Chắc là bài cuối cùng của năm 2018 rồi, vì hôm nay đã là 31 tháng 12.
Là phần 1 của một bài dài (bản thảo tới khoảng gần 80 trang A4; phần 1 chạy từ trang 24 đến trang 55).
Là phần 1 của một bài dài (bản thảo tới khoảng gần 80 trang A4; phần 1 chạy từ trang 24 đến trang 55).
Mấy chục năm, là tính từ năm 1993 với những đợt khảo sát đầu tiên về Phủ Tây Hồ ở Hà Nội (quãng các năm 1992-1993, đã đi kỉ niệm một lần năm 1993 ở đây).
Sau này, gặp anh chị Hoa (cả đôi cùng làm ở trụ sở trên đường Nguyễn Thái Học), thì mới biết là anh em họ với anh Sơn. Không hề biết đến lúc đó. Anh chị Hoa bảo: về quê, thấy bản dịch ở nhà thờ họ, ghi tên em thực hiện. Hóa ra, đấy là những bản dịch của những năm đầu thập niên 1990, trong một lần du lãng cùng mấy anh em nhà anh Sơn. Lúc mà mình còn chưa qua mốc 20 tuổi.
Bài mới in trên số 5 năm 2018 của Nghiên cứu và Phát triển.
Bây giờ mới có tóm tắt tiếng Việt.
Khi nào có bản đầy đủ, sẽ cập nhật sau.
---
Chép nguyên về từ Nghiên cứu và Phát triển
1. Bài riêng
"
Chu Xuân Giao. Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên vật tại Phủ Giầy ở Nam Định.
Qua khảo chứng các nguồn tư liệu, người viết bài này lần đầu tiên đưa ra khẳng định là: chúng ta đang thực sự còn lưu giữ được một đạo sắc phong nguyên vật trân quý mang niên đại Chính Hòa 4 (tức năm 1683) cho Liễu Hạnh công chúa. Đây có thể xem như là một phát hiện quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về hệ thần Liễu Hạnh. Trên phương diện thời điểm lịch sử, khẳng định ở đây không chỉ có ý nghĩa từ bỏ niên đại Vĩnh Khánh 2 (1730) đã được một số nghiên cứu đi trước chỉ ra một cách giả tưởng, đồng thời, còn là tiền đề hướng đến việc khảo chứng kỹ lưỡng về đạo sắc sớm nhất (nhưng không còn nguyên vật, chỉ còn bản sao) mang niên đại Dương Hòa 8 (1642). Từ đây, chúng ta đã có được một căn cước lịch sử chắc chắn, là năm 1683, để có thể bắt đầu hệ thống hóa khối lượng tư liệu đồ sộ tích lũy trong mấy thế kỷ qua dưới nhiều mã văn tự khác nhau. Bằng việc hệ thống hóa với một đầu mối lịch sử chắc chắn như vậy, chúng ta sẽ thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn và chìm đắm tưởng không có được đường ra do sức hút mê hoặc của mảng tư liệu truyền thuyết (thần tích) ở cả dạng đã thành văn hay còn đang tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ qua kênh truyền khẩu, và qua mạng thông tin đa ngữ toàn cầu hiện nay. Một khi đã xác lập được căn cước lịch sử cho toàn dòng chảy, chúng ta hoàn toàn có thể tự do tự tại luận giải về bất cứ vấn đề gì trong đề tài hệ thần Liễu Hạnh dưới góc nhìn văn hóa sử (nhân loại học lịch sử/historical anthropology).
"
https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=10&cn=211&tc=11274
2. Toàn số 5 năm 2018
VĂN HÓA – LỊCH SỬ
Đỗ Minh Điền. Bước đầu xác định địa giới hành chính một số phường thuộc nội vi Kinh Thành Huế (đầu thế kỷ XX - 1945).
Chính thức được quy hoạch dưới thời vua Gia Long, Kinh Thành Huế được xem là biểu trưng quyền lực của vương triều Nguyễn. “Phường” trong Kinh Thành Huế trước thời điểm tu chỉnh dưới thời vua Duy Tân là dạng đơn vị hành chính đặc biệt, đây là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất quan lại và phủ đệ của các ông hoàng bà chúa. Những năm đầu thế kỷ XX, vua Duy Tân ban hành các quy định nhằm điều chỉnh lại toàn bộ địa giới các phường ở khu vực Kinh Thành. Đây là đợt điều chỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, làm thay đổi toàn bộ diện mạo, dân cư, diện tích… các phường khu vực Thành Nội.
Thông qua một số nguồn tư liệu, bài viết góp phần xác định rõ ranh giới 10 phường nội thuộc Kinh Thành Huế dưới thời Nguyễn.
Chu Xuân Giao. Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên tại Phủ Giầy ở Nam Định.
Qua khảo chứng các nguồn tư liệu, người viết bài này lần đầu tiên đưa ra khẳng định là: chúng ta đang thực sự còn lưu giữ được một đạo sắc phong nguyên vật trân quý mang niên đại Chính Hòa 4 (tức năm 1683) cho Liễu Hạnh công chúa. Đây có thể xem như là một phát hiện quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về hệ thần Liễu Hạnh. Trên phương diện thời điểm lịch sử, khẳng định ở đây không chỉ có ý nghĩa từ bỏ niên đại Vĩnh Khánh 2 (1730) đã được một số nghiên cứu đi trước chỉ ra một cách giả tưởng, đồng thời, còn là tiền đề hướng đến việc khảo chứng kỹ lưỡng về đạo sắc sớm nhất (nhưng không còn nguyên vật, chỉ còn bản sao) mang niên đại Dương Hòa 8 (1642). Từ đây, chúng ta đã có được một căn cước lịch sử chắc chắn, là năm 1683, để có thể bắt đầu hệ thống hóa khối lượng tư liệu đồ sộ tích lũy trong mấy thế kỷ qua dưới nhiều mã văn tự khác nhau. Bằng việc hệ thống hóa với một đầu mối lịch sử chắc chắn như vậy, chúng ta sẽ thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn và chìm đắm tưởng không có được đường ra do sức hút mê hoặc của mảng tư liệu truyền thuyết (thần tích) ở cả dạng đã thành văn hay còn đang tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ qua kênh truyền khẩu, và qua mạng thông tin đa ngữ toàn cầu hiện nay. Một khi đã xác lập được căn cước lịch sử cho toàn dòng chảy, chúng ta hoàn toàn có thể tự do tự tại luận giải về bất cứ vấn đề gì trong đề tài hệ thần Liễu Hạnh dưới góc nhìn văn hóa sử (nhân loại học lịch sử/historical anthropology).
Lê Hải Đăng. Phác họa cơ chế bảo tồn trong di sản văn hóa người Hoa.
Bài viết bàn về vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa cộng đồng (trường học, cơ sở tín ngưỡng, bệnh viện, nghĩa trang) và tập quán văn hóa trong cơ chế bảo tồn di sản văn hóa của người Hoa ở Việt Nam. Theo tác giả, thiết chế văn hóa và tập quán văn hóa giống như không gian và thời gian trong cơ chế bảo tồn di sản văn hóa. Bất cứ thành tố nào trong hệ thống này bị khiếm khuyết đều ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế vận hành và sự tồn vong của di sản văn hóa. Từ đó, tác giả khuyến nghị nhà nước chỉ nên đóng vai trò hậu thuẫn, tạo điều kiện hành lang pháp lý, quy tắc ứng xử, nguồn lực… cho công tác bảo vệ di sản văn hóa. Tránh tư duy bao cấp, làm thay hay can thiệp thô bạo vào hoạt động của văn hóa cộng đồng. Trên thực tế, cơ quan nhà nước đóng vai trò quản lý, chứ không tham gia truyền thừa di sản văn hóa.
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
Nguyễn Quang Trung Tiến. Cuộc đấu tranh với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước năm 1945 (Qua tài liệu báo chí đương thời).
Việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã diễn ra liên tục qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt từ lúc vua Gia Long chính thức xác lập quyền sở hữu năm 1816, và kể cả khi đã mất toàn bộ nền độc lập vào tay thực dân Pháp từ năm 1885 đến năm 1945.
Hành động xâm phạm trái phép của Nhật Bản và cuộc đấu tranh với Nhật để khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của chính phủ, quân đội Pháp và triều đình Huế trước năm 1945 được diễn đàn báo chí đương thời ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ phản ánh sôi nổi qua các tờ Affaires étrangères, Ce soir, Đuốc tuệ, Journal des débats politiques et littéraires, L’Action française, L’Echo d’Alger, L’Europe nouvelle, L’Éveil économique de l’Indochine, L’Homme libre, L’Humanité, L’Indochine, L’Information d’Indochine, L’Ouest-Éclair, La Croix, La Géographie, La Nature, Le Courrier colonial, Le Figaro, Le Journal, Le Matin, Le Nouvelliste d’Indochine, La Petite Gironde, Le Petit Parisien, Le Petit Troyen, Le Populaire, Le Temps, Les Annales coloniales, Marianne, Paris-soir, Politique étrangère, Sciences politiques...
Cuộc đấu tranh với Nhật Bản để khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của chính phủ, quân đội Pháp và triều đình Huế trước năm 1945 thực chất cũng là bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam đã xác lập lâu bền trong
Nguyễn Đức Hiệp. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trên báo chí Việt Nam vào thập niên 1930.
Ngay sau khi cuộc chiến tranh Trung-Nhật xảy ra vào năm 1937 và trong bối cảnh tình hình thế giới căng thẳng trước nguy cơ nổ ra cuộc Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản muốn chiếm quần đảo Hoàng Sa làm căn cứ không quân để khống chế Biển Đông. Bài viết này tường thuật lại cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của các nhà báo Hoàng Văn Tiếp, Trương Lập Tạo, Thúc Dật và Vĩnh Phúc trên hai tờ Saigon và Tràng An báo vào 80 năm trước. Ngoài việc khảo chứng, trưng dẫn các bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước, các nhà báo cũng chỉ trích, phê phán chính phủ Pháp ngay từ đầu đã thiếu cương quyết trong việc bảo vệ quần đảo Hoàng Sa khỏi sự xâm phạm của Nhật Bản và Trung Quốc.
Lê Vĩnh Trương. Các đồng minh và tầng điểm chiến lược của Trung Quốc.
Bài viết phân tích chiến lược của Trung Quốc trong việc thiết lập mối quan hệ với các nước đồng minh và xây dựng các cơ sở kinh tế, quân sự, nhân khẩu ở những địa bàn trọng yếu trên thế giới. Theo đó, các đồng minh và địa điểm chiến lược của Trung Quốc được chia thành 4 tầng. Tầng một gồm các quốc gia thân thiết nhất. Tầng hai gồm các quốc gia nửa tin nửa phòng Trung Quốc. Tầng ba gồm các vùng Trung Quốc đã thôn tính hoặc các quốc gia đã trở thành con nợ của Trung Quốc. Tầng bốn gồm các vùng Trung Quốc đang tiến hành quan hệ đối ngoại qua Sáng kiến Vành đai-Con đường BRI hoặc các hiệp định hợp tác, thương mại như RCEP, SCO… nhằm thiết lập các căn cứ như ở các tầng một, hai, ba… Các phương thức dành cho các tầng, điểm chiến lược này đều có thể áp dụng liên hoàn hoặc hoán chuyển vị trí cho nhau khi cần thiết nhằm phục vụ chiến lược chung của Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy.
ĐẤT NƯỚC - NHÂN VẬT
Võ Vinh Quang. Đình Hội lưỡng nguyên Nguyễn Cửu Trường (1805-1853): Bậc danh thần trứ nghiệp triều Nguyễn.
Họ Nguyễn Cửu làng Vân Dương sản sinh ra nhiều người con ưu tú, làm rạng danh cho dòng tộc, xứng đáng là gia tộc “nhất môn trung nghĩa, vạn cổ huân danh”. Bên cạnh truyền thống về võ công, cự tộc này còn xiển phát về mặt văn trị. Đại diện tiêu biểu nhất về tài năng văn học chính là Đình Hội lưỡng nguyên Nguyễn Cửu Trường (1805-1853). Ông không chỉ công danh hiển đạt, bảng vàng nêu gương, được lưu danh sử sách, mà còn có công lao rất lớn đối với dòng tộc Nguyễn Cửu. Bài viết này lược khảo về cuộc đời và sự nghiệp của vị trí thức tiêu biểu của tộc Nguyễn Cửu này, nhằm khắc họa chân dung Hoàng giáp Nguyễn Cửu Trường một cách tương đối toàn vẹn.
TƯ LIỆU
Cao Tự Thanh. Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định.
Đền Chiêu Trung (sau đổi tên là Hiển Trung) là nơi thờ hai vị trung thần Võ Tánh và Ngô Tòng Châu thời Nguyễn. Năm 1938, đền được một số nhân sĩ và quan lại ở miền Trung đứng ra tu bổ và soạn bài ký Trùng tu Hiển Trung từ ghi lại sự việc này.
Ngoài việc cung cấp toàn văn nguyên tác chữ Hán và bản dịch bài Trung tu Hiển Trung từ ký, tác giả bài viết còn phân tích một số điểm nổi bật như thời điểm ra đời, nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt là thông tin về tình trạng bảo quản nguyên bản bài ký vốn được khắc trên 4 tấm gỗ, hiện đang bị xé lẻ ở 2 địa điểm: lăng Võ Tánh và một tư gia, đều ở tại thị xã An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=10&cn=211&tc=11274
S. 5(148) (2018)
Mục lục
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ
Bước đầu xác định địa giới hành chính một số phường thuộc nội vi Kinh Thành Huế (đầu thế kỷ XX - 1945)/Initial definition of the administrative boundary of some wards inside Huế Imperial Citadel (from early 20th century to 1945). | TÓM TẮT |
Đỗ Minh Điền | 3 |
Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên tại Phủ Giầy ở Nam Định. | TÓM TẮT |
Chu Xuân Giao | 24 |
Phác họa cơ chế bảo tồn trong di sản văn hóa người Hoa/Outlining the mechanism for conversation of the cultural heritage of Chinese people. | TÓM TẮT |
Lê Hải Đăng | 56 |
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
Cuộc đấu tranh với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước năm 1945 (Qua tài liệu báo chí đương thời)/The struggle against Japan over the sovereignty of Paracels Islands of Vietnam before 1945 (Based on the contemporary press). | TÓM TẮT |
Nguyễn Quang Trung Tiến | 64 |
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trên báo chí Việt Nam vào thập niên 1930/The struggle to protect Vietnam’s sovereignty of the Paracel Islands on the Vietnamese newspapers in the 1930s. | TÓM TẮT |
Nguyễn Đức Hiệp | 89 |
Các đồng minh và tầng điểm chiến lược của Trung Quốc/China’s allies and strategic levels. | TÓM TẮT |
Lê Vĩnh Trương | 115 |
ĐẤT NƯỚC - NHÂN VẬT
Đình Hội lưỡng nguyên Nguyễn Cửu Trường (1805-1853): Bậc danh thần trứ nghiệp triều Nguyễn./Nguyễn Cửu Trường (1805-1853): The prominent mandarin in the Nguyễn dynasty. | TÓM TẮT |
Võ Vinh Quang | 126 |
TƯ LIỆU
Bài Trùng tu Hiển Trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định./The text of Trùng tu Hiển Trung từ ký in Chiêu Trung Temple in Bình Định province. | TÓM TẮT |
Cao Tự Thanh http://w2w.vjol.info/index.php/ncpt-hue/issue/current/showToc | 145 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.