Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/04/2015

Câu chuyện Phủ Giày : Lễ rước năm 2015


Mình nhìn từ xa.

Đại khái như sau, ảnh của hôm nay và hôm qua.

(đây là tư liệu dân dã, chưa tính đến tư liệu của báo chí chính thống)












---

Bổ sung 2 (27/4/2015): Một tâm sự về việc theo mẹ đi hầu Thánh của bác Salam. Lấy từ bình luận lên. Chỉ xuống hàng ở hai chỗ, còn giữ nguyên.

OK sẽ đón bác Giao . 

Tầm những năm 1980 về trước tôi hay theo mẹ đi Hầu ở đền ông Hoàng Mười ( Đền Củi ) và chùa Hương tích ở Hà Tĩnh . 

Hồi trước cấm đoán dữ lắm , tội nghiệp các Bà , mỗi lần đi cứ lén lút như đi buôn lậu sợ bị bắt . Điều tôi thấy lạ là những người Hầu Đòng ngày thường họ lam lũ khắc khổ nhưng mỗi khi có một giá Đồng về thần thái trên gương mặt khác hẳn .không nhận ra được là họ trước đó . Có một lần Cung Văn đang mời cô Chín đền Sòng thì rất nhiều Cô , Cậu về nhập vào các con Đồng đang ngồi xin lộc . Vui thiệt là vui các Ông , các Bà cứ múa hát nhảy nhót loạn cả lên , không còn ai dâng trà dâng rượu. Hôm đó mọi người được một phen vừa cười vừa sợ , tôi cũng chẳng hiểu tại sao . Bà thủ từ nói tôi có Căn phải Mở Phủ để ra Hầu Thánh , trước khi Mở Phủ phải Trình Trầu , khi Trình Trầu được hầu bốn Giá ( 1 Giá Đức Ông , 1 Giá Mậu 1 Giá Cô 1 Giá Cậu ) . Mấy Bà dặn tôi khi nào cảm thấy như có vật nặng đè lên đầu thì lắc cho nhẹ ( Mấy người khi hầu hay đảo đầu chắc cũng vì thế ). Khi tôi trùm khăn và đội cơi trầu ,Cung Văn đàn hát để mời các Giá về , gần một tiếng mà tôi chẳng thấy gì cả , mấy Bà chửi " Tổ cha mi , đồ Đồng Đá , mi nỏ Hầu được mô " thế là thoát không phải ra Hầu . Hồi xưa mỗi lần ra đồng đơn giản , tốn rất ít tiền nên những ngươi nghèo khổ có căn mạng thì vẫn ra được . Năm vừa rôi về quê ( Thành phố Vinh ) có vào thắp hương ở đền Đức Ông ( gần chợ Vinh ) có hỏi thầy L ở đó , thầy cho biết giá mỡi lần ra Đồng phải trên 50 triệu , nghe mà hãi . Tôi nghĩ giá đó chỉ dành cho những người giàu có , chứ người nghèo khó thì cứ mơ đi không có cửa mà đi Hầu Thánh . Cửa Thánh đã hẹp nay còn hẹp hơn khi người ta kinh doanh cả Thánh Thần

P/s Để kỷ niệm vì đi chùa Hương trong mà nên vợ nên chồng , nên hai vợ chồng đặt tên con gái đầu lòng là Thuỳ Hương . Không biết có phải được phù hộ hay không mà Nhỏ rất giỏi , hiện làm xếp trong một công ty của Anh , đã mua được nhà riêng ở Sài Gòn





Bổ sung 1 (24/4/2015): Tin của báo Nhân Dân.

Thứ ba, 21/04/2015 - 04:25 PM (GMT+7)
[+] Cỡ chữ: Mặc định    
Màn trình diễn múa hát "Em đi hội Phủ Dầy" khai mạc hội Phủ Dầy năm 2015.
Màn trình diễn múa hát "Em đi hội Phủ Dầy" khai mạc hội Phủ Dầy năm 2015.

NDĐT- Sáng ngày 21-4 (tức mồng 3-3 Ất Mùi), tại xã Kim Thái, UBND huyện Vụ Bản (Nam Định) tổ chức khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2015.
Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với Quần thể Di tích lịch sử-văn hóa Phủ Dầy ở xã Kim Thái (Vụ Bản, Nam Định), nhằm tôn vinh thánh mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử”, thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây cũng là một trong hai lễ hội lớn mang tầm quốc gia ở Nam Định gắn với câu ca “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”.
Lễ hội Phủ Dầy mang giá trị nhân văn sâu sắc, lấy hình tượng Mẫu (Mẹ) để tôn thờ, gửi gắm vào đó những ước vọng tốt đẹp, sự bao dung che chở trong cuộc sống. Với các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh phong phú độc đáo như nghi lễ chầu văn, rước thỉnh kinh, hoa trượng hội,… Đến với Lễ hội Phủ Dầy, du khách đã được chiêm ngưỡng một bức tranh tổng thể đa màu sắc về đời sống văn hóa, tinh thần của làng quê Việt Nam. Cùng với quần thể di tích kiến trúc độc đáo, Lễ hội Phủ Dầy là một kho tàng di sản văn hóa phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, thẩm mỹ của cộng đồng cư dân người Việt.
Thi múa lân, múa sư tử trong Lễ hội Phủ Dầy năm 2015.
Lễ hội phủ Dầy năm nay diễn ra trong sáu ngày (từ ngày 21 đến 26-4, tức ngày mồng 3 đến 8-3 Ất Mùi), có tổ chức hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh truyền thống như: thi hát chầu văn, hát xẩm, rước thỉnh kinh, hoa trượng hội cờ người, rước đốt và chơi cờ đèn dưới nước (cờ hoa đăng).
Nhân dân xã Kim Thái trong ngày khai hội Phủ Dầy.
Ban Tổ chức Lễ hội cam kết bảo đảm an ninh trật tự, an toàn về mọi mặt cho du khách về dự lễ hội theo đúng quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Quần thể Di tích lịch sử Phủ Dầy của UBND huyện Vụ Bản ban hành ngày 6-1-2015.
Trong ngày khai hội đã có hàng nghìn du khách thập phương đến tham quan.
TIN, ẢNH: ĐẶNG NGỌC OANH

http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/26140702-khai-ho%CC%A3i-phu%CC%89-da%CC%80y-nam-2015.html

14 nhận xét:

  1. Lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nó một phần phản ánh đời sống sinh hoạt của người dân. Đó là nét đặc sắc rất riêng biệt mà không ở đâu có. Và cũng không nơi nào giống nơi nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là một trong những lễ hội lớn của miền Bắc bạn Sim Hoa à.

      Năm 2015 thì có nhiều chuyện xung quanh, nhưng lễ hội vẫn được tổ chức tốt.

      Xóa
  2. Tháng tám giỗ Cha tháng ba Giỗ mẹ , lễ hội Phủ Giày là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội các Mậu. , các Chầu , các Cô , bất cứ Chân Nhang Con Đồng nào cũng đều ao ước về dự , cũng giống như người Hồi giáo hướng về thánh địa Mesca vậy . Một lần được hầu ở đây là một niềm vui sướng của các Con Đồng . Nhìn hình một thấy các mẹ , các bà thiệt là đẹp , lòng thấy rất vui . Lễ hội nên trả về cho dân gian , chính quyền can thiệp vào làm mất đi bản sắc vốn có của nó . Hôm trước hai vợ chồng tôi có đi dự ngày vía của Mậu ( Đền Bình Hoà , quận Bình Thạnh Sài Gòn ) chính quyền Không can dự nhưng vẫn rất trang nghiêm , mọi người về dự ai cũng vui , vì đã tìm lại được những hoài niệm về một thời đã qua khi còn ở ngoài Bắc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. à, thế nhà bác Salam cũng gần khu ngã năm Bình Hòa đúng không. Khu ấy, em đã tới khảo sát .Trong khu vực ấy, có một đình, một đền Mẫu, một nhà thờ Cao Đài. Đền thờ Mẫu thì ở trong cùng (sâu trong ngõ).

      Xóa
  3. Đúng rồi bác Giao , tôi ở Quận Bình Thạnh . Nơi Bác tới là nởi thờ Mậu , còn đền thờ Cha ở đằng khu Phạm văn Hai .Ở Sài Gòn chỉ có hai nơi này là thờ giống ngoài Bắc . Hồi nhỏ ở ngoài Bắc hay theo Mẹ xem các bà Hầu Đồng nên cũng biết ít nhiều về các Giá Đồng , Ai về là biết liền , không lẫn vào đâu được . Bây giờ xem mọi người Hầu không bằng các Bà , các mẹ ngày xưa , cũng giống như lễ hội bây giờ , tuy có hoành tráng hơn , quy mô hơn nhưng không thể tìm thấy phần " HỒN " của nó
    Cũng bởi vì mấy chục năm cấm đoán , bây giờ phục hồi lại , vì không mang tính kế thừa liên tục , bị đứt đoạn , những người am tường đã bị mai một , nên mới có nhiều cảnh bát nháo trong các lễ hội thời gian vừa qua

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì lần sau mà trở lại với khu Bình Hòa, lại có thêm bác Salam rồi ! Khi nào chuẩn bị trở lại, em sẽ nhắn cho bác nhé.

      Bác Salam có kể chuyện là theo bác gái đi xem hầu đồng. Chi tiết này, với em, là rất thú vị. Nếu được, mong bác kể rõ hơn thì tốt quá (thời gian là vào năm nào, hoặc khoảng năm nào, và địa điểm nữa).

      Xóa
    2. Xin cái địa chỉ cụ thể thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình ở Phạm Văn Hai đi bác Salam

      Xóa
  4. OK sẽ đón bác Giao . Tầm những năm 1980 về trước tôi hay theo mẹ đi Hầu ở đền ông Hoàng Mười ( Đền Củi ) và chùa Hương tích ở Hà Tĩnh . Hồi trước cấm đoán dữ lắm , tội nghiệp các Bà , mỗi lần đi cứ lén lút như đi buôn lậu sợ bị bắt . Điều tôi thấy lạ là những người Hầu Đòng ngày thường họ lam lũ khắc khổ nhưng mỗi khi có một giá Đồng về thần thái trên gương mặt khác hẳn .không nhận ra được là họ trước đó . Có một lần Cung Văn đang mời cô Chín đền Sòng thì rất nhiều Cô , Cậu về nhập vào các con Đồng đang ngồi xin lộc . Vui thiệt là vui các Ông , các Bà cứ múa hát nhảy nhót loạn cả lên , không còn ai dâng trà dâng rượu. Hôm đó mọi người được một phen vừa cười vừa sợ , tôi cũng chẳng hiểu tại sao . Bà thủ từ nói tôi có Căn phải Mở Phủ để ra Hầu Thánh , trước khi Mở Phủ phải Trình Trầu , khi Trình Trầu được hầu bốn Giá ( 1 Giá Đức Ông , 1 Giá Mậu 1 Giá Cô 1 Giá Cậu ) . Mấy Bà dặn tôi khi nào cảm thấy như có vật nặng đè lên đầu thì lắc cho nhẹ ( Mấy người khi hầu hay đảo đầu chắc cũng vì thế ). Khi tôi trùm khăn và đội cơi trầu ,Cung Văn đàn hát để mời các Giá về , gần một tiếng mà tôi chẳng thấy gì cả , mấy Bà chửi " Tổ cha mi , đồ Đồng Đá , mi nỏ Hầu được mô " thế là thoát không phải ra Hầu . Hồi xưa mỗi lần ra đồng đơn giản , tốn rất ít tiền nên những ngươi nghèo khổ có căn mạng thì vẫn ra được . Năm vừa rôi về quê ( Thành phố Vinh ) có vào thắp hương ở đền Đức Ông ( gần chợ Vinh ) có hỏi thầy L ở đó , thầy cho biết giá mỡi lần ra Đồng phải trên 50 triệu , nghe mà hãi . Tôi nghĩ giá đó chỉ dành cho những người giàu có , chứ người nghèo khó thì cứ mơ đi không có cửa mà đi Hầu Thánh . Cửa Thánh đã hẹp nay còn hẹp hơn khi người ta kinh doanh cả Thánh Thần
    P/s Để kỷ niệm vì đi chùa Hương trong mà nên vợ nên chồng , nên hai vợ chồng đặt tên con gái đầu lòng là Thuỳ Hương . Không biết có phải được phù hộ hay không mà Nhỏ rất giỏi , hiện làm xếp trong một công ty của Anh , đã mua được nhà riêng ở Sài Gòn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu chuyện của bác Salam bắt đầu hay rồi. Em sẽ đưa bình luận này của bác lên phần Bổ sung 2 ở chính văn của entry này nhé.

      Hóa ra bác người ở vùng ông Hoàng Mười rồi. Khu chợ Củi ấy em cũng đã tới khảo sát. Mà bây giờ, có cả hai đền bác ạ. Không rõ đền bác kể chuyện đi xem hầu đống trước năm 1980 là ở đền nào ?

      Bây giờ, mỗi lần Mở Phủ (trình đồng) là tốn kém kinh khủng bác ạ. Nhìn chung là như vậy đấy.

      Tuy nhiên, thời trước năm 1945, một lần Mở Phủ cũng tốn kém. Chắc tốn hệt như bây giờ. Nên hầu như chỉ có các bà nhà giàu mới theo được.

      Ở vùng xa xa, vẫn có những ngôi đền thuần túy giúp người bị bệnh. Họ không đòi hỏi nhiều tiền. Rất thanh đạm. Nhưng số này bây giờ quá hiểm rồi.

      Chuyện của bác về cháu Nhỏ nhà mình thiệt hay. Mừng cho hai bác, và cháu Thùy Hương (dòng sông Hương chảy dài, chảy mãi).

      Xóa
    2. có dịp qua đó thắp hương chiêm bái Mẫu nhờ bác dẫn e đi 1 vòng nhé chứ chưa biết cụ thể ở đâu

      Xóa
  5. Em tìm mãi mới ra địa chỉ thờ mẫu tứ phủ trong SG này,cảm ơn Blog của bác đã chỉ ra địa chỉ,bác Salam cùng quê với e rồi e :D, lễ 30/4-1/5 e mới đi lễ Đền Trần ở Q1 xong nè

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. à, nhờ thông tin blog mình mà Nam Nguyễn tìm được các địa chỉ cần thiết thì tốt quá rồi.

      Xóa
    2. thành thật e cảm ở bác nhiều lắm.cụ thể e có nghe nói ở SG này có 1 nơi gọi là Phủ Dày mà e tìm hoài mà ko ra thông tin gì hết bây giờ mới nhờ Blog của bác e mới biết nó ở Ngã 5 Bình Hòa,có dịp ae mình uống CF tâm sự về tục thờ Mẫu nhỉ,mấy cái này e khác am hiểu vì e cũng từng Hầu Đồng rồi mà..:)

      Xóa
    3. ok ! Yên tâm là lần tới, đến khu ngã năm Bình Hòa là có cả bác Salam và bạn Nam Nguyễn rồi.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.