Bây giờ, sau khoảng nửa ngày tôi đưa vấn đề, thì VnEx đã chỉnh sửa bài, cho thấy được tinh thần cầu thị đáng có. Tuy nhiên, sự cầu thị ấy là chưa đủ. Họ chỉ có thể ghi tên người dịch bài, chứ không thể ghi tên tác giả đàng hoàng như vậy được.
Thêm nữa, mặc dù VnEx đã sửa "Bui Duc Hung" thành "Bùi Đức Hưng", và "Bui Duc Duc" thành "Bùi Đức Dục", nhưng vấn đề mới lại phát sinh. Tức là: VnEx nghiêm túc sửa thành như thế sau kết quả điều tra (với quê nhà của liệt sĩ, với Bộ Quốc phòng Việt Nam), hay chỉ tự tiện sửa theo lối đoán mò của các nhà ngoại cảm rởm ?
Trích đoạn cuối bài đã chỉnh sửa của VnEx |
Phải hỏi cho ra nhẽ như vậy, là vì, tờ Thể thao & Văn hóa lại phiên cái tên của người liệt sĩ ấy là Bùi Đức Hùng, chứ không phải Bùi Đức Hưng như VnEx (xem tư liệu dán ở dưới entry này).
Chỉ riêng với một cái tên, hết sức đáng trân trọng, hết sức cần sự chính xác tuyệt đối, của người chiến sĩ đã hi sinh vì tổ quốc, dù hiển hiện nhưng cũng bị đối xử như vậy. Tên quê của anh cũng bị nhập nhèm (đằng là Hương Nộn, đằng là Dương Nộn). Nói chi nữa đến phần xương cốt của các anh đã nằm dưới lòng đất tới cả nửa thế kỉ.
TƯ LIỆU
Cựu binh Mỹ trả kỷ vật quý cho gia đình liệt sĩ Việt Nam
(Thethaovanhoa.vn) - Năm 1968, anh lính Mỹ John Wast tình cờ nhìn thấy một chiếc mũ cối có vẽ hình chim bồ câu của lính đối phương, khi đang tuần tra trên chiến trường miền Trung Việt Nam. Anh đã nhét chiếc mũ vào ba lô và 5 tháng sau mang nó về nhà như kỷ vật chiến tranh, nơi nó nằm yên lặng trên giá sách suốt 46 năm.
Gần đây, khi một tổ chức từ thiện của cựu chiến binh Mỹ tới gặp Wast và hỏi rằng liệu ông có thể trả lại chiếc mũ cho gia đình người lính liệt sĩ từng đội nó, ông lập tức đồng ý. Tổ chức từ thiện trên mang tên Development of Vietnam Endeavors Fund, đã lần ra được gia đình người lính có tên Bùi Đức Hùng, liệt sĩ trong chiến tranh với thi hài tới nay vẫn chưa tìm thấy.
Các cựu binh Mỹ trả lại chiếc mũ cối của liệt sĩ Hùng
Trong ngày 14/1, 4 người lính Mỹ đã trao trả chiếc mũ cho gia đình ông Hùng trong một buổi lễ nhỏ tổ chức tại xã Dương Nộn (Phú Thọ), nằm cách Hà Nội 70km về hướng Tây Bắc. Gia đình ông Hùng hết sức cảm động, nói rằng sự trở lại của chiếc mũ là khoảnh khắc thiêng liêng của gia đình.
“Chúng tôi coi chiếc mũ này là một phần của chú mình và chúng tôi sẽ dùng chiếc mũ để nhắc nhở thế hệ tương lai của gia đình” - cháu của liệt sĩ Hùng, ông Bùi Đức Dục cho hãng tin AP biết.
Wast, nay đã 67 tuổi và đang sống tại Toledo, Ohio, không tới Việt Nam. Nhưng ông đã gửi thư tới buổi lễ, nói rằng liệt sĩ Hùng đã chiến đấu “khôn khéo và can đảm”. “Đã tới lúc để tôi trả lại chiếc mũ cho những người biết và quan tâm tới ông Bùi Đức Hùng” - Wast nói - “Tôi làm việc này, nghĩ rằng tình yêu và sự yên bình sẽ tìm tới với tất cả mọi người”
V.L
Thể thao & Văn hóa
Thể thao & Văn hóa
Bổ sung 1 (18/1/2014): VnEx vừa đi một bài mới, tôi dán thêm để bổ sung ở dưới.
Thứ sáu, 17/1/2014 13:42 GMT+7
Cựu binh Mỹ từng đấu súng 3 ngày với liệt sĩ Hưng
Năm 1968, sau 3 ngày đấu súng kiên cường với đối phương, Bùi Đức Hưng hy sinh. Khâm phục anh bộ đội Bắc Việt, lính Mỹ trẻ John Wast đã cất giữ chiếc mũ cối lỗ chỗ vết đạn như một lời nhắc nhở mình về giá trị của hòa bình.
Cựu đại tá Bùi Văn Điệp - người nhận được bức thư của cựu binh Mỹ John Wast, rất xúc động, tự hào về người chú của mình. Trong thư, John Wast kể đã giáp mặt và chiến đấu khá vất vả với anh bộ đội Bùi Đức Hưng suốt 3 ngày tại Đức Lập, tỉnh Quảng Đức (nay là Đắk Lắk).
Đến ngày thứ 3, lính Mỹ hạ được tay súng đối phương. Khâm phục lòng dũng cảm, kiên cường của anh bộ đội Bắc Việt, John Wast lật chiếc mũ cối lên để xem mặt người đã đọ súng với mình. Cánh chim bồ được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến.
John Wast buộc chiếc mũ vào ba lô rồi mang theo về quê hương. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như lời nhắc về giá trị của hòa bình.
Chiếc mũ cối khắc hình cánh chim hòa bình và dòng tên của liệt sĩ Bùi Đức Hưng được cựu binh Mỹ giữ gìn suốt 46 năm. Ảnh: Quỳnh Trang.
|
“Đọc được email cựu binh Mỹ chia sẻ về lý do giữ chiếc mũ, tôi rất tự hào, về người chú - liệt sĩ Bùi Đức Hưng. Chú Hưng đã chiến đấu ngoan cường đến giây phút cuối cùng khiến kẻ địch cũng phải cảm phục. Trong chiến tranh, sự sống và cái chết là điều rất mong manh. Chúng tôi cảm ơn ông John Wast đã giữ và trao lại kỷ vật cho gia đình. Đó là một hành động thật văn hóa”, cựu đại tá Bùi Văn Điệp - cháu họ liệt sĩ Bùi Đức Hưng chia sẻ.
Sinh năm 1939 trong gia đình nghèo khó ở Hương Nộn, huyện Tam Nông, Phú Thọ, ông Hưng mồ côi cha mẹ năm 6 tuổi, họ hàng không ai đủ sức nuôi thêm một miệng ăn. Ông Hưng nay qua nhà này, mai sang nhà khác chăn trâu, giúp việc kiếm bữa cơm. Có thời gian, ông tha phương làm con nuôi cho gia đình khá giả hiếm muộn. Vì chăm chỉ, ông được bố mẹ nuôi yêu mến.
Sau đó, ông quay về làng sống trong sự đùm bọc của họ hàng và được đi học. Ông Hưng là “của hiếm” thời ấy khi học hết lớp 4.
Ông đứng lớp bình dân học vụ của làng khoảng 2 năm. Sau khi kết hôn và có con gái đầu lòng, ông Hưng chuyển đến nông trường Tam Thắng, Thanh Sơn, Phú Thọ. Tại đây, thày giáo làng được kết nạp Đảng và đến tháng 4/1967, ông làm đơn tình nguyện nhập ngũ.
“Chú ấy là con trai duy nhất trong gia đình nên mọi người gặng hỏi sao lại đăng ký đi bộ đội. Chú Hưng chỉ nhỏ nhẹ trả lời: Cả nước đi chiến đấu, mình ở nhà sao được”, bà Bùi Thị Chất (hơn 80 tuổi), chị dâu liệt sĩ Hưng kể lại.
Nhắc tới ngày ông Hưng về báo tin đi bộ đội, người cháu họ Bùi Đức Dục đỏ hoe mắt: “Chú bất ngờ về chào mọi người, ở với vợ con được một đêm rồi sáng sớm hôm sau lên đường đi B”.
Một năm sau giấy báo tử liệt sĩ Bùi Đức Hưng được gửi về. Người con duy nhất của liệt sĩ vì bệnh nặng mất khi mới 10 tuổi. “Đời anh Hưng vất vả. Anh em ruột thịt, vợ, con đều đã qua đời, việc thờ tự giờ đều do cháu họ Bùi Đức Dục chăm lo”, ông Lê Bá Quyền (82 tuổi), một người làng tâm sự.
Chị em ruột, vợ và con gái của liệt sĩ Bùi Đức Hưng đều đã qua đời. Việc thờ cúng người chú do cháu họ Bùi Đức Dục chăm lo. Ảnh: Quỳnh Trang.
|
Có mặt trong buổi trao tặng hiện vật cho gia đình, nhìn thấy chiếc mũ cối lỗ chỗ vết đạn của liệt sĩ Bùi Đức Hưng, ông Quyền bùi ngùi: “Chắc anh ấy phải hứng cả băng đạn vào người”.
Chiếc mũ cối khắc hình chim bồ câu và dòng tên Bùi Đức Hưng giờ được đặt ở vị trí trang trọng, bên bàn thờ người liệt sĩ. Họ hàng ông Hưng coi đó là tài sản vô giá và là lời nhắc con cháu luôn sống noi gương.
Thượng tá Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Bảo tàng quân khu IV, người suốt 6 tháng đi tìm chủ nhân chiếc mũ cối mà cựu binh Mỹ John Wast giữ cũng hài lòng, vì cuối cùng kỷ vật của người đã khuất được trở về quê hương. Tâm nguyện của bà là tìm cho được hài cốt liệt sĩ Bùi Đức Hưng để mang ông về quê mẹ.
Năm 1968, trên chiến trường Việt Nam, lính Mỹ trẻ John Wast thấy chiếc mũ cối có khắc hình chim bồ câu nên đã mang về nhà như một kỷ vật chiến tranh. Khi giải ngũ, ông đặt chiếc mũ lên chiếc kệ trong nhà gần nửa thế kỷ qua.
Một tổ chức từ thiện có tên gọi Development of Vietnam Endeavor Fund (Quỹ Nỗ lực Phát triển Việt Nam) gần đây tới gặp và hỏi Wast liệu ông có muốn trả chiếc mũ trở về với gia đình người lính từng đội nó không. Cựu binh Mỹ đồng ý. Tổ chức này sau đó tìm được gia đình ông Hưng, người hy sinh trong chiến tranh và hài cốt vẫn chưa được tìm thấy.
Wast, 67 tuổi, đang sống tại bang Ohio, không tham gia buổi lễ trao trả mũ tại Phú Thọ ngày 14/1 vừa qua, nhưng ông gửi một bức thư. Wast nói rằng liệt sĩ Hưng đã chiến đấu "bằng sự khôn khéo và can đảm".
|
Quỳnh Trang
Hổng biết trước khi gõ tên liệt sĩ, nhà báo có thắm nhang không nhỉ?
Trả lờiXóaChắc là có. Vì nếu không, làm sao họ biết "Hung" là "Hùng" hay "Hưng" hahaha.
XóaBổ sung 1 (18/1/2014): VnEx vừa đi một bài mới, tôi dán thêm để bổ sung ở dưới.
Trả lờiXóaCái anh Giao này cẩn thận quá. Hùng hay Hưng thì đều là liệt sỹ cả. Theo người ta nói: Nhà văn nói láo nhà báo nói phét. Viết ra theo một sự việc có thật nhưng chi tiết chính xác đến đâu thì cần gì. Mọi người cứ đọc cứ bình luận. Nếu nhiều ý kiến, nhiều người phản đối thì viết tiếp bài 2 như vậy thì sẽ còn nhiều bài nữa ra đời. Nhà báo được nhiều nhuận bút, báo có cái để đăng, người đọc có nhiều cái đọc và bình luận...lợi cả đống đường ấy chứ. À mà quên, cái gọi là ngoại cảm rởm hay không chưa biết nhưng xác định tên liệt sỹ chính xác lắm, cứ nhìn trên các hiện vật, di vật tìm thấy của liệt sỹ thì rõ. Còn điều này nữa, tên viết tắt, hoặc viết theo tiếng nước ngoài xác minh kiểm chứng là làm được chính xác ngay, chứ còn cái vụ xác định hài cốt liệt sỹ qua ADN ty thể mới đáng khâm phục cơ. Các nhà khoa học Việt Nam, các nhà chính sách, các nhà quản lý cứ thấy kết luận ADN ty thể của hài cốt có quan hệ huyết thống dòng mẹ với thân nhân liệt sỹ (mẹ, anh chị em liệt sỹ ...) thì ngầm định đấy là liệt sỹ mới kinh, mới là siêu. Nếu luận ra thế thì nhiều người giống liệt sỹ lắm, có quan hệ huyết thống dòng mẹ với liệt sỹ lắm. Thế mà nói đấy là hài cốt liệt sỹ Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B...Thì thế giới còn khâm phục nữa là người dân bình thường. Các nhà KHOA HỌC VIỆT NAM (nhất là ADN ty thể), CÁC NHÀ QUẢN LÝ VÀ CÁC NHÀ CHÍNH SÁCH VỀ LIỆT SỸ cực siêu. Đến các nhà khoa học còn đang mập mờ muốn để dân hiểu thế nào thì hiểu nữa là ngoại cảm "rởm". Vậy nhà khoa học rởm hay ngoại cảm rởm nhỉ.
Trả lờiXóa