Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

09/04/2014

Viên đá góc đền Hùng - 7 : Thêm một tư liệu thú vị nữa

Viết dần dần từ 6/4/2014


"Nơi Lạc Long Quân đem con xuống biển chính làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tây (cũ). Nơi Âu Cơ đem con lên núi là làng Hiền Lương, huyện Sông Thao, Phú Thọ. Ngày nay ở Bình Đà (miền xuôi) hiện còn đình thờ Lạc Long Quân, và làng Hiền Lương (miền ngược) hiện có đền thờ Âu Cơ"

(tác giả Liêm Quế, 2009)

Phú Thọ, 19/9/1954

Bình Đà (Hà Nội), 05/4/2014
Nguyên chú
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trao Bằng 
công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho 
lễ hội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai.



Phú Thọ, 3/2014, Xem từ phút 8:00

Vẫn là trong văn mạch liên quan đến vua Hùng, quốc tổ, quốc mẫu của Việt Nam. Tôi đã viết về chuỗi mạch "quốc tổ hóa tổ tiên" (2012). Vừa mới đây, cụ Tạ Chí Đại Trường đi bài Sử Việt thời thổ tả - Hùng vương và Unesco.

Bây giờ, trở lại với viên đá góc đền Hùng - hiện đã đi được 6 kì. Đại khái là viên đá sau (đừng nhầm với viên đá khác), ở đền Quốc tổ Lạc Long Quân thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ (chứ không phải Bình Đà - Hà Nội nhé):

Có thể xem kĩ hơn ở đây (tháng 6/2013)

Cũng chính là đây (chú ý viên đá ở bên trong, đó chính là tấm bia mà ông thầy ngồi quay lưng lại, xem chi tiết ở mục 1 ở dưới):



1. Tư liệu cũ (bia soạn năm 2009, của Phú Thọ)

Mặt thứ nhất 
của tấm bia hộp sừng sững trước đền quốc tổ Lạc Long Quân ở Phú Thọ (10/2010)

Đọc tiếp (mặt thứ hai của tấm bia):


Một phần của mặt thứ hai

Mặt thứ hai của tấm bia (ảnh do Giao chụp tại chỗ vào năm 2012)


Toàn văn (bản word theo tranhung09, thật ra vẫn còn thiếu mấy dòng cuối cùng):

"
Mặt thứ nhất:

VĂN BIA ĐỀN QUỐC TỔ

TƯƠNG TRUYỀN ĐỨC QUỐC TỔ LẠC LONG QUÂN DO NAM SƠN HUN ĐÚC, ĐÔNG HẢI GÓP LINH, LÚC MỚI SINH RA ĐÃ KHÁC NGƯỜI THƯỜNG, HÀO QUANG RỰC NHÀ, MÂY LÀNH CHE KHẮP, HƯƠNG THƠM TỎA NGÁT, TƯ CHẤT PHI THƯỜNG, KHI TRƯỞNG THÀNH TRÍ LỰC HƠN ĐỜI, ANH HÙNG CÁI THẾ.

MỘT HÔM ĐỨC LẠC LONG QUÂN TUẦN DU ĐẾN VÙNG ĐÀ GIANG THÌ GẶP NÀNG ÂU CƠ XINH ĐẸP TUYỆT TRẦN, PHONG TƯ ĐẦY ĐẶN, PHÚC HẬU NHÂN TỪ, LẤY LÀM VỪA Ý NÊN CHỌN LÀM HOÀNG HẬU, SAU ĐÓ XÂY THÀNH DỰNG ĐÔ, ĐIỀU HÀNH QUỐC SỰ.

HOÀNG HẬU ÂU CƠ CÓ THAI, ỨNG VỚI ĐIỀM LÀNH SINH RA MỘT BỌC TRĂM TRỨNG. TRĂM TRỨNG NỞ RA TRĂM NGƯỜI CON TRAI, NGƯỜI NÀO NGƯỜI ẤY HÌNH DÁNG KHÁC THƯỜNG, KHÔI NGÔ TUẤN TÚ, KHI LỚN LÊN CAO LỚN KHOẺ MẠNH VĂN VÕ SONG TOÀN.

CHA LẠC LONG QUÂN VÀ MẸ ÂU CƠ LÀM LỄ “ĐẶT TRĂM TÊN, XƯNG TRĂM HIỆU, PHONG TRĂM VƯƠNG, MỖI VƯƠNG CAI QUẢN MỘT KHU”. 

ĐỂ BỜ CÕI MỞ MANG, QUỐC GIA HƯNG THỊNH, CHA LẠC LONG QUÂN ĐEM NĂM MƯƠI NGƯỜI CON XUÔI VỀ MIỀN BIỂN, KHAI HOANG LẬP ẤP, DIỆT TRỪ NGƯ TINH THỦY QUÁI, TRẤN TRỊ NƠI ĐẦU SÔNG GÓC BIỂN. BỐN MƯƠI CHÍN NGƯỜI CON THEO MẸ ÂU CƠ LÊN MIỀN RỪNG NÚI, ĐỐT NƯƠNG LÀM RÃY, KHAI THÁC CƯƠNG THỔ, TRẤN TRỊ CHỐN RỪNG RẬM NON CAO, KHI CÓ SỰ BIẾN THÌ BÁO CHO NHAU BIẾT ĐỂ CÙNG TRỢ GIÚP. 

NGƯỜI CON TRƯỞNG Ở LẠI LÀM VUA HIỆU LÀ HÙNG VƯƠNG, ĐẶT TÊN NƯỚC LÀ VĂN LANG.

KẾ TỤC SỰ NGHIỆP CỦA CHA RỒNG MẸ TIÊN, CON CHÁU NGÀY CÀNG MỞ MANG CƯƠNG VỰC, ĐI ĐẾN ĐÂU CŨNG LUÔN ĐOÀN KẾT GIÚP ĐỠ NHAU ĐỂ CHIẾN THẮNG THIÊN TAI ĐỊCH HỌA, BỞI LẼ ĐỀU LÀ CON DÂN ĐẤT VIỆT, CÙNG CHUNG MỘT GỐC, LÀ CON MỘT NHÀ.

LỚN LAO THAY! QUỐC TỔ LẠC LONG QUÂN CÔNG NHƯ NÚI CAO, ĐỨC NHƯ BIỂN CẢ.

Mặt thứ hai:

NGÀI VỪA LÀ QUỐC TỔ, VỪA LÀ THẦN MINH. VIỆC TÔN THỜ NGÀI XƯA NAY VẪN LÀ NIỀM VINH HẠNH CỦA CON DÂN NƯỚC VIỆT.

NGÀY NAY ĐẤT NƯỚC THANH BÌNH, QUỐC GIA HƯNG THỊNH. CÂY CÓ GỐC, NƯỚC CÓ NGUỒN, NGƯỜI CÓ TỔ TÔNG, AI AI CŨNG HƯỚNG VỀ QUỐC TỔ LẠC LONG QUÂN VÀ QUỐC MẪU ÂU CƠ.

QUỐC TỔ TA KHÔNG NHỮNG CÓ CÔNG KHAI SƠN PHÁ THẠCH DỰNG NÊN BỜ CÕI NƯỚC NON NHÀ, MÀ CÒN ĐỂ LẠI CHO CON CHÁU MUÔN ĐỜI MỘT SỨC MẠNH TRƯỜNG TỒN ĐÓ LÀ: LÒNG YÊU NƯỚC VÀ ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI VỚI MỘT TINH THẦN TRĂM CON MỘT BỌC, CẢ NƯỚC MỘT LÒNG, QUY VỀ MỘT TỔ.

BỐN MƯƠI THẾ KỶ QUA, CON CHÁU ĐỜI NÀY QUA ĐỜI KHÁC NGÀY MỘT YÊU THƯƠNG NHAU, CÙNG QUYẾT TÂM BẢO VỆ SƠN HÀ, CÙNG CHIẾN THẮNG THIÊN TAI ĐỊCH HỌA.
CÔNG ĐỨC ẤY CỦA QUỐC TỔ CAO DẦY NHƯ TRỜI ĐẤT, VẬY LÀM BÀI KÝ KHẮC VÀO BIA ĐÁ LƯU TRUYỀN MUÔN ĐỜI.


MINH RẰNG:
NÚI RỒNG SỪNG SỮNG,
CÂY CỐI XANH TƯƠI.
HUN ĐÚC LINH KHÍ,
CẢNH TRÍ TUYỆT VỜI.
XÂY ĐỀN QUỐC TỔ,
CAO ĐẸP NGỜI NGỜI.
TÔN NGHIÊM THÁNH TƯỢNG,
TỎA SÁNG MUÔN NƠI.
HƯƠNG HOA THƠM NGÁT,
DÂNG CÚNG TỨ THỜI.
KHẮC VÀO BIA ĐÁ,
THỌ CÙNG ĐẤT TRỜI

(...)."

(...) là chỉ mấy câu cuối còn thiếu. Khi blog tranhung09 còn hoạt động, mấy câu bị thiếu ấy đã được khôi phục (bác tranhung09 nhìn vào bức ảnh do tôi chụp mặt bia thứ hai và gõ sang word).


2. Đoạn bị thiếu ở trên, tức đoạn (...), vốn là như sau:



3. Bản thân tấm bia này đang còn ẩn chứa một điều lạ, được gọi là "lạ hơn đá mang bùa". Nhưng khác với "đá mang bùa" (tương đối rắm rối), thì đây là cái lạ dễ hiểu, ai nhìn một cái cũng hiểu ra ngay.

Ý là muốn dành trọn quyền tự kiểm tra, tự phê bình cho phía quản lí. Nhưng hiện chưa thấy ai tự lên tiếng.

4. Tư liệu mới (của Hà Sơn Bình cũ, Hà Tây cũ, rồi hiện nay là Hà Nội)


"Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 đến Ba La chuyển quốc lộ 21B (hướng đi chùa Hương) đến km số 7 là làng Bình Đà Đền thờ Quốc Tổ gọi là Đền Nội" (hướng dẫn về giao thông của tác giả Mai Thục vào đầu năm 2014).



Vậy, Đền Nội này là cái gì ? Có khác gì với đền thờ Lạc Long Quân ở Phú Thọ đã giới thiệu trong mục 1 và 2 trên đây ?


Tóm tắt về di tích Đền Nội (ở làng Bình Đà, tư liệu đã lên mạng từ 2011): 

"Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội được biết đến là “vùng đất thánh”, bởi có sự hiện diện của tam giáo: đạo Phật với chứng tích là 5 ngôi chùa (chùa Cảnh Thạc, chùa Âm, chùa Cả, chùa Gã, chùa Bụt Mọc); đạo Giáo với quán Ông; và đạo Nho còn 3 văn chỉ lưu giữ trong làng. Bình Đà còn có đền Nội thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân - một trong những ngôi đền linh thiêng, bề thế của Hà Tây cũ. Sau hơn 1 năm trùng tu, đền Nội được khánh thành đúng vào dịp hội làng Bình Đà.

(...)

Những người cao tuổi trong làng vẫn tự hào kể lại tích xưa, khi Lạc Long Quân chia tay Âu Cơ để 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên non; đất Bình Minh ngày nay chính là nơi họ chọn để mở cõi Lĩnh Nam. Khi quy tiên, mộ của Ngài được đặt tại Ba Gò, Bình Đà. Tích kể lại đó có thật hay không, liệu ngôi mộ ở Ba Gò có phải là chính mộ của Quốc Tổ hay không chưa có căn cứ xác thực, nhưng câu chuyện ấy vẫn được kể lại từ đời này qua đời khác mang theo niềm tự hào của người dân trong làng.
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân nằm trên khu đất rộng, rợp bóng cổ thụ.
(...)

Năm 1990, đền Nội Bình Đà được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Trong đền còn lưu giữ hoành phi, câu đối ca tụng tài năng, trí đức của Quốc Tổ, được chạm khắc tinh vi theo mẫu điêu khắc của hoa văn truyền thống, như: “Tứ phương hội tụ ngưỡng chi ân Quốc Tổ - Vạn lý hành hương mộ cổ địa Bảo Đà”, hay câu đối treo ở cửa hậu cung “Đức hóa uông hàm quang đỗ chửng - Ninh thanh hách chạp tự phong châu” (Mở nước sáng soi từ bến đỗ - Tiếng thiêng hiển hách tự Phong Châu). Cửa đền là bức đại tự “Vi bách Việt tổ’’ (Tổ của trăm họ Việt). Đặc biệt hơn cả là hậu cung đền Nội Bình Đà lưu giữ được bức phù điêu quý, sơn son, thếp vàng còn nguyên vẹn, miêu tả Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền. 

(....)
Cuối năm 2009, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định trùng tu, tôn tạo đền Nội Bình Đà với kinh phí lên tới 30 tỷ đồng. Việc trùng tu gặp nhiều khó khăn, do hầu hết cấu kiện gỗ bị mối mọt, gạch ngói mục nát.
(...)

"



Đền Nội Bình Đà (do Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình viết)
Nội dung trên được khắc sang đá 






Đức Lạc Long Quân


5. Xem video vừa quay vào đầu tháng 4/2014 (của Bình Đà, Hà Nội)








Đang viết tiếp dần dần


---
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:





-  Đền Hùng trong chuyên án quốc gia của Trần Hùng (hậu duệ vua Hùng thứ 09), tính đến hết ngày 6/6/2013

Thần tích liên quan đến đại gia đình Hùng Vương (bài Trịnh Khắc Mạnh - Nguyễn Hữu Mùi)

Viên đá góc đền Hùng - 5 : Phát và thu khí để điều chỉnh khí cho toàn bộ đền Hùng
Viên đá góc đền Hùng - 4 : Bản nháp bài văn bia đã qua khâu trưng cầu ý kiến quốc dân

Cây Kim Giao của hai ông tân trưởng ban, ở rất gần với viên đá
Cây Kim Giao của ông Thánh Ba ở khu vực Đền Hùng

Viên đá góc đền Hùng - 3 :  Thứ lạ ở ngay trước mặt, hơn cả đá mang bùa, là đây !
Viên đá góc đền Hùng - 2 : Không thấy cái lạ khác ở ngay trước mắt mới là lạ
Viên đá góc đền Hùng - 1 : Không thấm gì với những thứ lạ khác cũng đang ở đó

Đền Mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ đang bị rác độc bao vây

Tín ngưỡng thờ các vua Hùng từ góc nhìn khảo cổ học (Trịnh Sinh, 2012)
Hùng Vương với ý thức dân tộc (Nguyễn Đăng Thục, 1971)


Quốc tổ Hùng Vương (Ngô Đức Thịnh, 2011)

Quốc tổ và Quốc lễ 2013

Đền Hùng và tục thờ vua Hùng từ góc nhìn văn hóa sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.