Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-mai-hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-mai-hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

06/07/2019

Biết thêm một viện nghiên cứu mới thuộc Liên hiệp các Hội KHKT : Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu

Trong tán ô che của Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật có rất nhiều viện nghiên cứu được thành lập mới đây, mà về cơ bản là được thành lập bởi các bô lão hưu trí. Ví dụ viện của nhóm cụ Nguyễn Văn Hưởng (ở đây), viện của nhóm cụ Đỗ Lai Thúy (ở đây),...

Bây giờ biết thêm một viện tương tự, là Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu.

19/06/2019

Báo "mới" của các cụ "cũ" : "Tạp chí Phương Đông" (nhóm Nguyễn Văn Hưởng)

Ghi chép nhân dịp ngày báo chí Việt Nam.

Đó là tờ báo của nhóm các cụ đã hưu trí Nguyễn Văn Hưởng, Trần Mai Hạnh, Nguyễn Như Phong. Đã ra được khoảng nửa năm nay. Gắn với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông.

Đến hôm nay, mình cũng chưa có hân hạnh mục kích sở thị tờ này. Hoàn toàn chỉ thấy tin qua mạng.

19/03/2019

Tuần phim Nhật Bản tại Hà Nội (ngày 25, 27, 29, 30 tháng 3)

Hoạt động chiếu phim này, theo kí ức của mình, là có từ lâu rồi, cỡ khoảng 25 năm về trước. Lần đầu tiên biết đến là lúc nhận được vé mời từ đoàn trường Đại học Tổng hợp (hồi các anh Q.A và A.). Đoàn trường phát về liên chi đoàn các khoa.

Người đầu tiên tự đi học tiếng Nhật của lớp mình hồi đó là M.A. Hết sức thức thời. Mình nhìn vào cuốn giáo trình của M.A mang đến lớp, phát hiện ra bộ chữ cái tiếng Nhật hao hao chữ Hán. Lúc đó chưa hề biết đích xác rằng, đúng thế, từ chữ Hán người Nhật đã chế ra được bộ chữ cái. Chỉ đoán mò vậy. Và phải mấy năm sau thì mới biết thực sự đúng là vậy. Một phần từ sự phát hiện đó, mình đã đi học tiếng Nhật. Bây giờ thì không rõ M.A còn nhớ tiếng Nhật nữa hay không.

Tin cập nhật 2019 lấy về từ trang của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (trụ sở tại 27 phố Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

03/02/2016

100 năm Xuân Diệu và thói quen "kem trứng đánh đường"

Kỉ niệm được ghi lại sau cả nửa thế kỉ, của nhà thơ Bùi Kim Anh.

Bà vốn là cô giáo dạy Văn phổ thông. Là phụ huynh của một bạn học của chúng tôi. Thời mà Trinh Đường làm tuyển thơ Việt Nam, chúng tôi có dịp liếc liếc. Ông chọn thơ của Bùi Kim Anh vào tập đó, với bản thảo đánh máy, tôi cũng có dịp liếc liếc sau câu tâm sự của ông đại khái: "Hai mẹ con cùng làm thơ. Nhưng mình chọn thơ của người mẹ".

Thói quen "kem trứng đánh đường" của Xuân Diệu làm chợt nhớ về thói quen "no beer no class" (không có bia không lên lớp) của Trần Quốc Vượng.

25/01/2015

"Biên bản chiến tranh" đoạt giải thưởng Hội Nhà văn 2014, và lời bình Nguyễn Hoàng Đức cùng Nguyễn Thị Phi

Cuốn sách xuất bản khoảng giữa năm 2014 (đã nhắc đến ở entry trước).

Dưới là tin về Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2014. Một năm toàn các trưởng thượng hàng cha chú được nhận giải. Tiếp theo đó là lời bình của Nguyễn Hoàng Đức (bác Đức nhầm ở chỗ ghi dân số hay kiến thức liên quan đến Nhật Bản).

Ở cuối là lời bình của một cây bút với tên là Nguyễn Thị Phi (không biết có đúng tên như vậy không, hay chỉ là nick-name).

09/07/2014

Sách mới của Trần Mai Hạnh : Tiểu thuyết hay tạp văn mang tính chính luận ?

Ít hôm trước, tại Hà Nội, chúng tôi đã ngồi quây lại bên nhau rôm rả kể chuyện cũ. Tả lại cái dáng trầm ngâm của "phụ huynh" Trần Mai Hạnh trước bàn viết nhỏ, trong căn nhà cấp bốn có gác xép nhìn ra hồ Đồng Nhân. Đã có nói về cuốn sách này.

Đầu tiên là xem video (trong đó, có hình ảnh của Trần Mai Anh - trưởng nữ của tác giả, và là một bạn đồng môn của chúng tôi):




Tiếp theo, ở dưới, là bài trên VOV - cơ quan cũ của tác giả, và hiện nay là có ông quan thần đồng "góc sân và khoảng trời" cùng họ Trần.