ủy khoá tới, cấp ủy cấp triệu tập đại hội đã được thực hiện một quy trình dân chủ rộng rãi từ dưới lên trên. Cuối cùng, cấp ủy cấp triệu tập đại hội thảo luận, bỏ phiếu giới thiệu những cấp ủy viên đương nhiệm tiếp tục tái cử cấp ủy và những người mới sẽ tham gia cấp ủy khoá tới. Chỉ những người được trên 50% số cấp ủy viên đương nhiệm giới thiệu mới được đưa vào danh sách để cấp ủy đề cử với đại hội.
Như vậy, các cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội đã thực hiện trách nhiệm của mình và tham gia vào quyết định của cấp ủy, thì không được nói và làm khác với quyết định của cấp ủy. Còn ở trong các hội nghị của cấp ủy và hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên ban thường vụ, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận, biểu quyết để ban thường vụ cấp ủy hoặc Bộ Chính trị quyết định danh sách đề cử với cấp ủy, thì cũng không được nói và làm khác với quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị, vì mình đã tham gia để xây dựng nên quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị.
- Điều 16 của Quy chế quy định: Danh sách ứng cử viên do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội. Đây là một bước phát triển mới về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đó là: Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành năm 2000 quy định: Khi đại hội có yêu cầu thì Đoàn chủ tịch công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo. Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá X) ban hành năm 2009 quy định: Trước khi đại hội chốt danh sách bầu cử (dù đại hội yêu cầu hay không có yêu cầu) thì Đoàn Chủ tịch đại hội công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo. Còn Quy chế bầu cử trong Đảng lần này quy định: Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội (hội nghị). Cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị nhân sự cấp ủy và ban thường vụ phải có số dư từ 10% đến 15% so với số lượng cần bầu; số dư tối đa trong danh sách bầu cử ở đại hội (hội nghị) không quá 30% số lượng cần bầu.
Như vậy, danh sách bầu cử cấp ủy bao gồm: Danh sách do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử và những người ứng cử, được đề cử tại đại hội. Nếu danh sách bầu cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội về những người ứng cử, đề cử tại đại hội và lấy theo số phiếu đồng ý từ cao xuống thấp cho đến khi còn dư 30% (danh sách đề cử của cấp ủy với đại hội được giữ nguyên, không phải xin ý kiến đại hội). Trong trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% nhưng ở cuối danh sách có nhiều người bằng phiếu nhau thì đại hội xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu. Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư và lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao xuống thấp của những người chưa trúng cử. Trường hợp cần bầu lấy 01 người thì danh sách bầu cử là 02 người; cần bầu lấy 02 người thì danh sách bầu cử là 03 người; cần bầu lấy 03 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% số lượng cần bầu.
Có thể nói, Quy chế bầu cử trong Đảng mới ban hành lần này là một bước tiến mới trong nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy viên. Quy chế vừa quy định số dư tối thiểu, vừa quy định số dư tối đa khi bầu cử; vừa phát huy tính dân chủ, vừa bảo đảm tính tập trung trong Đảng và khắc phục tình trạng bầu thiếu số lượng so với số lượng cần bầu.

Lê Hương Lan
====================
Dưới đây, Google.tienlang công bố Toàn văn Quyết định 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng 
QUY CHẾ
BẦU CỬ TRONG ĐẢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương.
Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quy định.
Tổ chức Đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được vận dụng theo Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc bầu cử
Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định.
Điều 3. Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ
Điều 4. Nhiệm vụ của cấp uỷ triệu tập đại hội
1- Chuẩn bị các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức đại hội.
2- Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào cấp uỷ của đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội (gửi đến cấp ủy trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để chỉ đạo thẩm tra và chuyển đoàn chủ tịch báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
3- Thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc.
4- Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu.
5- Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch để trả lời các vấn đề do đảng viên, đại biểu đại hội yêu cầu liên quan đến các ứng cử viên.
6- Chuẩn bị tài liệu cho cấp uỷ khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra khoá mới của cấp mình trong phiên họp lần thứ nhất.
Điều 5. Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch
1- Điều hành việc bầu cử
2- Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp ủy viên, số lượng, cơ cấu cấp ủy; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
3- Đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị. Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.
4- Tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
5- Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6- Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử trong đại hội.
7- Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử.
Điều 6. Nhiệm vụ của đoàn thư ký
1- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đoàn chủ tịch, của đại hội liên quan đến bầu cử.
2- Giúp đoàn chủ tịch tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử phục vụ cho việc lập danh sách bầu cử trước khi đại hội bầu ban kiểm phiếu.
3- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch. Thu nhận, bảo quản và gửi đến cấp ủy khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội.
Điều 7. Ban kiểm phiếu
1- Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua. Ban kiểm phiếu gồm một số đại biểu chính thức trong đại hội đại biểu, hoặc một số đảng viên chính thức trong đại hội đảng viên không có tên trong danh sách bầu cử.
Số lượng ban kiểm phiếu ở đại hội các cấp do đoàn chủ tịch đại hội lựa chọn, giới thiệu; đại hội biểu quyết thông qua.
2- Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.
- Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội.
- Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ theo quy định.
Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội.
Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.
Điều 8. Áp dụng đối với việc bầu cử không phải tại đại hội
Các tổ chức phụ trách việc bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra... được áp dụng theo các quy định trên.
Chương III
ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ, BẦU CỬ, DANH SÁCH BẦU CỬ, PHIẾU BẦU CỬ
Điều 9. Ứng cử
Ứng cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
1- Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ứng cử tại đại hội đại biểu.
2- Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở đại hội tổ chức cơ sở đảng hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp ủy của đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên.
3- Ủy viên ban chấp hành ứng cử để được bầu vào ban thường vụ; ủy viên ban thường vụ ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp ủy chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp ủy viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.
4- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
5- Cấp ủy viên ứng cử để được bầu vào ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp mình.
6- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Điều 10. Thủ tục ứng cử
1- Đảng viên chính thức ở đại hội đảng viên ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử thì làm đơn ứng cử nộp cho cấp ủy cơ sở.
2- Đại biểu chính thức ở đại hội đại biểu ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội.
3- Cấp ủy viên ứng cử trực tiếp tại hội nghị cấp ủy để được bầu vào ban thường vụ (Bộ Chính trị, Ban Bí thư), ủy viên ủy ban kiểm tra.
4- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử trực tiếp tại hội nghị ủy ban kiểm tra để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
5- Đảng viên không phải là đại biểu của đại hội nếu ứng cử vào cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên, thì chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày khai mạc đại hội phải hoàn chỉnh hồ sơ ứng cử nộp cơ quan tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có:
- Đơn ứng cử.
- Bản khai lý lịch được xác nhận của cấp uỷ cơ sở.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập của cá nhân và gia đình theo quy định.
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
- Bản nhận xét của cấp uỷ cơ sở nơi sinh hoạt và nơi cư trú.
Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử. Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh nếu vượt quá thẩm quyền thì đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Cơ quan, tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tư cách của người ứng cử.
Điều 11. Đề cử
Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
1- Đoàn Chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị.
2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp mình.
3- Ở đại hội đại biểu, đại biểu chính thức đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp uỷ; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
4- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu vào ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành; đề cử ủy viên ban thường vụ để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
5- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
6- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu làm ủy viên ủy ban kiểm tra; đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra để được bầu làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
7- Ủy viên ủy ban kiểm tra đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra khác để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
1- Ở Đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, việc đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội để được bầu vào cấp ủy bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của người được đề cử.
2- Ở đại hội đại biểu cấp huyện và tương đương trở lên, đại biểu chính thức của đại hội đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp ủy; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
Đại biểu chính thức của đại hội khi đề cử đảng viên không phải là đại biểu của đại hội để bầu vào cấp ủy thì phải đề cử bằng văn bản kèm hồ sơ của người đó theo quy định và phải được sự đồng ý của người được đề cử bằng văn bản.
3- Cấp ủy triệu tập đại hội có nhiệm vụ giúp đại hội thẩm tra, xác minh lý lịch, tiêu chuẩn của người được đề cử, ứng cử tại đại hội.
Điều 13. Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư
1- Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.
2- Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy.
3- Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
Điều 14. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp
1- Ở đại hội đảng viên, chỉ đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.
2- Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
3- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
Điều 15. Quyền bầu cử
1- Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.
Điều 16. Quy định về số dư và danh sách bầu cử
1- Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dự tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy và ban thường vụ có số dư từ 10% - 15%.
2- Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị).
3- Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội (hội nghị) quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử).
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.
Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu.
4- Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A,B,C...; nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên.
5- Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu.
6- Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử.
Điều 17. Phiếu bầu cử
1- Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (nơi không có điều kiện in phiếu, ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu); đóng dấu của cấp uỷ triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở (hoặc đảng bộ bộ phận) thì đóng dấu của cấp uỷ cơ sở.
Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.
Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử.
2- Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
- Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
- Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm.
Điều 18. Danh sách trích ngang của các ứng cử viên
Từ đại hội cấp huyện và tương đương trở lên, trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức, đoàn chủ tịch đại hội cung cấp danh sách trích ngang của các ứng cử viên (xếp thứ tự như danh sách bầu cử) để đại biểu nghiên cứu trước.
Chương IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CỬ
Điều 19. Bầu cấp uỷ
1- Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của cấp uỷ khoá mới do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị; đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết về số lượng cấp uỷ viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về khung số lượng cấp uỷ viên ở mỗi đảng bộ).
2- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần).
5- Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6- Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số uỷ viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.
7- Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp uỷ khoá mới.
8- Bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cấp uỷ khoá mới, có bầu tiếp hoặc không bầu tiếp do đại hội xem xét, quyết định.
9- Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi uỷ viên; nơi không bầu chi uỷ thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu phó bí thư chi bộ.
10- Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp uỷ cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp uỷ cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư.
Điều 20. Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên
1- Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu đại biểu chính thức và dự khuyết được lập chung một danh sách; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viên được triệu tập hoặc nhiều hơn một nửa so với số đại biểu được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo kết quả được bầu từ cao xuống thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu tiếp hay không bầu tiếp do đại hội quyết định.
2- Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần trước hay không do đại hội quyết định.
Điều 21. Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị ở phiên họp đầu tiên của cấp uỷ khoá mới
1- Đồng chí bí thư hoặc phó bí thư khoá trước được tái cử hoặc đồng chí được cấp uỷ cấp trên uỷ nhiệm (nếu bí thư, phó bí thư khóa trước không tái cử) làm triệu tập viên, khai mạc và chủ trì phiên họp cho đến khi bầu xong đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị. Riêng ở Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Quy chế này.
2- Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị với số lượng từ 1 đến 3 đồng chí; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương là 5 đồng chí.
3- Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị (sau đây gọi chung là đoàn chủ tịch) báo cáo để cấp uỷ thông qua chương trình làm việc và tiến hành các thủ tục bầu cử.
Điều 22. Bầu ban thường vụ
Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ được bầu thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên, nhiều nhất không quá 1/3 số lượng cấp uỷ viên do đại hội đã bầu.
1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu và đề nghị số lượng uỷ viên ban thường vụ cần bầu.
2- Hội nghị cấp uỷ thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu ban thường vụ, biểu quyết số lượng uỷ viên ban thường vụ.
3- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu vào ban thường vụ khóa mới.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Họp tổ để thảo luận (nếu cần).
6- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử ban thường vụ.
8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 23. Bầu bí thư, phó bí thư cấp uỷ
Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử uỷ viên ban thường vụ; nơi không có ban thường vụ thì những đồng chí ứng cử, được để cử giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử cấp ủy viên.
Số lượng phó bí thư được bầu ở mỗi cấp uỷ thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.
1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu bầu bí thư, phó bí thư.
2- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị những đồng chí được cấp ủy khóa trước và cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư, phó bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư (nếu có).
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
5- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư.
6- Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau).
7- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp uỷ khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khóa trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì một đồng chí phó bí thư được cấp ủy ủy nhiệm ký các văn bản với chức danh phó bí thư.
Điều 24. Bầu uỷ ban kiểm tra
Uỷ ban kiểm tra các cấp được lập từ đảng uỷ cơ sở trở lên, do hội nghị cấp uỷ cùng cấp bầu; thành viên ủy ban kiểm tra gồm một số đồng chí trong cấp ủy và một số đồng chí ngoài cấp ủy. Đại hội chi bộ (đảng ủy bộ phận) không bầu ủy ban kiểm tra mà phân công chi ủy viên hoặc đảng viên làm công tác kiểm tra.
1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo với hội nghị về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên trực tiếp để hội nghị xem xét, quyết định.
2- Hội nghị thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, biểu quyết số lượng uỷ viên ủy ban kiểm tra.
3- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu để bầu ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và ý kiến của ban thường vụ khóa mới.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
6- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
7- Bầu uỷ viên uỷ ban kiểm tra trước, sau đó bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra.
8- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
9- Uỷ ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra đã được bầu.
Sau khi được bầu, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra điều hành ngay công việc của uỷ ban kiểm tra khoá mới, được ký các văn bản với chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Điều 25. Bầu Bộ Chính trị
1- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.
Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khóa trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.
2- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Bộ Chính trị cần bầu.
3- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Bộ Chính trị.
4- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Bộ Chính trị.
5- Tiến hành ứng cử, đề cử.
6- Họp tổ để thảo luận.
7- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người từ ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
8- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.
9- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 26. Bầu Tổng Bí thư
1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.
2- Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 27. Bầu Ban Bí thư
1- Đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Ban Bí thư cần bầu.
2- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Ban Bí thư.
3- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Ban Bí thư.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Họp tổ để thảo luận.
6- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Ban Bí thư.
8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 28. Bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương
1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương để hội nghị xem xét, quyết định.
2- Hội nghị tiến hành biểu quyết về số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3- Đoàn Chủ tịch đề cử danh sách do Bộ Chính trị khóa trước giới thiệu bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ý kiến của Bộ Chính trị khóa mới.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bàu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 29. Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước dự kiến giới thiệu (nếu có) và ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới.
2- Tiến hành ứng cử, đề cử.
3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 30. Bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ; bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra
1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu bầu bổ sung ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ.
2- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu bổ sung vào ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
5- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 31. Bầu Tổng Bí thư (khi có yêu cầu); bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
1- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về yêu cầu bầu Tổng Bí thư; bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chính thức (chuyển từ dự khuyết lên chính thức), Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Bộ Chính trị giới thiệu để được bầu làm Tổng Bí thư; bầu bổ sung làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Họp tổ để thảo luận (nếu cần).
5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Chương V
TÍNH KẾT QUẢ VÀ CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ
Điều 32. Tính kết quả bầu cử
1- Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ; phiếu hợp lệ là phiếu được quy định tại Điều 17 của Quy chế này. Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý đối với người nào thì không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ).
2- Đối với đại hội đảng viên: người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác, đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý.
3- Đối với đại hội đại biểu: người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu chính thức được triệu tập trừ số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế.
4- Ở hội nghị cấp uỷ để bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số cấp uỷ viên trừ số thành viên đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, số thành viên đang bị đình chỉ sinh hoạt, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
5- Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn.
6- Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch hoặc đoàn chủ tịch đại hội (hội nghị) lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để đại hội (hội nghị) bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định.
Điều 33. Biên bản bầu cử
1- Biên bản bầu cử lập thành 03 bản có chữ ký của đồng chí thay mặt đoàn chủ tịch và trưởng ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu niêm phong phiếu bầu để đoàn chủ tịch giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ.
Đoàn chủ tịch giao lại biên bản bầu cử và phiếu bầu cho cấp uỷ khoá mới để báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, chuẩn y.
2- Nội dung biên bản:
- Tổng số đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập.
- Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên.
- Số đại biểu hoặc số đảng viên bị bác tư cách dự đại hội.
- Số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội.
- Số đại biểu chính thức vắng mặt không có đại biểu dự khuyết thay thế.
- Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên có mặt khi bầu.
- Số phiếu phát ra.
- Số phiếu thu về.
- Số phiếu hợp lệ.
- Số phiếu không hợp lệ.
- Số phiếu bầu đủ số lượng.
- Số phiếu bầu thiếu so với số lượng cần bầu (trong đó thiếu l, thiếu 2...).
- Số phiếu được bầu từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách bầu cử (tính theo tỷ lệ số đại biểu trong đại hội đại biểu hoặc đảng viên trong đại hội đảng viên được triệu tập).
- Danh sách những người trúng cử.
Điều 34. Chuẩn y kết quả bầu cử cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và uỷ viên uỷ ban kiểm tra các cấp
Đối với tổ chức đảng từ cấp chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương, chậm nhất là 7 ngày làm việc sau đại hội (hội nghị), cấp uỷ khoá mới phải báo cáo lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp biên bản bầu cử cấp uỷ, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, danh sách trích ngang, sơ yếu lý lịch của từng thành viên.
Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cấp uỷ cấp dưới về kết quả bầu cử, ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y danh sách cấp uỷ, ủy ban kiểm tra cấp dưới các chức vụ đã được bầu.
Sau khi có quyết định chuẩn y của cấp có thẩm quyền, thì các đồng chí phó bí thư, uỷ viên thường vụ, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra mới được ký tên với chức danh tương ứng trong các văn bản của đảng bộ và của ủy ban kiểm tra.
Chương VI
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 35. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, vi phạm Quy chế bầu cử
1- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc đại hội (hội nghị), nếu có đơn, thư khiếu nại về bầu cử, thì uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh, kiểm tra lại và báo cáo cấp uỷ cùng cấp xem xét, quyết định.
2- Nếu phát hiện thấy sự vi phạm nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì cấp uỷ cấp trên có quyền bãi bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của hội nghị cấp uỷ cấp dưới, chỉ đạo đại hội (hội nghị) tiến hành bầu cử lại; trường hợp cá nhân đã được bầu vào cấp uỷ cấp dưới nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định cấp uỷ cấp trên có quyền không chuẩn y công nhận cấp uỷ viên hoặc ủy viên ủy ban kiểm tra cấp đó.
Điều 36. Xử lý vi phạm quy chế bầu cử
Người cố tình gây cản trở cho việc bầu cử, vi phạm quy chế bầu cử, thì cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định về kỷ luật trong Đảng.
Điều 37. Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử
Phiếu bầu cử được ban kiểm phiếu niêm phong và chuyển cho đoàn chủ tịch để bàn giao cho cấp ủy lưu trữ trong thời hạn 6 tháng. Trong thời gian này, nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền, không ai được tự ý mở niêm phong. Quá 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cùng cấp quyết định cho hủy số phiếu đó.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Điều khoản thi hành
1- Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khoá X; được phổ biến đến chi bộ và thực hiện thống nhất trong Đảng.
2- Những quy định về bầu cử trong Đảng trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.
3- Ban Bí thư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy chế này.

http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/01/gioi-thieu-nhan-su-tu-tru-bo-chinh-tri.html



8. Trang Ba Sàm lại nhanh nhảu đưa tin:

"

6529. Kết quả bỏ phiếu tại hội nghị Trung ương 14

Posted by adminbasam on 14/01/2016
14-1-2016
H1
Theo vài nguồn tin khả tín cho biết, kết quả bỏ phiếu cho 4 vị trí chủ chốt tại hội nghị trung ương 14 như sau:

Chức Tổng Bí thư: ông Nguyễn Phú Trọng được 137/175 phiếu.
Chức Thủ tướng: ông Nguyễn Xuân Phúc được 151/175 phiếu
Chức Chủ Tịch nước: ông Trần Đại Quang được 155/175 phiếu
Chức Chủ Tịch Quốc hội: bà Nguyễn Thị Kim Ngân được 163/175 phiếu.
Được biết, theo Nghị quyết 244, nếu Trung ương không chấp nhận ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Trọng sẽ phải quay lại Bộ Chính trị. Và người được đề cử lại sẽ là ông Trương Tấn Sang vì ở Bộ Chính Trị, ông Sang nhận được số phiếu đề cử chỉ thua ông Trọng có 1 phiếu.
Nguồn tin này cũng cho biết, trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng, ở Bộ Chính trị, ông Dũng có một phiếu đề cử chức Tổng Bí thư, chứ không phải ông Dũng không ứng cử như thông tin trên mạng.
"
https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/14/6529-ket-qua-bo-phieu-tai-hoi-nghi-trung-uong-14/




7. Tin chính thức trên báo chí chính thống cuối ngày 13/1/2016



Bế mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

Thứ Tư, 13/01/2016 19:41


Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc chiều 13/1, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ và trách nhiệm cao. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu bế mạc Hội nghị.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc hội nghị. Ảnh: Trí Dũng –TTXVN
* Thống nhất cao chủ trương ký kết Hiệp định TPP 

Tại hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương đã tập trung thảo luận, thống nhất cao về chủ trương ký kết, phê duyệt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) theo quy định của pháp luật về ký kết, tham gia các điều ước quốc tế. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Bộ Chính trị, đã kịp thời, chủ động đưa ra các mục tiêu, nguyên tắc lớn để định hướng các nội dung đàm phán ngay từ đầu, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình đàm phán. 

Trung ương biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ban cán sự đảng Chính phủ, của các cơ quan có liên quan và trực tiếp là đoàn đàm phán Chính phủ đã nghiêm túc tiến hành đàm phán đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. 

Trung ương khẳng định, cơ hội mà Hiệp định TPP đem lại cho nước ta là rất lớn, nhưng thách thức, khó khăn cũng không nhỏ. Tuy nhiên, các thách thức này đã được nhận diện và với kinh nghiệm của 30 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, với sự nỗ lực, sáng tạo và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta tự tin về khả năng vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội do Hiệp định TPP mang lại để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn. 

Ban Chấp hành Trung ương giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Đoàn Đàm phán tiếp tục cùng các bên tham gia TPP hoàn tất các thủ tục và chính thức ký kết Hiệp định vào đầu tháng 2/2016; giao Bộ Chính trị chỉ đạo công tác chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định TPP và chỉ đạo Chính phủ xây dựng chương trình hành động để triển khai thực hiện. 

* Cơ bản hoàn tất công việc chuẩn bị Đại hội XII của Đảng
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII; nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XII với số phiếu rất tập trung. 

Ban Chấp hành Trung ương cũng đã thảo luận và thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị về dự kiến Danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; đồng thời yêu cầu Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương, nghiêm túc rà soát toàn bộ các khâu chuẩn bị phục vụ Đại hội, để bảo đảm Đại hội thành công. 

Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hội nghị đã thành công rất tốt đẹp; công việc chuẩn bị cho Đại hội XII của Đảng đã cơ bản được hoàn tất theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra. 

Chỉ còn đúng một tuần nữa Đại hội sẽ chính thức khai mạc. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và của dân tộc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đang rất mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng vào thành công của Đại hội. Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Trung ương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm và kết quả tốt đẹp của Hội nghị Trung ương lần này, nghiêm túc thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị, lãnh đạo toàn Đảng khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại và mang tinh thần này vào Đại hội để tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ XII thành công rực rỡ, đáp ứng được lòng mong đợi của toàn Đảng, toàn dân.


Nguyễn Sự - Hương Thủy (TTXVN)

http://baotintuc.vn/thoi-su/be-mac-hoi-nghi-lan-thu-14-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-20160113192834579.htm



Bỏ phiếu kín đề cử chức danh Tổng bí thư

 - Trung ương đã thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng bí thư; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH nhiệm kỳ 2016 - 2021 để Trung ương khoá 12 xem xét.
Theo thông báo hội nghị Trung ương 14, trong 3 ngày 11-13/1, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 11 đã họp để thảo luận, thông qua chủ trương ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tiếp tục hoàn thiện phương án nhân sự Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 12 và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khoá 12; thông qua dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội 12.
Thảo luận kỹ, thống nhất cao
Thông cáo hội nghị cho biết, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao, Trung ương đã thảo luận kỹ, thông qua dự thảo báo cáo công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương khoá 12 trình Đại hội; thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng bí thư; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH nhiệm kỳ 2016 - 2021 để Trung ương khoá 12 xem xét, giới thiệu QH khoá 14 quyết định theo quy định của pháp luật. Hoàn tất công tác chuẩn bị nhân sự trình Đại hội Đảng 12 xem xét, quyết định.
đề cử chức danh Tổng bí thư, danh sách ứng cử Bộ Chính trị khóa 12
Hoàn tất công tác chuẩn bị nhân sự trình Đại hội Đảng 12 xem xét, quyết định. Ảnh: TTXVN
Vào TPP, khẳng định vị thế - địa chính trị quan trọng
Thảo luận báo cáo của Bộ Chính trị về kết quả đàm phán và xin chủ trương về ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung ương thống nhất nhận định: Hiệp định TPP là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, có phạm vi điều chỉnh rộng hơn và mức độ cam kết sâu hơn Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia trước đây.
Việc nước ta tham gia đàm phán TPP thể hiện sự chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia các thể chế kinh tế đa phương, góp phần xây dựng quan hệ kinh tế công bằng, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi; xuất phát từ nhu cầu phát triển nhanh, bền vững đất nước, triển khai thực hiện các đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đất nước theo Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng.
Ban chấp hành Trung ương đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan liên quan, trực tiếp là đoàn đàm phán trong đàm phán, thương lượng để đi đến tuyên bố kết thúc đàm phán TPP.
Quá trình và kết quả đàm phán Hiệp định TPP đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tuân thủ đúng quan điểm, nghị quyết của Đảng. Bộ Chính trị đã chỉ đạo sát sao, đề ra các mục tiêu, nguyên tắc lớn để định hướng việc đàm phán ngay từ đầu, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận, tán thành kết quả đàm phán hiệp định TPP.
Trung ương khẳng định, tham gia hiệp định TPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên, khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam, tạo thêm cơ hội để đất nước ta phát triển nhanh và bền vững hơn.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường, việc tham gia TPP tạo ra cơ hội để nước ta tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững.
Việc tham gia TPP cũng sẽ giúp GDP, xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam tăng đáng kể; tạo thêm cơ hội tham gia các chuỗi sản xuất, tiêu thụ quốc tế và khu vực; góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo.
Khó khăn cho doanh nghiệp
Thảo luận kỹ về những khó khăn, thách thức khi tham gia hiệp định TPP, Ban chấp hành Trung ương nhận định: Các cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá trong TPP tạo ra sức ép cạnh tranh lớn hơn, đặc biệt là với ngành nông nghiệp; một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu có thể lâm vào tình trạng khó khăn.
Tham gia hiệp định, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động...
Việc thực hiện các quy định về lao động trong hiệp định TPP cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội đối với các hoạt động có liên quan đến quan hệ lao động, giữ vững ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước.
Trung ương nhận định, cơ hội mà hiệp định TPP đem lại cho nước ta là rất lớn và cơ bản.
Song thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, các thách thức này đã được nhận diện và với kinh nghiệm của 30 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, với nỗ lực, sáng tạo và ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta quyết tâm vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội do hiệp định TPP mang lại để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Trung ương tán thành, đồng ý để Chính phủ cùng chính phủ các nước ký hiệp định TPP vào đầu tháng 2/2016; giao Bộ Chính trị chỉ đạo công tác chuẩn bị trình QH xem xét, phê chuẩn hiệp định theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng đề án trình Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có hiệp định TPP.
Thẩm tra tư cách đại biểu
Cuối cùng, Ban chấp hành Trung ương thảo luận kỹ, biểu quyết thông qua dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội 12 của Đảng trình Đại hội xem xét, quyết định.
Từ thành công tốt đẹp của hội nghị Trung ương 14, Ban chấp hành Trung ương tin tưởng chắc chắn và kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, phát huy những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 30 năm đổi mới, những thành quả quan trọng đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội 11, tích cực phấn đấu, thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần vào thành công của Đại hội lần thứ 12 của Đảng.
Linh Thư
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/284347/bo-phieu-kin-de-cu-chuc-danh-tong-bi-thu.html


6. Bài mới lên trên BBC Việt ngữ (13/1/2016)


Đại hội 12 'sẽ đổi cán cân quyền lực'



  • 3 giờ trước





































Image copyrightGetty

Một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, thường viết về chính trị Việt Nam, nhận định với BBC rằng Đại hội Đảng Cộng sản XII hứa hẹn “thay đổi”.
Ông David Brown là viên chức ngoại giao từng làm việc ở đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975.
Hiện đang ở thăm Hà Nội trong lúc diễn ra Hội nghị Trung ương 14, ông trả lời phỏng vấn của BBC qua email hôm 13/1.
Đầu tiên ông cho biết không khí và sự quan tâm chung đến sự kiện chính trị này tại thủ đô Việt Nam.
David Brown: Tại Hà Nội, người dân thảo luận nhiều. Có cảm giác lan rộng rằng Đại hội Đảng XII có thể đem đến thay đổi đáng kể trong cân bằng lãnh đạo, có thể rồi sẽ dẫn tới những chính sách hiệu quả hơn.
Tầm mức bàn luận lan rộng chưa từng thấy cũng thể hiện qua các bài blog trên mạng và Facebook.
BBC: Vì sao ông cho rằng đây sẽ là Đại hội Đảng có ảnh hưởng to lớn nhất trong hai thập niên?





































Image copyrightdavid brown
Image captionÔng David Brown đi du lịch Việt Nam

Ba lần đại hội trước chỉ luân chuyển các vị trí trong Đảng với mục tiêu cân bằng quyền lực, chứ không tính đến thay đổi.
Đại hội 12 quan trọng vì thay đổi có thể xảy ra. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phá vỡ mọi quy tắc trong nỗ lực chi phối cả đảng và nhà nước. Ông tập hợp được người ủng hộ chiếm đa số trong Ban chấp hành Trung ương hiện tại. Ông tạo cho mình nhãn hiệu là một nhà cải cách tương đối.
Nếu ông Dũng thành công trong nỗ lực trở thành Tổng bí thư và có thể quyết định vị trí Thủ tướng, Việt Nam sẽ có thể thực thi các cải tổ kinh tế từ lâu bị ngăn chặn. Nói ngắn gọn là từ bỏ “chủ nghĩa xã hội theo cơ chế thị trường” và tập trung cho quản lý kinh tế tốt, thay vì tham gia vào nền kinh tế.
BBC: Cho đến khoảng hai tháng trước, dường như đa số nhà quan sát nghĩ rằng Thủ tướng Dũng sẽ được tái cử để thành Tổng bí thư. Hiện tại, lại có cảm giác thách thức cho ông Dũng to lớn hơn người ta tưởng. Ông có ngạc nhiên không?
Như có thể tiên liệu, chiến thuật của ông Dũng không được lòng của một khối đáng kể các đảng viên kỳ cựu. Có ý kiến nói ông ấy không thực sự trung thành với việc duy trì kiểm soát của Đảng đối với mọi tầng nấc quyền lực. Thành ra không ngạc nhiên khi xảy ra phản ứng “ai lên cũng được, trừ ông Dũng”.






































BBC: Với các chính khách Mỹ trong năm bầu cử tại Mỹ này, họ có quan tâm ai sẽ lãnh đạo Việt Nam từ 2016?
Không. Nhưng người ta sẽ chú tâm đáng kể về chính trị Việt Nam nói chung và ý chí thực hiện cam kết của các nhà đàm phán về TPP, khi TPP được đưa ra trước Quốc hội Mỹ để xin thông qua cuối năm nay.
Quý vị có thể xem thêm ý kiến của ông David Brownvề Đại hội 12 trên báo South China Morning Post tại đây.Các ý kiến về sự kiện chính trị này xin gửi vềvietnamese@bbc.co.uk
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/01/160113_david_brown_dai_hoi_12



5. RFA bình loạn


Đã chốt xong thành phần nhân sự lãnh đạo VN?

000_Hkg10181189-620
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, có thể đảm nhận chức Chủ Tịch Nước
AFP photo
Những nguồn tin phát xuất từ Hà Nội cho biết Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giải quyết xong danh sách các ứng viên chính thức cho 4 chức vụ hàng đầu, là chức tổng bí thư, chức Chủ Tịch Nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.
Nguồn tin riêng chưa thể kiểm chứng được cho đài chúng tôi biết đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm nửa nhiệm kỳ trong lúc chờ đợi Đại Hội XII chọn người thay thế. Chức Chủ Tịch Nước được trao cho người đang nắm giữ Bộ Công An Đại Tường Trần Đại Quang. Vai trò thủ tướng sẽ do ông Nguyễn Xuân Phúc đảm nhiệm, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân lãnh trách nhiệm của chủ tịch quốc hội.
Một nguồn tin khác nói rằng ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là người được nhiều phiếu ủng hộ nhất, trong khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại là người được ít phiếu nhất. Điều này trái ngược với dư luận Đài Á Châu Tự Do chúng tôi ghi nhận được trong những tuần lễ vừa qua, cho rằng trong 4 nhân vật lãnh đạo chủ chốt hiện nay, Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng nhận được phần lớn sự ủng hộ của người dân, nếu ông Dũng được đề cử trong danh sách nhân sự ra tái cử trong khóa XII.
Ngay chính các nhà quan sát chính trị Việt Nam cũng đưa ra nhận định tương tự, cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ứng viên sáng giá nhất cho vai trò Tổng Bí thư.
Hội nghị thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khai mạc ngày hôm nay tại Hà Nội, sẽ  kéo dài đến ngày 13 tháng 1 năm 2016.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng thời gian họp tuy không dài nhưng Hội nghị lần thứ 14 đặc biệt quan trọng với 2 nội dung chính cần được thảo luận bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP và đề cử danh sách nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII.
Về việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP, Hội nghị thứ 14 tập trung thảo luận thời cơ và thuận lợi cũng như khó khăn và thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP, những tác động chính trị và an ninh quốc gia, đồng thời xem xét điều chỉnh chính sách theo đúng quy định pháp luật cho việc chính thức ký kết Hiệp định này.
Về việc chuẩn bị danh sách nhân sự chủ chốt khóa XII, ông Nguyễn Phú Trọng có nhấn mạnh đến việc xem xét và đề cử các trường hợp Ủy viên Trung ương “đặc biệt” khóa XI tái cử trong khóa XII.
Ý kiến (5)





http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-14-plenum-of-vns-communist-party-launches-today-01112016083020.html



4. Bác Beo thông tin và luận bình


BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT

1. Tứ trụ
*** Việc chuẩn bị nhân sự cho các chức danh hàm bộ trưởng khóa 2015-2020, tương đối thuận buồm xuôi gió. 3 bộ rường cột quốc gia Quốc phòng, Ngoại giao, Công an đều nhận được sự đồng thuận rất cao với Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Thượng tướng Tô Lâm.
Việc chọn Tứ trụ, hoàn toàn ngược lại. Nó diễn ra gần như chưa có tiền lệ trong suốt  lịch sử 85 năm của Đảng cộng sản Việt Nam, khiến phát sinh HN TW 14 khai mạc hôm nay.
Một nguyên tắc bán thành văn của Đảng cộng sản là tính kế thừa. (Thành văn là đường lối, bất thành văn là nhân sự). Chủ trương ban ra, tứ trụ khóa này sẽ có 3 thành viên mới và 1 cũ.
Sau hội nghị TW 13, 3 nhân vật nhận được số phiếu cao nhất (ko theo thứ tự) là Trần Đại Quang, Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc.
Phút chót, Nguyễn Phú Trọng tự đề cử mình vào vị trí “kế thừa”, xin tiếp tục ở lại làm TBT. 3 lý do được chính  Trọng đưa ra: TBT phải là nhà lý luận; Phải là người Bắc; Trọng ở lại để bảo vệ sự đoàn kết nội bộ.
Vì sao có thể nói sự việc diễn ra gần như chưa có tiền lệ ? Đây là lần đầu tiên, tiếng nói của bộ chính trị không còn sức nặng quyết định trong TW. Những nhân vật do bộ chính trị giới thiệu, đã bị các UVTW phủ quyết (Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị...).
Tiếc thay, đó lại không phải là những dấu hiệu lành mạnh của  tiến trình dân chủ hóa trong nội bộ Đảng CS.

*** Điểm nhanh lại ưu-nhược 4 gương mặt của nhiệm kì (sắp) cũ.
http://beoth.blogspot.com/2016/01/ba-muoi-chua-phai-la-tet.html


BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì 2

1. Tứ trụ (tiếp)
*** Điểm nhanh lại ưu-nhược 4 gương mặt của nhiệm kì (sắp) cũ.
Đánh giá ưu-nhược của bậc nguyên thủ phải dựa trên tiêu chí phấn đấu phát triển của quốc gia. Mô hình xã hội đang tồn tại là một nhà nước của dân- vì dân- do dân. Có 2 nguyện vọng chính đáng và phổ quát nhất hiện nay của dân Việt là: - Bảo vệ chủ quyền đất nước; - Bảo đảm sự phát triển phồn thịnh của kinh tế dẫn tới DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH. Ai đáp ứng tốt nhất 2 nguyện vọng trên, người đó xứng đáng (hơn cả) làm vị trí gạch nối giữa các thế hệ lãnh đạo.
Riêng Nguyễn Phú Trọng, tôi đánh giá bằng chính 3 tiêu chuẩn ông đưa ra khi xin tại vị.
Thứ nhất, tính vùng miền, ông người Bắc. Đây là ưu thế mang tính truyền thống, không phải ưu điểm.
Thứ nhì, TBT phải là người có lý luận. Ở đây, ông tự nhận mình là một nhà lý luận Mác-xít.
Thế giới, ngay sau khi  Liên Xô tan rã (1991) đồng thời chấm dứt chiến tranh lạnh và, đồng nghĩa chấm dứt chiến tranh về ý thức hệ. Ngay nay, người ta không còn bàn cãi hay quan tâm (như người Việt bao gồm cả trong và ngoài nước vẫn luẩn quẩn quan tâm) về tư bản hay xã hội chủ nghĩa, về cộng sản hay phi cộng sản. Thế giới hiện nay vận hành bởi ba trục chính Mỹ-Trung-Nga. Tất cả các nước còn lại xoay quanh họ tồn tại và phát triển, kể cả những nước cực kì phồn vinh như Nhật hay giàu truyền thống lịch sử như châu Âu.
Vậy, lý luận của ông Trọng ở đây là gì và đảng do ông cầm đầu đã vận dụng những lý luận ấy áp cho thực tiễn Việt nam ra sao?
KHÔNG-GÌ-CẢ.
Tôi không hàm hồ khi kết luận bằng ba chữ in hoa như trên bởi tôi đã nỗ lực đến tuyệt vọng đi tìm những công trình nghiên cứu hay nhỏ  bé hơn, tìm những bài viết thể hiện tư tưởng chủ đạo, xứng danh xưng một nhà lý luận của ông. Ví dụ, bài nói chuyện tại Cuba  là giọng điệu từ giáo trình xây dựng Đảng cách nay chí ít 35 năm, thời tôi còn học đại học, đã rất làu.
Chiểu theo bằng cấp, ông  chuyên ngành xây dựng đảng. Hiện trạng tổ chức chính trị này 5 năm nay dưới sự lèo lái dẫn dắt của ông ra sao, thiết nghĩ, tôi viết thêm bất cứ chữ nào cũng bằng thừa.
Để tình trạng mất đoàn kết kéo dài trong nội bộ, ông là người chịu trách nhiệm chính. Ông không đủ cả uy lẫn lực (nhất là lực) gắn kết các mối quan hệ, vì một sự phát triển chung.

Và cuối cùng, ông không đủ cả đạo đức khi suốt một thời gian dài song- hành- tưởng- như với ông Trương Tấn Sang, giờ chót ông đá giò lái đồng đội bằng việc xin tại vị. Hơn cả thế, nếu không được tại vị, ông cũng giới thiệu người thay thế là ông Nguyễn Sinh Hùng, chứ không phải ông Sang.

Ưu điểm lớn nhất của ông, đó là sự trong sạch về kinh tế, khộng tham gia vào các "nhóm lợi ích" (tạm gọi). Tuy nhiên, điều nghiễm nhiên này chỉ được gọi là ưu điểm khi đặt trong bối cảnh VN hiện nay. Nó giống như chúng ta khen cảnh sát giao thông không nhận hối lộ vậy.
http://beoth.blogspot.com/2016/01/ba-muoi-chua-phai-la-tet-ki-2.html



BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì 3

1. Tứ trụ (tiếp)
Nhân vật thứ hai nóng-nhất-mạng-xã-hội: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyện ngoài lề. Tôi có một kỉ niệm nhỏ liên quan đến ông Dũng. Năm 2013, Trương Tấn Sang đã chỉ đạo trực tiếp cho phó bí thư thành ủy trực khi ấy là Nguyễn Văn Đua, phải bắt tôi. Thậm chí chỉ cần tạm giam 4 tháng rồi thả không cần khởi tố. Trong 19 entry trên blog dùng để “kết án”, có tới 13 bài tôi...khen ngợi ông Dũng.
Tôi sẽ không lặp lại những điều đã viết về ông Dũng mà gần nhất là entry NHÂN VẬT CỦA NĂM. Ở đây, tôi chỉ hệ thống lại rất  gọn, theo 2 tiêu chí đã đề ra ở phần 1.
Về chủ quyền quốc gia, tôi mượn  lời của luật sư Hưng Đinh Thế, ông  viết thế này: Không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông". Bình chọn câu này vào top những câu nói hay nhất trong lịch sử bang giao của xứ này. Khẩu khí lẫm liệt của Hoàng đế Đại Việt chứ không phải thái thú An nam Giao chỉ quận.
Nếu có gì cần  nói thêm trong việc bảo vệ  cương vực tổ quốc, đó là ông Dũng cô đơn trong quan điểm rất cứng rắn với Trung quốc. Ngay sau khẩu khí lẫm liệt tại Shangri La, ông Dũng phải kiểm điểm trước BCT, chịu sự đập bàn chỉ mặt đã phá vỡ mối quan hệ hữu nghị Việt Trung. Tới tận cách nay vài tuần, ông vẫn phải giải trình “khuyết điểm” này bởi lá đơn tố cáo của ông Phan Diễn.
Về quản lý kinh tế, xã hội. Tôi điểm ra đây vụ án kinh tế lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt, để nhìn nhận trách nhiệm của ông Dũng tới đâu: Vụ Vinashin.
Phát triển kinh tế biển mà cụ thể đầu tư lớn cho Vinashin, là một chủ trương  xuất phát từ BCT. Nguyễn Sinh Hùng TRỰC TIẾP KÍ TẤT CẢ các  quyết định cho các khoản vay (năm 2012 lên đến hơn 4 tỷ đôla) bởi khi ấy là phó thủ tướng thường trực  kiêm trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin (năm 2006). Chức trưởng ban này sau được chuyển sang ông Vũ Văn Ninh.

Tôi chưa tìm được  ở đâu, ông Dũng đổ lỗi cho cấp dưới khi vụ Vinashin đổ bể. Và ai, nếu không phải ông Dũng, chỉ đạo Bộ công an dưới quyền, quyết liệt đưa những kẻ sâu mọt phá hoại đất nước ra trước vành móng ngựa?
(ông Dũng còn tiếp)



BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì 4

1. Tứ trụ (tiếp)
Tiếp về ông Dũng
Việt nam đã rất khôn và khéo, tận dụng mối quan hệ với Trung quốc và Nhật để  giảm thiểu thiệt hại ngoài nước trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Thời điểm đó, cũng ghi nhận công lao của không ít ngân hàng tư nhân giúp chính phủ ổn định tiền tệ trong nước. Tận 2016 này, ổn định tiền tệ vẫn là thành tựu nổi bật nhất trong điều hành kinh tế của cựu thống đốc Nguyễn Tấn Dũng.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt và...đẹp. Hệ thống giao thông công cộng phía Bắc, hệ thống viễn thông, cung ứng điện...
Trên trường quốc tế, ông Dũng là lãnh đạo Việt nam duy nhất (từ 1945) đủ uy tín cá nhân tham gia giải quyết những vấn đề tầm khu vực (Myanmar). Thẳng thắn, trung trực nhưng mềm dẻo uyển chuyển, đối ngoại là thế mạnh  lớn thứ hai của ông Dũng.
Ông Dũng là người duy nhất trong BCT có quan điểm tự do-nhân quyền theo khái niệm phương Tây. (Vậy nên ông luôn luôn thất bại với tỉ số 1/16). Tuy nhiên, điều này xếp vào ưu điểm hay nhược điểm là tùy góc nhìn vì thuộc lĩnh vực văn hóa.
Nhược điểm lớn nhất của ông Dũng là quản trị xã hội rất kém. Ví dụ như: Không hoạch định được chiến lược phát triển cho giáo dục; Thiếu quyết đoán trong lĩnh vực truyền thông; Để văn hóa-nghệ thuật phát triển theo hướng tự phát, đầu tư quá ít và dàn trải...
Chính nhược điểm này đã che mờ những thành tựu kinh tế dưới  triều đại ông đạt được, trong đánh giá của nhân dân.



BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì 6

(Tôi tạm gác lại phần Tứ trụ, sẽ viết ngay sau)

2. Về văn hóa chính trị Việt
***
Nhân vật số 1.
Ở đời, may hơn khôn. Câu này ứng với Trọng là tuyệt đối đúng khi vào phút đá bù giờ 14, Trọng nhận được  lá phiếu ủng hộ ở lại thêm nửa nhiệm kì, từ Nguyễn Tấn Dũng.
Dân gian đặt tên cho TBT Nguyễn Phú Trọng là Trọng Lú, dĩ nhiên ai cũng biết rằng, Lú thật thì ko thể tại vị lâu đến thế, vô can đến thế trước mọi biến động xã hội suốt 5 năm qua của đất nước.
Cả quan lẫn dân Việt, rất dị ứng với sự TỰ ỨNG CỬ. Thậm chí, coi việc tự ứng cử là thiếu liêm xỉ, bởi không đủ năng lực và uy tín để được đề cử. Cũng ko bỏ qua yếu tố tuổi.
Trương Tấn Sang, sau cú hồi mã thương vô tiền khoáng hậu, chắc chắn không  ngồi yên, khả năng quy hàng bắt tay Tấn Dũng là hoàn toàn có thể.
Số 2
Một nhân vật “ẩn mặt” nhưng trên thực tế là người kiến trúc, thiết kế 4 hội nghị TW trở lại đây: Tô Huy Rứa.
Số 3
Bà Kim Ngân. Không chỉ ưu thế phụ nữ mà còn là người duy nhất hiện nay không tham gia vào các phe nhóm.
Số 4
Ông Trần Đại Quang, người (duy nhất) nhận được sự ủng hộ từ Trung quốc.
Bất luận danh sách sau ngày mai thế nào, 1 nhân vật vẫn phải chờ lá phiếu quyết định cuối cùng của Đại hội, khai mạc  ngày 21 tới.
30 chưa phải Tết, là thế.
***

Trong entry 1, tôi đã viết: “Đây là lần đầu tiên, tiếng nói của bộ chính trị không còn sức nặng quyết định trong TW. Tiếc thay, đó lại không phải là những dấu hiệu lành mạnh của tiến trình dân chủ hóa trong nội bộ Đảng CS”.
Vậy nó bày ra điều gì?
- Đó là sự khủng hoảng rất sâu sắc về lý tưởng phục vụ dân tộc của cấp chóp bu.
- Ba Đình đã và đang thiếu trầm trọng những nhân cách lớn.
Tiến trình dân chủ hóa chỉ thực sự được khởi động, khi đủ 2 điều trên.
Bất luận ai trong số 7 người tôi điểm danh ở trên vào vị trí tứ trụ, sự đổi mới về thể chế chính trị và khuynh hướng phát triển kinh tế cũng sẽ chậm thêm hai nhiệm kì nữa. “Bộ sậu” ấy chỉ có khả năng vá víu những lỗ hổng ngày một rộng thêm, không đủ cả tư duy lẫn phẩm chất để dẫn dắt quốc gia này thành cường quốc.
Nhân dân, hãy bằng lòng với giấc mơ cơm có gạo!
http://beoth.blogspot.com/2016/01/ba-muoi-chua-phai-la-tet-ki-6.html



BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì cuối

* Tôi dành entry này, để cảm ơn các bạn đã like, comment đồng cảm với những suy nghĩ của tôi trong 2 ngày qua.
Trần Lê Quỳnh: Người ta cứ nói ông Dũng vận động mạnh mẽ để trở thành TBT, nhưng một người rất thân với ông ấy lại nói thư xin nghỉ của ông ấy là suy nghĩ thật của ông ấy. Cô đánh giá thế nào ạ?
Cô sẽ trả lời cháu bằng 2 phần.
Thứ nhất. Ông Dũng là 1 trong 4 ủy viên BCT không tham gia vào việc bầu các chức danh mà cô đã viết ở phần 1 entry này.
Lý do: Chiểu theo Quyết định số 224 về Quy chế bầu cử trong Đảng, Điều 11, Mục  5 quy định thế này:” Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư ...”.
Như vậy, việc BCT đưa ra danh sách Tứ trụ là trái với quy định trên. Nên nhớ, quy định này ông Trọng vừa kí  năm 2014.
Thứ nhì. Ba năm nay, tất cả các mũi dùi đều chĩa vào tấn công ông Dũng. Đến cái nhà thờ họ 37 mét vuông ở quê cũng  có người của UBKT xuống “lén” đo đạc. Những chuyện tương tự, cô không cần dẫn giải thêm.
Cháu có nghĩ rằng, trong bối cảnh ấy, họ sẽ để yên cho ông ấy “vận động mạnh mẽ để trở thành TBT”?
Nguyen Son: Em vẫn nghĩ về kịch bản giống như trận cờ Trân Lung trong truyện chưởng. Hư Trúc đánh 1 nước tự sát thế mà hóa giải đc ván cờ.
30 chưa phải là Tết. Đợi thôi!
Chị cũng nghĩ gần gần như thế. Tuy nhiên, em so sánh có phần sang trọng quá, chính trị gia ta không phải là quân tử Tàu. Nếu trong chuyện  chưởng, vô chiêu luôn thắng hữu chiêu bởi vô chiêu là tuyệt đỉnh võ công, ko ai bắt bài hóa giải được, thì chính trường na ná, lưu manh  dễ thắng chính trực.

HN 14 phải nối dài đến ngày...21. Chờ 1 or 2 ngày tới, xem chị nói có đúng ko nhé.
http://beoth.blogspot.com/2016/01/ba-muoi-chua-phai-la-tet-ki-cuoi.html






BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT- hết

Khuất Thế Minh: Tôi nghĩ chưa ra tại sao chị viết: “ Bất luận ai trong số 7 người tôi điểm danh ở trên vào vị trí tứ trụ, sự đổi mới về thể chế chính trị và khuynh hướng phát triển kinh tế cũng sẽ chậm thêm hai nhiệm kì nữa.
Nhìn lại thời cụ Nguyễn Văn Linh, cuộc cách mạng về thể chế kinh tế của cụ  có những điều kiện khắc nghiệt như: người cầm đầu vô cùng quyết đoán; Tập thể lãnh đạo đoàn kết, đồng lòng; Hệ thống tuyên truyền đủ trình độ- kiến thức lĩnh hội những điều mới...
Và ngày ấy, hoặc  bắt buộc phải ĐỔI MỚI hoặc CHẾT. Điều bắt buộc quan trọng nhất, điều tiên quyết này, hiện trạng kinh tế Việt chưa suy sụp đến mức độ đó.
Chúng ta đều biết rằng, mọi sự đổi mới  đều dẫn tới mất ổn định một thời gian trước khi đi vào nền nếp. Đổi mới càng sâu-rộng, thời gian bất ổn càng kéo dài. Ở cấp vĩ mô đổi mới thể chế chính trị, tôi  cho rằng mất ít nhất 3 năm.
Không ai, trong những gương mặt sáng giá nhất cho trách nhiệm tứ trụ, đủ bản lĩnh (và cả điều kiện) trả giá gần một nhiệm kì của mình cho điều đó.
N.N.M: Cô ơi liệu mấy cuộc bút chiến trên mạng có tác động gì đến nhà trắng không cô? Con không comment được mong cô trả lời.
Chắc chắn không.
Dư luận đồn rằng có những cây bút được trả cả tỷ đồng để viết bài đánh ông A ông B, đó là những đồng tiền ngu. Ngu ở chỗ không những không hiệu quả mà đôi khi, gậy ông đập lưng ông. Ông Trương Tấn Sang nhận được số phiếu ủng hộ thấp nhất trong BCT (2) và “đối thủ” ông, người tuyệt đối không dùng truyền thông làm những trận “võ mồm”, ngược lại, dù đã dứt khoát xin nghỉ.
Những điều chúng ta bàn luận rôm rả, hào hứng như những tin tuyệt mật mỗi chúng ta biết thì, những người đang ngồi ở nhà trắng (như cách gọi của cháu), họ biết kĩ biết chính xác vụ việc hơn chúng ta  vạn lần. Họ không đợi chúng ta cung cấp thông tin cho họ.
Lam Giang: Ông công an mà lên nắm đầu dân chúng thì nhân quyền mệt phải khộng chị. Chị đọc bài dự đoán của ông Thayer trên BBC chưa?
Chục gương mặt đang trong tù hay vừa được “thả” sang Mỹ không đại diện cho  nhân quyền của 90 triệu dân. Theo đánh giá của Liên Hợp quốc, việc thực thi nhân quyền của chúng ta hiện nay đang ở thang điểm rất tốt. (Bạn hãy tự tra cứu, tôi ko sa đà vào nội dung này).
Tôi chưa đọc bài mới nhất của ông Thayer và sẽ không đọc, rất đơn giản vì chưa bao giờ, chưa một lần nào tôi thấy ông ấy dự báo dự đoán đúng. Đọc phí thời gian. Bạn chịu khó lật lại chính BBC Việt ngữ 5 năm trước để kiểm tra nhé.
Hà Trần: Đọc bài phân tích của chị mà buồn, thật buồn.
Từ ngày chơi facebook cách nay vài năm, chưa bao giờ chị nhận được nhiều inbox với đúng một nội dung, y như comment của em.
Em, lãnh đạo một tờ báo, có nhiều thông tin xác thực hơn rất nhiều bạn khác đang “chém gió vỉa hè”, chắc chắn sẽ buồn nhiều hơn nữa.
Chị đồng cảm điều đó. 


3.


’’TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH’’ SAU ĐH XII CỦA ĐCSVN – SẼ LÀ NHỮNG AI ?

Published on January 11, 2016   ·   No Comments
sangtronghungdung

Nếu không có gì thay đổi, ĐCSVN sẽ tổ chức ĐH 12 để thông qua kế hoạch cho 5 năm tới (2016 – 2021), bầu BCHTW, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và các Ban của đảng cùng Tổng Bí Thư. Sau đó chọn 3 chức danh hàng đầu của chính thể là Chủ Tịch Nước (CTN), Thủ Tướng Chính Phủ (TTCP), Chủ Tịch Quốc Hội (CTQH) cùng TBT. 4 vị trí này hợp lại tạo thành bộ máy quyền lực cao nhất dưới sự chỉ đạo của BCT ĐCSVN, thường được dân Việt gọi một cách mỉa mai là ’’Tứ Trụ Triều Đình’’ (TTTĐ) – giống cơ cấu của triều đình phong kiến khi xưa.
Chúng ta cùng nhau xét vị trí thứ nhất đứng đầu tứ trụ: Tổng Bí Thư.

I . Tổng Bí Thư

Cho tới lúc này (giữa tháng 9 năm 2015), chính trường VN trở nên bình lặng – thứ bình lặng ’’không bình thường’’ – giống như trước ngày trời có bão, gió tích tụ lại để sau đó tung ra tàn phá dữ dội…
Nếu trước tháng 5.2015, nhân vật có khả năng gìanh chức TBT là Phùng Quang Thanh, đương kim UVBCT, Bộ trưởng quốc phòng thống lĩnh quân đội, dưới trướng có 500 viên tướng đang giữ những vị trí xung yếu trong lực lượng vũ trang với gần nửa triệu quân, mà điển hình bề nổi là địa thế của 2 quân khu quan trọng: Bộ tư lệnh Thủ đô và BTL Quân khu 9, thì sang tháng 9 ’’tự dưng’’ PQT (…) sau các sự kiên’’bị ám sát… đi chữa bệnh… mất tich 1 tháng…’’trở về dường như đã không còn vị thế ứng cử viên TBT trong khi trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 20 chức danh trong BCT và BBT ông đứng hàng thứ tư có số phiếu tín nhiệm cao (sau NTD,TTS, NTKN). Từ 26.6, PQT’’mất tích’’ đến 25.7 mới xuất hiện trở lại, chính trường VN diễn ra 2 sự kiện quan trọng:
Một – Đại hội thi đua toàn quân họp (1.7), TT Nguyễn Tấn Dũng chủ trì mà lẽ ra đó là cương vị của BTQP Phùng Quang Thanh.
Hai – Bộ Tư Lênh Quân khu Thủ đô đột ngột thay 2 vị trí chủ chốt – Tư lệnh và Chính ủy (3.7) và Bộ tư lênh quân khu 9 cũng có xáo trộn trên các vị trí này sau đó ít lâu…
Xâu chuỗi các sự kiện đã, đang diễn ra cùng một số sự kiện trước đó như khi đứng trên diễn đàn trong nước hay ngoài nước (…), Bộ trưởng QPVN PQT, hoặc im lặng trước hành động của TQ lấn chiếm vùng biển, trời đối với tổ quốc mình, hoặc công khai ủng hộ, bào chữa cho TQ bằng những lời nói (…) coi những tên xâm lược là ’’anh em trong nhà…’’. Đáng chú ý nhất : Cuộc gặp BTQP Trung quốc trên biện giới Việt – Trung…và cuộc’’lẻn sang’’ gặp riêng lãnh đạo Trung Nam Hải khi TT NTD vắng mặt… các động thái của ông Thanh khiến dư luận trong đảng, quân đội và nhân dân VN chú ý, ngỡ ngàng, cho rằng họ Phùng đã có âm mưu ’’phục vụ lợi ích cho ngoại bang…’’ và hậu qủa tiếp theo đối với PQT – đã xẩy ra.
Giờ đây, Phùng Đại Tướng dù xuất hiện trở lại, đi đây đó, hiện diện trên truyền hình, trong hội nghi, (chỉ biết cử động, không nói) khiến dư luận phân vân, nghi ngờ nhân vật này như con rối do ’’ông chủ rạp Xiêc’’ tạo ra. Cộng với các biến cố khác (…), chính trường VN cho rằng: Sự nghiệp Võ, Văn của Đại tướng, Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã chấm hết, hi vọng làm ứng cử viên sáng giá chức TBT khóa XII cũng tiêu tan !
Rút cục, bây giờ trên sàn đấu chỉ còn lại 3 võ sĩ: Anh Ba… X (ABX), Anh Tư…S (ATS), Anh Năm… N (ANN). Vậy thì ai sẽ có khả năng đoạt chức vô địch – giành vương miện ’’Vua Chính Trường’’ Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021? Trước tiên chúng ta xét vị thế của Anh Năm N – Phạm Quang Nghị .
Ông Phạm Quang Nghị nhiều năm là UV BCT, đương chức BTTU Hà Nội – địa bàn quan trọng bậc nhất của đất nước. Là cánh tay đắc lực của TBT, được Nguyễn Phú Trọng chính thức chọn, cấu tạo cho chức TBT khóa 12. Thế nhưng ông Nghị đã làm NPT cùng phe cánh thất vọng khi đem cọ sát thăm dò trong đảng thông qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 20 chức danh quan trọng của TƯ, PQN đứng áp chót (19/20). Dưới mắt các UVTW. PQN đã hoàn toàn không có chút uy tín nào trên cương vị BTTU chứ chưa nói đến sẽ làm TBT như NPT đề bạt.
Ít lâu sau, PQN lại dấn sâu vào sai lầm khác bằng một chủ trương: Cho thuộc cấp thực hiện việc chặt 6700 cây xanh cổ thụ trên phố phường Hà Nội. Chủ trương này ‘’nặng mùi’’ trục lợi của nhóm lợi ích khiến dân chúng thủ đô phản ứng kịch liệt… Với những khuyết điểm trên đây, PQN chắc chắn sẽ bị loại khỏi’’vòng đấu’’. Nếu khôn ngoan, ông nên tự nguyện rút khỏi danh sách mà TBT NPT đề cử chức TBT ĐCSVN cho ĐH khóa 12.
Người thứ hai có thể ứng cử chức TBT là Trương Tấn Sang
Hiện ông đang là Chủ tịch nước, đứng vị trí thứ 2 trong’’Tứ trụ’’ (TBT, CT Nước, Thủ tướng, CT Quốc hội). Trong hơn 4 năm trên cương vị CTN, ông cũng tạo cho dân Việt một số ấn tượng thông qua những cuộc thăm viếng, giao tiếp với cử tri và những bài diễn văn, câu văn ví von như gọi TT NTD là ’’Đồng chí…X’’, gọi bọn quan Tham là con Sâu, bầy Sâu (làm rầu nồi canh như tục ngữ trong dân gian)… Nhưng cố gắng’’vốn liếng’’của anh Tư chỉ đến vậy, tư duy, bản lĩnh , trí tuệ cuả người lãnh đạo tối cao ở ông chưa đủ tầm bởi ông không có thực lực, vây cánh, con người ông toát lên sự chân tình của một người bình thường, trong khi trên cương vị người lãnh đạo tối cao của đất nước lại đòi hỏi nhưng yêu cầu vượt trội cần thiết. Nếu được tham gia vào danh sách ứng cử viên TBT khóa 12, nếu do một sự dàn xếp thỏa hiệp nào đó… may ra CTN Trương Tấn Sang cũng có nhiều hi vọng gặt hái thành công!
– Về ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng
Nếu trước năm 2014, ông bị đối thủ tấn công liên tục, có lúc rơi vào hoàn cảnh gay go’’ngàn cân treo sợi tóc’’, nhưng vốn có bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm sống trong chính thể cộng sản… ông vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm một cách ngoạn mục. Dù dư luận đánh giá về ông có nhiều luồng trái chiều, quy trách nhiệm cuối cùng cho ông về lãnh đạo chính phủ không tốt để nền kinh tế nước nhà suy xụp đi gần tới bờ vực thẳm, kéo theo làm cuộc sống của nhân dân khó khăn chồng chất. Đặc biệt cho rằng guồng máy do ông điều hành để cho nạn tham nhũng hòanh hành, tràn lan, trở thành căn bệnh nan y, trong khi nguồn gốc của tham nhũng lại do chính TBT và đảng CSVN dung dữơng, tạo ra.
Dù vậy, dư luận của nhân dân, cán bộ đảng viên vẫn cho rằng các khuôn mặt trên chính trường VN tranh chức TBT vẫn không có ai sánh được với NTD mà điểm son của ông là người duy nhất trong số lãnh đạo cao nhất dám công khai bày tỏ tinh thần’’thoát Trung’’ lên án hành động xâm lượcc của chúng… Nếu lên sàn đấu, Võ sĩ…X sẽ cầm chắc chiến thắng !

II. Chủ Tịch Nước

Nếu một trong hai người – Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang trúng cử TBT, thì người kia phải về hưu. Trường hợp có ưu tiên về tuổi tác cho 4 chức danh Tứ Trụ (vì hai người đêu sinh năm 1949, đến 2016 đều 67, quá tuôỉ) cũng không thể cả hai chiếm giữ hai vị trí cao nhất nhì là bởi theo thông lệ của hệ thống tổ chức của ĐCS – Không bố trí 2 người cùng vùng niền Nam Bộ vào 2 chức vụ có vị trí TBT và CTN, nghĩa là nếu dân Nam Bộ giữ chức TBT thì dân Trung hay Bắc phải giữ chức Chủ tịch nước (nhân vật số hai) . Vậy chức CTN sẽ do ai đảm nhiệm ?
Chức vụ này tư trước đến nay chỉ là ‘’hữu danh vô thực’’. Nhưng nếu khi cơ chế chuyển đổi từ độc đảng sang dân chủ đa nguyên, CTN sẽ trở nên quan trọng, đầy quyên lực…
Hiện nay, người hội đủ tiêu chuẩn cho chức vụ này chỉ có Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (trong ĐH 11 đã có dự kiến trao cho PQT). Ông Quang nắm ngành CA – ngành mà ĐCSVN dựa chính trong công việc nội trị, giúp cho Đảng giữ được vị thế độc quyền cai trị đất nước, thể hiện bằng một khẩu hiệu mà các nhân viên CA từ thấp đến cao thuộc làm lòng: ’’còn đảng còn mình’’ (mất đảng thì…mình tiêu).
Thế nhưng.
Ông TĐQ đang vướng vào một Xì căng đan khá’’căng’’: Vấn đề’’khai man lí lịch’’. Phe đối lập sưu tầm, trưng ra một số bản chụp giấy khai sinh của ông …rồi kết luận ông khai man lí lịch để được bầu vào BCT. Đó là điều tối kị đối vời đảng viên ĐCSVN (…). Sự việc chỉ đến đây, không thấy có gì thay đổi đối với ông Quang. Có thể đây là tin thất thiệt, đòn đánh của phe đối lập… nên mọi việc lắng xuống. Nhưng nếu đây là sự thật đã được che chắn khi đến cuộc bầu vào chức chủ tịch nước chắc sẽ không thể nào phe đối lập cho qua! Khi TĐQ không được cấu tạo làm CTN thì ai sẽ thay vào đây? Liệu sự ‘’dàn xếp gia tăng hạn tuổi cho 4 trụ’’, các nhân vật đã hết hạn tuổi có được xem xét? Câu hỏi này còn bỏ ngỏ, chờ hội nghị TƯ 12 (hội nghị chốt nhân sự ĐH 12 sẽ họp vào tháng 11), sẽ rõ.

III – Thủ Tướng

Theo dư luận, có 3 người có thể được cấu tạo cho chức TT : Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Đức Đam.
* Về Vũ Dức Đam.
Ông này chỉ có ưu thế là trẻ tuôỉ, được đào tạo bài bản, có kiến thức nhưng chưa tham gia BCT, chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành chính phủ nhất là gần đây bộc lộ rõ trong phát ngôn và hành động khi kí quyết định phê duyệt cho tỉnh Sơn La xây dưng khu quảng trường (có tượng đài HCM,,,) với kinh phí 1400 tỷ đồng khiến dư luận cả nước phản đối. VĐĐ đã mất điểm nên có ý đưa ông ta vào danh sách ứng cử chức TT nhiệm kì tới là chỉ để thăm dò dư luận !
* Về Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Phúc hội đủ các tiêu chuẩn để làm Thủ Tướng như : Đã là UVBCT, đang là Phó TT, dân miền Trung, còn hạn tuổi phục vụ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác điêu hành guồng máy chính phủ… Tuy nhiên, nếu NTD trúng cử TBT thì NXP khó có thể dựợc dùng cho chức Thủ Tướng vì những’’ân oán giang hồ’’ xuất phát từ các vụ thanh tra do ông Phúc chỉ đạo…
* Về Nguyễn Thiện Nhân
Ông Nhân càng hội đủ mọi tiêu chuẩn cho chức Thủ Tướng: Đang là UVBCT, dân Bắc kì, còn hạn tuổi phục vụ, được đào tạo bài bản ở nước ngoài (nhất là ở Mỹ), điều quan trọng là cùng ê kíp với TT đương nhiệm. Nếu NTD trúng cử TBT, chắc chắn NTN sẽ được đặt vào chiếc ghế Thủ Tướng chính phủ nhiệm kì tới !

IV – Chủ Tich Quốc Hội

Chức này hầu như không có ai tranh được với đương kim Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà đang là UVBCT, là người Nam bộ nhưng kinh qua nhiều công tác ở các vùng miền, nhất là đã tưng làm Bí thư tỉnh ủy Hải Dương.Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 20 chức danh trong đảng, bà có số phiếu tín nhiệm cao thứ ba sau NTD và TTS. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phải về hưu, các đối thủ của bà Ngân trong chức Phó chủ tịch QH đương nhiệm hầu như không ai có ưu thế gì vượt trội so với bà về uy tín, chuyên môn… Bà NTKN đã từng là Bí Thư Tỉnh Ủy nên có kinh nghiệm để lãnh đạo QH… cho nên dù không thuộc phe cánh nào, nếu được đề cử vào chức vụ này cũng sẽ được các phe phái chấp nhận… huống hồ theo dư luận, bà thuộc ê kín của Thủ Tương đương nhiệm!
***
Hiện nay, bộ máy chop bu của ĐCSVN đang vận hành hết công xuất để chuẩn bị cho cuộc đấu – có thể xem là ‘’cuộc sát phạt’’gay go nhất dù trước đó cuộc đấu này đã diễn ra ‘’kinh thiên động địa’’, có cả mắu và nước mắt!…
Đó mới chỉ là màn dạo đầu.
Chắc chắn cuộc đấu sẽ chuyển sang giai đoạn khốc liệt khi ĐH II khai mạc !
Chúng ta hãy bình tĩnh quan sát chuyến thăm của Tập Cận Bình – Đầu Lĩnh Trưởng – của tổ chức Mafia đỏ (Đảng CS Trung Quốc), trộn lẫn chất phát xít – bành trướng đại Hán . Y mượn cớ sang thăm VN để ra các chỉ thị cho đám tay chân đã được cài cắm vào các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ CSVN nhằm thực hiện chủ trương của chúng ngay tại ĐH XII, trước hết là cấu tạo các chức danh trong ‘’Tứ Trụ’’
Tuy nhiên, chắc chắn họ Tập không thể nào lường trước được những bất ngờ như tổ tiên Y đã gặp trong lịch sử bang giao 2 nước mà kết cục chúng đã phải nhận lấy thất bại thảm hại ! Thời thế đã thay đổi. Lịch sử của mỗi dân tộc, đất nước đã sang trang, không còn như xưa, không phải cái gì muốn bọn xâm lược cũng giành được.
Nhân dân ta chỉ ước mong đất nước mình an ninh – toàn vẹn lãnh thổ, thịnh vượng, dân tộc có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ai lên làm TBT , ai vào danh sách’’Tứ Trụ Triều Đình’’ cũng được, miễn là họ – những người đang tranh nhau các chức vị này – đừng dẵm vào vết xe đổ của nhưng người tiền nhiệm kéo dài sự tụt hậu của đất nước, tiếp tục đẩy sự nghèo khó, đói khổ của nhân dân Việt Nam xuống thấp hơn!
https://www.ttxva.net/tu-tru-trieu-dinh/




2. Cựu tù nhân, cựu nhà báo Trương Duy Nhất (và phụ thêm phân tích của Huy Đức):



 | 

Bộ tứ khác


Nếu được chọn, tôi ưa một bộ tứ khác, khác hoàn toàn. Trong tình thế này, theo tôi, cả bốn ông Hùng Dũng Sang Trọng nên rút, rút hết.
Đấy là thế gỡ còn khả dĩ có thể (tạm thời) vỗ tay được trong lúc này.
“Không nên rủi ro một quốc gia bằng cách đặt cược sinh mệnh của quốc gia đó vào tay một cá nhân vì nghĩ ông ta là một nhà độc tài anh minh. Bởi, nếu ông ta không anh minh chúng ta sẽ tốn nhiều máu xương hơn để đòi lại” (Huy Đức).
Nhưng, trong ván bài ấy, cũng không nên bỏ cửa vào một thằng chơi trận nào cũng thua, đến bạc tóc cũng thua, thua đến phải sụt sùi cay đắng.
Tôi không tin Huy Đức đứng phe này đánh phe kia. Cũng như tôi khi bị bắt, toàn nghe tra khảo phe này cánh nọ. Nhưng càng tra, càng sáng tỏ cái ông Một Góc Nhìn Khác chẳng thuộc phe nào.
Tôi (chắc Huy Đức cũng vậy), một khi lên tiếng, chỉ vì mục tiêu cho lộ trình dân chủ gần hơn. “Dân chủ đòi hỏi chúng ta, trước hết, phải bước ra khỏi sự sợ hãi; dũng cảm nhưng không nên liều lĩnh, vội vàng”.
Vì thế, không nên mắng Huy Đức. Nên cảm chia nỗi đau cùng anh. Bởi anh, cũng như tôi, như các bạn, đâu có tiếng nói gì trong việc định đoạt ai, thằng nào thắng trong cuộc chiến ấy, ngoài việc ngồi mong cho nước cờ bớt tối hơn.
“Chúng ta không có bất cứ một vai trò nào”- Ấy là câu cảm thán cay đắng, chứ không phải là “lá phiếu”.
Nếu cầm được lá phiếu trên tay, chắc Huy Đức (cũng như tôi) không bao giờ bỏ cho ông Trọng ông Sang. Và tất sẽ không còn ê đến mức xấu hổ trước câu này của tiến sĩ Phạm Ngọc Cương, một trí thức Việt hải ngoại:
“Riêng việc hồi hộp bàn luận và hi vọng trông chờ vào kết quả nhân sự chóp bu Đại hội 12 đủ nói lên cái não trạng ù lì, tăm tối của phần đông “trí thức” Việt hôm nay nói riêng và dân mình nói chung”- (Trích facebook Ngòi Bút Tự Do).
Những dòng trên, thú thật, như cái tát vào chính mình.
Đau. Nhưng làm sao, khi mình đâu có được quyền cầm lá phiếu trực tiếp chọn bầu như cái xứ “giãy chết” kia.
Chúng tôi đang lên tiếng và tranh đấu cho mục tiêu đó. Nhưng để cầm nắm được lá phiếu dân chủ ấy trên tay là cả chặng đường dài. Chờ dựa sự “anh minh thức tỉnh” của một “đồng chí X Y Z” nào đó, trong một hai năm hoặc nhiệm kỳ tới thì quá hão huyền.
Vậy nên thế cuộc này, chỉ còn chờ, mong vào nước vỡ trận giờ chót. Để nhường sân cho một bộ tứ khác. Một thế hệ, ít ra không còn vương víu vào những mảnh đạn chiến tranh hoặc mớ lý luận hồng.

http://truongduynhat.org/bo-tu-khac/






Huy Đức
"Bộ Tứ" sẽ chính thức được quyết định vào đầu tuần tới. Xin chưa đề cập đến các vị trí khác. Chỉ mong các bạn đừng quá thất vọng nếu ông Nguyễn Phú Trọng thì ở lại mà ông Nguyễn Tấn Dũng lại ra đi.
Ông Trọng đã làm mỏi mệt chúng ta bởi những tuyên bố rất lỗi thời. Nhưng, cũng như các tổng bí thư khác, người đứng đầu đảng cộng sản làm sao có thể tuyên bố từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho dù trong số các tổng bí thư gần đây ông là người thuộc lòng cái "lý luận" ấy nhất, lẽ ra, ông chỉ nên nói điều đấy trước các đồng chí của ông trong Đảng.
Ông Trọng, rất tiếc đã "buông lá cờ cải cách". Ở Đại hội XI, khi đa số biểu quyết bỏ "Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu" (đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội viết trong Cương lĩnh 1991), ông ở phái thiểu số, hứa sẽ "phục tùng đa số". Nhưng ông vẫn đưa "quốc doanh chủ đạo" vào Hiến pháp và không đa sở hữu hóa đất đai.
Nhưng khác với những gì dân mạng mắng mỏ, ông Trọng đã rất khôn ngoan trong đối ngoại (trừ phát biểu ở Cuba mà có lẽ ông tưởng là ở nhà - và, ông sẽ khôn ngoan hơn nhiều nếu sau những thành tựu rất đáng ghi nhận, bao gồm cả việc loại bỏ [nếu thành công] một nhà độc tài, tham nhũng, ông nên vui thú điền viên, tiếp tục sống cuộc đời thanh bạch).
Khi tôi hỏi về các chuyến thăm Hà Nội - Bắc Kinh và ngược lại, Đại sứ của một nước EU nói: "Việt Nam hiểu Trung Quốc". Còn các nhà ngoại giao phương Tây mà tôi tiếp xúc đều cho rằng, không có phe thân Mỹ hay thân Tàu trong các nhà lãnh đạo Việt Nam, họ tin là chính sách ngoại giao sẽ vẫn như thế bất luận ai lên, ai xuống.
Tôi phải nói với các bạn "thích Mỹ" rằng, nếu giờ đây Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh, "nhất biên đảo" với Washington, Obama sẽ cuống lên ngay vì... khó xử.
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Đông. Ông Trọng cho nhóm họp BCT ngay và đưa ra những kết luận và nguyên tắc ứng xử rất rõ ràng. Sinh thời, ông Võ Văn Kiệt vài lần gặp tổng bí thư Nông Đức Mạnh yêu cầu BCT đưa ra bộ nguyên tắc này nhưng ông Mạnh đã không làm.
Giàn khoan 981 đã xuất hiện ở biển Đông như một đường banh chạy qua khung thành đối phương khi "cầu thủ" Nguyễn Tấn Dũng đang đứng ở vị trí dễ dàng nhất để "sút". Chính trị là một vai diễn. Trong sân khấu đơn điệu này, Nguyễn Tấn Dũng không có đối thủ.
Ba tuần sau đó, Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm Philippine và ông đã rất xuất sắc khi đưa ra khái niệm "không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng lấy tình hữu nghị viển vông".
Tuy thoát hiểm sau vụ Vinashin, Nguyễn Tấn Dũng đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với uy tín xuống chưa từng có. Kể từ sau kiểm điểm Hội nghị Trung ương 4 và đặc biệt là sau khi thoát án kỷ luật, ông đã bám rất chặt vào "lá bài chủ quyền".
Nhưng, những người quan sát trực tiếp biết rõ, khi rời những tờ giấy viết sẵn, Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức trở lại với trình độ của mình.
Tại diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-La 31-5-2013), trong bài phát biểu nói về "niềm tin chiến lược", Nguyễn Tấn Dũng có đề cập mơ hồ tới những hành động áp đặt trên biển Đông mang tính cường quyền. Trong phần đặt câu hỏi, một nữ quân nhân Trung Quốc đề nghị ông chỉ ra những hành động "cường quyền" đó đến từ đâu, Thủ tướng Dũng đã đực ra không tìm được một từ đáp trả.
Cũng tại Shangri-La, khi được một học giả Philippine đặt câu hỏi, Việt Nam có cùng Philippine kiện Trung Quốc ra tòa không, ông Dũng cũng chỉ trả lời ấp úng. Một nhà báo Việt Nam hoạt động nhiều năm trong khối ASEAN nói: "Trong các cuộc tiếp xúc thượng đỉnh, là người Việt Nam, tôi rất xấu hổ khi trong giờ giải lao trong khi thủ tướng Lào, Thái, CPC... tả xung hữu đột, Thủ tướng Việt Nam chẳng biết bắt chuyện với ai dù có phiên dịch ngay bên cạnh".
Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu có thể xây dựng lực lượng, thâu tóm quyền lực từ khi làm thứ trưởng Bộ Nội Vụ (1994 - Công An hiện nay) và đặc biệt, đã từng làm ủy viên thường vụ BCT trước cả Nông Đức Mạnh và Phan Văn Khải (7-1996).
Trong tất cả các đời thủ tướng của chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, Nguyễn Tấn Dũng là người có nhiều quyền lực nhất. Nhưng rất tiếc là ông đã không tận tâm sử dụng quyền lực đó cho quyền lợi quốc gia.
Khi ngành Dầu khí bổ nhiệm con trai làm Phó tổng giám đốc OSC, ông Võ Văn Kiệt đã cho thu hồi ngay quyết định. Khi chuẩn bị làm thủ tướng ông Phan Văn Khải cũng yêu cầu con trai rời khỏi các công ty tư nhân. Tôi không dám khẳng định có ai trong sạch trong thể chế này. Nhưng "người quân tử đi qua ruộng dưa không buộc dây giày". Khi đương chức, những người tiền nhiệm của ông Dũng đã đều có ý thức giữ gìn rất rõ.
Thời gian vẫn còn để ông Dũng lật ngược thế cờ. Nhiều người lấy tỉ lệ phiếu Trung ương ở lần xét kỷ luật ông hay ở lần gạch tên ông Nguyễn Bá Thanh để phán đoán. Điều này hoàn toàn vẫn có thể xảy ra trong tuần sau. Nhưng phiếu của Trung ương hiện nay rất khác với hai lần trước.
Việc các ủy viên TƯ không bầu cho ông Nguyễn Bá Thanh - như tôi đã viết - là do ông khi chưa ấm chỗ ở Ba Đình đã dọa bắt với hốt. Các ủy viên TƯ cũng không kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì mức kỷ luật mà BCT đưa ra chỉ là "khiển trách", có nghĩa, dù bị kỷ luật, theo Điều lệ, ông Dũng vẫn tại vị và tái cử. Không ai dám làm nhục một kẻ vẫn ngồi trên đầu họ, đang nắm kho thóc và đại đao.
Ông Dũng có rất nhiều người bỏ phiếu cho ông trước đây vì đơn giản, trong số các nhân vật trong bộ Tứ, ông có quá nhiều gót chân A-sin. Người ta bỏ phiếu bầu cho ông như giữ một con tin. Số phận của ông ở Trung ương 14 sẽ được quyết định ở chỗ họ còn tiếp tục nắm quyền lực thông qua con tin hay tự tay làm lấy.
Khả năng cuối cùng là một "đảo chính cung đình" diễn ra trong đại hội.
Nhiều người hy vọng Nguyễn Tấn Dũng ngồi lại để "làm sụp cái thể chế này". Tôi nhìn thấy một khả năng đen tối hơn đó là sự chiếm đoạt thể chế cho một kế hoạch lâu dài mang tính cha truyền con nối.
Tôi mong những dự đoán bi quan này của tôi là sai.
Tất nhiên, cho dù chúng ta "dồn phiếu ảo" cho ai. Chúng ta không có bất cứ một vai trò nào cả. Và, tất nhiên, cho dù, chúng ta bị đặt ra ngoài cuộc chơi, trước mắt, số phận của đất nước này vẫn nằm trong tay người thắng cuộc trong cuộc chơi của họ.
"Hào kiệt thời nào cũng có" nhưng hào kiệt làm sao có thể xuất hiện trong một môi trường chính trị không minh bạch. Cho nên, nếu chúng ta muốn tìm hào kiệt, chúng ta phải góp tay xây dựng dân chủ. Trên con đường đi tới dân chủ đó, thay vì sợ hãi, thỏa hiệp với những tên bạo chúa, độc tài, chúng ta phải góp phần để loại bỏ độc tài, bạo chúa.
Đừng vì quá mỏi mệt với giáo điều, trì trệ mà tung hô một nhà độc tài vì nghĩ ông ta dám phá bỏ những gì đang làm chúng ta mỏi mệt.
Không nên rủi ro một quốc gia bằng cách đặt cược sinh mệnh của quốc gia đó vào tay một cá nhân vì nghĩ ông ta là một nhà độc tài anh minh. Bởi, nếu ông ta không anh minh chúng ta sẽ tốn nhiều máu xương hơn để đòi lại.
"Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối" (Lord Acton). Dân chủ chỉ là cách phân chia quyền lực để hạn chế sự tha hóa của những kẻ cầm quyền. Dân chủ không phải là sản phẩm độc quyền của phương Tây dù nó bắt đầu ở phương Tây.
Cũng như internet - không phải được phát minh ở phương Đông nhưng vẫn rất được chúng ta hoan nghênh và đang làm thay đổi xã hội phương Đông.
Mưu cầu dân chủ không chỉ là công việc của những nhà đấu tranh, những người anh hùng, mà còn là của chúng ta, bằng chính những nỗ lực hàng ngày: tẩy chay cái ác, cái xấu; đồng cảm, lên tiếng khi có thể để bảo vệ những người lương thiện.
Dân chủ không phải là thứ được ban phát bởi những tên bạo chúa đã vơ vét cho đến khi thừa mứa. Dân chủ đòi hỏi chúng ta, trước hết, phải bước ra khỏi sự sợ hãi; dũng cảm nhưng không nên liều lĩnh, vội vàng.

https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/916892225012626



1. Một phó thường dân nào đó nhưng cũng ngắm nghía "tứ tung" dù bảo là "quanh năm ngày tháng bán mặt cho đất":


6426. DỰ ĐOÁN VỀ BỘ TỨ MỚI

Posted by adminbasam on 07/01/2016
Phó Thường Dân
7-1-2016
Là phó thường dân, quanh năm ngày tháng tôi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời và chẳng bao giờ quan tâm tới chính trị, chính em. Thấy mọi người bàn luận sôi nổi, ai là sẽ là Tổng bí thư đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII sắp tới. Người thì bảo ông X sẽ là ứng cử viên số một cho chức vụ trên. Người thì nói cụ Tổng bí thư đương nhiệm sẽ tiếp tục cầm lái thêm nửa nhiệm kỳ nữa.
Thấy vậy phó thường dân tôi cũng nhảy vô bàn đại và dự đoán thế này: “Cả bốn ông tứ trụ sẽ nghỉ hết. Một gương mặt mới trong số ủy viên bộ chính trị còn lại trong độ tuổi của nhiệm kỳ XI, sẽ được đại hội đảng XII bầu lên làm Tổng bí thư”.
Lập luận của tôi, một phó thường dân là thế này: Cuộc so găng giữa ông X và ba ông trong tứ trụ đã diễn ra ba keo. Hai keo trước, một mình ông X đã cho ba ông kia đo ván. Lần thứ nhất kiểm điểm và định kỷ luật ông X theo nghị quyết TƯ 4. Nhưng khi đưa ra hội nghị, ban chấp hành TƯ không đồng ý, cụ Tổng đã phải sụt sùi lau nước mắt, than thở bất lực. Lần thứ hai, ý định của cụ Tổng định cơ cấu ông Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ vào bộ chính trị. Nhưng kết quả thế nào thì thiên hạ ai cũng biết, ông Thanh, ông Huệ đều trượt.
Sau hai lần ngậm bồ hòn làm ngọt. Để chuẩn bị cho nhân sự đại hội đảng XII, ba ông tứ trụ đoàn kết lại, quyết đánh bại ông X. Trên mạng xã hội liên tiếp có đơn tố cáo tội trạng của ông X. Để giải trình đơn thư tố cáo, ông X đã có văn bản gửi Tổng bí thư và ban chấp hành TW. Trong văn bản giải trình, ông X rất cao tay, viết “Tôi xin không tái cử”. Để khẳng định ông đã quá tuổi quy định và không tham quyền cố vị. Nhưng lời của ông X là không thật, chỉ đưa ra để thử lòng thiên hạ, kiểu như “Giả chết bắt quạ” mà thôi.
Cho nên, lần tỷ thí thứ ba này, ba ông tập trung đánh ông X. Dân gian có câu “Ba đánh một chẳng chột cũng què”. Nhưng chắc gì ba người đánh què được một người. Ông X là cao thủ võ lâm, lắm mưu nhiều kế. Quá tam ba bận, nếu các ông trong tứ trụ vẫn muốn tái cử, thì ông X vẫn thắng.
Có lẽ thấy không thể đánh gục ông X, nên ba ông trong tứ trụ sẽ giở chiêu bài cuối cùng, ra nghị quyết “Tất cả những ủy viên bộ chính trị khóa XI, đã quá độ tuổi đều phải nghỉ hết”. Có thế mới ngăn chặn và đóng sập cánh cửa với ông X, có ý định làm Tổng bí thư khóa XII của Đảng cộng sản Việt Nam.
Thế là sau đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII, trong bộ tứ triều đình sẽ xuất hiện các nhân vật mới. Thường dân tôi dự đoán thế này:
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, sẽ là ông Trần Đại Quang. Chủ tịch nước sẽ là ông Nguyễn Thiện Nhân. Chủ tịch quốc hội sẽ là ông Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng chính phủ là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/07/6426-du-doan-ve-bo-tu-moi/

16 nhận xét:

  1. 4. Bác Beo thông tin và luận bình

    BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT

    Trả lờiXóa
  2. 5. RFA bình loạn

    Đã chốt xong thành phần nhân sự lãnh đạo VN?
    RFA 11.01.2016

    Trả lờiXóa
  3. 7. Tin chính thức trên báo chí chính thống cuối ngày 13/1/2016

    Bỏ phiếu kín đề cử chức danh Tổng bí thư
    13/01/2016 19:44 GMT+7

    Trả lờiXóa
  4. 10. Bài vừa lên của Jonathan D. London


    Vietnam’s Leadership Succession Struggle
    A pressure-packed political succession has entered its final stages.
    By Jonathan D. London
    January 14, 2016

    Trả lờiXóa
  5. 11.


    Bộ Chính trị không hề phân tán như thông tin bịa đặt
    14/01/2016 21:23 GMT+7

    Ông Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: Trong Trung ương, trong Bộ Chính trị, trong Ban Bí thư có sự đoàn kết rất lớn, không hề có sự phân tán, không hề có sự lo lắng như những thông tin xấu, độc đưa ra.

    Trả lờiXóa
  6. 13.

    Bỏ phiếu hai lần cho 4 chức danh chủ chốt
    18/01/2016 10:37 GMT+7
    Lần đầu là do Trung ương giới thiệu, quyết định bằng phiếu kín để chốt danh sách. Vòng hai là bỏ phiếu chính thức đối với nhân sự cụ thể của từng chức danh.
    Ông Vũ Ngọc Hoàng - ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ cho biết:
    Tại hội nghị TƯ 14, Ban chấp hành TƯ đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và bỏ phiếu đề cử bổ sung hai ủy viên TƯ khóa 11 thuộc trường hợp “đặc biệt” giới thiệu tái cử khóa 12;

    Trả lờiXóa
  7. 15. VOA dịch tin của phía Mĩ


    ‘Putin của Việt Nam' đưa đất nước rời xa Trung Quốc, đến gần Mỹ

    Trả lờiXóa
  8. 17.

    Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Bác trước Đại hội
    20/01/2016 08:14 GMT+7

    - Sáng nay, trước giờ khai mạc phiên trù bị Đại hội lần thứ 12 của Đảng, hơn 1.500 đại biểu tham dự Đại hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
    Mong chờ người đặt lợi ích dân tộc trên hết
    Báo quốc tế: Đại hội 12 mở ra kỷ nguyên mới cho VN​
    Tham gia đoàn đại biểu có: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; các ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và các đại biểu tham dự Đại hội.
    Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ: "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

    Trả lờiXóa
  9. 21.




    Thứ Tư, 20/01/2016 - 17:43


    “Đây là lần có số Ủy viên Bộ Chính trị không tái cử nhiều nhất”

    Dân trí “Do yêu cầu khách quan nên phải có một đồng chí thuộc trường hợp đặc biệt ở lại. Ban đầu cũng có ý kiến khác nhau nhưng Bộ Chính trị họp thảo luận, nếu ở lại nhiều thì không trẻ hóa đội ngũ chủ chốt… Đây cũng là lần Bộ Chính trị không tái cử nhiều nhất, bởi theo tôi biết, chưa có đại hội nào không tái cử đến 9 đồng chí trong Bộ Chính trị.”

    Trả lờiXóa
  10. 22.

    Thủ tướng xin rút, giới thiệu Tổng bí thư tái cử
    23/01/2016 16:18 GMT+7

    - Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, xác nhận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin rút và được rút khỏi danh sách giới thiệu bầu Ban chấp hành TƯ khóa mới.
    Biểu quyết số lượng Ban chấp hành TƯ khóa 12
    'Biết ơn Chủ tịch nước, Thủ tướng đã thể hiện dũng khí'
    Ông Võ Tiến Trung trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng chiều nay.
    Đảm bảo tính kế thừa, giữ đoàn kết trong Đảng
    - Chiều nay Đại hội đã bắt đầu nội dung về nhân sự, ông có thể cho biết về nội dung này?
    Việc này Ban chấp hành TƯ 11 đã thảo luận rất kỹ. Có nhiều ý kiến cho rằng nên nâng Ban chấp hành TƯ lên, vì hiện nay có nhiều nhiệm vụ phát triển, trong Đảng cũng có những bộ phận thành lập thêm, như Ban Kinh tế TƯ, Ban Nội chính TƯ, do đó cần ủy viên TƯ.

    Trả lờiXóa
  11. 23.

    Đại hội Đảng 12 : Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn cơ may, dù rất nhỏ
    Trọng NghĩaĐăng ngày 22-01-2016 Sửa đổi ngày 22-01-2016 14:35

    Trả lờiXóa
  12. 24.

    Đại hội Đảng XII: Quy chế bầu cử không mất dân chủ

    23/01/2016 10:28 GMT+7
    TTO - Ông Vũ Ngọc Hoàng, Uỷ viên Trung ương Đảng, phó tưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nói như vậy khi trao đổi nhanh với Tuổi Trẻ về Quy chế bầu cử tại Đại hội XII.

    Trả lờiXóa
  13. 25.

    Giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng
    24/01/2016 10:10 GMT+7

    - 4 nhân sự cho 4 vị chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội vừa được giới thiệu sáng nay.
    Bắt đầu nội dung nhân sự của Đại hội
    Hình ảnh công an Hà Nội bảo vệ an toàn Đại hội
    Sáng nay, 24/1, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim xác nhận Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 đã thống nhất giới thiệu 4 vị chủ chốt của Ban Chấp hành Trung ương khoá 12.

    Trả lờiXóa
  14. 27.


    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đề cử bổ sung

    NGHĨA NHÂN - Chủ Nhật, ngày 24/1/2016 - 15:52

    (PLO)- Ít phút trước đây, một ủy viên Trung ương Đảng khóa XI cho biết như trên.

    Trả lờiXóa
  15. 28.

    “Tất cả Uỷ viên Bộ Chính trị không được Trung ương giới thiệu xin rút“

    24/01/2016 22:00 GMT+7


    Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết thông tin này và nhấn mạnh: “Ý thức Đảng của các đồng chí rất cao và đã có ý nguyện xin rút từ lâu”
    Trả lời báo chí bên lề Đại hội XII của Đảng ngay sau khi các đại biểu Đại hội tiến hành đề cử nhân sự bổ sung vào danh sách giới thiệu bầu Uỷ viên BCH Trung ương khoá XII (ngoài danh sách do BCH Trung ương khoá XI giới thiệu), chiều 24/1, ông Lê Quang Vĩnh cho biết, số dư đã vượt quá 30% theo quy định.
    Những đồng chí thuộc BCH Trung ương khoá XI nếu được các đại biểu đề cử thì phải xin rút và Đại hội quyết định cho rút thì không đưa vào danh sách đề cử tại Đại hội. Còn đồng chí nào không thuộc BCH Trung ương cũ có quyền tự do nhận đề cử, ứng cử

    Trả lờiXóa
  16. 30.

    Đại hội đồng ý cho cả 29 ứng viên rút
    25/01/2016 20:17 GMT+7

    - Đại hội 12 đã đồng ý cho các ứng viên đề cử bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới xin rút được rút, theo kết quả cập nhật tối nay từ Đại hội.
    Đại hội bỏ phiếu các trường hợp xin rút
    23 ứng viên được đề cử chính thức, trong đó có các ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xin rút đề cử đã được Đại hội chấp thuận cho rút.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.