Cụ đã từng xuống tận quê tôi. Nghe mạn dưới đó có những tay hảo hán, cụ muốn kết giao. Sau này, không biết có phải do dư âm hay không, nhưng những Lâm Đức Thụ (tức Nguyễn Công Viễn) và các anh em, đã lên đường sang Quảng Châu, đi làm cách mạng giữa cái nôi của Trung Hoa Dân Quốc.
Cũng có nghĩa là cụ Tôn Trung Sơn sang An Nam, từ hồi, mà Nguyễn Tất Thành còn chưa xuất dương. Lúc cụ Tôn đang nghe tiếng trống chầu ở phố Hàng Giấy (Hà Nội) thì chắc anh đang còn ở vùng Phan Rang - Phan Thiết.
Bây giờ, ngày nào cũng như ngày nào, chúng ta đang tiếp xúc, sử dụng, tiêu xài, khuếch trương,... những cái, mà thật ra là của cụ. Nguyễn Tất Thành đã Việt Nam hóa, và chúng ta không còn biết đó vốn là của cụ nữa.
4. Té ra không phải.
Tôn Trung Sơn vào phố cô đầu, thì đầu tiên cũng phải như khách đến với cô đầu đã. Nhưng đó chỉ là bình phong. Cụ vào đó, để dễ bề trốn mật thám Pháp, mà có được không gian đàm luận chuyện cách mạng.
Vào đấy cũng còn để tránh mặt cả quan toàn quyền của Pháp. Bạn cụ cả mà. Nếu quan toàn quyền mà biết, lại linh đình đón rước, sao cụ có cơ hội gặp gỡ anh này, nói chuyện với anh kia được.
Đấy là chỗ mà vĩ nhân khác người thường. Và cũng không đòi hỏi người thường cứ phải học vĩ nhân. Ông vào để gặp các ông bên Đông Kinh nghĩa thục, thì mặc, người khác vào chỉ để gặp cô Tuyết cô Hồng thôi.
Các ông bạn Việt Nam, đến nơi mới biết kinh nghiệm tuyệt vời của lãnh tụ họ Tôn. An toàn nhất, hóa ra, là chốn bình khang. Bình khang đúng có nghĩa là an toàn thật !
Bây giờ, hình như mọi chốn đều điên đảo cả. Chốn bình khang chắc cũng thế, chả dại gì mà vào đó bàn chuyện cách mạng này nọ.
- Phố chuyên ả đào ở Hà Nội đầu thập niên 1920 : Hàng Giấy, Thái Hà, Bạch Mai
Bác Giao viết bài này hóm ghê!
Trả lờiXóa
Nhưng thời cụ Tôn Văn vào xóm Bình khang thì khác đấy nhé, thời 1900 hoạt động Bình Khang chủ yếu là văn nghệ chứ làm gì đã có những Hồng tiếp viên những Tuyết cave, mà có Hồng Hồng Tuyết Tuyết thì cũng trong sạch và cao giá như cụ Dương Khuê tả.
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết - Tuyết chê ông già
Thời ấy các ca nương (chưa gọi là đào) thường được các cụ hay chữ rước về làm bà ba, bà tư cơ đấy, yêu cả về tài lẫn sắc, bà cụ sinh ra ông Tản Đà chẳng hạn.
Sau này mới có thêm đào nương phó ca sĩ, kiêm hầu trà, kiêm bồi tiêm và kiêm cave. Là đoán vậy, biết kỹ hơn thì đã thành tiến sĩ ca trù.
Vả lại bây giờ làm gì còn mấy ông cách mạng để mà vào xóm Bình khang bàn chuyện quốc cấm, họa may là có mấy ông rân chủ còm (not gộc).
Chốn bình khang bây giờ chỉ còn là chỗ mấy ông tham nhũng vặt (not gộc) chia tiền.
Hài hước quá chú G ạ,
Trả lờiXóaVâng, em viết cho thêm một chút hài hước mà !
XóaBác Giao viết bài này hóm ghê!
Trả lờiXóaNhưng thời cụ Tôn Văn vào xóm Bình khang thì khác đấy nhé, thời 1900 hoạt động Bình Khang chủ yếu là văn nghệ chứ làm gì đã có những Hồng tiếp viên những Tuyết cave, mà có Hồng Hồng Tuyết Tuyết thì cũng trong sạch và cao giá như cụ Dương Khuê tả.
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết - Tuyết chê ông già
Thời ấy các ca nương (chưa gọi là đào) thường được các cụ hay chữ rước về làm bà ba, bà tư cơ đấy, yêu cả về tài lẫn sắc, bà cụ sinh ra ông Tản Đà chẳng hạn.
Sau này mới có thêm đào nương phó ca sĩ, kiêm hầu trà, kiêm bồi tiêm và kiêm cave. Là đoán vậy, biết kỹ hơn thì đã thành tiến sĩ ca trù.
Vả lại bây giờ làm gì còn mấy ông cách mạng để mà vào xóm Bình khang bàn chuyện quốc cấm, họa may là có mấy ông rân chủ còm (not gộc).
Chốn bình khang bây giờ chỉ còn là chỗ mấy ông tham nhũng vặt (not gộc) chia tiền.
Ái chà, bây giờ mới vào xem được. Hai câu cuối của bác có ý nghĩa bổ sung cho đoạn chưa viết của nhà em. Vậy xin lấy cho vào bài ở dạng bổ sung bác Lí nhé. Bác chơi chữ được hai lần "not gộc", thú vị đấy !
XóaTư liệu đào nương hồi đầu thế kỉ XX, vẫn còn mà bác. Cái này, Mr. Khoằm cũng có biết đấy (tư liệu về trận lụt, quan huyện ta bỏ dân lên Khâm Thiên với bà lẽ).
Câu chuyện về cụ bà thân sinh ra nhà thơ Tản Đà thì thật lạ. Mấy lần cụ, lúc ấy, còn son trẻ, cứ được đưa về nhà, rồi lại vào nhà tơ. Cuối cùng, cụ đi hẳn (cụ Tản Đà có kể lại như vậy, ngày xưa đọc đến chỗ đó, thấy rất lạ và cũng bùi ngùi thương cảm).